Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Nhịn đói và nguy cơ bệnh tật pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.27 KB, 5 trang )

Nhịn đói và nguy cơ
bệnh tật
Nhịn đói để giảm cân trong giai đoạn tuổi mới
lớn có khả năng đẩy cơ thể đến nguy cơ mắc
nhiều căn bệnh trong giai đoạn trưởng thành.

Ảnh: minh họa - Internet
Thông thường, giới chuyên gia dinh dưỡng khuyên
phái yếu nên hấp thu khoảng 2.000 calorie mỗi ngày
để luôn khỏe mạnh. Trước xu hướng nhịn ăn để
giảm cân xuất hiện phổ biến ở lứa tuổi teen, các nhà
nghiên cứu của Đại học Trung tâm y khoa ở Utrecht
(Hà Lan) cảnh báo rằng tình trạng bỏ đói cơ thể, dù
trong thời gian ngắn, cũng có thể gây tác hại lâu dài.
Cảnh báo trên được rút ra từ cuộc khảo sát chế độ ăn
của khoảng 8.000 phụ nữ từng bị bỏ đói một cách
cưỡng bách tại Hà Lan trong giai đoạn Thế chiến thứ
2. Theo đó, tỷ lệ mắc bệnh động mạch vành tăng
thêm 27% ở những người từng nhịn đói để giảm cân
khi còn trẻ. Và nguy cơ này vọt lên 38% nếu đối
tượng từng nhịn đói trong giai đoạn từ 10 đến 17
tuổi. Các nghiên cứu khác do Đại học St George ở
London (Anh) cũng rút ra kết luận tương tự như
đồng nghiệp Hà Lan, sau khi các dữ liệu cho thấy
tình trạng dinh dưỡng lúc thiếu thời có thể ảnh
hưởng nặng nề đến các căn bệnh ngặt nghèo trong
giai đoạn về sau của đời người.
Ở độ tuổi dậy thì, nữ giới cần bổ sung rất nhiều chất
để bảo đảm sự phát triển hoàn hảo của cơ thể. Một
số chất cần thiết có thể kể đến như sau:
- A-xít folic: Chất giúp tổng hợp ADN và các


protein rất cần thiết cho sự sinh sản của tế bào cấu
tạo nên các tổ chức trong cơ thể, cũng như hình
thành và phát triển hồng cầu. Có thể bổ sung a-xít
folic từ đậu, sữa, nội tạng động vật, khoai tây, trái
cây
- Sắt: Nguyên tố cần thiết để tạo máu. Trong giai
đoạn dậy thì, bạn gái cần khoảng 15 mg sắt mỗi
ngày. Trong kỳ kinh nguyệt, nhu cầu về sắt của cơ
thể lớn hơn, nếu cơ thể bạn thiếu chất sắt sẽ dẫn đến
thiếu máu. Nên ăn nhiều thực phẩm như gan bò, hải
sản, thịt nạc, lúa mì, ngũ cốc.
- Kẽm: Thiếu kẽm có liên quan đến tình trạng kém
phát triển chiều cao cũng như chậm dậy thì. Kẽm
thường có nhiều trong các loại rau xanh; các loại
rau, quả thuộc họ đậu, các sản phẩm được chế biến
từ bột ngũ cốc nguyên chất và các loại ngũ cốc.
Ngoài ra, trứng, thịt đỏ và hải sản cũng là các nguồn
giàu chất kẽm.
- Can-xi: Bổ sung thông qua thực phẩm đường sữa,
nhất là khi kết quả nghiên cứu của Đại học
McMaster (Canada) cho thấy hấp thu loại thực phẩm
này có thể giúp hình thành cơ bắp và giảm đi mỡ
bụng. Nên bổ sung đủ 1.200 mg can-xi mỗi ngày
trong giai đoạn dậy thì.
- Lipit: Cơ thể cần có một lượng mỡ nhất định, nó
có tác dụng điều hòa chức năng sinh dục của nữ
giới. Lượng mỡ nhiều hay ít sẽ ảnh hưởng trực tiếp
tới chu kỳ kinh nguyệt và sự trao đổi hormone trong
cơ thể. Nếu lượng mỡ trong cơ thể giảm đi 1/3, bạn
gái dễ bị mắc bệnh não. Nên bổ sung chất béo thông

qua dầu ô-liu, dầu hạt cải, hạt hướng dương, đậu
phộng, các loại cá có mỡ như cá hồi, cá trích, cá
thu

×