Chế định về trách nhiệm do vi phạm hợp đồng theo LTM 2005
LỜI CẢM ƠN 4
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 5
MỞ ĐẦU 6
Tính cấp thiết của đề tài 6
Phạm vi nghiên cứu 7
Phương pháp nghiên cứu 7
Kết cấu của khóa luận 8
Chương 1: 9
Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng 9
Trách nhiệm pháp lý, trách nhiệm do vi phạm hợp đồng – khái niệm và mối liên hệ 9
Khái niệm về trách nhiệm pháp lý 9
Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng 11
Tiến trình phát triển của trách nhiệm do vi phạm hợp đồng theo pháp luật Việt nam
trước khi có Luật thương mại năm 2005 13
TNVPHĐ trong cơ chế tập trung bao cấp: 13
Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng theo Bộ luật dân sự năm 1995, Pháp lệnh hợp
đồng kinh tế năm 1989 và Luật thương mại năm 1997 14
Những vấn đề thuộc nội dung của trách nhiệm do vi phạm hợp đồng theo LTM 2005
15
Các căn cứ phát sinh trách nhiệm 16
Có hành vi vi phạm hợp đồng của bên vi phạm 16
Bên bị vi phạm có thiệt hại xảy ra trong thực tế 16
Bên vi phạm có lỗi 16
Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm hợp đồng của bên vi phạm và
thiệt hại về tài sản của bên bị vi phạm 17
Các căn cứ miễn trách do vi phạm hợp đồng 17
Chế tài do vi phạm hợp đồng 17
Chương 2: 18
Thực trạng các quy định của pháp luật Việt nam về trách nhiệm do vi phạm hợp đồng
19
Thực trạng các quy định của pháp luật Việt nam về các căn cứ áp dụng trách nhiệm
hợp đồng 19
Thực trạng các quy định của pháp luật về yếu tố thứ nhất: Có hành vi vi phạm hợp
đồng 19
Thực trạng các quy định của pháp luật về yếu tố thứ hai: có thiệt hại thực tế 24
Thực trạng các quy định của pháp luật về yếu tố thứ ba: Có lỗi của bên vi phạm 26
. Thực trạng các quy định của pháp luật về yếu tố thứ tư: có mối quan hệ nhân quả
giữa hành vi vi phạm hợp đồng và thiệt hại thực tế của bên bị vi phạm 29
Thực trạng các quy định của pháp luật Việt nam về các căn cứ miễn trách do vi phạm
hợp đồng trong LTM 2005 31
Thực trạng các quy định của pháp luật về căn cứ miễn trách thứ nhất: Các căn cứ
miễn trách do thỏa thuận của các bên 32
Miễn trách do gặp bất khả kháng 33
Miễn trách do lỗi của bên bị vi phạm 36
Miễn trừ trách nhiệm do quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền 38
Thực trạng các quy định của pháp luật về các chế tài do vi phạm hợp đồng 40
Nguyễn Văn Đạt – K53 Luật Kinh Doanh – Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà
Nội
1
Chế định về trách nhiệm do vi phạm hợp đồng theo LTM 2005
Buộc thực hiện đúng hợp đồng 40
Phạt vi phạm 45
Khái niệm phạt vi phạm hợp đồng 45
Mức phạt vi phạm hợp đồng 46
Mối quan hệ giữa phạt vi phạm và các chế tài khác 47
Chế tài buộc bồi thường thiệt hại 48
Tổn thất về tinh thần 49
Tổn thất do uy tín bị giảm sút và khoản lợi đáng lẽ được hưởng 50
Chế tài tạm ngừng thực hiện hợp đồng 51
khái niệm tạm ngừng thực hiện hợp đồng 51
Tạm ngừng thực hiện hợp đồng và trường hợp bất khả kháng 52
Thời gian tạm ngừng thực hiện hợp đồng 52
Chế tài đình chỉ thực hiện hợp đồng 53
Chế tài hủy hợp đồng 53
Thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật Việt nam về trách nhiệm do vi phạm hợp
đồng trong LTM 2005 55
Những thuận lợi khi áp dụng các quy định của pháp luật Việt nam về trách nhiệm do vi
phạm hợp đồng trong LTM 2005 55
Về các căn cứ áp dụng trách nhiệm do vi phạm hợp đồng 55
Về căn cứ miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng 56
Về các chế tài 57
Những khó khăn khi áp dụng các quy định của pháp luật Việt nam về trách nhiệm do
vi phạm hợp đồng trong LTM 2005 57
Những khó khăn khi áp dụng các quy định của pháp luật về các căn cứ áp dụng trách
nhiệm 57
Những khó khăn khi áp dụng các căn cứ miễn trách 58
Miễn trách nhiệm do lỗi một phần của bên có quyền 58
Miễn trách do lỗi của người thứ ba 59
Những khó khăn khi áp dụng các quy định về chế tài 59
Đối với chế tài buộc bồi thường thiệt hại: 59
Đối với chế tài phạt vi phạm: 60
Đối với chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng: 61
Đối với chế tài tạm ngừng thực hiện hợp đồng, đình chỉ thực hiện hợp đồng, hủy
bỏ hợp đồng 61
Chương 3: 63
Về chính sách lập pháp 63
Nhận xét chung 63
Kiến nghị 63
Về nội dung lập pháp 64
Định hướng chung 64
Cân bằng quyền lợi 64
Kết hợp các biện pháp 65
Các vấn đề cụ thể 65
Buộc thực hiện đúng hợp đồng 65
Bồi thường thiệt hại 66
Tạm ngừng thực hiện hợp đồng 66
Nguyễn Văn Đạt – K53 Luật Kinh Doanh – Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà
Nội
2
Chế định về trách nhiệm do vi phạm hợp đồng theo LTM 2005
Đình chỉ, hủy bỏ hợp đồng 66
Phạt vi phạm 67
Áp dụng pháp luật 67
Tránh nhầm lẫn giữa các biện pháp 67
Thống nhất áp dụng pháp luật 68
Kết luận 69
Nguyễn Văn Đạt – K53 Luật Kinh Doanh – Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà
Nội
3
Chế định về trách nhiệm do vi phạm hợp đồng theo LTM 2005
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình làm khóa luận, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới
các thầy cô trong Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội, các thầy cô trong
bộ môn Luật Kinh Doanh đã truyền đạt những kiến thức quý giá và tạo điều
kiện cao nhất hỗ trợ sinh viên trong suốt quá trình học tập tại trường. Đặc
biệt, tôi xin chân thành cảm ơn giảng viên hướng dẫn TS. Phan Thị Thanh
Thủy – người đã giúp đỡ nhiệt tình, tận tâm hướng dẫn tôi trong suốt quá
trình nghiên cứu khóa luận này. Chúc cô và gia đình luôn mạnh khỏe, thành
đạt và hạnh phúc.
Tôi cũng không quên cảm ơn người thân trong gia đình và bạn bè –
những người luôn ở bên và động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình làm
khóa luận này.
Xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên
Nguyễn Văn Đạt
Nguyễn Văn Đạt – K53 Luật Kinh Doanh – Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà
Nội
4
Chế định về trách nhiệm do vi phạm hợp đồng theo LTM 2005
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Nguyễn Văn Đạt – K53 Luật Kinh Doanh – Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà
Nội
Luật thương mại năm 1997 LTM 1997
Luật thương mại năm 2005 LTM 2005
Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng TNVPHĐ
Trách nhiệm pháp lý TNPL
Quy phạm pháp luật QPPL
Bộ luật dân sự năm 2005 BLDS
5
Chế định về trách nhiệm do vi phạm hợp đồng theo LTM 2005
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Về tổng quát, cuộc sống của con người được xây đắp nên bởi các hợp
đồng và hầu hết các nhu cầu sống của con người được đáp ứng thông qua
mối quan hệ với người khác. Có thể khẳng định rằng hợp đồng là một trong
những chế định lâu đời nhất và quan trọng nhất của pháp luật. Ngay từ xa
xưa, khi có sự trao đổi hàng hóa, hợp đồng đã xuất hiện. Và ngày nay, trong
nền kinh tế thị trường, sự đa dạng trong quan hệ thương mại kéo theo sự
phong phú của các dạng hợp đồng. Vì vậy, chế định hợp đồng càng ngày
càng chiếm một địa vị quan trọng trong quan hệ luật tư. Hợp đồng sinh ra là
để đem lại lợi ích hợp pháp mà các bên mong đợi thông qua việc thực hiện,
là sợi dây gắn kết các chủ thể trong xã hội. Để đáp ứng các nhu cầu của cuộc
sống cũng như trong kinh doanh, không thể thiếu được hợp đồng. Tuy nhiên,
vì nhiều lý do khác nhau, không phải khi nào hợp đồng cũng được các bên
thực hiện một cách đúng đắn, đầy đủ. Hay nói cách khác, có những trường
hợp, một bên không thực hiện, thực hiện không đúng, hoặc thực hiện không
đầy đủ nghĩa vụ. Lúc đó, đã có sự vi phạm hợp đồng. Khi có sự vi phạm hợp
đồng, lợi ích mà các bên mong muốn thông qua hợp đồng không đạt được,
và hành vi vi phạm nghĩa vụ hợp đồng này nhiều khi làm phát sinh những
thiệt hại cho bên bị vi phạm. Lúc này, dù có thiệt hại hay không, rất cần có
sự can thiệp của pháp luật nhằm bảo vệ quyền lợi của bên bị vi phạm, bảo vệ
tính ổn định trong quan hệ hợp đồng. Chế định về trách nhiệm do vi phạm
hợp đồng ra đời với ý nghĩa đó. Trong thực tiễn, có rất nhiều dạng vi phạm
hợp đồng khác nhau, kèm theo đó những hậu quả mà nó gây ra cho bên bị vi
phạm cũng khác nhau. Chính vì vậy, pháp luật đã dự liệu một loạt các biện
Nguyễn Văn Đạt – K53 Luật Kinh Doanh – Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà
Nội
6
Chế định về trách nhiệm do vi phạm hợp đồng theo LTM 2005
pháp nhằm bảo vệ quyền lợi của bên bị vi phạm, buộc bên vi phạm phải chịu
trách nhiệm do hành vi vi phạm hợp đồng của mình gây ra.
Việc tìm hiểu kỹ những biện pháp mà pháp luật đưa ra thiết nghĩ rất
cần thiết, vì hai lý do chính: Thứ nhất, việc tìm hiểu rõ pháp luật về trách
nhiệm do vi phạm hợp đồng giúp các bên có thể thỏa thuận trong hợp đồng
những điều khoản trách nhiệm mà không bị vô hiệu theo pháp luật. Thứ hai,
trong trường hợp các bên không có thỏa thuận hoặc thỏa thuận đó vô hiệu,
pháp luật cũng đưa ra các giải pháp cho bên bị vi phạm lựa chọn (trong
khuôn khổ pháp luật) để bảo vệ quyền lợi của họ một cách hiệu quả nhất.
Với lý do đó, tác giả đã lựa chọn đề tài “ Chế định về trách nhiệm do vi
phạm hợp đồng theo Luật thương mại 2005” làm đề tài cho khóa luận tốt
nghiệp của mình, nhằm phân tích các cơ sở lý luận và thực tiễn về các biện
pháp (chế tài) trên, chỉ ra những đặc trưng của từng biện pháp. Thông qua
đó, tác giả cũng đưa ra những đánh giá, chỉ ra đề xuất, kiến nghị về những
phương hướng nhằm hoàn thiện các quy định về trách nhiệm do vi phạm
hợp đồng trong Luật thương mại 2005
2. Phạm vi nghiên cứu
Khóa luận tập trung nghiên cứu bản chất, đặc trưng của các biện pháp; phạm
vi áp dụng của mỗi biện pháp; mối quan hệ của các biện pháp đó với nhau,
thực trạng áp dụng pháp luật về các biện pháp đó. Từ đó, đề xuất những kiến
nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm do vi phạm hợp đồng trong
kinh doanh thương mại
3. Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận vận dụng những phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật
lịch sự của chủ nghĩa Mác – Lênin, áp dụng vào tình hình nước ta
Nguyễn Văn Đạt – K53 Luật Kinh Doanh – Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà
Nội
7
Chế định về trách nhiệm do vi phạm hợp đồng theo LTM 2005
Ngoài ra, khóa luận cũng áp dụng các phương pháp nghiên cứu truyền thống
trong khoa học pháp lý như : phương pháp phân tích, tổng hợp các kiến thức
từ pháp luật thực định và phân tích thực tiễn để nhận thức và đánh giá thực
trạng điều chỉnh pháp luật và thực thi pháp luật; phương pháp so sánh luật
học, phương pháp đối chiếu, diễn giải, quy nạp… để giải quyết các vấn đề
khóa luận
4. Kết cấu của khóa luận
Ngoài lời nói đầu, kết luận, mục lục và danh mục tài liệu tham khảo, khóa
luận được kết cấu với 3 chương:
CHƯƠNG I: Khái quát chung về trách nhiệm do vi phạm hợp đồng
CHƯƠNG II: Thực trạng các quy định của pháp luật Việt nam về trách
nhiệm hợp đồng trong Luật thương mại 2005
CHƯƠNG III: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm
hợp đồng trong Luật thương mại 2005
Nguyễn Văn Đạt – K53 Luật Kinh Doanh – Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà
Nội
8
Chế định về trách nhiệm do vi phạm hợp đồng theo LTM 2005
Chương 1:
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TRÁCH NHIỆM DO VI PHẠM
HỢP ĐỒNG
1.1. Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng
1.1.1. Trách nhiệm pháp lý, trách nhiệm do vi phạm hợp
đồng – khái niệm và mối liên hệ
1.1.1.1. Khái niệm về trách nhiệm pháp lý
Theo từ điển Tiếng Việt, trách nhiệm được hiểu theo hai nghĩa “1. Phần
việc được giao cho hoặc coi như được giao cho, phải bảo đảm làm tròn,
nếu kết quả không tốt thì phải gánh chịu phần hậu quả. 2. Sự ràng buộc đối
với lời nói, hành vi của mình, bảo đảm đúng đắn, nếu sai trái thì phải gánh
chịu phần hậu quả”. Từ định nghĩa này, trách nhiệm được hiểu theo hai
nghĩa: tích cực và tiêu cực
Theo nghĩa tích cực, trách nhiệm luôn gắn bó với bổn phận, với nghĩa
vụ, là điều phải làm. Ví dụ: con cái có nghĩa vụ chăm sóc cha mẹ lúc tuổi
già sức yếu…
Theo nghĩa tiêu cực, trách nhiệm là hậu quả bất lợi phải gánh chịu về
mình khi có sự vi phạm mà hai bên đã cam kết (Ví dụ: A và B giao kết một
hợp đồng mua bán. Trong hợp đồng này, B đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ
của mình, còn A thì không thực hiện nghĩa vụ. Điều này đã làm phát sinh
thiệt hại cho B. Trong trường hợp này, việc vi phạm hợp đồng của A đã
Nguyễn Văn Đạt – K53 Luật Kinh Doanh – Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà
Nội
9
Chế định về trách nhiệm do vi phạm hợp đồng theo LTM 2005
làm phát sinh một trách nhiệm, trách nhiệm “ bồi thường thiệt hại” do hành
vi vi phạm nghĩa vụ của mình).
Việc thực hiện hoặc không thực hiện công việc đó không nhất thiết cần
phải có sự bảo đảm của Nhà nước bằng pháp luật. Nhưng khi các loại trách
nhiệm đó được Nhà nước điều chỉnh bằng các QPPL thì trách nhiệm đó trở
thành bắt buộc hay còn gọi là trách nhiệm pháp lý.
Theo định nghĩa trong giáo trình Lý luận chung về nhà nước và pháp
luật của Khoa Luật – Đại học quốc gia Hà Nội năm 2007 thì “ trách nhiệm
pháp lý là hậu quả của hành vi vi phạm pháp luật và được thể hiện trong
việc cơ quan Nhà nước (người có chức vụ) có thẩm quyền áp dụng đối với
người đã có lỗi trong việc vi phạm pháp luật một hoặc nhiều biện pháp
cưỡng chế (chế tài xử lý) của Nhà nước do ngành luật tương ứng quy định”
( tr.550). Vì vậy, trách nhiệm pháp lý chỉ được áp dụng khi xảy ra hành vi
vi phạm pháp luật, hay nói cách khác, trách nhiệm pháp lý là hậu quả của
hành vi vi phạm pháp luật. Việc truy cứu trách nhiệm pháp lý của cơ quan
nhà nước hay nhà chức trách có thẩm quyền thực chất là việc áp dụng
những biện pháp cưỡng chế nhà nước đối với các chủ thể vi phạm pháp
luật. Tuy nhiên, bản thân trách nhiệm pháp lý không phải là sự cưỡng chế
Nhà nước mà chỉ là nghĩa vụ phải gánh chịu những biện pháp cưỡng chế
nhà nước do pháp luật quy định.
Từ khái niệm trên, có thể thấy trách nhiệm pháp lý có những đặc điểm
cơ bản:
- Trách nhiệm pháp lý chỉ phát sinh khi có hành vi vi phạm pháp luật
- Trách nhiệm pháp lý phải do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền áp
dụng
Nguyễn Văn Đạt – K53 Luật Kinh Doanh – Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà
Nội
10
Chế định về trách nhiệm do vi phạm hợp đồng theo LTM 2005
- Trách nhiệm mang lại hậu quả pháp lý bất lợi cho các chủ thể bị áp
dụng
- Trách nhiệm pháp lý có mục đích giáo dục, phòng ngừa các hành vi vi
phạm pháp luật
Tóm lại, trách nhiệm pháp lý là hậu quả bất lợi mà chủ thể vi phạm
pháp luật ( có hành vi xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của các
chủ thể khác) phải gánh chịu với tính chất là biện pháp cưỡng chế được
pháp luật quy định nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể bị
vi phạm
1
1.1.1.2. Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng
Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng là một loại trách nhiệm pháp lý. Ở mức
độ khái quát, trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mang bản chất và là một
dạng cụ thể của trách nhiệm dân sự. Vì vậy, trách nhiệm do vi phạm hợp
đồng cũng mang những đặc điểm của trách nhiệm pháp lý nói chung.
Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng được hiểu là việc bên vi phạm phải
gánh chịu những hậu quả bất lợi mang tính vật chất do hành vi vi phạm
nghĩa vụ hợp đồng của mình. Tuy cũng là một dạng trách nhiệm pháp lý
nhưng do đặc thù của quan hệ hợp đồng nên nó cũng có những đặc điểm
riêng:
+ Thứ nhất, về thẩm quyền áp dụng: nếu như trách nhiệm pháp lý
(TNPL) nói chung chỉ được áp dụng bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền
thì trách nhiệm do vi phạm hợp đồng (TNVPHĐ) còn có thể được áp dụng
bởi cơ quan tài phán phi chính phủ như cơ quan trọng tài. Khi xuất hiện vi
phạm hợp đồng, bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bên vi phạm thực hiện
các hình thức TNVPHĐ theo thỏa thuận giữa hai bên trong hợp đồng hoặc
1
Nguyễn Thụy Phương, Luận văn thạc sỹ về “ Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc
tế theo pháp luật Việt nam”
Nguyễn Văn Đạt – K53 Luật Kinh Doanh – Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà
Nội
11
Chế định về trách nhiệm do vi phạm hợp đồng theo LTM 2005
theo quy định của pháp luật. Nếu không tự dàn xếp được với nhau, các bên
có thể giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải hoặc tại Trọng tài thương
mại mà không nhất thiết phải giải quyết tại Tòa án.
+ Thứ hai, về hình thức áp dụng: được áp dụng trong quá trình ký kết
và thực hiện hợp đồng khi có hành vi vi phạm hợp đồng. Hợp đồng vô hiệu
cũng có thể làm phát sinh trách nhiệm nhưng đó là trách nhiệm ngoài hợp
đồng vì thực tế các bên không tồn tại quan hệ hợp đồng, nên trách nhiệm
này không phát sinh từ các nghĩa vụ do các bên thỏa thuận với nhau
+ Thứ ba, về tính chất của TNVPHĐ: mang tính vật chất hay tính tài
sản. Đặc điểm chung của bất kỳ loại trách nhiệm pháp lý nào cũng đều là
sự tước đoạt hay hạn chế các quyền về tài sản hay phi tài sản của chủ thể
có hành vi vi phạm. Khác biệt với đặc điểm chung này, TNVPHĐ chỉ buộc
bên có hành vi vi phạm hợp đồng phải gánh chịu những hậu quả bất lợi về
tài sản.
+ Thứ tư, về mục đích áp dụng các chế tài: không chỉ nhằm mục đích
giáo dục và phòng ngừa vi phạm pháp luật như trách nhiệm pháp lý nói
chung mà mục đích chính của việc áp dụng các chế tài TNVPHĐ là khôi
phục lợi ích vật chất, bù đắp những tổn thất cho bên bị vi phạm. Việc áp
dụng các chế tài này không chỉ mang tính trừng phạt đối với bên vi phạm
mà còn tính toán để bảo đảm lợi ích chính đáng của bên họ, đảm bảo cân
bằng lợi ích giữa các bên, điều này thể hiện ở các quy định về miễn giảm
trách nhiệm. Thêm nữa, nghĩa vụ chứng minh tổn thất, nghĩa vụ hạn chế
thiệt hại là của bên bị vi phạm. Đặc điểm này xuất phát từ bản chất của
quan hệ hợp đồng là quan hệ mang tính chất đền bù ngang giá; khi hợp
đồng bị vi phạm, điều mà các bên quan tâm đến nhiều chính là lợi ích vật
chất của mình sẽ được đáp ứng như thế nào thông qua việc thực hiện các
chế tài do vi phạm hợp đồng
Nguyễn Văn Đạt – K53 Luật Kinh Doanh – Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà
Nội
12
Chế định về trách nhiệm do vi phạm hợp đồng theo LTM 2005
1.1.2. Tiến trình phát triển của trách nhiệm do vi phạm hợp
đồng theo pháp luật Việt nam trước khi có Luật thương mại
năm 2005
1.1.2.1. TNVPHĐ trong cơ chế tập trung bao cấp:
Trong thời kỳ này, miền bắc tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội theo
cơ chế kế hoạch hóa tập trung cao độ. Chế độ pháp lý về hợp đồng kinh tế
giai đoạn này được ghi nhận tại Nghị định số 04/TTg ngày 4 tháng 1 năm
1960 của Thủ tướng chính phủ ban hành Điều lệ tạm thời về chế độ hợp
đồng kinh tế, Nghị định số 54/CP ngày 10 tháng 3 năm 1975 của Chính
phủ ban hành Điều lệ về chế độ hợp đồng kinh tế và các văn bản hướng
dẫn thi hành
1
.
Đặc trưng cơ bản của các văn bản trên xác định: chủ thể tham gia các
quan hệ hợp đồng chủ yếu là các đơn vị kinh tế xã hội chủ nghĩa; việc ký
kết hợp đồng là nhằm thực hiện chỉ tiêu kế hoạch của Nhà nước nên phải
dựa theo nguyên tắc bắt buộc và tuân theo các chỉ tiêu kinh tế nhà nước. Ở
giai đoạn phát triển cao độ của cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, hợp
đồng kinh tế đã trở thành một công cụ pháp lý chủ yếu của Nhà nước để
quản lý nền kinh tế xã hội chủ nghĩa. Ký kết hợp đồng là xây dựng kế
hoạch, thực hiện hợp đồng là thực hiện kế hoạch và vi phạm hợp đồng là vi
phạm kỷ luật kế hoạch….Theo đó, chế định trách nhiệm hợp đồng được
quy định nhằm bảo đảm và củng cố kỷ luật hợp đồng.
Theo Nghị định số 04/TTg ngày 4 tháng 1 năm 1960 của Thủ tướng
Chính phủ và Nghị định số 54/CP ngày 10 tháng 3 năm 1975 của Chính
phủ, trách nhiệm do vi phạm hợp đồng được áp dụng xử lý các hành vi vi
phạm với hai hình thức là phạt hợp đồng và bồi thường thiệt hại.
1
Nguyễn Thị Dung, “áp dụng trách nhiệm hợp đồng trong kinh doanh”, NXB Chính trị Quốc Gia Hà Nội,
2001, tr.18
Nguyễn Văn Đạt – K53 Luật Kinh Doanh – Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà
Nội
13
Chế định về trách nhiệm do vi phạm hợp đồng theo LTM 2005
1.1.2.2. Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng theo Bộ luật dân sự năm
1995, Pháp lệnh hợp đồng kinh tế năm 1989 và Luật thương
mại năm 1997
Sau kỳ đại hội Đảng lần thứ VI diễn ra cuối năm1986, Nhà nước ta đã
có một quyết định quan trọng: Xóa bỏ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung,
chuyển sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Từ
sự thay đổi lớn trong đường lối chính trị, chúng ta cũng đã có những thay
đổi đáng kể trong hoạt động lập pháp. Pháp lệnh hợp đồng kinh tế 1989 và
Luật thương mại 1997 là những cơ sở pháp lý chủ yếu cụ thể hóa quyền tự
do kinh doanh, tự do hợp đồng của các chủ thể kinh doanh, từ đó từng
bước chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung bao cấp, sang nền kinh tế thị
trường có định hướng. Với vai trò đảm bảo pháp lý cho quyền tự do hợp
đồng, chế định TNVPHĐ cũng có những điểm mới so với TNVPHĐ trong
cơ chế kế hoạch hóa tập trung.
Theo quy định tại Pháp lệnh hợp đồng và LTM 1997, khi có sự vi
phạm hợp đồng kinh tế và hợp đồng thương mại, trách nhiệm hợp đồng có
thể được áp dụng dưới các hình thức:
- Buộc thực hiện đúng hợp đồng
- Phạt vi phạm hợp đồng
- Bồi thường thiệt hại
- Hủy hợp đồng
Thực ra, chế tài hủy hợp đồng chỉ được xem là một hình thức trách
nhiệm do vi phạm hợp đồng theo quy định của LTM 1997. Theo Pháp lệnh
hợp đồng kinh tế thì bên có quyền lợi bị vi phạm chỉ có quyền đơn phương
đình chỉ việc thực hiện hợp đồng khi bên kia thực sự đã có sự vi phạm mà
không có quyền đơn phương tuyên bố hủy bỏ hợp đồng (Điều 26,27 của
Pháp lệnh này). Theo quy định của Pháp lệnh này và các văn bản hướng
Nguyễn Văn Đạt – K53 Luật Kinh Doanh – Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà
Nội
14
Chế định về trách nhiệm do vi phạm hợp đồng theo LTM 2005
dẫn thi hành, việc hủy bỏ hợp đồng do các bên thỏa thuận bằng văn bản.
Chính vì vậy, hủy bỏ hợp đồng theo Pháp lệnh hợp đồng kinh tế không
mang tính chế tài và đương nhiên không phải là một hình thức trách nhiệm
do vi phạm hợp đồng.
Tuy nhiên, LTM 1997 lại quy định khác về hủy hợp đồng. Theo LTM
1997 thì hủy hợp đồng là một hình thức chế tài trong thương mại, theo đó,
bên bị vi phạm tuyên bố hủy hợp đồng nếu việc vi phạm của bên kia là
điều kiện để hủy hợp đồng mà các bên đã thỏa thuận (Điều 235) hoặc pháp
luật đã quy định (Điều 63, khoản 2 Điều 65). Như vậy, hủy bỏ hợp đồng là
quyền của bên bị vi phạm và Tòa án chỉ có quyền xem xét chấp nhận hay
không chấp nhận yêu cầu đó mà thôi, mà không có quyền tuyên bố hủy bỏ
hợp đồng hay buộc các bên phải hủy bỏ hợp đồng đã ký, trừ trường hợp
hợp đồng đó được giao kết không hợp pháp.
Mặc dù hủy bỏ hợp đồng không do cơ quan có thẩm quyền áp dụng,
nhưng tuyên bố hủy hợp đồng của một bên có thể được đảm bảo thực hiện
bằng cưỡng chế Nhà nước, vì vậy, LTM 1997 xem hủy bỏ hợp đồng là một
hình thức trách nhiệm do vi phạm hợp đồng là hoàn toàn xác đáng.
Ngoài điểm khác biệt trên, giữa hai văn bản này còn tồn tại rất nhiều
những điểm bất cập, mâu thuẫn nhau. Việc tồn tại song song hai văn bản
điều chỉnh về hợp đồng với các quy định không thống nhất về khái niệm và
nội dung đối với TNVPHĐ dẫn đến sự mâu thuẫn về cách hiểu và áp dụng
trong quá trình thực thi luật. Phải đến khi được thống nhất trong một văn
bản - Luật thương mại 2005, vấn đề này mới được giải quyết.
1.1.3. Những vấn đề thuộc nội dung của trách nhiệm do vi
phạm hợp đồng theo LTM 2005
Nguyễn Văn Đạt – K53 Luật Kinh Doanh – Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà
Nội
15
Chế định về trách nhiệm do vi phạm hợp đồng theo LTM 2005
Trong phần nội dung của trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, tác giả sẽ đi
vào nghiên cứu các quy định về các căn cứ phát sinh trách nhiệm do vi
phạm hợp đồng; các căn cứ miễn trách nhiệm và các chế tài áp dụng
1.1.3.1. Các căn cứ phát sinh trách nhiệm
a. Có hành vi vi phạm hợp đồng của bên vi phạm: Đây là yếu tố đầu
tiên phát sinh trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, thể hiện dưới dạng
hành động ( thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ hợp đồng )
hoặc không hành động ( không thực hiện ). Tuy nhiên, chỉ được coi là
hành vi vi phạm hợp đồng nếu hành vi đó xảy ra từ khi hợp đồng có hiệu
lực pháp luật.
b. Bên bị vi phạm có thiệt hại xảy ra trong thực tế: Thiệt hại là sự
mất mát hoặc giảm sút về lợi ích vật chất hoặc tinh thần được pháp luật
bảo vệ. Trước đây, LTM 1997 yêu cầu phải “ có thiệt hại vật chất”. Như
vậy có thể suy luận là chỉ tổn thất vật chất mới được bồi thường. LTM
2005 đã có sự thay đổi và yêu cầu “ có thiệt hại thực tế” (khoản 2 Điều
303) nhưng không thể hiện rõ là tổn thất về tinh thần có được bồi thường
hay không. Nhiều luật gia hiện nay cho rằng thiệt hại thực tế ở đây phải
là thiệt hại vật chất. Theo tác giả, thiệt hại thực tế ở đây bao gồm cả thiệt
hại về tinh thần. Đối với thương nhân, đó chính là thiệt hại do giảm sút
uy tín kinh doanh hay giảm sút thương hiệu. Vấn đề này sẽ được phân
tích kỹ ở phần thực trạng.
c. Bên vi phạm có lỗi: Lỗi được hiểu là thái độ chủ quan của một chủ
thể đối với hành vi của mình và hậu quả do hành vi đó gây ra. Bên vi
phạm hợp đồng khi thực hiện hành vi của mình có khả năng nhận thức
trước những hậu quả do hành vi đó gây ra nhưng cố ý hoặc vô ý thực
hiện hành vi đó.
Nguyễn Văn Đạt – K53 Luật Kinh Doanh – Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà
Nội
16
Chế định về trách nhiệm do vi phạm hợp đồng theo LTM 2005
d. Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm hợp đồng của
bên vi phạm và thiệt hại về tài sản của bên bị vi phạm. Trong khoa học
pháp lý, hành vi vi phạm hợp đồng được xem là nguyên nhân và thiệt hại
thực tế xảy ra là kết quả của hành vi vi phạm đó. Xét về hiện tượng, có
thể có nhiều hành vi vi phạm, có nhiều thiệt hại thực tế nhưng nếu giữa
chúng không có mối liên hệ thì không nảy sinh trách nhiệm bồi thường
với bên vi phạm.
1.1.3.2. Các căn cứ miễn trách do vi phạm hợp đồng
Khi một bên có hành vi vi phạm hợp đồng thì họ mặc nhiên bị suy đoán
là có lỗi và phải chịu trách nhiệm trước bên bị vi phạm. Nhưng nếu bên vi
phạm chứng minh được mình không có lỗi trong vi phạm đó thì không
phải chịu trách nhiệm. Để chứng minh mình không có lỗi, bên vi phạm
phải chứng minh được một trong các căn cứ miễn trách được quy định
trong luật và trong hợp đồng. Các căn cứ đó là:
- Trường hợp miễn trách nhiệm do các bên thỏa thuận
- Sự kiện bất khả kháng
- Hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia
- Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ
quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết
được vào thời điểm giao kết hợp đồng
Ngoài bốn căn cứ trên, Công ước viên 1980 còn quy định một căn cứ
miễn trách nhiệm nữa, đó là “ Do lỗi của người thứ ba” (Khoản 2 Điều 74).
Đó là trường hợp do lỗi của người thứ ba, mà người thứ ba không thực
hiện nghĩa vụ của mình do gặp phải các trường hợp bất khả kháng
1.1.3.3. Chế tài do vi phạm hợp đồng
Nguyễn Văn Đạt – K53 Luật Kinh Doanh – Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà
Nội
17
Chế định về trách nhiệm do vi phạm hợp đồng theo LTM 2005
Chế định trách nhiệm do vi phạm hợp đồng được thể hiện qua các chế
tài cụ thể. Đây là các chế tài mang tính tài sản. Tuy nhiên, luật pháp của
các nước khác nhau quy định các chế tài cụ thể khác nhau
Luật thương mại Việt nam năm 1997 quy định 4 chế tài: Buộc thực
hiện đúng hợp đồng, bồi thường thiệt hại, phạt vi phạm và hủy hợp đồng
Ngoài 4 chế tài trên, luật thương mại Việt nam năm 2005 bổ sung
thêm 2 chế tài cụ thể nữa. Đó là: tạm ngừng thực hiện hợp đồng và đình
chỉ thực hiện hợp đồng. Ngoài ra, luật cũng cho phép các bên được thỏa
thuận các biện pháp khác nhưng không trái với các nguyên tắc cơ bản của
pháp luật Việt nam, điều ước quốc tế mà Việt nam là thành viên và tập
quán thương mại quốc tế.
Việc áp dụng chế tài nào trong các chế tài nói trên trước hết phụ thuộc
vào sự lựa chọn của bên bị vi phạm, tuy nhiên pháp luật cũng có quy định
nhằm hạn chế quyền lựa chọn của các bên. Điều 293 Luật thương mại “ trừ
trường hợp có thỏa thuận khác, bên bị vi phạm không được áp dụng chế tài
tạm ngừng thực hiện hợp đồng, đình chỉ thực hiện hợp đồng hoặc hủy bỏ
hợp đồng đối với vi phạm không cơ bản”
Chương 2:
THỰC TRẠNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT
NAM VỀ TRÁCH NHIỆM DO VI PHẠM HỢP ĐỒNG VÀ
THỰC TIỄN ÁP DỤNG
Nguyễn Văn Đạt – K53 Luật Kinh Doanh – Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà
Nội
18
Chế định về trách nhiệm do vi phạm hợp đồng theo LTM 2005
2.1. Thực trạng các quy định của pháp luật Việt nam về
trách nhiệm do vi phạm hợp đồng
2.1.1. Thực trạng các quy định của pháp luật Việt nam về các
căn cứ áp dụng trách nhiệm hợp đồng
2.1.1.1. Thực trạng các quy định của pháp luật về yếu tố thứ nhất: Có
hành vi vi phạm hợp đồng
Hợp đồng sinh ra để nhằm thỏa mãn những mục đích của các bên, nhưng
đồng thời việc ký kết này cũng ràng buộc các bên bởi những nghĩa vụ nhất
định. BLDS Pháp có quy định “ Hợp đồng giao kết hợp pháp có giá trị như
luật đối với các bên giao kết” ( Điều 1134). Hay nói cách khác, các bên
trong quan hệ hợp đồng đã tự tạo ra “luật” cho chính họ. Tuy nhiên, trong
nhiều trường hợp, các bên đã không thực hiện đúng nghĩa vụ hợp đồng. Vi
phạm hợp đồng là việc không thực hiện, hay thực hiện không đúng, không
đầy đủ nghĩa vụ hợp đồng và chủ thể thực hiện hành vi đó phải chịu trách
nhiệm đối với bên bị vi phạm.
Khi xem xét hành vi vi phạm hợp đồng, ngoài việc xác định thế nào là
hành vi vi phạm hợp đồng thì còn cần thiết phải làm rõ thế nào là vi phạm
cơ bản, vi phạm không cơ bản và vi phạm trước thời hạn vì hậu quả pháp
lý của các hành vi vi phạm này là khác nhau.
Thứ nhất, Vi phạm cơ bản và vi phạm không cơ bản. Sự phân biệt là
rất cần thiết vì hậu quả pháp lý của chúng là hoàn toàn khác nhau, vì theo
LTM 2005, không được áp dụng ba chế tài: tạm ngừng thực hiện hợp
đồng, đình chỉ thực hiện hợp đồng và hủy hợp đồng đối với vi phạm không
cơ bản, trừ khi các bên có thỏa thuận khác.
LTM 1997 không có sự phân biệt giữa vi phạm cơ bản và vi phạm
không cơ bản.
Nguyễn Văn Đạt – K53 Luật Kinh Doanh – Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà
Nội
19
Chế định về trách nhiệm do vi phạm hợp đồng theo LTM 2005
Các nhà làm luật đã đưa quy định về vi phạm cơ bản và vi phạm
không cơ bản vào LTM 2005 nhằm đảm bảo công bằng trong hoạt động
kinh doanh thương mại, tránh trường hợp một bên lấy lý do có hành vi vi
phạm hợp đồng để áp dụng những chế tài nặng trong những trường hợp mà
sự vi phạm được coi là không đáng kể. Theo khoản 13 Điều 3 LTM 2005
thì “ vi phạm cơ bản là sự vi phạm hợp đồng của một bên gây thiệt hại cho
bên kia đến mức làm cho bên kia không đạt được mục đích của việc giao
kết hợp đồng”. Tuy nhiên, tính đến nay vẫn chưa có văn bản hướng dẫn,
giải thích rõ nội hàm của khái niệm vi phạm cơ bản hợp đồng nói trên.
Nhiều câu hỏi xoay quanh khái niệm này vẫn chưa có lời giải đáp: thiệt hại
do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra đến mức nào thì được coi là vi phạm
cơ bản hợp đồng? Mục đích của các bên khi giao kết hợp đồng là gì?
1
Điều
này gây khó khăn cho việc áp dụng.
Công ước Viên 1980 cũng đưa ra khái niệm về vi phạm cơ bản. Theo
đó, “Một sự vi phạm hợp đồng do một bên gây ra là vi phạm cơ bản nếu sự
vi phạm đó làm cho bên kia bị thiệt hại mà người bị thiệt hại, trong một
chừng mực đáng kể bị mất cái mà họ có quyền chờ đợi trên cơ sở hợp
đồng, trừ phi bên vi phạm không tiên liệu được hậu quả đó và một người
có lý trí minh mẫn cũng sẽ không tiên liệu được nếu họ cũng ở vào hoàn
cảnh tương tự”
Như vậy, theo Công ước Viên, một sự vi phạm hợp đồng là vi phạm cơ
bản nếu nó gây ra thiệt hại đáng kể cho bên bị vi phạm, làm cho bên bị vi
phạm mất đi cái mà họ chờ đợi từ hợp đồng và bên vi phạm phải tiên liệu
được hoặc lẽ ra phải tiên liệu được hậu quả đó.
Tuy nhiên, thuật ngữ “thiệt hại” ở đây được hiểu như thế nào? Trong
định nghĩa khái niệm “vi phạm cơ bản” ở LTM 2005 có thuật ngữ “thiệt
1
Ths Võ Sỹ Mạnh, bàn về khái niệm vi phạm cơ bản hợp đồng theo Công ước Viên 1980
Nguyễn Văn Đạt – K53 Luật Kinh Doanh – Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà
Nội
20
Chế định về trách nhiệm do vi phạm hợp đồng theo LTM 2005
hại”. Hiện nay, thuật ngữ “vi phạm cơ bản” được quy định trong Luật
thương mại 2005 chỉ được sử dụng trong ba trường hợp “tạm ngừng thực
hiện hợp đồng”, “đình chỉ thực hiện” và “hủy hợp đồng”, trong khi đó ba
chế tài này có thể được áp dụng mà không cần phải chứng minh thiệt hại
tồn tại hay không. Vì vậy, thuật ngữ “ thiệt hại” theo LTM 2005 cần phải
được hiểu là những gì không thuận lợi cho bên bị vi phạm, không cần có
thiệt hại giống như trong trường hợp áp dụng chế tài bồi thường thiệt hại
1
Từ những phân tích trên, thiết nghĩ, chỉ nên coi những vi phạm có ảnh
hưởng lớn tới hợp đồng mới là vi phạm cơ bản và Tòa án sẽ tự mình thẩm
định vi phạm nào là vi phạm cơ bản tùy vào trường hợp cụ thể. Ngoài ra,
để tránh những khó khăn nói trên, trong hợp đồng, các bên nên thỏa thuận
trước loại vi phạm nào có thể cho phép tạm dừng, đình chỉ, hay hủy hợp
đồng
2
Thứ hai, Vi phạm trước thời hạn: Loại vi phạm hợp đồng này lần đầu
tiên được xem xét ở Anh năm 1853 trong vụ kiện nổi tiếng giữa Hochster
và De La Tour và sau đó ở Hoa kỳ và các nước thuộc hệ thống pháp luật
Anh-Mỹ. Nhưng cho đến nay, pháp luật Việt nam vẫn chưa thục sự nhìn
nhận loại vi phạm này. LTM 2005 cũng đã công nhận phần nào chế định
này nhưng còn rất dè dặt. Bởi theo khoản 2, Điều 313 LTM 2005, “trường
hợp một bên không thực hiện nghĩa vụ đối với một lần giao hàng, cung
ứng dịch vụ là cơ sở để kết luận rằng vi phạm cơ bản sẽ xảy ra đối với
những lần giao hàng, cung ứng dịch vụ sau đó thì bên bị vi phạm có quyền
tuyên bố hủy bỏ hợp đồng đối với những lần giao hàng, cung ứng dịch vụ
sau đó, với điều kiện là bên đó phải thực hiện quyền này trong thời gian
1
Xem thêm Đỗ Văn Đại, Các biện pháp xử lý việc không thực hiện đúng hợp đồng trong pháp luật Việt
nam, NXB Chính trị Quốc Gia Hà nội, 2010, tr.162
2
Xem Đỗ Văn Đại, Vấn đề hủy bỏ, đình chỉ hợp đồng do bị vi phạm, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Số 9-
9/2004. Vấn đề hủy bỏ, đình chỉ hợp đồng do bị vi phạm trong Bộ luật dân sự Việt nam, Tạp chí Khoa học
pháp lý, sô 3(22)-2004
Nguyễn Văn Đạt – K53 Luật Kinh Doanh – Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà
Nội
21
Chế định về trách nhiệm do vi phạm hợp đồng theo LTM 2005
hợp lý”. LTM 2005 mới chỉ đề cập đến vấn đề vi phạm trước thời hạn đối
với nghĩa vụ giao hàng và cung ứng dịch vụ nhiều lần chứ chưa nêu lên
được quy tắc tổng quát đối với những nghĩa vụ khác. Cụ thể, có thể áp
dụng quy tắc về vi phạm trước thời hạn cho tất cả các hợp đồng song vụ.
Tiến bộ hơn LTM 2005, BLDS 2005 đã có quy định tổng quát liên quan
đến vấn đề này tại mục 7 về Hợp đồng dân sự, cụ thể tại Điều 415 “ 1. Bên
phải thực hiện nghĩa vụ trước có quyền hoãn thực hiện nghĩa vụ, nếu tài
sản của bên kia đã bị giảm sút nghiêm trọng đến mức không thể thực hiện
được nghĩa vụ như đã cam kết cho đến khi bên kia có khả năng thực hiện
được nghĩa vụ hoặc có người bảo lãnh. 2. Bên phải thực hiện nghĩa vụ sau
có quyền hoãn thực hiện nghĩa vụ đến hạn nếu bên thực hiện nghĩa vụ
trước chưa thực hiện nghĩa vụ của mình khi đến hạn”. Tuy nhiên, nếu quy
định của BLDS chỉ dừng lại ở đó thì bản chất của vấn đề vẫn chưa được
giải quyết, bởi vì nếu chờ đợi đến khi bên kia có khả năng thực hiện nghĩa
vụ thì rất có thể thiệt hại sẽ lớn hơn rất nhiều và vì vậy, điều này có phải là
không tuân thủ một quy định khác của luật – nghĩa vụ hạn chế tổn thất
1
.
Mặt khác, BLDS cho phép một bên có quyền hoãn thực hiện nghĩa vụ
nhưng không cho biết là bên hoãn thực hiện nghĩa vụ có hay không có
quyền hủy bỏ, đình chỉ hợp đồng khi bên kia vẫn không có khả năng thực
hiện nghĩa vụ hoặc không có người bảo lãnh
2
. LTM 2005 đã cho phép hủy
hợp đồng tại khoản 2 Điều 313 như đã nói ở trên, nhưng không nêu lên
được một cách tổng quát.
Về vấn đề này, cả BLDS và LTM 2005 vẫn còn nhiều hạn chế so với
pháp luật của nhiều nước. Pháp luật nhiều nước đã cho phép hay có xu
1
Giáo trình luật hợp đồng thương mại quốc tế, NXB Đại học quốc gia Hồ Chí Minh, 2005, tr.63
2
Xem Đỗ Văn Đại – Sđd, tr.152
Nguyễn Văn Đạt – K53 Luật Kinh Doanh – Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà
Nội
22
Chế định về trách nhiệm do vi phạm hợp đồng theo LTM 2005
hướng cho phép bên phải thực hiện trước quyền hủy bỏ, đình chỉ hợp đồng
khi bên kia vẫn không có khả năng thực hiện đúng hợp đồng mặc dù hợp
đồng đã bị hoãn thực hiện và bên hoãn đã cho bên kia một khoảng thời
gian hợp lý để khôi phục khả năng này. Theo điều 69 của Luật hợp đồng
Trung Quốc thì “sau khi hoãn hợp đồng, bên hoãn có quyền hủy hợp đồng
khi bên kia vẫn không khôi phục khả năng thực hiện và không cung cấp
một biện pháp bảo đảm thích đáng trong một khoảng thời gian hợp lý”. Bộ
nguyên tắc của Unidroit về hợp đồng thương mại quốc tế cũng có quy định
tương tự như vậy. Cụ thể, tại Điều 7.3.4 “khi một bên có thể tin rằng bên
kia sẽ không thực hiện chủ yếu hợp đồng thì có quyền yêu cầu bên kia
cung cấp những biện pháp bảo đảm thực hiện tốt hợp đồng, và trong giai
đoạn chờ đợi, có quyền hoãn thực hiện nghĩa vụ của mình. Họ có thể hủy
bỏ hợp đồng nếu những biện pháp bảo đảm trên không được cung cấp
trong khoảng thời gian hợp lý”. Tại Điều 2-609 Bộ luật Thương mại Thống
nhất của Hoa kỳ cũng có quy định tương tự “ nếu người mua có cơ sở để
nghi ngờ người bán sẽ không thực hiện nghĩa vụ hợp đồng của mình thì
người mua có quyền yêu cầu người bán bằng văn bản bảo đảm thực hiện
nghĩa vụ khi chưa nhận được sự trả lời của người bán về sự bảo đảm thực
hiện nghĩa vụ của mình. Nếu trong thời hạn 30 ngày sau khi nhận được yêu
cầu có cơ sở của người mua mà người bán không đưa ra bảo đảm thực hiện
nghĩa vụ hợp đồng, người mua có quyền hủy bỏ hợp đồng trước thời hạn
và yêu cầu bồi thường thiệt hại”
Từ những phân tích trên, sẽ là bất hợp lý khi không cho phép một bên
hủy hay chấm dứt hợp đồng trong khi biết chắc là bên kia sẽ không thực
hiện hợp đồng nếu đến hạn thực hiện. Mặt khác, cũng sẽ có lợi về kinh tế
khi cho phép một bên hủy, hay đình chỉ hợp đồng trong trường hợp bên kia
sẽ vi phạm hợp đồng. Ví dụ: nếu cho phép người mua hủy hợp đồng khi
Nguyễn Văn Đạt – K53 Luật Kinh Doanh – Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà
Nội
23
Chế định về trách nhiệm do vi phạm hợp đồng theo LTM 2005
biết chắc người bán sẽ không thực hiện hợp đồng, sẽ giúp người mua chủ
động tìm người bán khác để có được số lượng hàng cần mua đáp ứng được
nhu cầu của mình….Thiết nghĩ, từ những phân tích trên, pháp luật ta cũng
nên có những quy định như vậy, nhằm bù đắp những khiếm khuyết trong
pháp luật Việt nam cũng như phù hợp với pháp luật quốc tế.
2.1.1.2. Thực trạng các quy định của pháp luật về yếu tố thứ hai: có
thiệt hại thực tế
Nhìn chung, pháp luật Việt nam cũng như pháp luật các nước Châu Âu
và văn bản pháp luật thương mại quốc tế đều có quy định mang tính
nguyên tắc chung: có thiệt hại thì mới bồi thường. Nếu có hành vi vi phạm
hợp đồng nhưng không gây thiệt hại thì không phải chịu trách nhiệm bồi
thường. Khác biệt đôi chút, pháp luật các nước Common law thì ghi nhận
trách nhiệm bồi thường ngay cả khi người có quyền không có bất kỳ tổn
thất nào hoặc không chứng minh được thiệt hại thực tế. Trong trường hợp
này, Tòa án sẽ cho người bị thiệt hại được hưởng một khoản đền bù tượng
trưng (hoặc danh nghĩa) là 1USD
1
. Nhưng về cơ bản, các thiệt hại được bồi
thường theo pháp luật Common Law cũng tương đồng với các nước theo
truyền thống Civil Law và pháp luật Việt nam.
Theo quy định của LTM 2005 thì thiệt hại này bao gồm: giá trị tổn thất
thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu và khoản lợi trực tiếp mà bên
bị vi phạm đáng lẽ được hưởng” (Điều 302 khoản 2). Quy định này của
LTM phù hợp với pháp luật các nước Châu Âu và pháp luật thương mại
quốc tế. Điều 1149 BLDS Pháp quy định “ Về nguyên tắc, giá trị khoản
bồi thường cho người có quyền bao gồm thiệt hại thực tế và phần lợi nhuận
1
Ngô Huy Cương, góp phần bàn về cải cách pháp luật ở Việt nam hiện nay, NXB Tư pháp, 2006, tr.415;
Tìm hiểu pháp luật Hoa Kỳ trong điều kiện Việt nam hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, NXB Chính trị
Quốc Gia, 2001, tr. 199
Nguyễn Văn Đạt – K53 Luật Kinh Doanh – Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà
Nội
24
Chế định về trách nhiệm do vi phạm hợp đồng theo LTM 2005
lẽ ra người có quyền được hưởng, trừ những trường hợp ngoại lệ và sửa
đổi theo quy định dưới đây” và “ Người có nghĩa vụ chỉ có trách nhiệm bồi
thường những thiệt hại đã được dự kiến hoặc đã có thể được dự kiến khi
giao kết hợp đồng, trừ trường hợp nghĩa vụ không được thực hiện là do sự
lừa dối của người có nghĩa vụ” (Điều 1150)
Tại Điều 7.4.2 Bộ nguyên tắc Unidroit cũng quy định tương tự “ Bên có
quyền có quyền đòi bồi thường toàn bộ những thiệt hại mà mình đã phải
chịu từ việc không thực hiện. Thiệt hại bao gồm những tổn thất mà bên
này đã phải gánh chịu và những lợi ích đã mất đi, có tính đến mọi khoản
lợi cho bên có quyền từ một khoản chi phí hay tổn thất tránh được”
Ngoài ra, thiệt hại được quy định trong LTM 2005 phải là những thiệt
hại thực tế, trực tiếp. Thiệt hại đó phải tồn tại trên thực tế. Bên bị vi phạm
không thể yêu cầu bên vi phạm bồi thường những thiệt hại mang tính giả
định hoặc có thể xảy ra. Bộ nguyên tắc Unidroit cũng có những quy định
tương tự (Điều 7.4.3).
Ví dụ: Công ty A ký kết hợp đồng mua máy dệt của Công ty B, thỏa thuận
giao hàng vào ngày 15/3/2005. Việc giao máy dệt cho Công ty A bị chậm 3
tháng so với thời hạn giao hàng quy định trong hợp đồng. Công ty B có
nghĩa vụ bồi thường cho Công ty A những lợi nhuận bị mất do hành vi
giao hàng muộn này vì phải dự đoán trước được máy dệt sẽ được đưa vào
sử dụng ngay khi nhận hàng. Công ty B sẽ không bị buộc phải bồi thường
thiệt hại do mất 1 hợp đồng lẽ ra được ký kết vào ngày 20/5/2005 vì thiệt
hại này không thể dự đoán trước được.
Ví dụ trên cho thấy rằng, thiệt hại mang tính giả định sẽ không thể được
bồi thường, bên bị vi phạm muốn được bồi thường phải chứng minh được
thiệt hại xảy ra là thiệt hại thực tế
Nguyễn Văn Đạt – K53 Luật Kinh Doanh – Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà
Nội
25