BỊ
Bộ GIÁO DỤC & Đ À O TẠO
•
•
•
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI T H Ư Ơ N G
a
•
n
oOo
ĐÌIÀIĨWÉN com raoầ BỘC c ứ Bệ
TRÁCH NHIỆM DO VI PHẠM HỘP ĐONG
•
•
•
MUA BÁN HÀNG HOA THEO BỘ LUẬT
THƯƠNG MẠI THỐNG NHÁT HOA KỲ
MÃ SỐ: B2003- 40- 30
Nguyên
Chủ nhiệm đề tài:
ThS. Nguyễn Minh Phượng
ThS. Ho Thúy Ngọc
ThS. Nguyễn Minh Hằng
Chủ nhiệm đề tài:
Tham
PGS.TS. Hoàng Ngoe Thiết
gia đề tài:
T H lĩ V ỉ F N
ì RuừiíC r;'.' :''Gi:
N G Ĩ V VHí.!ONG
Dĩ"
DFO
?t>
HÀ NỘI THÁNG 2 - 2005
r
Bộ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TRNG ĐẠễ HỌC NGOẠI THƯƠNG
•
•
•
000
ú tề mrnằịicQoMọi HÓC CỐPlệ
TRÁCH NHIỆM DO VI PHẠM HỢP ĐONG
MƯA BÁN HÀNG HOA THEO BỘ LUẬT
THƯƠNG MẠI THỐNG NHÁT HOA KỲ
số: £32003" 40- 30
Xác nhận của Cư quan chủ trì dề tài
/T Hiện trưởng
ệu trưởng
'or
N À
Chữ ký của Chủ nhiệm để tài
s
í ĩ^^TỸBưkcu
ÍJ^ẾÌW^
|GOẠỊ
r{\
)
—
•
PGS.TS. Nguyễn Phúc Khanh
ThS. Nguyễn Mình Phượng
c
i
I ti
tí
HÀ Nội THẢNG 2 - 2005
tnaur.iivttK.ũ vã
MỤC LỤC
trang
LỜI NĨI ĐẨU
Ì
CHƯƠNG I. NGHĨA vụ CỦA CÁC BÉN MUA BÁN HÀNG HOÁ THEO BỘ LUẬT
5
THƯƠNG MẠI THỐNG NHẤT HOA KỲ
ì. Vài nét về Bộ luật Thương mại thống nhất Hoa Kợ
5
1. UCC- nguồn luật điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hoa
5
2. Mối quan hệ giữa ucc và luật án lệ điều chỉnh hợp đồng
6
3. Một số khác biệt cơ bản giữa Chương 2-UCC và luật án lệ về hợp
7
đồng
n. Hợp đồng- căn cứ phát sinh nghĩa vụ của các bên
9
1. Cách thức thành lập họp đồng
9
2. Hình thức của hợp đồng
10
3. Nội dung của hợp đồng
12
4. Điều kiện hiệu lực của họp đồng
12
ni. Một số nghĩa vụ cơ bản của người bán và người mua theo u c c
13
Ì. Nghĩa vụ của người bán
13
2. Nghĩa vụ của người mua
19
CHƯƠNG li. TRÁCH NHIỆM DO VI PHẠM HỢP ĐỔNG MUA BÁN HÀNG HOÁ THEO
23
Bộ LUẬT THƯƠNG MẠI THỐNG NHẤT HOA KỲ
ì. M ộ t số quy định chung về trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua
23
bán hàng hoa theo ucc
Ì. Các hình thức trách nhiệm
23
2. Các căn cứ miễn trách và thực tiễn áp dụng
28
n. Trách nhiệm cụ thể của người bán và người mua do vi phạm hợp
36
đồng mua bán hàng hoa theo ucc
1. Trách nhiệm của người mua do vi phạm hợp đồng
36
2. Trách nhiêm của người bán do vi phạm hợp đồng
46
CHƯƠNG III. SO SÁNH TRÁCH NHIỆM DO VI PHẠM HỢP ĐỔNG MUA BÁN HÀNG
HOA THEO Bộ LUẬT THƯƠNG MẠI THỐNG NHẤT HOA KỲ VỚI LUẬT THƯƠNG
MẠI VIỆT NAM
i
55
ì. M ộ t số quy định chung về trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua
55
bán hàng hoa
1. Các chế tài
56
2. Các trường họp miễn trách
67
n. Trách nhiệm cụ thể của người bán và người mua do vi phạm hợp
75
đồng mua bán hàng hoa
1. Trách nhiệm của người bán do vi phạm hợp đổng
75
2. Trách nhiệm của người mua do vi phạm hợp đổng
80
ni. Một sô chú ý đôi với các doanh nghiệp Việt Nam k h i ký kết và
81
thực hiện hợp đồng mua bán hàng hoa với doanh nghiệp Hoa KẬ
Ì. Về các vấn đề mang tính nguyên tắc
83
2. Về trách nhiệm cụ thể do vi phạm hợp đồng
84
KẾT LUẬN
87
Tài liệu tham khảo
88
Phần phụ lục
Phụ lục ỉ: Bộ luật Thương mại thống nhất Hoa KẬ (trích Chương
89
2- mua bán hàng hoa)
Phụ lục 2: Luật Thương mại Việt Nam năm 1997 (trích)
li
119
LỜI NÓI Đ Â U
1. Sự cần thiết nghiên c ứ u đề tài
Từ k h i Hiệp định Thương mại Việt Nam- Hoa K ỳ có hiệu lực vào tháng
12 năm 2001, các doanh nghiệp Việt Nam có nhiều cơ h ộ i để tìm k i ế m khách
hàng, xuất khẩu và thâm nhập thị trường Hoa Kỳ. Từ năm 2002 đến nay, hoạt
động mua bán hàng hoa giữa Việt Nam và Hoa Kỳ ngày càng trở nên sôi
động. K i m ngạch xuất nhập khẩu giữa hai quổc gia đã tăng từ 800 triệu USD
năm 2000 lên 4,2 tỷ USD năm 2004, bằng tổng k i m ngạch xuất khẩu của Việt
Nam sang 25 nước EU . Tuy vậy, cần phải thấy rằng, các cơ hội luôn gắn liền
1
với các thách thức và r ủ i ro, đặc biệt là các rủi ro về mặt pháp lý.
Đ ể xuất khẩu, các doanh nghiệp Việt Nam phải ký kết các hợp đổng
mua bán hàng hoa với các thương nhân Hoa Kỳ. Tuy theo sự lựa chọn của các
bên hay của toa án, trọng tài, các hợp đồng này có thể được điều chỉnh bởi
luật Việt Nam hay luật Hoa Kỳ. Là hai quổc gia thuộc hai hệ thổng pháp luật
khác nhau (Việt Nam đã và đang xây dựng hệ thổng pháp luật của mình theo
truyền thổng của các quổc gia thuộc hệ thổng Civil law, Hoa K ỳ lại là đại diện
tiêu biểu của hệ thổng Common law) nên giữa các vãn bản luật điều chỉnh hợp
đồng mua bán của hai nước chứa đựng khá nhiều điểm khác biệt, không chỉ về
những nội dung cụ thể, m à cịn về cả những vấn đề mang tính ngun tắc.
"Biết mình, biết ta, trăm trận trăm thắng", dù luật áp dụng là luật nước nào thì
một doanh nghiệp Việt Nam, để hiểu được đổi tác, để giải quyết nhanh chóng
các tranh chấp phát sinh nhằm giảm thiểu các r ủ i ro về pháp lý, cần nắm bắt
được những n ộ i dung cơ bản của pháp luật điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng
hoa của Hoa Kỳ, đặc biệt là của Bộ luật Thương m ạ i thổng nhất Hoa K ỳ
(ƯCC).
Các tranh chấp phát sinh chủ yếu là do một bên v i phạm hợp đồng làm
phát sinh trách nhiệm của bên đó đổi với bên bị v i phạm. Xác định được các
căn cứ, các điều kiện quy trách nhiệm và chế độ trách nhiệm cụ thể đổi v ớ i
1
Nguồn: www vneconomv.com.vn. bài phát biểu "213 người Mỹ hài lòng với sự tăng trưởng cùa thương mai
Việt- Mỹ" của Bà Charlene Barsheísky, Nguyên Đ ạ i diên Thương mại M y thời kỳ tổng thổng Clinton
Ì
bên vi phạm, đó là những vấn đề cốt yếu cần làm rõ để giải quyết tranh chấp.
Vậy u c c quy định như thế nào về trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán
hàng hoa? Những quy định đó khác với những quy định hiện hành của Việt
Nam như thế nào? Đề tài NCKH cấp Bộ "Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng
mua bán hàng hoa theo Bộ luật Thương mại thông nhất Hoa Kỳ" được thực
hiện nhứm trả lời cho những câu hỏi nói trên.
2. Tinh hình nghiên cứu
Từ trước khi Việt Nam ký kết và phê chuẩn Hiệp định Thương mại song
phương với Hoa Kỳ, ở Việt Nam, nhiều học giả, nhiều nhà khoa học, nhiều
cán bộ nghiên cứu đã thực hiện các nghiên cứu về mơi trường kinh doanh của
Hoa Kỳ, trong đó có mơi trường pháp lý. u c c cũng đã trở thành đối tượng
nghiên cứu của nhiều đề tài nghiên cứu khoa học.
Tuy nhiên, những đề tài đó chi dừng lại ở việc giới thiệu và phân tích những
vẩn đề nói chung của u c c hoặc chỉ phân tích u c c ở góc độ này hay góc độ
khác, chưa có đề tài hay cơng trình nào nghiên cứu một cách chuyên sâu và cụ
thể về trách nhiệm do vi phạm hợp đổng mua bán để từ đó đưa ra những bài học
cho các doanh nghiệp Việt Nam khi làm ăn với đối tác Hoa Kỳ. Đây là đề tài
nghiên cứu khoa học cấp Bộ đầu tiên nghiên cứu vấn đề này.
3. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu kỹ những quy định của Bộ luật Thương mại thống
nhất Hoa Kỳ về nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên theo hợp đồng mua bán
hàng hoa, đề tài sẽ so sánh, đối chiếu với những quy định tương ứng của Luật
Thương mại Việt Nam, từ đó rút ra những điểm khác nhau và những điểm mà
các doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý khi ký kết, thực hiện hợp đổng mua bán
hàng hoa với thương nhân Hoa Kỳ nhứm vận dụng đúng, bảo vệ được quyền
lợi chính đáng của mình.
4. Nhiệm vụ cụ thể
- Phân tích những quy định của Bộ luật Thương mại thống nhất Hoa Kỳ
về các nghĩa vụ của người mua và người bán trong hợp đổng mua bán hàng
hoa.
2
- Phân tích các vấn đề liên quan đến trách nhiệm do v i phạm hợp đổng mua
bán theo u c c (các chế tài, các trường hợp miễn trách) cũng như chỉ rõ chế độ
trách nhiệm cụ thể của người mua và người bán khi v i phạm hợp đồng.
- So sánh những quy định của u c c về trách nhiệm do v i phạm hợp đồng
mua bán với các quy định tương ống trong Luật Thương m ạ i V i ệ t Nam
năm
1997, từ đó rút ra một số lưu ý đối với các doanh nghiệp V i ệ t Nam k h i ký kết
và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hoa với các thương nhân Hoa Kỳ.
5. Đ ố i tượng và phạm vi nghiên cốu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những quy định của u c c về nghĩa vụ
và trách nhiệm của các bên khi vi phạm hợp đồng mua bán hàng hoa. Những quy
định trong trong Luật Thương mại Việt Nam năm 1997 về van đề này cũng là đối
tượng nghiên cốu chính của đề tài.
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
Nói đến pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hoa ở Hoa Kỳ là nói đến
một khái niệm rộng, bao gồm khơng chỉ những quy định của u c c m à cả
những nội dung của luật án l ệ - một bộ phận quan trọng trong hệ thống pháp
luật của một. quốc gia thuộc hệ thống Common law như Hoa Kỳ. Đ ề tài chỉ
giới hạn ở việc phân tích các quy định của u c c (cụ thể là chương 2 của
UCC)
liên quan đến mua bán hàng hoa.
Bên cạnh đó, k h i so sánh Ư C C với pháp luật Việt Nam, đề tài cũng giới
hạn phạm v i phân tích chỉ ở những quy định có liên quan của Luật Thương
mại Việt Nam năm 1997 với ý nghĩa là đạo luật cơ bản về thương mại ở Việt
Nam hiện nay.
6. Phương pháp nghiên cốu
Đ ề tài áp dụng các phương pháp nghiên cốu tổng hợp như phân tích, tổng
hợp, hệ thống hóa và diễn giải. Đặc biệt, phương pháp so sánh luật học được
áp dụng thường xuyên nhằm nêu bật những điểm khác nhau giữa những quy
định của u c c và của Luật Thương mại Việt Nam năm 1997. Đ ồ n g thời, nhóm
đề tài cũng sử dụng phương pháp nghiên cốu tình huống (case study) nhằm
minh họa và làm sinh động thêm về mặt thực tiễn cho các phân tích trong đề
tài.
3
7. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và các phụ lục, nội dung của đề tài được
phân bổ thành 3 chương:
- Chương ì.
Nghĩa vụ của các bên mua bán hàng hoa theo Bộ luật
Thương mại thống nhất Hoa Kỳ
- Chương li. Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hoa theo
Bộ luật Thương mại thống nhất Hoa Kỳ
- Chương Hỉ.
So sánh trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng
hoa theo Bộ luật Thương mại thống nhất Hoa Kỳ với Luật
Thương mại Việt Nam
4
CHƯƠNG I
NGHỈU vụ cún các BÊN MUA BÁN HÀNG HOA THEO
Bộ LƯỢT THƯƠNG MỘI THỐNG NHẤT Hoe KỲ
I. VÀI NÉT VỀ Bộ LUẬT THƯƠNG MẠI THỐNG NHẤT HOA KỲ
1. u c c - nguồn luật điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hoa
Hiện tại, pháp luật điều chỉnh hợp đổng mua bán hàng hoa của Hoa Kỳ
bao gồm hai phốn: phốn thứ nhất là Chương 2 Bộ Luật Thương Mại Thống
Nhất (Uniíorm Commercial Code - UCC) và phốn thứ hai là Luật án lệ về hợp
đồng. ucc là Bộ luật được tất cả các bang của Hoa Kỳ phê chuẩn (riêng bang
Lousiana chỉ áp dụng các chương Ì, 3, 4, và 5) nên đây là Bộ luật có hiệu lực
trên khắp lãnh thổ Hoa Kỳ. Còn luật án lệ về hợp đồng là nguồn luật được xây
dựng dựa trên phán quyết của toa án các bang.
ucc được ban hành lốn đốu tiên năm 1949 . Với tên gọi là Bộ luật
2
Thương mại thống nhất, mục đích của ucc là thống nhất các quan điểm khác
nhau tồn tại trong hoạt động thương mại giữa các bang của Hoa Kỳ (điều này
gây ra nhiều khó khăn cho những giao dịch thương mại giữa các thương nhân
Hoa Kỳở các bang khác nhau hay khi những người này thực hiện các giao
dịch thương mại quốc tế). Ư C C đã trải qua nhiều lốn sửa đổi lớn cho phù hợp
với thực tiễn thương mại Hoa Kỳ và với sự phát triển của các phương tiện
thông tin liên lạc (như sự phát triển của Internet và của thương mại điện tử).
Lốn sửa đổi gốn đây nhất của ucc là năm 2001. Bộ luật này còn được gọi là
bộ sưu tập các luật của các bang ("coỉỉectỉon
of statutes") và được áp dụng
khá phổ biến trong thực tiễn thương mạiở Hoa Kỳ.
Ư C C gồm 9 chương (article ) điều chỉnh rất nhiều mảng khác nhau
3
trong hoạt động thương mại, bao gồm cả mua bán hàng hoa, ngân hàng, chứng
khốn..., trong đó có Chương 2 trực tiếp điều chỉnh hoạt động mua bán hàng
hoa. Một hợp đồng nếu có đối tượng xác định là hàng họa thì có nguồn luật áp
dụng là Chương l i của ƯCC. Điều 2-105(1) định nghĩa hàng hoa là mọi thứ có
thể di chuyển được về mặt không gian (không bao gồm tiền, chứng khoán, trái
khoán). Động vật chưa sinh, mùa màng chưa thu hoạch, các loại cây cho gỗ,
Miên R.Kampp, Downtown Code: A History of ucc 1949-1954, Buffalo L. Rev 2001 tr.359.
2
Thục chất m ỗ i Article trong ucc có quy m ơ tương đương với một chương. Vì vậy, chúng tôi dịch " A r t i c l e "
thành "Chương" cho gốn gũi với thực tế pháp lýở Việt Nam.
3
5
khoáng sản tách khỏi bất động sản... cũng được coi là hàng hoa. Với những
hợp đổng có đối tượng gồm cả hàng hoa và dịch vụ, ucc được áp dụng khi
yếu tố hàng hoa trội hơn yếu tố dịch vụ, ngược lại, nếu yếu tố dịch vụ trội hơn,
nguồn luật điều chỉnh hợp đồng là Luật án lệ.
Chương 2 bao gồm 104 điều khoản, được chia thành 7 phứn:
- Phần Ì: Tiêu đề ngắn, quy định chung và chủ đề (7 điều khoản);
- Phần 2: Hình thức, cấu thành và chỉnh lý hợp đổng (10 điều khoản);
- Phần 3: Nghĩa vụ và sự thiết lập hợp đổng (28 điều khoản);
- Phần 4: Chủ nợ và người mua thiện chí (3 điều khoản);
- Phần 5: Thực hiện, thi hành (15 điều khoản);
- Phần ố: V i phạm, khước từ và tha miễn (16 điều khoản);
- Phần 7: Biện pháp khắc phục (25 điều khoản).
Trong toàn bộ chương 2 này, các nhà lập pháp Hoa Kỳ đã cố gắng thể
hiện những quan niệm và nhận thức chung nhất được đúc rút từ thực tiễn kinh
doanh giữa các thương nhân trong việc mua bán hàng hoa. Cứn nhấn mạnh là,
mục đích của Ư C C là "fiỉl in gaps", nghĩa là để bổ sung cho những vấn đề mà
các bên chưa đề cập hay chưa thoa thuận trong hợp đồng mua bán. Trên thực
tế, để đảm bảo sự nhanh chóng trong các giao dịch thương mại, trong hợp
đồng, người bán và người mua chỉ thoa thuận một số điều khoản quan trọng
như đối tượng hợp đồng, giá cả. Những vấn đề khác như phương thức giao
hàng, thời hạn thanh toán, các bảo đảm về chất lượng hàng hoa, các biện pháp
mà một bên có thể thực hiện khi bên kia vi phạm hợp đồng..., đều được quy
định trong ucc và các bên có thể dựa vào ucc để giải quyết. Tuy vậy, các
bên có thể thoa thuận khác với những quy định của ucc và những thoa thuận
này vẫn có giá trị áp dụng.
2. M ỏ i quan hệ giữa ucc và Luật án lệ điều chỉnh hợp đồng mua
bán hàng hoa
Trong nhiều loại hợp đồng, chỉ riêng hợp đồng mua bán hàng hoa là do
ucc điều chỉnh. Các loại hợp đồng khác áp dụng Luật án lệ về hợp đồng. Tuy
vậy, các luật gia khơng có ý định thay thế hồn tồn Luật án lệ về hợp đồng
bằng ucc trong lĩnh vực điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hoa. Hơn nữa
Ư C C cũng không hàm chứa được tất cả các quy định liên quan đến một giao
6
dịch mua bán hàng hoa. Nếu một tình huống phát sinh từ hoặc liên quan đến
một hợp đồng được xác định là đối tượng điều chỉnh của ucc, m à Ư C C l ạ i
khơng có quy định cụ thể về tình huống đó, thì sẽ áp dụng Luật án lệ cho hợp
đổng. Chẳng hạn, chào hàng, vốn là khái niệm trong Luật án lệ cho hợp đổng,
cũng được sọ dụng trong Ư C C m à khơng có đinh nghĩa. Nhiều n ộ i dung trong
ưcc
chỉ đơn giản là cụ thể hoa những quy định đã có trong Luật án lệ về hợp
đồng. Như vây, là một quốc gia theo hệ thống Common law (hay còn gọi là hệ
thống luật án lệ), Luật án lệ về hợp đồng vẫn là nguồn luật quan trọng điều
chỉnh hợp đồng mua bán hàng hoa.
Tuy vậy, trong nhiều trường hợp, k h i áp dụng hai nguồn luật là
ucc
hoặc Luật án lệ cho hợp đồng sẽ cho các hậu quả pháp lý khác nhau. Các quy
định của Ư C C so với Luật án lệ về hợp đồng có x u hướng điều chỉnh linh hoạt
hơn, gần gũi với thực tiễn kinh doanh hơn. Những khác biệt đó sẽ được phân
tích cụ thể hơn trong phần 3 dưới đây.
3. M ộ t số khác biệt cơ bản giữa Chương 2 ucc và Luật án lệ về
Hợp đồng
ucc có thiên hướng điều chỉnh linh hoạt hơn so v ớ i Luật án lệ về hợp
đồng. Toa án áp dụng ucc thường kết luận hợp đồng thành lập nhiều hơn k h i
áp dụng Luật án lệ về hợp đồng. ucc cũng có ít các yêu cầu về kỹ thuật hơn
so với Luật án lệ về hợp đồng, chẳng hạn như yêu cầu về quyền và nghĩa vụ
đối ứng (điều 2-205 vàđiều 2-209).
Các luật gia soạn thảo ucc muốn đề ra những nguyên tắc phù hợp với
thực tiễn kinh doanh hiện đại. Ngày nay, người ta sọ dụng nhiều hợp đồng
mẫu, và thực tế này cũng được xọ lý trong một số quy định của ucc
điều 2-205, 2-207, 2-209(2), và 2-302). Những từ ngữ
(ở các
hợp lý, hợp lý về
thương mại, và trong thời gian hợp lý rất hay được sọ dụng trong Ư C C . Đây là
một đặc điểm thể hiện sự linh hoạt của ucc
so với Luật án lệ. Đ ể ra phán
quyết về tính hợp lý theo ucc, Toa án dựa vào việc phân tích các hoạt động
thực tế diễn ra trên thị trường nhiều hơn là dựa vào một con người hợp lý được
giả định nào đó. Ví dụ, giả sọ thời hạn chấp nhận chào hàng được quy định là
một thời hạn hợp lý, thì tính hợp lý đó không thể được xác định theo một án l ệ
nào đó m à phải được đánh giá dựa trên những chi tiết và tình huống thực t ế
của tranh chấp như khoảng cách giữa các bên, phương tiện truyền t i n dùng để
gọi chào hàng, đối tượng của chào hàng, quy m ô của hợp đồng cũng như thực
tiễn kinh doanh giữa người chào hàng và người được chào hàng.
7
Các luật gia soạn thảo ưcc
cũng mong muốn phát triển các tiêu chuẩn
kinh doanh công bằng và thống nhất hơn, vì vây họ đề ra nguyên tắc nghĩa v ụ
thiện chí và t r u n g thực (good faith andfair dealing) [điều 1-203] trong quá
trình ký kết, thực hiện và đảm bảo thực hiện hợp đồng. Trung thực với ý nghĩa
là "thật thà trong thực tế" là mặt nguyên tắc m à các bên trong m ọ i hợp đổng
mua bán phải tuân thủ. Ngoài ra, ucc đặt ra yêu cầu đặc thù đối với thương
nhân, phải tuân thủ "giao dịch trung thực theo các tiêu chuẩn thương mại hợp
lý" [Điều 2-103 ( l ) ( b ) ] . Các bên trong hợp đồng có thể thoa thuận thay đổi
các điều khoản khác của Ư C C nhưng không thể thoa thuận thay đổi nghĩa vụ
trung thực [Điều 1-102(3)]. ucc
cịn có khái niệm về hợp đồng b ấ t công
(unconscionable contract), tức là hợp đổng rất không công bằng hoặc chỉ có
lợi về mặt phía. Những quy đinh nói trên đều thể hiện nguyên tắc cơ bản và
quan trọng không chỉ trong thương mại quốc gia m à cịn trong thương mại
quốc tế, đó là ngun tắc thiện chí và trung thực. Nguyên tắc này cho phép
xác định mặt cách linh hoạt nghĩa vụ của bên mua và bên bán trong cả những
trường hợp m à Ư C C không quy định và Luật án lệ về hợp đồng cũng khơng
có, đó là những nghĩa vụ m à các bên phải thực hiện nếu như họ hành đặng
theo đúng ngun tắc nói trên.
Ư C C cũng cơng nhận thực tế rằng người mua thường phụ thuặc vào
những người bán chun nghiệp m à thơng thường thì những người chuyên
nghiệp có hiểu biết hơn và có khả năng tự bảo vệ tốt hơn so với những người
không chuyên. Do vậy, ucc phân biệt thương nhân với những người không
phải là thương nhân, trong đó quy đinh thương nhân bị ràng buặc bởi những
tiêu chuẩn cao hơn ở mặt số tình huống nhất định [điều 2-201(2), điều 2-205
và điều 2-207(2)]. Việc xác định mặt chủ thể là thương nhân hay khơng phụ
thuặc vào tình huống cụ thể. M ặ t người ln kinh doanh mặt loại hàng hoa,
hoặc có kiến thức đặc biệt về mặt loại hàng hoa, hoặc thuê mặt đại diên đáp
ứng mặt trong hai tiêu chuẩn này, thì được coi là thương nhân trong hợp đồng
có đối tượng là loại hàng hoa này. N h ư vậy, trong mặt hợp đổng, mặt bên mua
ô tô cũ từ mặt nhà bn ơ tơ cũ, thì nhà bn được xác định là thương nhân.
Nhưng trong hợp đồng khác, cũng nhà buôn ô tô cũ trên bán mặt chiếc t ủ
lạnh, thì ở đây nhà bn lại khơng phải là thương nhân.
8
li. HỢP ĐỔNG- CĂN Cứ PHÁT SINH NGHĨA vụ CỦA CÁC BÊN
1. Cách thức thành lập hợp đồng
Cách thức thành lập hợp đồng phổ biến là qua việc gửi chào hàng và
chấp nhận chào hàng. M ộ t bên gửi bản chào hàng (chào bán hay chào mua) và
một k h i chào hàng được chấp nhận thì phát sinh hợp đổng và các bên trong
hợp đồng bị ràng buộc vào các nghĩa vụ. Theo u c c , chào hàng có thể được
chấp nhận theo bất kự cách thức hợp lý nào trong đó gửi thư chấp nhận là
phương thức phổ biến. Đôi khi, chỉ cần thực hiện yêu cầu chính trong chào
hàng là đã đủ phát sinh họp đồng. Ví dụ, nếu người mua nói v ớ i người cung
cấp rằng anh ta muốn mua 2000 cột gỗ nếu người cung cấp có thể mang hàng
đến vào ngày h ô m sau. Lúc này, người cung cấp không cần phải trả lời m à chỉ
cần cho xe chở 2000 cột gỗ đến cho người mua.
Đ ố i với chào hàng cố định, nếu người chào hàng chào bằng văn bản
mua hoặc bán một loại hàng hoa nào đó và chào hàng để mở trong một
khoảng thời gian hợp lý, điều đó có nghĩa là hợp đồng sẽ phát sinh k h i người
được chào chấp nhận trong một thời gian hợp lý mặc dù người chào không
quy định một thời gian cụ thể nào. Vậy, thế nào thì được coi là "thời gian hợp
lý"? Ư C C để ngỏ cho các bên quyết định và chủ yếu phụ thuộc vào điều kiện
hoàn cảnh của m ỗ i bên. Các bên cũng có thể quy định thời gian cụ thể trong
chào hàng cố định. Tuy nhiên, thời hạn hiệu lực của chào hàng không thể vượt
quá 3 tháng , nghĩa là một chào hàng kéo dài quá 3 tháng sẽ khơng ràng buộc
4
các bên trừ phi có thoa thuận. Chào hàng cố định chỉ là chào hàng một chiều
và chưa được chấp nhận. Nếu như bên được chào thực hiện hoặc hứa thực hiện
một nghĩ a vụ nào đó thì coi như đã có "thoa thuận" và chào hàng có thể kéo
dài hiệu lực quá 3 tháng. Trường hợp này còn được gọi là "hợp đổng lựa
chọn" .
5
Trong thực tế có những tình huống xảy ra như sau: Bên bán gửi thư điện
tử hoặc fax cho bên mua bản báo giá. Bên mua gửi lại đơn đặt hàng dựa trên
bản báo giá đã nhận. Tuy nhiên, nội dung trong đơn đặt hàng lại có nhiều
điểm khác với bản báo giá. Vậy, bản nào sẽ được coi là hợp đồng và ràng buộc
nghĩa vụ các bên? Ví dụ, người mua gửi cho người bán một đơn đặt hàng kèm
các chỉ tiêu về phẩm chất kỹ thuật của hàng; người bán trả l ờ i bằng văn bản
4
5
Đ. 2-205 Ư C C
"option contract"
9
với nội dung " C á m ơn đơn đặt hàng của quỷ ngài. Chúng tôi sẽ gửi hàng ngày
lập tức. Lưu ý rằng chúng tôi không thể giao hàng sau 3h chiều các ngày thứ
sáu" . Hoặc có nhiều trường hợp, người được chào không nhất thiết phải trả
6
lời bằng văn bản sự đồng ý của mình. Ví dụ, người mua gửi đem đặt hàng
700.000 tay cầm khoa cửa; nếu người bán gửi mẫu hàng cho người mua thì lập
tổc hiểu rằng người bán và người mua có thoa thuận với nhau.
K h i một bên gửi bản chấp nhận tồn bộ chào hàng thì coi như giữa hai
bên đã có hợp đồng mặc dù bản chấp nhận có thể có những điều khoản bổ
sung hoặc khác so với chào hàng ban đầu. Ư C C coi những điều khoản bổ sung
này là "đề xuất bổ sung họp đồng" và chúng sẽ trở thành một phần của hợp
1
đồng trừ phi:
•
chúng thay đổi cơ bản nội dung của chào hàng ban đầu;
•
bên chào phản đối những điều khoản bổ sung;
•
chào hàng ban đầu khơng cho phép bổ sung.
2. Hình thổc của hợp đồng
Trong thực tế kinh doanh ở Hoa Kỳ, hợp đổng có thể được hình thành
bằng nhiều cách: thư chào hàng, báo giá, trao đổi trên điện thoại,
V...V.
Thậm
chí, đơi k h i các bên không cần đặt bút viết gì m à chỉ cần thơng qua "bắt tay" .
8
Đ ố i với hợp đồng mua bán hàng hoa, u c c có cách tiếp cận rất linh
hoạt, thực tế. Hợp đồng mua bán có thể được tự do xác lập bằng các hình thổc
như bằng văn bản, bằng miệng, bằng hành v i . Trường hợp bằng văn bản thì
các bên cũng khơng nhất thiết phải viết chữ "Hợp đổng" trên đầu văn bản và
cũng không cần phải thoa thuận với nhau về m ọ i điều khoản.
K h i nào thì hợp đồng nhất thiết phải được lập dưới dạng văn bản? Bất
kỳ hợp đồng mua bán hàng hoa nào có giá trị từ 500 USD trở lên thì buộc phải
có văn bản để xác nhận về việc có hợp đồng giữa các bên. Quy định này được
gọi là "Quy tắc tránh gian lận" . Văn bản xác nhận có thể dưới dạng thư hoặc
9
giấy viết tay và phải có chữ ký của bên kia. Quan điểm về chữ ký theo u c c
cũng rất rộng. Không nhất thiết phải là chữ ký chính thống; ký tắt, tem hoặc
dấu hiệu trên đầu bản fax cũng được coi là chữ ký hợp lệ. M ộ t số trường hợp
6
'Thank you for your order. We will fill Ít promptly. Note thát we do nót make deliveries after 3:00 p.m. ơn
Rridays"
7
Đ. 2-207 ucc
8
Robert E.Scott & Jody s. Kraus, Contract Law & Theory, 3d ed.2002, tr.373
10
trong thực tế còn coi phần tiêu đề in sẩn trên giấy cũng có thể coi là chữ ký
hợp l ệ . Ví dụ, một người mua gỗ và người bán gỗ thoa thuận miệng với nhau
10
về việc mua bán 2000 cột gỗ với tổng trị giá là 3580 Ư S D . Thoa thuận miệng
này không làm phát sinh nghĩa vụ cừa cả hai bên. Tuy nhiên, cũng thoa thuận
này nhưng với giá trị thấp hơn 500 USD thì sẽ ràng buộc cả người mua và
người bán. Trên thực tế, toa án và trọng tài thừa nhận các trường hợp ngoại lộ,
theo đó, khơng có văn bản nhưng thoa thuận giữa hai bên vẫn có hiệu lực, đó
là:
•
người bán đã phải gia cơng đặc biệt đối với hàng;
•
cả hai bên thừa nhân với nhau, bằng hành v i cừa mình hoặc bằng
một cách thức nào khác, về sự tồn tại cừa thoa thuận như một hợp
đồng;
•
hàng hoa đã được giao và người mua đã nhận;
•
người mua đã thanh tốn lơ hàng đã nhận.
Tức là, với ví dụ hợp đồng ở trên, k h i người bán gỗ chở gỗ đến chỗ
người mua, nếu người mua từ chối nhận v ớ i lý do chưa có hợp đồng thì người
bán không thể kiện người mua về các thiệt hại; ngược lại, nếu người mua nhận
hàng thì coi như hợp đồng đã hình thành và làm phát sinh nghĩa vụ cừa hai
bên.
Ngoài ra, ucc
đưa ra thêm một đặc điểm nữa về sự hình thành hợp
đồng. Sau k h i thoa thuận miệng được thực hiện, hoặc người bán hoặc người
mua có thể chuẩn bị và gửi "bản xác nhận" về hợp đồng cho bên kia. N ế u bản
xác nhận được chuyển đi, bên nhận sẽ bị ràng buộc trừ phi bên nhận gửi thơng
báo từ chối trong vịng 10 ngày kể từ k h i nhận . Điều đó có nghĩa là người
11
bán và người mua phải đọc thư cừa mình và gửi thư trả lời (hoặc ít nhất cũng
là thư tay) để từ chối nếu họ cho rằng bản xác nhận khơng m ơ tả chính xác
những nội dung đã được thoa thuận trước đó.
Quay trở lại với ví dụ trên, với thoa thuận miệng cho việc mua bán 3580
USD cột gỗ, nghĩa vụ các bên không phát sinh. Tuy nhiên, nếu sau đó, người
mua gửi bản xác nhận đến cho bên bán và bên bán không phản đối trong 10
9
Đ. 2-201 (l)-Statue of Frauds
'"Trong vụ Cox Engineering V. Funston Mách. & Supply, 749 s.w.2d 508, 511 (Tex. App.1998) tiêu đề gồm
tên nguyên đơn, địa chỉ xuất hiện trên đầu bản hoá đơn được coi là bằng chứng xác nhận bên có nghĩa vụ.
Trong vụ Owen V. Kroger Co., 936 F. Supp. 579 (S.D. Ind. 1996), thẩm phán thừa nhận tiêu đề ÚI sẵn có thể
dóng vai trị là chữ ký theo yêu cầu trong ucc.
l i
ngày thì bản xác nhận sẽ đóng vai trị là văn bản ràng buộc nghĩa vụ pháp lý
của hai bên.
3. Nội dung của hợp đồng
Theo ucc, hợp đồng làm phát sinh nghĩa vụ của các bên ngay cả k h i
khơng có thoa thuận về thời gian giao hàng, phương thức giao hàng, địa điểm
giao hàng, thậm chí cả thời hạn thanh tốn. Ví dụ: một người bán gỗ fax chào
hàng 2000 cột gỗ với giá 3580 ƯSD. Người mua đồng ý và gửi lại ngay bản
chấp nhận chào hàng. Hợp đống được hình thành và các bên bị ràng buộc vào
các nghĩa vụ của người mua và người bán mặc dù họ chưa thoa thuận với nhau
về địa điểm, thời gian giao hàng, phương thức thanh toán. Đ ố i v ớ i các n ộ i
dung này, khi các bên khơng thoa thuận gì thì sẽ áp dụng quy định của UCC:
nơi giao hàng sẽ là trụ sở của người mua; thời gian giao hàng sẽ là thời gian
hợp lý; thanh toán sẽ đến hạn trước k h i người bán giao hàng cho người
mua v...v.
12
Không giống như hệ thống luật Civil law, pháp luật Hoa K ỳ khơng địi
hỏi giá phải được xác định trước trong hợp đống. N g ư ờ i mua và người bán
vẫn bị ràng buộc vào hợp đồng mặc dù họ chưa thoa thuận về giá cả . Tuy
13
nhiên, quy định này chỉ đúng k h i các bên có ý định đi đến hợp đồng. Đôi k h i
người bán hoặc người mua chưa kịp bàn về giá. Sau này, họ có thể thoa thuận
về giá, hoặc cơng thức tính giá hoặc tiêu chuẩn để xác định giá. D ù là cách
nào thì ucc cũng địi h ỏ i "giá phải họp lý tại thời điểm giao hàng" . Các bên
14
bị ràng buộc vào giá tại thời điểm giao hàng. Trong trường hợp giá dao động,
cần phải làm rõ giá trong hợp đống là giá trên thị trường vào thời điểm thoa
thuận hay giá thị trường vào thời điểm giao hàng. Nếu các bên thoa thuận để
cho một bên quyết định giá cả và bên đó khơng thực hiện được thì bên k i a có
thể huy hợp đồng hoặc tự mình xác định một mức giá phù hợp.
4. Điều kiện hiệu lực của hợp đồng
Theo ucc, hợp đồng có hiệu lực k h i những điều kiện sau đây được thoa
mãn:
-
Các bên ký kết có năng lực chủ thể;
"Đ. 2-201 ucc
12
Xem phân tích chi tiết điều luật ở phần nghĩa vụ của người bán
13
Đ.2-305 (1) ucc
Đ. 2-305 (4) ucc
14
12
-
Hình thức của hợp đổng hợp pháp: các hợp đổng có trị giá từ 500 Ư S D
trở lên phải được lập thành văn bản;
-
N ộ i dung của hợp đổng phải hợp pháp: hợp đồng phải chỉ rõ đối tượng
của hợp đổng, bao gồm tên hàng và số lượng. Tuy vậy, có trường hợp,
khơng cần chỉ rõ số lượng hàng hoa trong hợp đồng m à số lượng đó có
thể được xác định căn cứ vào thạc tiễn k i n h doanh giữa các bên. Ngoài
ra, nội dung của hợp đồng phải chỉ rõ được sạ t ồ n tại consideration,
nghĩa là thể hiện được nghĩa vụ đối ứng của các bên trong hợp đồng.
M ỗ i bên để có được những lợi ích từ hợp đổng thì phải thạc hiện các
nghĩa vụ tương ứng nhất định. Khái niệm này tồn tại phổ biến ở các
nước theo hệ thống Common law.
-
Hợp đồng phải được thành lập bằng sạ thống nhất ý chí giữa các bên
mua và bán.
li. MỘT SỐ NGHĨA VỤ Cơ BẢN CỦA NGƯỜI BÁN VÀ NGƯỜI MUA THEO u c c
1. Nghĩa vụ của người bán
/./. Nghĩa vụ về hàng hoa
Nhìn chung, người bán có nghĩa vụ giao hàng phù hợp với hợp đổng
cho người mua và cung cấp cho người mua những chỉ dẫn thích hợp. Nghĩa vụ
về hàng hoa của người bán bao gồm:
a. Cung cấp hàng đúng chủng loại và chất lượng
Điều 2-301 u c c quy định người bán có nghĩa vụ cung cấp hàng phù
hợp với hợp đồng.
Một k h i người bán đã khẳng định hoặc đã hứa hẹn về những tính chất
của hàng m à anh ta có thể giao và dùng những điều kiện này làm cơ sở cho
việc đàm phán thoa thuận của mình thì coi như anh ta bảo đảm sẽ giao hàng
đúng theo những điều kiện đó. Ví dụ, các tờ rơi quảng cáo về hàng của người
bán m ơ tả tính chất của hàng sẽ được coi như lời đảm bảo của người bán. Bên
cạnh đó, nếu người bán dùng mẫu hàng để chào cho người mua thì người bán
cũng phải có nghĩa vụ giao hàng đúng theo mẫu . Nếu hàng được giao khơng
15
đúng theo mẫu thì coi như người bán đã v i phạm nghĩa vụ bảo đảm này. Các
bảo đảm như vậy gọi là bảo đảm rõ ràng (express warranties). Đ ể không bị
15
Đ.2-313UCC
13
ràng buộc bởi các bảo đảm rõ ràng nói trên, toa án chỉ cho người bán lựa chọn
một trong ba cách sau :
16
-
Người mua khơng biết gì về những bảo đảm này vào thời điểm mua
hàng hoặc đã biết trước là những quảng cáo về hàng là sai sự thật;
-
M ộ t người bình thường ở vị trí người mua sẽ không t i n vào những đảm
bảo về hàng của người bán;
-
Nếu những l ờ i giới thiệu về hàng được thực hiện trên các phương tiện
truyền thơng thì người mua phải khơng hay biết gì cả.
Cạn lưu ý rằng, nghĩa vụ bảo đảm nói trên khơng kéo dài vơ thời hạn và
khơng phải lúc nào cũng được tính bắt đạu từ k h i người mua mua hàng. Ví dụ,
PamMc Kay mua một chiếc xe Ford 1998 vào ngày 29/9/1998 ở Riverside,
Caliíornia. Người bán nói rằng chiếc xe này mới được dùng để chạy demo
(chạy thử) và mới chạy khoảng 5000 dặm. Chiếc xe được ngạm hiểu là mới và
chưa hề đăng ký. Ngày 15/8/2001, PamMc đưa xe đi sửa một số chi tiết nhỏ
và tưởng rằng chiếc xe vẫn trong thời gian bảo hành. Tuy nhiên, k h i đưa xe
đến gara thì được thơng báo là thời hạn bảo hành đã hết vào tháng 6/2001, tức
là thời hạn bảo hành xe bắt đạu từ khi xe được đưa vào sử dụng lạn đạu tiên.
Như vậy, thay vì có 36 tháng bảo hành thì PamMc chỉ cịn 32 tháng. Người
bán khơng hề có bất kỳ một ý nào dù chỉ là ngụ ý nhằm nói rõ cho PamMc
biết là thời hạn bảo hành đã trôi qua 4 tháng. Tất nhiên, PamMc không thể
kiện được người bán mặc dù anh ta cảm thấy mình bị lừa .
17
Theo luật của nhiều nước trong đó có Việt N a m thì chỉ k h i người bán
cung cấp giấy bảo hành cho người mua thì người bán mới bị ràng buộc vào
nghĩa vụ bảo đảm này. Tuy nhiên, theo ucc, nghĩa vụ bảo đảm còn phát sinh
trong rất nhiều trường hợp m à đôi k h i người bán không ý thức được- chúng
được gọi là các bảo đảm ngụ ý (ỉmpỉied warranties). Bất cứ một sự khẳng định
hoặc hứa hẹn nào từ phía người bán cũng được coi là ràng buộc người bán vào
nghĩa vụ bảo đảm này. Do đó, ở Hoa Kỳ, người bán hàng thường được đào tạo
cách nói và cách dùng từ ngữ để k h i giới thiệu hàng với người mua sẽ không
làm phát sinh nghĩa vụ bảo đảm này cho người bán.
16
Henry D. Gabriel, How Ịnternational is the Sales Law oỷthe United States, Roma 1999
17
/>
14
Cần lưu ý rằng người bán không nhất thiết phải nói rõ "bảo đảm" hoặc
"định bảo đảm" để thể hiện nghĩa vụ của mình. Tuy nhiên, sự khẳng định
thuần tuy về giá trị hàng hoặc khen ngợi về hàng không phải là một sự đảm
bảo cho nghĩa vụ này.
Nếu là người bán hàng chun nghiệp thì người bán có nghĩa vụ bảo
đảm về khả năng bán được của hàng (merchantability)^. Hàng có khả năng
bán được ít nhất phải là:
- Theo m ơ tả trong hợp đổng thì hàng có thể trao đổi được;
- Trong trường hợp hàng thay thế được thì hàng có chất lượng trung bình.
Chất lượng trung bình tớc là khơng q tốt cũng khơng q xấu, có thể
được chấp nhận trên thị trường nói chung. Trường hợp này thường áp
dụng chủ yếu cho các mặt hàng nông nghiệp.
- Hàng phù hợp với mục đích thơng thường của loại hàng đó, tớc là người
mua có thể bán lại hàng này trong điều kiện thương mại bình thường.
- Hàng vận hành được trong dao động cho phép của thoa thuận hoặc của
nhóm hàng cùng loại.
- Hàng được đóng gói, dán nhãn đầy đủ như thoa thuận. Trường hợp này
chỉ áp dụng với hàng hoa mà bản chất của chúng địi hỏi phải có cách
đóng gói đặc biệt.
- Hàng phù hợp với quảng cáo của người bán hoặc với ghi chú trên bao bì
nhãn mác. Trường hợp này ngăn ngừa người mua bán lại hàng hoa đã
mua với nhãn mác sai hoặc quảng cáo khơng phù hợp. Nói cách khác,
người bán ban đầu đã kiêm cả nghĩa vụ bảo đảm lợi ích cho người mua
kế tiếp.
Để bảo vệ mình khỏi bị ràng buộc bởi nghĩa vụ bảo đảm phát sinh ngồi
ý thớc của mình, người bán thường ghi chú rất rõ trên hợp đồng hoặc giấy bảo
hành. Do đó, trên các hợp đồng và giấy bảo hành thường in hàng chữ rất lớn
và in hoa như sau: "Người mua đồng ý rằng bảo đảm này thay cho bất kỳ bảo
đảm nào khác, bao gồm cả bảo đảm về khả năng bán được của hàng" .
19
Đ.2-314UCC
"BUYER ACCEPTS THIS V/ARRANTY IN LIÊU OF ANY OTHER WARRANTY EXPRESSED OR
IMPLIED, INCLUDING THE WARRANTY OF MERCHANTABILITY"
18
19
15