Giáo án lớp 11 Phép toán, biểu thức, câu lệnh gán
Phạm Thị Mai Lan
K56A- CNTT- ĐHSPHN
1
Giáo án số 6:
Phép toán, biểu thức, câu lệnh gán.
I.Mục đích, yêu cầu:
Học sinh nắm được các khái niệm: phép toán, biểu thức số học, hàm số học
chuẩn, biểu thức quan hệ, biểu thức lôgic.
Giúp học sinh hiểu và viết được lệnh gán.
Học sinh viết được các biểu thức số học và lôgic với các phép toán thông
dụng.
II. Phương pháp, phương tiện.
1. Phương pháp:
Kết hợp các phương pháp dạy học như thuyết trình, vấn đáp…
Kết hợp giữa các phép toán, biểu thức trong tin học và toán học …
2. Phương tiện:
Sách giáo khoa Tin học lớp 11.
Vở ghi lý thuyết.
Giáo án đã soạn sẵn.
Sách tham khảo (nếu có).
III. Tiến trình lên lớp và nội dung bài giảng.
1. Ổn định lớp ( 1’)
Yêu cầu lớp trưởng ổn định lớp và báo cáo sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ và gợi động cơ.
a. Kiểm tra bài cũ:
Hỏi: Biến là gì? Cách khai báo biến trong ngôn ngữ lập trình Pascal?
Trả lời: Biến là đại lượng được đặt tên, dùng để lưu trữ giá trị và giá trị
có thể được thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình.
Trong Pascal, khai báo biến bắt đầu bằng từ khóa var có dạng:
var < danh sách biến>:< kiểu dữ liệu>;
Giáo án lớp 11 Phép toán, biểu thức, câu lệnh gán
Phạm Thị Mai Lan
K56A- CNTT- ĐHSPHN
2
trong đó:
- Danh sách biến là một hoặc nhiều tên biến, các tên biến được
viết cách nhau bởi dấu phẩy (,).
- Kiểu dữ liệu thường là một trong cá c kiểu chuẩn hoặc kiểu dữ
liệu do người lập trình tự định nghĩa.
- Sau từ khóa var có thể khai báo nhiều danh sách biến khác
nhau.
b. Gợi động cơ:
Ở bài trước chúng ta đã được học cách khai báo biến nhưng chúng ta
chưa được tác động đến từng biến và chưa thấy được mối liên quan nào
giữa các biến. Để thấy được điều đó chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài
ngày hôm nay, bài phép toán, biểu thức, câu lệnh gán.
III. Nội dung của bài học.
STT
Nội dung Hoạt động của thày và trò Thời
gian
1
Phép toán.
Phép toán Trong toán
học
Trong tin
học
Các phép
toán số học
với số nguy
ên
+, - , x,
div(phần
nguyên),
mod(phần
dư)
+, -
, *, div,
mod
Thuyết trình:
Tương tự như toán học,
trong các ngôn ngữ lập
trình đều có những phép
toán số học như cộng, trừ ,
nhân, chia trên các đại
lượng thực, các phép toán
chia nguyên và lấy phần
dư, các phép toán quan
hệ…
Hỏi: Hãy giải thích
rõ các phép toán div,
mod, not, and, or.
Trả lời:
- div là phép chia 2
số nguyên cho
nhau, kết quả trả
về là phần
nguyên của kết
Giáo án lớp 11 Phép toán, biểu thức, câu lệnh gán
Phạm Thị Mai Lan
K56A- CNTT- ĐHSPHN
3
Các phép
toán số học
với số thực
+, - , x, : +, - , *, /
Các phép
toán quan hệ
<, ≤, >, ≥,
=, #
<, =<, >,
>=, =, <>
Các phép
toán lôgic
Phủ
định,hoặc,
và
Not, or, and
quả nhận được.
VD: 5 div 2= 2.
- mod là phép chia
2 số nguyên cho
nhau, kết quả trả
về là phần dư của
kết quả nhận
được.
VD: 5 mod 2 = 1.
- not là phép toán
phủ định, or là
phép hoặc, and là
phép và, kết quả
trả về đều là kiểu
boolean( true
hoặc false).
Chú ý:
Thứ tự thực hiện các phép
toán như sau:
- Thực hiện các phép
toán trong ngoặc
trước.
- Trong dãy các phép
toán không chứa
ngoặc thì ta phải
thực hiện từ trái sang
phải theo thứ tự
nhân, chia, chia
nguyên, chia lấy
phần dư, cộng, trừ.
VD: (7+5)/2*3=18
(7+5)/(2*3)=2
2 Biểu thức số học
Là một biểu thức kiểu số hoặc một
hằng số hoặc các biến kiểu số và
các hằng số liên kết với nhau bởi
một số hữu hạn các phép toán số
học, các dấu ngoặc tròn tạo thành
Thuyết trình:
Thứ tự thực hiện các phép
toán trong biểu thức số học
như đã nêu trong phần 1.
Giáo án lớp 11 Phép toán, biểu thức, câu lệnh gán
Phạm Thị Mai Lan
K56A- CNTT- ĐHSPHN
4
một biểu thức có dạng tương tự
như viết trong toán học.
VD: 3*a+5
19*b+(c/6-2*a)
Các quy tắc viết biểu thức số học:
- Chỉ dùng dấu ngoặc khi ta xác
định trình tự thực hiện phép
toán trong trường hợp cần thiết.
- Viết lần lượt từ trái qua phải.
- Không được bỏ dấu (*) trong
tích.
3 Hàm số học chuẩn
Trong các ngôn ngữ lập trình, luôn
có thư viện chứa một số chương
trình giá trị những hàm số học
thường dùng. Các chương trình số
học như vậy gọi là các hàm số học
chuẩn.
Mỗi hàm chuẩn có tên chuẩn
riêng.
Tên chuẩn= Tên hàm( đối số).
Các hàm chuẩn thường dùng là:
(xem trên giấy mô phỏng giáo
viên chuẩn bị).
Thuyết trình:
Khác với toán học thì ở
trong ngôn ngữ lập trình
luôn có những hàm số học
chuẩn để cho sẵn kết quả
những hàm số học thường
dùng.
Giáo viên chuẩn bị
sẵn bảng các hàm số
học chuẩn trên khổ
giấy lớn.
Hỏi:
Hãy biểu diễn biểu thức
sau dưới dạng hàm chuẩn
trong Pascal.
e
2
+5sin (2a+7) - |3a+b|
Trả lời:
exp( 2)+5sin(2*a+7) –
asb(3*a+b).
4 Các loại biểu thức
1. Biểu thức quan hệ.
Hai biểu thức cùng kiểu liên kết
với nhau bởi phép toán quan hệ
cho ta một biểu thức quan hệ.
Biểu thức quan hệ có dạng:
Hỏi:
Đưa ra một biểu thức quan
hệ và phân tích biểu thức
đó.
Giáo án lớp 11 Phép toán, biểu thức, câu lệnh gán
Phạm Thị Mai Lan
K56A- CNTT- ĐHSPHN
5
<biểu thức 1><phép toán quan hệ><biểu
thức 2>
Trong đó biểu thức 1 hoặc biểu thức 2
cùng là xâu hoặc cùng là biểu thức số
học.
Ví dụ: x>=4
3*a<>5
Biểu thức quan hệ được thực hiện
theo trình tự:
- Tính giá trị các biểu thức.
- Thực hiện phép toán quan hệ.
2. Biểu thức lôgic.
Là các biểu thức quan hệ liên kết
với nhau bởi phép toán lôgic
VD: (x<=3) and (x>=1)
Hỏi:
Đưa ra một biểu thức lôgic
và phân tích biểu thức đó.
5 Câu lệnh gán
Lệnh gán là một trong những lệnh
cơ bản nhất của ngôn ngữ lập
trình.
Trong Pascal lệnh gán có dạng:
<tên biến>:=<biểu thưc>;
VD: x:=2; tức là gán cho x giá trị
bằng 2.
Lệnh gán có chức năng gán giá trị
cho một biến, nghĩa là thay giá trị
cũ trong ô nhớ( tương ứng với
biến) bởi giá trị mới. Giá trị mới là
giá trị của một biểu thức.
Chú ý:
- Trong Pascal, bên trái lệnh gán
là tên biến, bên phải là biểu
thức đã xác định.
- Phải viết đúng kí hiệu lệnh gán.
- Biểu thức bên phải cần được
xác định trước khi gán, nghĩa là
mọi biến trong biểu thức đã
được xác định giá trị và các
Hỏi:
Hãy cho biết giá trị của
biến x :
a:=2;
b:=5;
x:=(a+b*2)/4;
Giáo án lớp 11 Phép toán, biểu thức, câu lệnh gán
Phạm Thị Mai Lan
K56A- CNTT- ĐHSPHN
6
phép toán trong biểu thức có
thể thực hiện được trong miền
giá trị của biến.
- Kiểu của giá trị biểu thức bên
phải dấu gán phải phù hợp với
kiểu dữ liệu của biến.
IV. Củng cố bài học(1’)
Qua bài này chúng ta đã biết thêm được về các phép toán, biểu thức và câu lệnh
gán trong ngôn ngữ Pascal. Yêu cầu các em hiểu rõ câu lệnh gán và biết cách vận
dụng chính xác trong khi lập trình.
V. Bài tập về nhà và câu hỏi ôn tập(1’)
Làm bài tập từ bài 2.10 đến 2.17 trong sách bài tập.
Nghiên cứu bài học tiếp theo.
VI. Nhận xét và những đóng góp của giáo viên trong giờ giảng:
Nhận xét, đánh giá của giáo viên hướng dẫn: