Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Nguy hiểm khi đau nửa đầu pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.6 KB, 5 trang )

Nguy hiểm khi đau nửa đầu
Theo nghiên cứu của khoa Nội Thần
kinh, Bệnh viện 103, đối với 1.000
bệnh nhân nằm viện thì số lượng đau
đầu có 478 người, trong đó có 304
người đau nửa đầu, chiếm trên 60%
người đau đầu nói chung. Đau nửa đầu
là bệnh lý phổ biến, nhưng lại ít được
mọi người quan tâm, khoảng 80%
không đi khám tại cơ sở y tế nào vì cho
rằng cơn đau đến rồi tự qua.

Đau nửa đầu là bệnh lý phổ biến, nhưng
lại ít được mọi người quan tâm.
GS.TS Nguyễn Văn Chương, chủ nhiệm
khoa Nội Thần kinh, Bệnh viện 103 chia
sẻ, đau đầu thường có 3 dạng chính: Đau
thông thường, đau nửa đầu và đau do suy
nhược thần kinh hoặc nguyên nhân của
căn bệnh nào đó.
Người đau nửa đầu thường có tính chu
kỳ. Nếu bệnh nhân cứ thấy 2 - 3 tháng
đau một lần với các triệu chứng: Đau
thon thót như mạch đập, sợ ánh sáng,
tiếng động, buồn nôn, cơn đau kéo dài từ
1 - 3 ngày, thậm chí người bệnh đau kéo
dài, cứng hàm không nói được, chân tay
tê mỏi là phải đi khám ngay.
Hiện tại bệnh đau nửa đầu chưa biết rõ
nguyên nhân, nhưng có một nguyên nhân
chính là yếu tố gen. Nếu trong cặp vợ


chồng có bố hoặc mẹ bị bệnh thì tỷ lệ
đau đầu là 40%, nếu có cả bố và mẹ bị
thì 70% con mắc phải.
Điều trị đau đầu phải có phương pháp
chiến lược: Điều trị cơn, điều trị dứt
điểm và điều trị dự phòng. Với điều trị
cơn, người ta thường dùng các loại thuốc
theo chỉ định của bác sĩ như thuốc giảm
đau thông thường (aspirin, paracetamol,
indomethacin ), nhưng nó chỉ có tác
dụng cắt cơn đau lúc đó.
Đối với điều trị dự phòng là biện pháp
thường xuyên, phải dùng thuốc để số
lượng cơn đau ít hơn. Người bệnh đau
nửa đầu mà đã dùng nhiều thuốc không
khỏi hoặc đau quá mức cần can thiệp
phẫu thuật.
Vấn đề điều trị ngoại khoa chỉ đặt ra khi
điều trị nội khoa thất bại, các biện pháp
hay dùng là phẫu thuật cắt động mạch
thái dương nông, áp lạnh động mạch thái
dương, dùng 1 sợi chỉ nhỏ giúp thắt
mạch, động mạch thái dương nông được
khít lại và cơn đau kết thúc. Ưu điểm
phương pháp này là giải quyết triệt để
cơn đau, nhưng cần chỉ định đúng, vì
không phải bệnh nhân nào cũng dùng
được phương pháp này.
PGS.TS Phạm Thúc Hạnh, trưởng môn
Khí công - Dưỡng sinh, Học viện Y

Dược học Cổ truyền Việt Nam cho hay,
khi bệnh nhân đang đau thì có thể thực
hiện các động tác day 3 huyệt: Bách hội
(giữa đỉnh đầu), thái dương (hai bên đuôi
mắt) và phong trì (sau gáy). Người bệnh
dùng đá cho vào túi nilon, bọc một chiếc
khăn chườm lên đầu. Để phòng bệnh thì
không sinh hoạt tự do quá, không thức
khuya, dùng chất kích thích hay ngủ ít,
cũng không ngủ nhiều quá, phải giữ tinh
thần thư thái, tập khí công dưỡng sinh rất
tốt cho sức khoẻ

×