Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

TÀI NGUYÊN KHÍ HẬU CẢNH QUAN TỈNH NAM ĐỊNH potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (500.46 KB, 19 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
KHOA ĐỊA CHẤT

BÀI TIỂU LUẬN GIỮA KỲ

Môn:
TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN VIỆT NAM

Hà Nội, 11 – 2011
1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
KHOA ĐỊA CHẤT

BÀI TIỂU LUẬN GIỮA KỲ
Môn:
TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN VIỆT NAM

Sinh viên thực hiện: ……………………
Lớp : K54- Quản lý TNTN
Hà Nội, 11 – 2011
2
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 4
NỘI DUNG 5
Điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội 5
Tài nguyên khí hậu cảnh quan 7
KẾT LUẬN 18
TÀI LIỆU THAM KHẢO 19

3
MỞ ĐẦU


Việt Nam là một quốc gia có khí hậu nhiệt đới gió mùa với mùa đông lạnh. Địa
hình có núi, có rừng, có sông, có biển, có đồng bằng và có cả cao nguyên. Núi non đã tạo
nên những vùng cao có khí hậu rất gần với ôn đới, nhiều hang động, ghềnh thác, đầm
phá, nhiều điểm nghỉ dưỡng và danh lam thắng cảnh như: Sa Pa (Lào Cai), Tam Đảo hồ
Ba Bể (Bắc Kạn), hồ thuỷ điện Sông Đà (Hoà Bình - Sơn La, vịnh Hạ Long (Quảng
Ninh, đã hai lần được UNESCO công nhận là di sản của thế giới), Côn Đảo (Bà Rịa -
Vũng Tàu), đảo Phú Quốc (Kiên Giang) Với 3.260 km bờ biển có 125 bãi biển, trong
đó có 16 bãi tắm đẹp nổi tiếng như: Trà Cổ, Non Nước (Đà Nẵng), Nha Trang (Khánh
Hoà)…
Với tiềm năng khí hậu cảnh quan phong phú, Việt Nam có tiềm năng rất lớn đối
với việc phát triển du lịch. Nam Định là một trong những địa phương có tiềm năng khí
hậu cảnh quan rất tốt để phát triển du lịch. Nam Định có điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội
và những yếu tố nguồn lực thuận lợi để phát triển ngành du lịch với tốc độ nhanh,bền
vững.
Bài tiểu luận sau chúng tôi trình bày những thế mạnh của Nam Định về tài nguyên
khí hậu cảnh quan để phát triển du lịch. Bài tiểu luận chắc vẫn còn thiếu sót mong nhận
được sự góp ý của thầy cô và các bạn để được hoàn thiện hơn.
4
NỘI DUNG
Điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội.
1.1. Điều kiện tự nhiên
1.1.1. Vị trí địa lý
Hình 1-1.Vị trí địa lý
Nam Định nằm từ vĩ độ: 19°54′đến 20°40′độ vĩ bắc, kinh độ: 105°55′ đến 106°45′
độ kinh đông. Nam Định tiếp giáp với tỉnh Thái Bình ở phía bắc, tỉnh Ninh Bình ở phía
nam, tỉnh Hà Nam ở phía tây bắc, giáp biển (vịnh Bắc Bộ) ở phía đông. Diện tích: 1.669
km².
1.1.2. Điều kiện tự nhiên
Địa hình Nam Định có thể chia thành 3 vùng:
Vùng đồng bằng thấp trũng: gồm các huyện Vụ Bản, Ý Yên, Mỹ Lộc, Nam Trực,

Trực Ninh, Xuân Trường. Đây là vùng có nhiều khả năng thâm canh phát triển nông
nghiệp, công nghiệp dệt, công nghiệp chế biến, công nghiệp cơ khí và các ngành nghề
truyền thống.
5
Vùng đồng bằng ven biển: gồm các huyện Giao Thuỷ, Hải Hậu và Nghĩa Hưng; có
bờ biển dài 72 km, đất đai phì nhiêu, có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế tổng hợp ven
biển.
Vùng trung tâm công nghiệp – dịch vụ thành phố Nam Định: có các ngành công
nghiệp dệt may, công nghiệp cơ khí, công nghiệp chế biến, các ngành nghề truyền thống,
các phố nghề… cùng với các ngành dịch vụ tổng hợp, dịch vụ chuyên ngành hình thành
và phát triển từ lâu. Thành phố Nam Định từng là một trong những trung tâm công
nghiệp dệt của cả nước và trung tâm thương mại - dịch vụ, cửa ngõ phía Nam của đồng
bằng sông Hồng.
Nam Định có bờ biển dài 74 km có điều kiện thuận lợi cho chăn nuôi và đánh bắt
hải sản. Ở đây có khu bảo tồn thiên nhiên quốc gia Xuân Thủy (huyện Giao Thủy) và có
4 cửa sông lớn: Ba Lạt, Đáy, Lạch Giang, Hà Lạn.
Cũng như các tỉnh trong vùng đồng bằng Bắc Bộ, Nam Định mang khí hậu nhiệt
đới gió mùa nóng ẩm. Nhiệt độ trung bình trong năm từ 23 – 24°C. Tháng lạnh nhất là
các tháng 12 và 1, với nhiệt độ trung bình từ 16 – 17°C. Tháng 7 nóng nhất, nhiệt độ
khoảng trên 29°C.
Lượng mưa trung bình trong năm từ 1.750 – 1.800 mm, chia làm 2 mùa rõ rệt:
mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa ít mưa từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau. Số giờ
nắng trong năm: 1.650 – 1.700 giờ. Độ ẩm tương đối trung bình: 80 – 85%.
Mặt khác, do nằm trong cùng vịnh Bắc Bộ nên hàng năm Nam Định thường chịu
ảnh hưởng của bão hoặc áp thấp nhiệt đới, bình quân từ 4 – 6 cơn/năm. Thuỷ triều tại
vùng biển Nam Định thuộc loại nhật triều, biên độ triều trung bình từ 1,6 – 1,7 m; lớn
nhất là 3,31 m và nhỏ nhất là 0,11 m.
1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Tỉnh gồm có Thành phố Nam Định và 9 Huyện: Giao Thủy, Hải Hậu, Mỹ Lộc,
Nam Trực, Nghĩa Hưng, Trực Ninh, Vụ Bản, Xuân Trường, Ý Yên.

Theo điều tra dân dố 01/04/2009 Nam Định có 1.825.771 người với mật độ dân số
1.196 người/km².
1.2.1. Điều kiện kinh tế
Năm 2000 ước GDP tỉnh đạt 5.920 tỷ đồng. Năm 2005, Cơ cấu kinh tế là: Nông-
lâm-thuỷ sản: 41%, Công nghiệp-xây dựng: 21.5%, Dịch vụ: 38%.
6
Các khu công nghiệp trong tỉnh Nam Định: khu Công nghiệp Hòa Xá, khu Công
nghiệp Mỹ Trung, khu Công nghiệp Thành An, khu Công nghiệp Bảo Minh, khu Công
nghiệp Hồng Tiến, khu Kinh tế Ninh Cơ và các cụm công nghiệp khác.
1.2.2. Điều kiện xã hội
• Văn hóa truyền thống
Chợ Viềng ở huyện Vụ Bản mỗi năm có một phiên vào ngày 8 tháng 1 Tết Âm
lịch hằng năm
Chợ Viềng Hải Lạng (xã Nghĩa Thịnh, huyện Nghĩa Hưng) vào ngày 7 tháng 1
Âm lịch hằng năm,
Sơn mài Cát Đằng (xã Yên Tiến, huyện Ý Yên).
Lễ khai ấn đền Trần vào đêm ngày 14 tháng giêng Âm lịch.
• Di tích lịch sử
Đền Trần là khu đền thờ các vị vua đời Trần nằm trên địa phận xã Lộc Vượng,
huyện Mỹ Lộc, các thành phố Nam Định 5 km. Nơi đây vào đúng giờ Tý rằm tháng
Giêng âm lịch có lễ Khai Ấn. Tương truyền các vua Trần nghỉ tết âm lịch hàng năm đến
rằm tháng Giêng thì Khai Ấn trở lại quốc sự. Lễ Khai Ấn hàng năm rất nhiều khách các
tỉnh về Nam Định dự và xin lộc vua Trần.
Chùa Cổ Lễ nơi thiền sư Nguyễn Minh Không trụ trì (cùng với các thiền sư Từ
Đạo Hạnh và Giác Hải là Nam thiền tam tổ).
Hội Phủ Giầy thờ Thánh mẫu Liễu Hạnh
Tháp chuông chùa Phổ Minh ngày trước có vạc Phổ Minh là một trong An Nam tứ
khí, chùa Vọng Cung.
Mộ Tam Nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến, tại núi Phương Nhi, xã Yên Lợi phía
bắc huyện Ý Yên.

Mộ nhà thơ Tú Xương, tại Công viên Vị Xuyên, thành phố Nam Định.
Tài nguyên khí hậu cảnh quan
"Tài nguyên khí hậu và cảnh quan bao gồm các yếu tố về thời tiết khí hậu (khí áp,
nhiệt độ, độ ẩm, bức xạ mặt trời, lượng mưa ) địa hình, không gian trống "
Các yếu tố khí hậu có vai trò to lớn trong đời sống và sự phát triển của sinh vật và
con người. Tác động của khí hậu đến con người trước hết thông qua nhịp điệu của chu
7
trình sống: nhịp điệu ngày đêm, nhịp điệu mùa trong năm, nhịp điệu tháng và tuần trăng.
Các nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy tình trạng sức khoẻ, tốc độ phát triển của
sinh vật phụ thuộc vào thời điểm của các chu trình sống trên. Cường độ và đặc điểm của
bức xạ mặt trời có tác động mạnh mẽ tới sự phát triển của sinh vật và tăng trưởng sinh
khối.
Khí hậu thời tiết có ảnh hưởng mạnh mẽ tới tình trạng sức khoẻ con người, tạo ra
sự tăng độ tử vong ở một số bệnh tim mạch, các loại bệnh tật theo mùa v.v Trong giai
đoạn phát triển hiện nay của nền kinh tế và giao lưu xã hội, khí hậu, thời tiết đang trở
thành một dạng tài nguyên vật chất quan trọng của con người. Khí hậu thời tiết thích hợp
tạo ra các khu vực du lịch, nuôi trồng một số sản phẩm động thực vật có giá trị kinh tế
cao (hoa, cây thuốc, các nguồn gen quý hiếm khác.)
Địa hình cảnh quan là một dạng tài nguyên mới; nó tạo ra không gian của môi
trường bảo vệ, môi trường nghỉ ngơi. Địa hình hiện tại của bề mặt trái đất là sản phẩm
của các quá trình địa chất lâu dài (nội sinh, ngoại sinh). Các loại hình thái chính của địa
hình là đồi núi, đồng bằng, địa hình Karst, địa hình ven bờ, các kho nước lớn (biển, sông,
hồ). Mỗi loại hình thái địa hình chứa đựng những tiềm năng phát triển kinh tế đặc thù.
Thí dụ phát triển du lịch, phát triển nông, lâm, công nghiệp v.v
1.3. Khu du lịch biển Thinh Long – biển Rạng Đông – biển Quất Lâm
• Khu du lịch biển Thinh Long
Từ thành phố Nam Định, theo quốc lộ 21 khoảng 60 km hoặc tỉnh lộ 490C qua
phà Cống Cao (Nghĩa Hưng) khoảng 40km, du khách sẽ đến với Khu du lịch biển Thịnh
Long (huyện Hải Hậu). Với bãi biển trải dài hơn 3km, nổi bật với vẻ đẹp nguyên sơ, tô
điểm cho vẻ đẹp thuần khiết và mở ra trước mắt du khách một không gian khoáng đạt,

thơ mộng đến say lòng.
Trong cái nắng oi ả của mùa hè, về với biển Thịnh Long du khách sẽ được đắm
mình trong làn nước biển trong xanh, hít thở bầu không khí trong lành mát mẻ. Nhẹ
nhàng thả hồn theo làn gió biển mặn mòi, du khách sẽ cảm thấy như được thiên nhiên vỗ
về, ôm ấp giữa đất trời bao la.
8
Hình 2-2.Biển Thịnh Long
Biển Thịnh Long còn giữ những nét nguyên sơ với bãi tắm thoải dài, cát mịn, tạo
cho du khách có cơ hội được ngắm nhìn những tác phẩm độc đáo của dã tràng hay tự tay
xây những “lâu đài cát”; thỏa sức đùa giỡn trong làn nước biển trong xanh với những con
sóng bạc đầu tạo cảm giác thú vị biết bao! Du khách cũng có thể thả hồn trên bãi cát mịn
thưởng thức tiếng sóng vỗ rì rào…
Với du khách ưa thích khám phá, có thể thuê ca nô đi vòng quanh bãi biển ngắm
nhìn toàn bộ khung cảnh bãi tắm, những phiến đá nhấp nhô đủ hình thù chạy dọc theo bờ
cát. Và biển Thịnh Long đặc biệt lôi cuốn với những hải sản tươi ngon được chế biến
ngay khi vừa đánh bắt như: ghẹ, mực, tôm, cua, cá….
Từ Khu du lịch Thịnh Long, du khách có thể tham quan cánh đồng muối Hải Hòa,
đến với phiên chợ chiều ven biển, thăm các nhà thờ, đền chùa ở các vùng lân cận. Du
khách mua về làm quà những mặt hàng hải sản, gạo tám xoan, những chai nước mắm
ngon hay bánh nhãn đặc sản Hải Hậu.
9
• Khu du lịch biển Rạng Đông
Hình 2-3.Biển Rạng Đông
Qua phà Gót Tràng (Nghĩa Hưng) du khách đến với Khu du lịch biển Rạng Đông -
một bãi biển vẫn còn nguyên nét hoang sơ, khung cảnh yên bình với bờ biển thoải dài, cát
mịn xen lẫn sắc tím của loài hoa muống biển. Dưới tán rừng phi lao xanh ngút ngàn du
khách khẽ đu đưa trên võng, thả hồn vào bầu không khí trong lành, thoáng đãng nghe
sóng biển rì rào và thưởng thức những món hải sản tươi ngon như gỏi nhệch, hàu, tôm,
cua, ngao, vạng…được chế biến ngay khi vừa đánh bắt lên có hương vị ngon, ngọt riêng
rất đặc trưng của vùng đất Nghĩa Hưng. Du khách còn được tận mắt ngắm nhìn cuộc sống

thường nhật của những ngư dân xã Nghĩa Thắng trên đôi cà kheo đi biển cao tới 4-5 mét
hay thăm vùng đất nông trường Rạng Đông nổi tiếng đã trở thành thương hiệu cho các
sản phẩm của nhà máy sản xuất bóng đèn phích nước Rạng Đông…
10
• Khu du lịch biển Quất Lâm
Hình 2-4.Bãi tắm Quất Lâm
Khu du lịch biển Quất Lâm thuộc thị trấn Quất Lâm, huyện Giao Thủy, cách thành
phố Nam Định khoảng 40 km về phía nam.
Địa danh Quất Lâm trước đây được biết đến gắn liền với tên tuổi của loại dưa hấu
bản địa ruột đỏ, mọng nước và ngọt lịm. Từ năm 1997 sau khi quy hoạch khu du lịch biển
Quất Lâm được triển khai, những ruộng trồng dưa, trồng lạc, trồng đậu nơi đây đã
nhường chỗ cho các khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng mọc lên san sát dưới tán rừng phi lao
xanh mướt, hình thành diện mạo một khu đô thị sầm uất bên chân sóng.
Hệ thống giao thông đến với bãi biển Quất Lâm được nâng cấp nhanh chóng. Con
đường 51 nối quốc lộ 21 với thị trấn Quất Lâm được mở rộng, trải nhựa phẳng lỳ. Những
người xa quê lâu ngày khi trở về không khỏi ngỡ ngàng thấy xe buýt từ thành phố Nam
Định chạy tận ra mép bãi biển khu du lịch Quất Lâm.
Du khách đến với Quất Lâm không chỉ được đùa giỡn cùng sóng biển, thưởng
thức những món hải sản tươi ngon mà còn có cơ hội tham quan Vườn quốc gia Xuân
Thuỷ hoặc thử làm diêm dân, nâng niu những hạt muối trằng ngần do chính mình làm ra
trên đồng muối Quất Lâm.
1.4. Cánh đồng hoa Mỹ Tân
Hoa làm đẹp cho đời và là một thứ không thể thiếu cho việc trang trí nhà cửa trong
những ngày Tết cổ truyền. Cứ mỗi độ xuân về, muôn hoa khoe sắc báo hiệu một mùa
11
xuân mới, trong tiết trời se lạnh sắc màu hoa rực rỡ điểm tô cho mùa xuân, cho từng dãy
phố con đường, từng ngõ nhỏ làng quê. Hoa mang đến niềm vui, may mắn trong một năm
mới an khang, thịnh vượng.
Sắc xuân Nam Định càng rực rỡ hơn nhờ sắc màu của làng hoa Mỹ Tân. Với địa
thế nằm bên bờ hữu sông Hồng quanh năm được phù sa bồi đắp, đồng đất Mỹ Tân thuận

lợi cho việc phát triển nghề trồng hoa; đây cũng là nơi cung cấp hoa tươi cho thành phố
Nam Định và các vùng lân cận.
Từ đầu làng cuối xóm, đâu đâu cũng có hoa đua nhau khoe sắc nào cúc trắng, cúc
pha lê, cúc vạn thọ, cúc vàng Hà Lan, cúc sen, cúc đại đóa, hoa hồng, hoa lay ơn…Hoa
bao trùm khắp không gian xóm làng từ ngoài đồng đến trong vườn, trước cửa, và cả trang
trí trong nhà làm rực rỡ cả một xã ven đê! Những ngày giáp Tết, cả làng như vào hội,
từng đoàn xe tấp nập nối đuôi nhau chở hoa ra phố, sang các tỉnh lân cận khoe sắc khoe
màu trong dịp Tết cổ truyền.
Hình 2-5.Cánh đồng hoa Mỹ Tân
Làng hoa Mỹ Tân với lợi thế nằm bên Cầu Tân Đệ trên quốc lộ 10, nối khu du lịch
trọng điểm Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh, rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế du
lịch của tỉnh Nam Định trong những năm sắp tới.
1.5. Vườn quốc gia Xuân Thủy
Vườn quốc gia Xuân Thủy cách Hà Nội 150 km về phía Đông Nam, là khu bảo
tồn dự trữ sinh quyển đất rừng ngập mặn. Đây là rừng ngập mặn đầu tiên ở Việt Nam
được quốc tế công nhận theo công ước Ramsar, rừng ngập mặn thứ 50 của thế giới.
12
Vườn quốc gia Xuân Thủy được nâng cấp từ Khu bảo tồn đất ngập nước Xuân
Thủy theo quyết định số 01/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ Cộng hòa Xã hội
Chủ nghĩa Việt Nam ngày 2 tháng 1 năm 2003.
Hình 2-6. Vườn quốc gia Xuân Thủy
Vườn quốc gia (VQG) Xuân Thủy nằm ở phía Đông Nam huyện Giao Thủy, tỉnh
Nam Định, ngay tại cửa Ba Lạt của sông Hồng. Khu vực vùng lõi của vườn là diện tích
đất ngập mặn trên ba cồn cát cửa sông là cồn Ngạn, cồn Lu và cồn Xanh thuộc xã Giao
Thiện. Toàn bộ vùng đệm và vùng lõi của Vườn nằm trên địa phận các xã Giao Thiện,
Giao An, Giao Lạc, Giao Xuân và Giao Hải. Diện tích toàn bộ vườn khoảng 7.100 ha,
gồm: 3.100 ha diện tích đất nổi có rừng và 4.000 ha đất rừng ngập mặn.
Hàng năm có tới khoảng 100 loài chim di cư chọn nơi đây là điểm lưu trú trên
đường di cư về phương Nam trú đông, trong đó có tới 1/5 số lượng cò mỏ thìa của toàn
thế giới. Tại Vườn ước tính có 215 loài chim nước sinh sống, tiêu biểu như: Cò thìa, Rẽ

mỏ thìa, Choắt chân vàng, Mòng bể đầu đen, Giang Sen, và Choắt chân màng lớn
Trên vùng đất ngập mặn này, dưới làn nước thủy triều có khoảng 165 loài động
vật nổi và 154 loài động vật đáy, tổng cộng khoảng 500 loài động vật.
Về thực vật, Vườn hiện có 120 loài thực vật bậc cao, trong đó có nhiều loài rong
tảo có giá trị kinh tế cao.
Đây là điểm du lịch sinh thái độc đáo hấp dẫn khách tham quan du lịch trong nước
và quốc tế, đặc biệt là vào mùa đông- mùa chim di trú từ phương Bắc.
Vườn quốc gia Xuân Thủy nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có hệ sinh
thái rừng ngập mặn với hệ sinh thái đặc trưng của vùng đất ngập nước cửa sông ven biển
13
bao gồm nhiều loại động, thực vật quý hiếm trong đó có nhiều loài đã được ghi vào sách
Đỏ quốc tế như Cò Thìa, Cò Trắng Trung Quốc, Choi choi mỏ thìa.
Vườn quốc gia Xuân Thủy nằm ở cửa sông Hồng đổ ra biển Đông, có diện tích
trên 12.000 ha (bao gồm cả diện tích vùng đệm). Địa hình tự nhiên được kiến tạo bằng,
quy luật bồi lắng phù sa, các bãi bồi lớn xen kẽ với các sông, lạch tự nhiên tạo nên cảnh
quan đặc thù của vùng đất ngập nước cửa sông ven biển. VQG Xuân Thủy nằm trong
vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có hệ sinh thái rừng ngập mặn với hệ sinh thái đặc trưng
của vùng đất ngập nước cửa sông ven biển bao gồm nhiều loại động, thực vật quý hiếm
trong đó có nhiều loài đã được ghi vào sách Đỏ quốc tế như Cò Thìa, Cò Trắng Trung
Quốc, Choi choi mỏ thìa. Đây là điểm du lịch sinh thái độc đáo, đạt được ba điều nhất đó
là “Đa dạng sinh học cao nhất, năng suất sinh học lớn nhất và cũng là hệ sinh thái nhạy
cảm nhất”. VQG Xuân Thủy là khu bảo tồn thiên nhiên đầu tiên và duy nhất ở Việt Nam
tham gia công ước quốc tế Ramsar vào năm 1989 (Công ước bảo vệ những vùng đất ngập
nước có tầm quan trọng quốc tế). Năm 2004, VQG Xuân Thủy cùng với Khu bảo tồn
thiên nhiên Tiền Hải (Thái Bình) và các địa danh ven biển: Nghĩa Hưng (Nam Định),
Kim Sơn (Ninh Bình), Thái Thụy (Thái Bình) được UNESCO trao bằng công nhận là khu
dự trư sinh quyển thế giới khu vực liên tỉnh châu thổ sông Hồng. Ngoài cảnh quan thiên
nhiên, phong tục tập quán sinh hoạt đời sống lao động sản xuất của cộng đồng cư dân
vùng đệm tạo nên những sản phẩm du lịch văn hóa vật thể, phi vật thể hấp dẫn đối với du
khách trong nước và quốc tế.

VQG Xuân Thủy là một trong những điểm du lịch quan trọng thuộc vùng ven biển
tỉnh Nam Định có khả năng kết nối với các khu du lịch biển trong tỉnh và tỉnh bạn như
Khu du lịch nghỉ mát tắm biển Quất Lâm (Giao Thủy), Thịnh Long (Hải Hậu), khu bảo
tồn thiên nhiên Tiền Hải (Thái Bình). Khai thác, phát huy tốt tiềm năng du lịch sinh thái
VQG Xuân Thủy không chỉ tạo nên sự đa dạng, độc đáo của các loại hình sản phẩm du
lịch Nam Định mà còn góp phần khắc phục tính mùa vụ vốn là hạn chế của các khu du
lịch biển phía bắc vào mùa đông. Trên hành trình đến với VQG Xuân Thủy, du khách có
thể ghé thăm nhiều diểm du lịch khác của Nam Định với các loại hình du lịch văn hóa, du
lịch làng nghề.
Trong những năm qua, việc khai thác tiềm năng du lịch sinh thái VQG Xuân Thủy
còn hạn chế. Hàng năm chỉ có khoảng 300 – 400 lượt khách quốc tế đến VQG Xuân
14
Thủy. Phần lớn du khách là những nhà khoa học về sinh học (nghiên cứu chim hoặc rừng
ngập mặn và thủy sinh). Một số khách du lịch là các nhà khoa học đến quan sát, nghiên
cứu vào mùa chim di trú hoặc các nhóm nhỏ khách tham quan tìm đến theo thông tin truy
cập trên mạng Internet, hoặc qua môi giới của một số Công ty lữ hành.
Lượng khách du lịch nội địa gia tăng hàng năm nhưng còn rất ít, ước lượng
khoảng vài ba nghìn lượt người/năm, trong đó đối tượng khách chủ yếu là học sinh sinh
viên các trường đại học thăm quan khảo sát thực tế và con em địa phương đi xa về thăm
quê.
Có nhiều nguyên nhân khiến một sản phẩm du lịch sinh thái độc đáo, hấp dẫn vào
bậc nhất của Nam Định chưa phát huy được giá trị tiềm năng. Đó là hệ thống hạ tầng đến
VQG và các xã vùng đệm còn khó khăn, đường xá nhỏ hẹp, xuống cấp làm mất nhiều
thời gian đi lại ảnh hưởng tới chương trình tour của các hãng lữ hành và du khách. Đối
với VQG Xuân Thủy chúng ta chưa có định hướng, giải pháp cụ thể để phát triển du lịch
tại khu vực này. Cụ thể là chưa có quy hoạch phát triển VQG Xuân Thủy thành khu du
lịch sinh thái tương xứng với vị thế của khu Ramsar quốc tế, vùng lõi Khu dự trữ sinh
quyển thế giới khu vực châu thổ Sông Hồng. Điều kiện về cơ sở hạ tầng kỹ thuật du lịch
tại khu vực VQG và các xã vùng đệm còn quá sơ khai. Do chưa có quy hoạch chi tiết nên
chưa định hình cụ thể các phân khu chức năng để thực hiện các dự án xây dựng hạ tầng,

kỹ thuật như bến tầu, thuyền, luồng lạch, cơ sở dịch vụ lưu trú phương tiện chuyên chở…
đáp ứng nhu cầu tham quan, ăn nghỉ của khách du lịch. Hầu hết khách du lịch có nhu cầu
lưu trú qua đêm đều lưu trú tại Văn phòng Ban quản lý VQG và tại một số nhà dân thuộc
phạm vi Dự án xây dựng mô hình thí điểm du lịch sinh thái cộng đồng xã Giao Xuân
(một xã thuộc vùng đệm VQG Xuân Thủy). Sự hưởng ứng của cộng đồng dân cư, của
các nhà đầu tư tham gia phát triển du lịch còn rất hạn chế.
Khai thác nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên phát triển loại hình du lịch sinh thái
là một trong những định hướng chiến lược phát triển của du lịch Việt Nam và của ngành
du lịch tỉnh Nam Định. Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Nam Định đến năm
2010 đã xác định Khu du lịch sinh thái VQG Xuân Thủy là một trong 7 khu du lịch trọng
điểm của tỉnh. Bước đi trong quá trình triển khai kế hoạch khai thác phát huy giá trị tài
nguyên du lịch sinh thái VQG Xuân Thủy trước hết cần tiến hành khảo sát nghiên cứu lập
quy hoạch chi tiết khu du lịch sinh thái VQG Xuân Thủy. Lập dự án đầu tư xây dựng hệ
thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật phục vụ du lịch (đường du lịch nội khu, tuyến tham quan,
bến tầu thuyền, chòi quan sát, trạm nghỉ dừng chân cho du khách…)
15
Hình 2-7 Đàn chim di cư VQG Xuân Thủy
Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ còn được coi là nơi xem chim lý tưởng đối với du
khách. Đã thống kê được 219 loài, thuộc 41 họ và 13 bộ. Trong số 33 loài chim được bảo
vệ toàn cầu thì xuất hiện ở Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ tới 9 loài chim nước quý hiếm,
được ghi vào sách đỏ quốc tế như: Cò thìa, mòng bể mỏ ngắn, cò lạo Ấn Độ, choắt chân
màng lớn, choắt mỏ thìa, bồ nông, choắt mỏ vàng, cò trắng Trung Quốc. Đây là điểm
dừng chân cho nhiều loài chim di cư. Hàng năm vào mùa đông khoảng từ tháng mười
một, mười hai các đàn chim từ phương Bắc (Siberi, Hàn Quốc) di cư xuống phía Nam
tránh rét đã chọn Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ làm nơi dừng chân nghỉ ngơi, kiếm ăn, tích
luỹ năng lượng cho hành trình dài hàng ngàn cây số của mình. Bởi vậy, Vườn Quốc gia
Xuân Thuỷ được ví như là một ga chim quốc tế quan trọng. Lúc cao điểm có tới ba, bốn
mươi ngàn cá thể. Vào mùa xuân (tháng ba, tháng tư) khi tiết trời trở nên ấm áp từng đàn
chim lại dừng chân tại đây kiếm ăn, nạp thêm năng lượng trước khi bay trở về phương
Bắc. Gần đây, Ban quản lý Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ đã xây dựng một số chòi quan sát

chim để phục vụ du khách tới tham quan, tìm hiểu và khám phá đời sống các loài chim.
1.6. Một số đề nghị
Kêu gọi và có cơ chế khuyến khích các nhà đầu tư trong nước, quốc tế tham gia
đầu tư phát triển các loại hình dịch vụ (ăn, nghỉ, chuyên chở khách du lịch và các dịch vụ
khác…)
Đào tạo nhân lực đáp ứng yêu cầu phục vụ khách du lịch (chú trọng đối tượng là
người dân bản địa làm công việc chuyên chở, hướng dẫn khách du lịch.)
16
Tuyên truyền quảng bá giới thiệu về khu du lịch sinh thái VQG Xuân Thủy trên
các phương tiện truyền thông để thu hút sự quan tâm chú ý của các nhà làm tour và du
khách.
Khai thác các sản phẩm hàng hóa trong vùng (do người dân địa phương sản xuất)
phục vụ nhu cầu mua sắm hàng, quà lưu niệm của khách du lịch như mật ong, hàng thủy
hải sản chế biến, hàng thủ công mỹ nghệ (sản phẩm cói).
Xây dựng các tour, tuyến du lịch liên tỉnh và nội tỉnh kết nối với VQG Xuân Thủy.
Phát triển du lịch sinh thái cộng đồng.
17
KẾT LUẬN
Nam Định là tỉnh đồng bằng ven biển nam châu thổ sông Hồng, cách thủ đô Hà
Nội 90 Km. Nam Định có điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội và những yếu tố nguồn lực
thuận lợi để phát triển ngành du lịch với tốc độ nhanh,bền vững.
Tỉnh Nam Định có 72 Km bờ biển với những bãi biển đã được khai thác, xây dựng
thành các khu du lịch biển hấp dẫn như Thịnh Long (huyện Hải Hậu), Quất Lâm (huyện
Giao Thuỷ). Đặc biệt vùng đất ngập nước cửa sông Hồng đổ ra biển Đông với hệ sinh
thái rừng ngập mặn, nơi dừng chân của các loài chim di trú là điểm Ramsar quốc tế đầu
tiên của Việt nam và khu vực Đông Nam Á (1989), đến đầu năm 2003 đã được Thủ
tướng Chính Phủ ra quyết định công nhận là Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ. Năm 2005 được
UNESCO trao bằng công nhận thuộc khu dự trữ sinh quyển liên tỉnh đồng bằng sông
Hồng. Đây là điểm du lịch sinh thái có sức hấp dẫn du khách trong nước, quốc tế, các nhà
khoa học, học sinh sinh viên.

Tuy nhiên, Nam Định còn đối mặt với nhiều khó khăn trong quá trình phát triển
du lịch. Cơ sở hạ tầng của Nam Định còn kém chưa đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi. Việc
tuyên truyền, quảng bá hình ảnh còn kém. Hiện nay, Nam Định đang có các kế hoạch cụ
thể để phát triển du lịch đặc biệt du lịch sinh thái.
18
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. />2. />%C3%AAnkh%C3%ADh%E1%BA%ADu,c%E1%BA%A3nhquanl%C3%A0g
%C3%AC.aspx
3. />4. />19

×