Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Trái cây cho người đái tháo đường doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.05 KB, 5 trang )

Trái cây cho người đái tháo đường
Người đái tháo đường (ĐTĐ) nên chọn loại trái cây có
nhiều chất xơ, lượng đường fructose cao, chỉ số đường
huyết thấp và nên ăn đúng suất theo nhu cầu năng
lượng của mình.


Ảnh: minh họa - Internet
Nguồn dinh dưỡng
Trái cây là nguồn cung cấp nhiều dưỡng chất quý báu
như:
- Các loại vitamin A, B, C…
- Muối khoáng như Ca++, Mg++, K+…
- Đường và nhiều chất xơ.
- Các hóa chất sinh học như polyphenol, resveratrol và
quercetin, pectin… giúp cho cơ thể chống lại bệnh ung
thư, bệnh tim mạch và béo phì…
Với những tính năng có lợi cho sức khỏe như thế thì
không có lý do gì nghiêm cấm người đái tháo đường
(ĐTĐ) ăn trái cây mỗi ngày. Vấn đề mà người ĐTĐ lo
ngại khi ăn trái cây là họ sợ “chất ngọt có trong trái cây sẽ
làm cho đường huyết của mình gia tăng và trở nên khó
kiểm soát”. Các mối quan ngại khác: không biết nên ăn
loại trái cây nào, ăn bao nhiêu và khi nào ăn thì tốt…
- Từ trái cây tươi, người ta có thể đem sấy hay phơi khô
để dùng quanh năm, làm sinh tố hoặc ép lấy nước uống,
bảo quản lạnh, đóng lon, ướp đường… rất đa dạng.
Một số khái niệm cần biết
- Chất xơ: có nhiều ở lớp vỏ, lớp dưới vỏ, phần xơ thịt và
hạt. Chất xơ có khả năng làm chậm quá trình hấp thu
đường, tránh hiện tượng tăng đường huyết quá nhiều sau


ăn. Các loại trái cây giàu chất xơ (kể cả lớp vỏ): táo
(2,5%), lê (2,1%), mơ (2,1%), trái kiwi (2,1%), quả lựu
(3,4%) và trái bơ (6,7%)…
- Chất đường: hai loại đường có nhiều trong trái cây là
glucose và fructose. Ăn trái cây chứa nhiều đường
glucose sẽ không có lợi cho người ĐTĐ vì nó sẽ làm tăng
đường huyết và tăng nhu cầu sử dụng insulin. Khác với
glucose, quá trình hấp thu và chuyển hóa đường fructose
không đòi hỏi sự hiện diện của insulin. Vì thế, người
ĐTĐ nên chọn loại trái cây nào có nhiều fructose và ít
glucose (tỷ lệ fructose/glucose lớn hơn 2) như: táo, lê, ổi
và xoài…
- Chỉ số đường huyết-CSĐH (glycemic index- GI): chỉ số
phản ánh tốc độ gia tăng đường trong máu sau khi dùng
một loại thực phẩm nào đó. Người ta lấy bánh mì trắng
hoặc glucose làm chuẩn (GI=100) để phân chia CSĐH
của thực phẩm thành ba mức: cao (GI từ 70 trở lên), trung
bình (GI từ 55-69), thấp (GI từ dưới 55). Nếu ăn trái cây
có CSĐH cao sẽ làm cho đường huyết tăng cao ngay sau
ăn. Vì thế, người ĐTĐ nên chọn ăn loại trái cây có CSĐH
càng thấp càng tốt.
Điều cần nên lưu ý là CSĐH không tương ứng với vị
ngọt. Có nghĩa là không nên dựa vào độ ngọt khi nếm một
loại trái cây nào đó để suy ra CSĐH của nó. Trái cây ngọt
không đồng nghĩa là nó có CSĐH cao; và ngược lại trái
cây lạt không có nghĩa là có CSĐH thấp.
- Suất trái cây: là khối lượng của một loại trái cây hay
nước ép nào đó mà sau khi ăn vào có khả năng cung cấp
15g chất đường, tương đương 60Kcalo.
- Trong chế độ ăn hàng ngày, không phải lúc nào cũng có

thể cân đo đong đếm chính xác được. Vì thế, ta chỉ có thể
ước lượng trung bình một suất trái cây khoảng bao nhiêu
mà thôi.
Nên ăn mấy suất trái cây mỗi ngày?
Mỗi ngày người ĐTĐ có thể ăn từ 2 - 4 suất trái cây tùy
theo nhu cầu năng lượng trong ngày.
Những người có nhu cầu năng lượng 1.200 - 1.600
Kcalo/ngày: 2 suất.
Đó là các đối tượng sau:
- Phụ nữ tầm vóc nhỏ con hoạt động nhiều.
- Phụ nữ tầm vóc nhỏ đến trung bình muốn giảm cân.
- Phụ nữ tầm vóc trung bình không làm việc gì nhiều.
Những người có nhu cầu năng lượng 1.600 - 2.000Kcalo/
ngày: 3 suất.
- Phụ nữ tầm vóc to muốn giảm cân.
- Nam giới nhỏ con có cân nặng bình thường theo chiều
cao.
- Nam tầm vóc trung bình không làm việc gì nhiều.
- Nam tầm vóc trung bình hoặc lớn con muốn giảm cân.
Những người có nhu cầu năng lượng 2.000 -
2.400Kcalo/ngày: 4 suất.
- Nam tầm vóc trung bình hoặc lớn con vận động hoặc lao
động nhiều.
- Nam lớn con có cân nặng phù hợp chiều cao.
- Phụ nữ tầm vóc trung bình đến lớn con phải vận động
hoặc lao động nhiều.
Nên ăn vào lúc nào cho tốt?
- Theo nghiên cứu ở Mỹ, ăn trái cây một giờ trước bữa ăn
có tác dụng giảm béo và giúp tiêu hóa hiệu quả.
- Nếu ăn cơm no rồi mà ăn thêm trái cây, lượng đường

tổng cộng trong bữa ăn sẽ tăng, đường huyết tăng cao và
nhanh không có lợi cho sức khỏe, nhất là người bị ĐTĐ.
- Nên ăn vào thời điểm giữa hai bữa ăn, khoảng cách giữa
hai lần ăn trái cây nên cách nhau 6 giờ

×