Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Đường lây truyền bệnh liên cầu khuẩn lợn sang người docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.38 KB, 4 trang )

Đường lây truyền
bệnh liên cầu khuẩn
lợn sang người
> Dịch liên cầu lợn tăng mạnh mùa hè
Liên cầu khuẩn ở lợn do Streptococcus
suis gây ra và có khả năng lây lan sang
người. Streptococcus suis là một liên cầu,
có hình ô van, hình bầu dục, bắt màu
Gram (+) và sắp xếp thành chuỗi.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.

Bệnh liên cầu khuẩn là bệnh truyền nhiễm
có thể xảy ra ở hầu hết các loài động vật
máu nóng, trong đó có lợn và người.
Bệnh liên cầu khuẩn ở lợn lây lan sang
người theo một trong các cách sau:
- Do người ăn phải tiết canh lợn bị bệnh liên
cầu, thực tế ở nước ta, trên 70% bệnh nhân
mắc liên cầu khuẩn lợn là do ăn tiết canh
lợn.
- Những người có các vết thương, sây sát ở
da nhưng lại tiếp súc với máu, dịch tiết…
của lợn bị bệnh liên cầu khi chăm sóc, giết
mổ, vận chuyển thịt, máu lợn bệnh.
- Người cũng có thể bị bệnh qua đường hô
hấp do hít phải liên cầu khuẩn có trong
không khí do lợn bệnh ho, hắt hơi bắn ra.
Người bị bệnh liên cầu khuẩn từ lợn thường
mắc ở hai thể. Ở thể quá cấp tính, bệnh nhân
bị nhiễm trùng huyết, sốt cao, xuất huyết và
hoại tử toàn thân, suy tuần hoàn, suy hô hấp,


suy chức năng gan, thận… và tử vong rất
nhanh. Ở thể viêm màng não, bệnh nhân sốt
cao, đau đầu, nôn mửa và hôn mê, nếu
không điều trị sớm bệnh nhân sẽ có di chứng
thần kinh như ngớ ngẩn, mất trí nhớ, liệt.
Để phòng bệnh liên cầu lợn, người dân
không nên mua bán, giết thịt và ăn thịt lơn
bệnh và chết. Tuyệt đối không ăn tiết canh
lợn. Khi phải tiếp súc với lợn nghi hoặc mắc
bệnh liên cầu cần phải đeo khẩu trang, gang
tay và mặc quần áo bảo hộ lao động. Khi
nghi bị bệnh liên cầu lợn cần đến các sơ sở y
tế sớm để được chẩn đoán và điều trị kịp
thời.

×