Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Hiểm họa ung thư từ phụ gia thực phẩm pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.38 KB, 5 trang )

Hiểm họa ung thư từ phụ gia thực phẩm
Phụ gia có nhiều lợi ích như giúp tăng thời gian bảo
quản, tăng tính hấp dẫn cho thực phẩm Tuy nhiên,
bên cạnh đó là nguy cơ gây bệnh ung thư nếu sử dụng
phụ gia độc hại hoặc sử dụng quá mức, quá nhiều.

Đối với cơ quan, đơn vị có nhiều nhân viên
nên tự tổ chức nấu ăn để có thể kiểm soát
được chất lượng nguyên liệu và quá trình chế
biến. Ảnh : N.C.T
Trong cơ thể, các gen luôn biến đổi trong quá trình phát
triển tế bào bình thường, nhưng nếu có sự tác động từ môi
trường bên ngoài vào gen như hóa chất (trong đó có phụ
gia thực phẩm), yếu tố dinh dưỡng thường xuyên, liên
tục sẽ dẫn đến sự biến đổi gen không bình thường, gây ra
ung thư.
Hôm nay an toàn, ngày sau tai họa
Đó là trường hợp phụ gia cyclamate (một loại đường hóa
học), được coi là một chất cung cấp ít calo thay thế
đường. Năm 1950 và 1958 được Chính phủ Mỹ cho phép
sử dụng theo danh sách các chất phụ gia an toàn,
cyclamate đã tràn ngập thị trường thực phẩm trong các
mặt hàng nước quả, kẹo, bánh, kem
Dân Mỹ đều tin tưởng nhai kẹo, bánh có cyclamate suốt
ngày mà không sợ bị bệnh tăng đường huyết. Tới tháng
10-1969 trong một công trình kiểm tra kỹ lưỡng, các nhà
khoa học Mỹ xác định cyclamate gây ung thư bàng quang
của chuột và lúc đó cyclamate đã bị loại khỏi danh mục
các chất phụ gia được phép sử dụng.
Trường hợp nitrit cũng tương tự. Năm 1920 người ta phát
hiện muối nitrit có tác dụng giữ màu và ức chế sự hoạt


động của một số loại vi khuẩn trong chế biến thịt cá. Đến
năm 1925, Bộ Nông nghiệp Mỹ cho phép sử dụng nitrit
để bảo quản thịt. Nhưng sau đó, người ta phát hiện nitrit
cũng rất nguy hiểm vì muối nitrit khi vào cơ thể kết hợp
với hemoglobin trong máu hình thành methemoglobin
làm giảm khả năng cố định và vận chuyển oxy của hồng
cầu. Trong dạ dày, nitrit kết hợp với axit amin và amid để
hình thành nitrosamin, là tác nhân gây ung thư dạ dày.
Tương tự như vậy, chất BHA (butylated hydroxy anisole),
BHT (butylated hydroxy toluene), và TBHQ (t-butylated
hydroxy quinone) là chất chống oxy hóa hòa tan trong dầu
mỡ, được dùng trong các loại thực phẩm chế biến, được
xác định có thể gây tổn hại gan và thận, vô sinh, suy yếu
hệ miễn dịch, dị tật bẩm sinh, ung thư, tác động có hại đặc
biệt đối với trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai.
Ngoài ra còn nhiều trường hợp tương tự khác mà thế giới
đã thông báo. Do đó, danh sách các chất phụ gia được
phép sử dụng hôm nay không phải là vĩnh cửu, mà ngày
sau có thể bị cấm.
Lạm dụng phụ gia
Khi chất lượng nguyên liệu không tốt, nguyên liệu dễ bị
hư hỏng hay để thay thế một loại nguyên liệu, để giữ thực
phẩm được lâu những nhà sản xuất gian dối sẽ lạm dụng
phụ gia. Ví dụ “cà phê” bột: chỉ cần hạt bắp rang, màu
caramel, hương cà phê, chất giữ mùi hương, chất tạo
đắng, chất tạo độ dính, chất chống mốc, chất bảo quản,
chất chống vón là được ngay một sản phẩm cà phê hấp
dẫn mà không cần hạt cà phê nào hoặc chỉ có một phần
rất nhỏ cà phê.
Ví dụ khác là giò lụa: để có giá thành thấp, lời nhiều,

người ta sử dụng các loại phụ gia tạo độ dai, giòn, độ kết
dính, tạo màu, tạo mùi, tạo vị, chất chống nhiễm khuẩn,
chống mốc, bột biến tính, bột ngọt, siêu bột ngọt Như
vậy ít nhất cả 10 loại phụ gia được dùng trong sản phẩm
này.
Ngoài ra còn có tình trạng một phụ gia nhưng lại tổng hợp
của rất nhiều phụ gia trong đó, nếu chúng ta không để ý
cứ nghĩ đó là một chất.
Trên thế giới có hàng ngàn phụ gia thực phẩm khác nhau
được sử dụng trong sản xuất, chế biến và bảo quản thực
phẩm. Nếu chỉ sử dụng phụ gia cho phép một cách riêng
rẽ, đúng liều lượng thì không lo ngại. Thế nhưng hiếm khi
có thực phẩm nào chỉ dùng một loại phụ gia, trái lại chúng
ta dễ dàng thấy rất nhiều thực phẩm được sử dụng hàng
chục loại phụ gia khác nhau. Khi dùng nhiều như vậy
không ai đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng, vì khi kết
hợp nhiều chất phụ gia trong một sản phẩm thì trong quá
trình chế biến có thể phát sinh những chất độc hại do phản
ứng hóa học hay do tác động vật lý, mà điều này chưa có
nước nào nghiên cứu được.
Giải pháp đề phòng
Với thực tế hiện tại, khối nhân viên văn phòng, học sinh,
sinh viên, công nhân đang hằng ngày phải đối mặt với
nguy cơ ung thư hay bệnh hiểm nghèo vì phải dùng thức
ăn nhanh (fast food), cơm văn phòng, cơm bình dân, bếp
ăn công nghiệp mà việc sử dụng phụ gia cho thực phẩm
nhiều hay ít, cấm hay không cấm ở những nơi này là
không thể kiểm soát được.
Để an toàn, chúng ta nên nấu ăn tại nhà và mang theo.
Đối với cơ quan, đơn vị có nhiều nhân viên hay công

nhân thì nên tổ chức bếp ăn để có thể tự kiểm soát chất
lượng nguyên liệu và quá trình chế biến. Chúng ta nên
biết rằng ngay cả ở nước phát triển như Cộng hòa liên
bang Đức, viên chức và công nhân của họ hiện vẫn đang
làm như vậy.
Đối với người tiêu dùng, khi mua thực phẩm nên đọc kỹ
nhãn mác để biết thực phẩm có chứa bao nhiêu chất phụ
gia (theo quy định bắt buộc phải ghi trên nhãn) để có
quyết định lựa chọn. Trong quá trình chế biến thực phẩm
tại gia đình không nên lạm dụng phụ gia như bột ngọt, bột
nêm, màu caramel, phẩm màu, chất làm mềm, chất tẩy
trắng
Đối với nhà sản xuất, các nhà hàng, quán ăn nên quảng bá
thực phẩm tự nhiên, thực phẩm không sử dụng phụ gia
hay sử dụng phụ gia hạn chế để người tiêu dùng có được
sự lựa chọn.
Đối với cơ quan quản lý nên tổ chức tuyên truyền, khuyến
khích, tạo điều kiện cho người sản xuất thực phẩm tự
nhiên, không sử dụng phụ gia, sử dụng phụ gia hạn chế để
hướng tới thực phẩm ngày càng an toàn hơn. Xử lý
nghiêm các hành vi vi phạm việc sử dụng phụ gia độc hại,
quá liều lượng cho phép.

×