Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Ăn gì để phòng bệnh khi mang thai? doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (248.64 KB, 7 trang )


Thực phẩm giàu Vitamin C giúp phòng bệnh tiền sản giật.
(Ảnh minh họa)
Ăn gì để phòng bệnh khi mang thai?
- Khi mang thai, sức đề kháng của chị em giảm đáng kể
cộng với thời tiết mùa đông lạnh giá sẽ rất dễ làm phụ
nữ bầu bí mắc bệnh.
Theo các nhà nghiên cứu, việc ăn uống đầy đủ chất dinh
dưỡng là phương pháp hữu hiệu để giảm nguy cơ mắc bệnh
ở chị em bầu. Nhưng ăn gì để phòng bệnh thì không phải bà
bầu nào cũng biết.
Dưới đây là những loại thực phẩm có công dụng phòng
bệnh cho chị em bầu:
Thực phẩm giàu Vitamin C – phòng tiền sản giật

Tiền sản giật là một trong những căn bệnh nguy hiểm đối
với phụ nữ mang thai đặc biệt trong 3 tháng cuối thai kỳ.
Vậy làm thế nào để ngăn ngừa nguy cơ mắc căn bệnh này?
Mới đây, các nhà nghiên cứu đã tìm hiểu chế độ ăn uống
của 100 thai phụ khoẻ mạnh và thai phụ từng bị tiền sản
giật. Kết quả cho thấy những thai phụ bị bệnh rất ít ăn các
thực phẩm giàu vitamin C. Lời khuyên được đưa ra là trong
thời kỳ thai nghén, chị em nên chú ý bổ sung nhiều hoa quả
tươi và rau xanh hàm chứa Vitamin C. Nên bổ sung ít nhất
85mg mỗi ngày.
Những thực phẩm giàu Vitamin C bao gồm: ổi, dâu tây, cam,
họ nhà bí, quả mâm xôi, cà chua, rau muốn, rau cải…
Mật ong – phòng bệnh táo bón

Theo các nhà nghiên cứu, mỗi ngày uống một 1 ly nước pha
chút mật ong và muối vào sáng hoặc tối sẽ có công dụng


giảm táo bón – chứng bệnh phổ biến ở bà bầu. Ngoài ra,
mật ong cũng được cho là có tác dụng rất tốt cho não, giảm
chứng mất ngủ và hay mộng mị ở chị em bầu.
Cách pha chế nước mật ong hạn chế táo bón cho bà bầu:
dùng 60g mật ong, 6g muối, quấy tan vào nhau trong một ly
nước nóng. Mỗi ngày uống 1 lần vào buổi sáng hoặc tối sẽ
giúp thông tiện, trị chứng táo bón.
Bí đao – hạn chế chứng phù chân

Phù chân là chứng bệnh phổ biến ở bà bầu đặc biệt trong
những tháng cuối thai kỳ do khi thai to, tĩnh mạch chi dưới bị
chèn ép, tuần hoàn máu giảm. Tuy vậy, thông thường triệu
chứng này sẽ hết sau khi bạn dành thời gian để nghỉ ngơi.
Nếu sau khi nghỉ ngơi mà bệnh vẫn không thuyên giản hoặc
có hiện tượng nặng hơn, chị em nên tham khảo ý kiến bác sĩ
để được xác định nguyên nhân.
Trong trường hợp này bạn cũng có thể bổ sung thêm một số
loại thực phẩm giúp giảm chứng sưng phù khi mang thai
như bí đao hoặc dưa hấu. Bí đao có tính hàn, vị ngọt, nhiều
nước, có thể chống khát lợi tiểu. Nếu nấu canh cùng với cá
chép, có thể giúp các bà bầu giảm nhẹ chứng sưng phù
chân. Với dưa hấu cũng có tác dụng tương tự như trên.
Rau cần – phòng huyết áp cao

Trong rau cần hàm chứa nhiều chất dinh dưỡng phong phú
như carotene, vitamin C, nicotinic acid, mannite, đặc biệt là
một số chất dinh dưỡng trong lá rau cần phong phú hơn
trong thân, có tác dụng thanh nhiệt mát máu, tỉnh não, lợi
tiểu, an thần và giảm huyết áp. Những thai phụ bị huyết áp
cao thường xuyên ăn rau cần có thể giúp giảm huyết áp,

phòng tiền sản giật.
Chanh – giảm nôn ói

Sử dụng chanh tươi cắt lát nhỏ pha với đường hoặc mật
ong, ướp trong khoảng 1 ngày rồi sau đó đun nhỏ lửa cho
đến lúc cạn nước để ăn dần có thể giảm được chứng non ói
khi mang thai hữu hiệu.
Ngoài ra, khoai lang cũng được cho là loại thực phẩm giúp
giảm nôn ói cho bà bầu vì chúng có chứa hàm lượng vitamin
B6 phong phú. Khoai lang cũng là thực phẩm bảo vệ sức
khoẻ, chữa trị cao huyết áp khi mang thai.

×