Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Ca dao thời pháp thuộc doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.5 KB, 23 trang )

Cái cò lặn lội bờ sông
Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non
Em về nuôi cái cùng con
Để anh đi trẩy nước non Cao Bằng
Ấy là thảm cảnh của người dân phải thi hành nghĩa vụ tòng quân dưới thời Nam
Bắc Triều, xảy ra cuộc chiến tranh Trịnh - Mạc. Cao Bằng là căn cứ địa trọng yếu
của nhà Mạc. Người lính trong câu ca dao trên thuộc hàng ngũ quân Trịnh, được
lệnh lên đường đánh quân Mạc, vỗ về vợ con trong buổi chia ly.
Đất Quảng Nam chưa mưa đà thấm (11)
Rượu hồng đào chưa nhấm đà say.
Lòng ta như chén rượu đầy,
Lời thề nhớ chén rượu này bạn ơi !
Câu hò từ thuở xa xôi
Bao năm còn vọng đậm lời nước non.
Đá mòn, nhưng dạ chẳng mòn,
Tình dân nghĩa nước một lòng sắt non.
=> Tương Đương với Anh Ngữ hoặc : Ghi Chú: * (Câu số
27977 )
Đầu con, đầu vợ,
Đứa lớn, đứa bé, đứa bế, đứa bồng,
Đứa lên một, đứa lên ba, đứa lên năm, đứa lên bảy.
Tao biểu mày quảy, mày không quảy,
Mày để tao quảy về cái đất Phú Ơn, (Phú Yên).
Nặng nề gánh vác giang sơn,
Đầu con, đầu vợ, cái đất Phú Ơn ta lại về.
Nhìn trông đỉnh núi tứ bề .
Cành mai chớm nở, ta về xứ ta!
=> Tương Đương với Anh Ngữ hoặc : Ghi Chú: * (Câu số
27978 )
Đẹp gì súng Mỹ anh mang,
Mà đi đốt phá xóm làng hỡi anh ?


=> Tương Đương với Anh Ngữ hoặc : Ghi Chú: * (Câu số
27980 )
Đồn Tây dù chắc, dù dày,
Thuế nộp đủ đầy, đồn ắt phải tan. (1)
=> Tương Đương với Anh Ngữ hoặc : Ghi Chú: * Thuế ở đây là
thuế "Đảm phụ quốc phòng" thời kháng chiến chống Pháp (1946 -
1954). (Câu số 27982 )
Đứng ở Hòn Chồng trông sang Hòn Yến,
Lên Tháp Bà, về viếng Sinh Trung (2)
Giang sơn cẩm tú chập chùng,
Đôi ta gắn bó thủy chung một lòng.
=> Tương Đương với Anh Ngữ hoặc : Ghi Chú: * (Câu số
27986 )
Đêm nay trăng sáng như gương
Ngoài đồng giọng hát, trong mương tiếng cười.
Hò lơ giọng hát càng tươi.
Nước tung trắng xóa, người người tát lên.
Hò lơ, ta kéo càng bền,
Cất cao điệu hát, nước lên mương tràn.
=> Tương Đương với Anh Ngữ hoặc : Ghi Chú: * (Câu số
27979 )
Đôi ta ra giữa chiến trường,
Chung phần chiến đấu, giữ gìn tự do.
=> Tương Đương với Anh Ngữ hoặc : Ghi Chú: * (Câu số
27981 )
Ớ bạn mình ơi !
Á, Âu nay gió bụi tung trời
Sổ lồng tháo cũi đến thời rồi đây.
Tay bắt tay, chung lòng chung sức
Quyết diệt thù cứu quốc bạn ơi !

Lòng em khôn tỏ hết lời
Kìa gương phấn dũng rạng ngời nước non.
=> Tương Đương với Anh Ngữ hoặc : Ghi Chú: * (Câu số
28011 )
Ở nhà cơm hẩm, muối rang,
Bữa ăn có thiếp có chàng vẫn vui.
Con thơ nó khóc ngùi ngùi thảm chưa ?
Anh ra đi trống đánh cờ đưa,
Con thơ, vợ dại nói chưa hết lời.
=> Tương Đương với Anh Ngữ hoặc : Ghi Chú: * (Câu số
28012 )
Anh đi lưu thú Bắc thành,
Để em khô héo như nhành từ bi (1)
=> Tương Đương với Anh Ngữ hoặc : Ghi Chú: * Từ bi: Loại cây
mọc hoang, lá thơm, phụ nữ thường hái về nấu nước gội đầu
(Câu số 27920 )
Anh đi em cũng xin đi,
Anh đi vệ quốc, em thì cứu thương.
=> Tương Đương với Anh Ngữ hoặc : Ghi Chú: * (Câu số
27919 )
Anh mà đi với thằng Tây,
Em đành phải dứt hết dây nghĩa tình.
=> Tương Đương với Anh Ngữ hoặc : Ghi Chú: * (Câu số
27921 )
Anh ra đi mặt biển chân' trời '
Biết rồi có đặng sống đời cùng nhau!
=> Tương Đương với Anh Ngữ hoặc : Ghi Chú: * (Câu số
27922 )
Bể Đông có lúc vơi đầy
Mối thù mất nước (đế quốc) có ngày nào vơi!

=> Tương Đương với Anh Ngữ hoặc : Ghi Chú: * (Câu số 876 )
Bây giờ xâu nặng thuế cao,
Thương nhau thì hãy khoan trao ân tình.
=> Tương Đương với Anh Ngữ hoặc : Ghi Chú: * (Câu số
27929 )
Biển Đông có lúc vơi đầy,
Mối thù đế quốc biết ngày nào quên.
Cá bống kho với lá gừng,
Bà con mình đó, xin đừng quên nhau !
Càng ngày xâu nặng thuế cao,
Mất mùa nên phải lao đao, nhọc nhằn.
Xóm làng nhẫn chịu cắn răng,
Bán đìa nộp thuế cho bằng lòng quan.
Quan trên ơi hớt quan trên,
Hiếp dân, ăn chặn, chỉ biết tiên mà thôi !
Cây khô xuống nước cũng khô,
Phận nghèo đi tới chỗ mô cho giàu.
Nhớ chăng tình nghĩa trước sau,
Bỏ thây xứ lạ, làm giàu cho ai ?
=> Tương Đương với Anh Ngữ hoặc : Ghi Chú: * (Câu số
27930 )
Cây xanh thì lá cũng xanh,
Em giỏi cấy lúa, anh rành trồng bông.
Mai đây lúa chín vàng đông,
Bông nở trắng vườn thi thử ai hơn.
=> Tương Đương với Anh Ngữ hoặc : Ghi Chú: * (Câu số
27935 )
Chẳng thơm cũng ngát hoa chanh (Câu 2)
Chẳng giỏi cũng gái ngoại thành
Gái mà như thế, khối anh giật mình!

=> Tương Đương với Anh Ngữ hoặc : Ghi Chú: * Tiếp theo từ câu
số 29554 (Câu số 29634 )
Chờ cho đất nước hòa bình,
Phụ mẫu nhà trường thọ, hai đứa mình kết duyên.
=> Tương Đương với Anh Ngữ hoặc : Ghi Chú: * (Câu số
27953 )
Cha đời mấy đứa theo Tây,
Mồ ông, mả bố voi dày biết chưa ?
=> Tương Đương với Anh Ngữ hoặc : Ghi Chú: * (Câu số
27936 )
Chiều tà bóng ngả nương dâu,
Vin cành bẻ lá em sầu duyên tơ.
Tiếc công tháng đợi năm chờ,
Tưởng chàng có nghĩa, ai ngờ theo Tây.
Vùi thân trong đám bùn lầy
Nước nào rửa sạch nhục này chàng ơi !
=> Tương Đương với Anh Ngữ hoặc : Ghi Chú: * (Câu số
27946 )
Chim bay về mỏm Sơn Trà,
Chàng đi lính mộ xa đà quá xa !
Sự này bởi tại Lang Sa
Cho nên đũa ngọc mới xa mâm vàng
=> Tương Đương với Anh Ngữ hoặc : Ghi Chú: * (Câu số
27947 )
Chim quyên xuống đất ăn trùn (2)
Anh hùng là vận lên nguồn đốt than.
Đốt than cháy rổ, cháy sàng
Chiều về xuống biển đào hang bắt còng
=> Tương Đương với Anh Ngữ hoặc : Ghi Chú: * (Câu số
27952 )

Cô ơi gian khổ chớ nề ,
Bình dân (l) đã mở, sao không hề tham gia ?
=> Tương Đương với Anh Ngữ hoặc : Ghi Chú: * Bình dân: Tức
Bình dân , một phong trào xóa nạn mù, chữ thời kháng chiến
chống Pháp (1945 - 1954). học vụ (Câu số 27961 )
Có bột mới gột nên hồ,
Có gian khổ mới có cơ đồ vẻ vang.
=> Tương Đương với Anh Ngữ hoặc : Ghi Chú: * (Câu số
27958 )
Cô kia má đỏ hồng hồng,
Cô không biết chữ nên chồng cô chê.
=> Tương Đương với Anh Ngữ hoặc : Ghi Chú: * (Câu số
27960 )
Con chim xanh ăn quanh bãi cát,
Thiếp nạp cho chàng mỗi năm ba đồng, sáu giác công ngân (1)
Chàng ơi ! ngồi lại thiếp phân :
Chàng nhịn ăn, thiếp nhịn mặc, đóng công ngân cho chàng.
Nạp rồi lòng dạ chưa an,
Lại nghe mõ đánh ngoài làng kêu xâu
=> Tương Đương với Anh Ngữ hoặc : Ghi Chú: * Sáu giác: (Tiếng
địa phương) sáu cắc, sáu hào. Công ngân là (huế thực dân đánh
trực tiếp vào từng người dân mỗi năm. (Trong Nam gọi là Thuế
Thân) (Câu số 27964 )
Con cò lặn lội bờ sông (2)
Mẹ đi tưới nước cho bông ra đài.
Trông trời, trông đất, đông mây,
Trông cho lúa chín, hột sây nặng nhành,
Trông cho rau muống mau xanh,
Để em cắt nấu bát canh mặn mà,
Mát lòng sau bữa rau cà,

Con ơi mau lớn nước nhà cậy trông.
=> Tương Đương với Anh Ngữ hoặc : Ghi Chú: * (Câu số
27966 )
Con ơi nhớ lấy câu này:
Cướp đêm là giấc, cướp ngày là quan.
=> Tương Đương với Anh Ngữ hoặc : Ghi Chú: * (Câu số
27970 )
Con ơi, con nín mẹ ru :
Cha con còn ở biên khu chưa về.
Con ơi đừng khóc ủ ê
Đợi cha con về chung hưởng tự do.
=> Tương Đương với Anh Ngữ hoặc : Ghi Chú: * (Câu số
27971 )
Con ơi, giữ trọn lời thề
Tự do, Độc lập, không nề hy sinh !
=> Tương Đương với Anh Ngữ hoặc : Ghi Chú: * (Câu số
27972 )
Con ngựa tía ăn quanh Đèo Cả,
Bóng trăng rằm sắp ngả về đông,
Chẳng thà giục mã về không,
Chớ không thèm cướp vợ tranh chồng người ta.
=> Tương Đương với Anh Ngữ hoặc : Ghi Chú: * (Câu số
27969 )
Còn trời, còn nước, còn non,
Còn người mù chữ, ta còn phải lo.
=> Tương Đương với Anh Ngữ hoặc : Ghi Chú: * (Câu số
27973 )
Con vua thì ở đất vua,
Ra đi một bước phải mua đất làng,
Đò dọc phải sợ đò ngang,

=> Tương Đương với Anh Ngữ hoặc : Ghi Chú: * (Câu số
27974 )
Dân mình như hòn đá trên non
Trời lay không chuyển, gió lòn không xuê.
Nó xúc bên ni, nó đổ bên tê
Phá rào, vượt lối, ta về làng ta.
=> Tương Đương với Anh Ngữ hoặc : Ghi Chú: * Câu ca dao trên
phản ánh tinh thần nhân dân miền Nam và Chính sách dồn dân
vào "ấp chiến lược"99" (Câu số 27976 )
Dù cho cạn nước Thu Bồn
Hải Vân hóa cát, biển đông thành đèo.
Dù cho cay đắng trăm chiều
Cũng không lay được tình keo nghĩa dày.
=> Tương Đương với Anh Ngữ hoặc : Ghi Chú: * (Câu số
27983 )
Dù cho cho đến bao giờ
Lòng đây, dạ đấy vẫn trơ như đồng.
=> Tương Đương với Anh Ngữ hoặc : Ghi Chú: * (Câu số
27984 )
Dù em con bế con bồng,
Thi đua yêu nước quyết không lơ là.
=> Tương Đương với Anh Ngữ hoặc : Ghi Chú: * (Câu số
27985 )
Em nhìn xuống Đông,
Ròng ròng nước mắt,
Em trông ra Bắc,
Nước mắt đòi cơn.
Ông cha mình gầy dựng giang sơn,
Biết bao nhiêu xương,
Biết bao nhiêu máu,

Bao nhiêu tủi, bao nhiêu hờn mới nên ?
Ơn nghĩa chất chồng
Con cháu sao nở đành quên
Để cho quân Hồ lỗ
Đặt nền đô hộ
Lên đất nước nhà.
Giống nòi lắm nỗi xót xa,
Tính năm nô lệ nay đà tám mươi.
Lên đất nước nhà.
Giống nòi lắm nỗi xót xa,
Tính năm nô lệ nay đà tám mươi.
=> Tương Đương với Anh Ngữ hoặc : Ghi Chú: * Những địa danh
trên thuộc tỉnh Khánh Hòa. (Câu số 27987 )
Em về thưa mẹ cùng cha
Anh vào quân đội, mai ra chiến trường.
Anh đi bảo vệ biên cương,
Mai ngày đất nước huy hoàng có nhau.
=> Tương Đương với Anh Ngữ hoặc : Ghi Chú: * (Câu số
27988 )
Già thì già tóc, già râu
Tinh thần cách mạng thì dâu có già.
=> Tương Đương với Anh Ngữ hoặc : Ghi Chú: * (Câu số
27990 )
Gái quốc sắc như con sóng lượn
Trai anh hùng như chiếc xuồng be.
=> Tương Đương với Anh Ngữ hoặc : Ghi Chú: * (Câu số
28439 )
Hải Vân cao ngấ từng mây,
Giặc đi đến đó bỏ thây không về.
=> Tương Đương với Anh Ngữ hoặc : Ghi Chú: * (Câu số

27991 )
Hết Hòn Vay đến Hòn Trả,
Hết Hòn Trả, lại đến Hòn Hành.
Tấc dạ cam đành,
Dắt con cùng vợ.
Biết bao giờ trả nợ dương trần ?
Nợ dương trần, tay lần tay vác,
Tay vịn, chân trèo,
Ta về xứ ta!
Biết bao giờ trở lại quê nhà ?
=> Tương Đương với Anh Ngữ hoặc : Ghi Chú: * (Câu số
27992 )
Hở môi, răng lạnh ai ơi !
Chính quyền có vững ta thời mới yên,
Đua nhau kẻ gạo, người tiền,
Giúp vùng mới chiếm, giữ miền tự do.
=> Tương Đương với Anh Ngữ hoặc : Ghi Chú: * (Câu số
27993 )
Hỡi trời cao đất đày,
Thuế sao nặng thế này !
Làng xóm đành bóp bụng,
Bán đìa nộp thuế Tây
=> Tương Đương với Anh Ngữ hoặc : Ghi Chú: * (Câu số
27994 )
Khoan khoan chân bước lên voi,
Thương cha nhớ mẹ, quan đòi phải đi.
Kể từ ngày mộ lính đi Tây,
Tiền Tây em không chuộng,
Bạc Tây em không màng.
Anh đi bỏ mẹ ai nuôi,

=> Tương Đương với Anh Ngữ hoặc : Ghi Chú: * (Câu số
27996 )
Lấy chi mà trả ái ân,
Lấy chi mà nộp còng ngân cho chàng ?
Phần thì quan bắt đắp đàngl
Đào sông Câu Nhí, bòn vàng Bồng Miêu.
=> Tương Đương với Anh Ngữ hoặc : Ghi Chú: * (Câu số
27999 )
Làm trai cho đáng nên trai,
Thanh gươm, yên ngựa, dặm dài lướt xông.
Vẫy vùng nam, bắc, tây, đông,
Lấy thân che chở non sông nước nhà.
=> Tương Đương với Anh Ngữ hoặc : Ghi Chú: * (Câu số
27998 )
Làm quan phải xét cho dân,
Không tin ngài xuống, ngài mần, ngài coi.
=> Tương Đương với Anh Ngữ hoặc : Ghi Chú: * (Câu số
27997 )
Loạn từ phủ Chúa loạn ra,
Loạn từ ngã Bảy, ngã Ba loạn về.
Mẹ già ở chốn lều tranh
Đói no không biết, rách lành không hay.
Vậy cho nên tôi mới biểu (bảo) con vợ tôi rằng :
Em ơi I ở đây làm chi cho vua quan, sưu thuế nặng nề
=> Tương Đương với Anh Ngữ hoặc : Ghi Chú: * (Câu số
28000 )
Một lòng theo ngọn cờ đào,
Thề cùng bạch quỷ (1) có tao không mày:
Muốn xây Độc lập, Tự do,
Phải góp đảm phụ (2) phải lo quốc phòng.

Giàu góp của, khó góp công,
Máu xương không tiếc, năm đồng (3) tiếc chi!
=> Tương Đương với Anh Ngữ hoặc : Ghi Chú: * Bạch quỷ: Bọn
xâm lược Tây Dương da trắng. Câu ca dao xuất hiện thời kỳ Cần
vương. Đảm phụ: "Đảm phụ quốc phòng' trong kháng chiến
chống Pháp (1946 - 1954) mỗi suất năm nông, tiền tin phiếu lúc
bấy giờ (Câu số 28001 )
Nước sông Hàn đời mô cho hết mặn,
Rừng Sơn Trà ai đốn cho hết cây,
Lời nguyền anh đó, em đây,
Anh đừng đi lính cho Tây em chờ
Ô Loan nước lặng như tờ,
Thương người chiến sĩ dựng cờ Cần vương (1)
Trải bao gối đất nằm sương,
Một lòng vì nước nêu gương anh hùng.
=> Tương Đương với Anh Ngữ hoặc : Ghi Chú: * (Câu số
28009 )
Nằm thời lấy đất làm giương,
Lấy trời làm chiếu, lấy sương làm màn.
Xâu làng bắt xuống, gọi lên,
Trầy da, tróc thịt cái tên vẫn hoài.
Ăn thì những củ cùng khoai
Bữa mô kiếm được thì vài miếng cơm
=> Tương Đương với Anh Ngữ hoặc : Ghi Chú: * (Câu số
28002 )
Ngày xưa đi lính cho Tây,
Ngày nay đi lính phanh thây quân thù.
=> Tương Đương với Anh Ngữ hoặc : Ghi Chú: * (Câu số
28003 )
Ngó lên trên sở ông Hoàng (2)

Ngó xuống Ba Hộ (3) tang hoang cửa nhà.
=> Tương Đương với Anh Ngữ hoặc : Ghi Chú: * Lầu ông Hoàng
người Pháp có tên là Dễ Monpensier xây cất vào đầu thế kỷ 20.
Tương truyền khi xây lầu này thì làng An Hải (tức làng Ba Hộ) bị
bệnh dịch, tiếp đó là bão lụt, làm nhiều người chết. Số người mê
tín cho là ông Hoàng đã gây ra tai vạ ấy. (Câu số 28004 )
Ngó lên, ngó xuống thì vui,
Ngó vùng bị chiếm ngùi ngùi nhớ thương (1)
=> Tương Đương với Anh Ngữ hoặc : Ghi Chú: * Câu ca dao xuất
hiện trong kháng chiến chống Pháp (1946 - 1954) lúc bấy giờ tỉnh
Quảng Nam chia làm hai vùng: bị chiếm và tự do. (Câu số
28005 )
Nhà ai xay lúa ầm ầm,
Cho xin nắm trấu về hầm bà gia.
Bà gia mới chết hôm qua,
Trong chạy, ngoài bội tốn ba mươi đồng.
Không khóc thì tội bụng chồng,
Khóc thì lạt lẽo như đưa hồng mắc mưa.
Ớ chị em ơi !
Cho tôi xin tí nước mắt thừa,
Tôi về tôi khóc tiễn đưa bà mẹ chồng.
Khóc rồi, tôi đổ xuống sông,
Cá mương, cá diếc, cá hồng ních no !
=> Tương Đương với Anh Ngữ hoặc : Ghi Chú: * (Câu số
28006 )
Nhà tôi mượn mái trời che,
Mua tranh lợp hè thiếu trước hụt sau.
=> Tương Đương với Anh Ngữ hoặc : Ghi Chú: * (Câu số
28007 )
Nhiễu điêu phủ lấy giá gương,

Giúp vùng bị chiếm là thương giống nòi.
=> Tương Đương với Anh Ngữ hoặc : Ghi Chú: * (Câu số
28008 )
Nuôi quân ta nộp lúa vàng,
Quân no đánh thắng, giết ngàn giặc Tây.
=> Tương Đương với Anh Ngữ hoặc : Ghi Chú: * (Câu số
28010 )
Qui Nhơn có biển có cầu,
Có phố chú Chệt, có lầu ông Tây.
Thông ngôn, ký lục lắm thầy,
Chân thì giày ống, tay thì ba toong,
Vợ thì đánh phấn thoa son,
Nước non còn mất, mất còn không hay.
=> Tương Đương với Anh Ngữ hoặc : Ghi Chú: * Đầm Ô Loan:
Một thắng cảnh cửa Phú Yên. Nơi đây, ông Tú Phương (người Phú
Yên) đã lãnh đạo nghĩa quân hưởng ứng phong trào Cần vương
chống Pháp. (Câu số 28013 )
Rạ đồng Chiêm có liềm thì cắt
Rạ đồng mùa có măt thì coi
Được mùa chớ phụ ngô khoai
Đến năm Thân Dậu lấy ai bạn cùng
=> Tương Đương với Anh Ngữ hoặc : Ghi Chú: * Năm 1945,
người Nhật muốn diệt lòng ái quốc và kháng chiến của dân Việt
đã đốt hết lúa gạo làm khỏang 3 triệu người miền Bắc chết đói
(Câu số 5591 )
Ru con còn ngủ đi thôi,
Mẹ còn đi học kiếm đôi ba vần (1).
Muốn tròn bổn phận công dân,
Mà không biết chữ trăm phần nhuốc nhơ.
=> Tương Đương với Anh Ngữ hoặc : Ghi Chú: * (Câu số

28014 )
Ru hời, ru hỡi là ru
Cha con còn ở chiến khu chưa về.
Con ơi ! Nhớ trọn lời thề
Tự do, Độc lập, không nề hy sinh.
=> Tương Đương với Anh Ngữ hoặc : Ghi Chú: * (Câu số
28015 )
Sông Nha Trang cát vàng, nước lục,
Thảnh thơi con cá đục lội dọc lội ngang.
Đã nguyên cùng nhau hai chữ đá vàng,
Quí chi tách cà phê đen, ly sữa bò trắng
Anh nở phụ phàng nước non.
=> Tương Đương với Anh Ngữ hoặc : Ghi Chú: * Đi học bình dân
học vụ sau Cách mạng tháng Tám. (Câu số 28017 )
Sông Trà Khúc, ai mà tát cạn,
Rừng Trà Bồng, ai đẵn cho hết cây ?
=> Tương Đương với Anh Ngữ hoặc : Ghi Chú: * (Câu số
28018 )
Tấc đất tấc vàng,
Một góc giang san,
Một dòng máu đỏ.
Quyết tâm không bỏ
Một mảnh đất hoang,
Trồng bắp, trồng lang,
Tăng nguồn lương thựcặc
=> Tương Đương với Anh Ngữ hoặc : Ghi Chú: * (Câu số
28019 )
Từ ngày "Bảo hộ" đảo lai,
Thuế thân đồng mốt (1) sưu sai bốn ngày.
=> Tương Đương với Anh Ngữ hoặc : Ghi Chú: * Thuế thân: Thứ

thuế đánh vào từng người dân (đàn ông) mỗi năm một trong một
hào bạc Đông Dương lúc bấy giờ. (Câu số 28042 )
Từ ngày Tự Đức lên ngôi,
Cơm chẳng đầy nồi, trẻ khóc như ri.
Bao giờ Tự Đức chết đi,
Thiên hạ bình thì (2) mới dễ làm ăn.
=> Tương Đương với Anh Ngữ hoặc : Ghi Chú: * Bình thì: thời
bình; Thì là là húy của Vua Tự Đức (Nguyễn Phúc Thì) . (Câu số
28043 )
Tai nghe súng nổ đì đùng
Tàu Tây đã lại Vũng Thùng (1) hôm qua.
=> Tương Đương với Anh Ngữ hoặc : Ghi Chú: * Vũng Thùng:
Tức vũng biển Đà Nẵng. Ngày 1-Đ-1858, liên quân Pháp - Tây
Ban Nha gồm 3.000 người cùng 14 chiến thuyền do đô đốc R. Dễ
Genouilly chỉ huy đã nổ súng tấn công Đà Nẵng. (Câu số 28021 )
Tai nghe súng nổ cửa Hàn,
Giận Tây không giận, giận chàng Lưu Cơ.
=> Tương Đương với Anh Ngữ hoặc : Ghi Chú: * Pháp đánh Đà
nẵng (Câu số 28020 )
Tai nghe trống đánh trên lầu,
Tay cầm tràng hạt ngâm câu thiên đàng.
Phen ni bỏ họ, bỏ hàng,
Theo cha với cố nhẹ nhàng tấm thân !
=> Tương Đương với Anh Ngữ hoặc : Ghi Chú: * (Câu số
28022 )
Tây bang, đi lính mộ khó về,
Ngày xưa em có nói, anh chẳng hề chịu nghe.
=> Tương Đương với Anh Ngữ hoặc : Ghi Chú: * Đệ nhất Thế
chiến Pháp mộ quân thguộc địa đi đánh giặc cho Pháp (Câu số
28023 )

Thơm Vạn Giã (l) ngọt đà quá ngọt,
Mía Phú Ân cái đọt cũng ngon
Hởi người chưa vợ chưa con
Vào đây chung gánh nước non với mình.
Quản bao lên thác xuống ghềnh,
Mía ngon, thơm ngọt đượm tình quê hương.
=> Tương Đương với Anh Ngữ hoặc : Ghi Chú: * Vạn Giã, Phú
ân: Những địa danh thuộc Khánh Hòa. (Câu số 28030 )
Thấy em cuốc cuốc, cào cào,
Dừng chân anh hỏi: Được bao nhiêu hầm ?
Mồ hôi vai áo ướt đầm,
Thương em sức yếu đào hầm, cắm chông.
=> Tương Đương với Anh Ngữ hoặc : Ghi Chú: * (Câu số
28029 )
Thà ăn rau má, rau lang
Hơn theo Bá Cừ (l) thác oan uổng đời.
=> Tương Đương với Anh Ngữ hoặc : Ghi Chú: * Năm 1925, Lê
Bá Cừ từ Huế vào Quảng Nam mộ phu đưa vào Nam Bộ làm đồn
điền đồn điên cao su. (Câu số 28024 )
Thà rằng uống nước hố bom,
Còn hơn theo giặc, lưng khom, chân quỳ (2).
=> Tương Đương với Anh Ngữ hoặc : Ghi Chú: * (Câu số
28025 )
Tham chi đồng bạc của Tây
Mà đi lính mộ bỏ bầy con thơ.
=> Tương Đương với Anh Ngữ hoặc : Ghi Chú: * (Câu số
28026 )
Tháp kia còn đứng đủ đôi (3)
Cầu kia đủ cặp (4) huống chi tôi với mình.
=> Tương Đương với Anh Ngữ hoặc : Ghi Chú: * Tháp Đôi và Câu

Đôi Ở thành phố Qui Nhơn, Bình Định. (Câu số 28027 )
Tháp trải nắng sương, cau nương sắt đá,
Dẫu người thiên hạ tiếng ngả lời nghiêng.
Cao thâm đã chứng lòng nguyền,
Còn cầu, còn tháp, còn duyên đôi đứa mình.
Non sông nặng gánh chung tình.
=> Tương Đương với Anh Ngữ hoặc : Ghi Chú: * (Câu số
28028 )
Tiếng đồn anh hay chữ,
Lại đây em hỏi thử
Đôi câu lịch sử Khánh Hòa :
Từ ngày Tây cướp nước ta,
Những ông nào dựng cờ khởi nghĩa
Anh hãy nói ra cho em tường.
- Nghe lời em hỏi mà thương,
Thương người nghĩa liệt tơ vương vấn lòng.
Vì thù non sông,
Họ thề không đội trời chung với giặcặc
Từ Nam chí Bắc,
Thiếu chi gan sắt đá đồng.
Ở Khánh Hòa thì có ba ông :
Ông Trần Đường giữ đèo Dốc Thị,
Ông Trịnh Phong trấn nơi Biển Cù (l)
Ông Nguyễn Khanh lo việc quấn nhu,
Ba ông một dạ, nghìn thu danh truyền,
=> Tương Đương với Anh Ngữ hoặc : Ghi Chú: * Những địa danh
trong câu ca dao thuộc tỉnh Khánh Hòa. (Câu số 28033 )
Tiếng anh người có học,
Sao anh chẳng nghĩ suy.
Tây bang, anh đi lính làm chi,

Xa cha lìa mẹ, còn gì chữ ân !
Anh ơi ! Nghe lấy lời phân,
Đừng đi lính mộ bỏ thân xứ người.
=> Tương Đương với Anh Ngữ hoặc : Ghi Chú: * (Câu số
28032 )
Trăng rằm mây phủ còn lu,
Tấm gương chị Lý (2) nghìn thu sáng ngời.
=> Tương Đương với Anh Ngữ hoặc : Ghi Chú: * Chị Trần Thị 'Lý,
quê ở GÒ Nổi, Điện Bàn, Quảng. Nam – Đà Nẵng, một tấm gương
yêu nước kiên trung, bất khuất thời chiến tranh quốc Cọng, được
phong danh hiệu Anh hùng: (Câu số 28034 )
Trăng rằm sáng cả đồng xanh
Có chồng nhập ngũ (bộ đội) duyên lành đẹp sao.
=> Tương Đương với Anh Ngữ hoặc : Ghi Chú: * (Câu số
28035 )
Trời mưa ướt lá trầu tươi,
Ướt cả áo người du kích gác đêm.
=> Tương Đương với Anh Ngữ hoặc : Ghi Chú: * (Câu số
28039 )
Trời mưa ướt lá trầu vàng,
Ướt em em chịu, ướt Việt Binh Đoàn em thương.
=> Tương Đương với Anh Ngữ hoặc : Ghi Chú: * (Câu số
28040 )
Trời mưa ướt ngọn mía mưng,
Ướt em em chịu, ướt dân quân em buồn.
=> Tương Đương với Anh Ngữ hoặc : Ghi Chú: * (Câu số
28041 )
Trời mưa chi khổ rứa trời ,
Ướt người lính chiến không tơi, không nhà.
=> Tương Đương với Anh Ngữ hoặc : Ghi Chú: * (Câu số

28037 )
Trời mưa trời gió đùng đùng (2)
Cha con lão Hùng đi gánh phân trâu,
Đem về bón tốt ruộng sâu,
Đêm đêm đạp nước trông mau tới mùa.
Phen này lão quyết thi đua
Cấy hai ang giống, thu thừa trăm ang.
=> Tương Đương với Anh Ngữ hoặc : Ghi Chú: * Ang: một đơn vị
đo lường lúa gao ở Miền Trung (Câu số 28038 )
Trâu ta ăn cỏ đồng ta,
Đừng ham cỏ tốt ăn qua đồng người.
Hàng ta, ta bận cũng tươi,
Ham chi hàng ngoại, kẻ cười người chê.
=> Tương Đương với Anh Ngữ hoặc : Ghi Chú: * (Câu số
28036 )
Vọng Phu thuộc đãy Núi Bà (1)
Tượng Sơn chất ngất gọi là Hòn ông.
Phải chi đây vợ, đó chồng,
Gánh tương tư đó nặng lòng nước non.
=> Tương Đương với Anh Ngữ hoặc : Ghi Chú: * Ở các tỉnh Bình
Định, Phú Yên, Khánh Hòa đều có núi Vọng Phu thuộc các địa
điểm khác nhau, nhưng truyền thuyết thì gần giống nhau. Núi
Vọng Phu trong câu ca dao trên thuộc dãy Núi Bà, huyện Phù Cát,
Bình Định. (Câu số 26501 )
Trung quân ái quốc
=> Tương Đương với Anh Ngữ hoặc : Ghi Chú: * (Câu số
18874 )
Vững vàng tháp cổ ai xây ?
Bên kia Thú Thiện, bên này Dương Long (1)
Nước sông trong,

Dò lòng dâu bể.
Tiếng anh hùng,
Tạc để nghìn thu…
Xa xa con én liệng mù,
Tiềm long hỏi chốn vân du đợi ngày.
=> Tương Đương với Anh Ngữ hoặc : Ghi Chú: * Tháp Chăm Thú
Thiện và Dương Long Ở gần núi Hương Sơn (Bình Khê ) nơi phát
tích của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn và sau đó là cuộc khởi nghĩa của
Mai Xuân Thưởng. (Câu số 28045 )
Yến sào thêm ít hạt sen,
Chưng với đường phèn, bổ lắm anh ơi
Em khuyên anh lời đã cạn lời
Giăm-bông, bíp-tếch là mồi thực dân.
Mùi quê hương thơm ngọt vô ngần
Anh ham chi của thừa, của thải.
Mà anh đành bỏ ngài bỏ nhân,
Để đi làm thân tôi đòi ?
Cực lòng em lắm anh ơi!
Nhìn trong tủi thẹn, trông ngoài xấu xa.
Dễ vào thì cũng dễ ra,
Anh hãy về chung gánh nước nhà cùng em.
ìm lại tiếng nói, hình ảnh của của người Quảng (tỉnh Quảng Nam
và thành phố Đà Nẵng) trước những biến cố của lịch sử, đặc biệt
là giai đoạn từ 1858 đến nay có nhiều cách, trong đó có thể tìm
thấy rất rõ trong tục ngữ, ca dao. Ca dao là những chuyên chở,
lưu giữ tư tưởng, tình cảm, tâm hồn, khí phách của nhân dân khó
phai mờ trong dòng chảy của thời gian.
Năm 1858 khi thực dân Pháp nổ phát súng xâm lược đầu tiên trên
vịnh Đà Nẵng: “Tai nghe súng nổ cái đùng/ Tàu Tây đã đến vũng
Thùng mẹ ơi”. Hai câu ca dao diễn tả sống động tâm trạng bất

ngờ, đau xót của người dân Đà Nẵng trước cảnh mất nước; giây
phút lịch sử qua hai câu ca dao như mở đầu cho cuộc chiến đấu
lâu dài chống ngoại xâm của dân tộc.
Khi thực dân xâm lược, biết bao nhiêu nỗi đau giày xéo, mỗi
người dân khắc sâu lòng căm thù sâu cay “Đá mòn nhưng dạ
không mòn/ Quê em còn khổ, em còn thù Tây”. Không cam chịu
nỗi nhục mát nước, nhân dân đã đứng lên chiến đấu; “Chiều
chiều ông Lữ đi câu/ Tay cầm lựu đạn lia nhầu thằng Tây”, “Cầu
Chìm nổi tiếng đánh Tây/ Núi Lở anh dũng phanh thây quân thù”,
“Anh là trai đất Hội An/ Sao không đi Vệ quốc đoàn đánh Tây?”.
“Ai lên chín ngã sông Con/ Hỏi thăm ông Hường Hiệu có còn hay
không?”, “Báo cho lũ giặc gần xa/ Đất ta ta ở, ruộng ta ta cày”.
Các cuộc khởi nghĩa đã được phát động gắn liền với tên tuổi bao
anh hùng, nghĩa sĩ, trong đó có phong trào Cần Vương, được
nhân dân ca ngợi; “ Nước sông Hàn đời mô cho hết mặn/ Rừng
Sơn Trà ai đốn cho hết cây/ Lời nguyền anh đó, em đây/ Anh
đừng đi lính cho Tây em chờ/ Ô Loan nước lặng như tờ/ Thương
người chiến sĩ dựng cờ Cần vương/ Trải bao gối đất nằm sương/
Một lòng vì nước nêu gương anh hùng”.
Hình ảnh thành phố Đà Nẵng trở thành thành phố nhượng địa của
Pháp hiện lên thật rõ: “Đứng bên ni Hàn/ Ngó qua Hà Thân/ Nước
xanh như tàu lá/ Ngó về Hàn phố xá nghênh ngang/ Kể từ ngày
Tây lại, Sứ sang/ Đi xâu, nộp thuế, làm đàng khổ thân”. Hình ảnh
người dân chống Pháp còn hiện qua, hình ảnh những người phụ
nữ khuyên bảo chồng con: “Chim bay về mỏm Sơn Trà/ Chàng đi
lính mộ xa đà quá xa/ Sự này bởi tại Lang Sa/ Cho nên đũa ngọc
mới xa mâm vàng.”, “Dậm chân đấm ngực kêu trời/ Vợ chồng
chưa mấy năm trời đã xa/ Ngàn trùng xứ lạ xót xa/ Cái đời lính
mộ khổ là biết bao”.
Qua các cuộc đấu tranh chống lại thực dân Pháp, đất Quảng có

những trang sử oai hùng và bi đát. Đời sống của nhân dân rên
xiết: “Ðất Quảng Nam từ năm bính ngọ (1906) / Xâu ngũ nhật,
công sưu công ích, đường trường làm tột núi cao / Thuế bách
phân gia ngũ gia tam, đủ ngón vét từng xu nhỏ / Mãi tới xuân
nầy (1908) cực đà hết chỗ / Ra Tết trời làm tai biến, hạn hán tiêu
khô / Nhiều nơi đất bỏ hoang dân tình đói khổ…”. Nỗi khổ bởi chế
độ thuế đã đẩy người dân đến bần cùng, bế tắc. Sự bần cùng, bế
tắc ấy đang ấp ủ bên trong một tinh thần quật khởi: “Ðời xưa
thuế một quan năm / Ðời nay thuế lại hai đồng bốn giác / Con tay
bồng tay dắt / Vợ tay đỡ tay”.
Thực dân Pháp đàn áp một cách dã man các cuộc biểu tình xin
xâu kháng thuế, nhiều người bị kết án tử hình. Ông Ích Ðường
cháu nội Ông Ích Khiêm bị tử hình ở Túy Loan. Ông trùm Thuyết
bị chém vì lên án Trần Tuệ chuyên ăn hối lộ làm cho đề đốc Trần
Tuệ là tay sai đắc lực với Pháp sợ quá hộc máu mà chết. Tiếng hô
uất hận của dân tộc lầm than, đói khổ bị đè nén lâu ngày, tiếng
hét được mọi người hưởng ứng để đánh đổ bạo quyền và tay sai.
“Cậu Ðường mười tám tuổi đầu / Dẫn dân công ích xin xâu dưới
tòa / Bắt anh trùm Thuyết dẫn ra, / Dẫn ra dân tưởng quan tha
cho về / Chém anh trùm Thuyết gớm ghê / Gươm đao âm phủ ba
bốn bề cách xa”.
Tiếp theo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, lại đến cuộc
kháng chiến chống Mỹ cứu nước, ca dao lại tiếp tục theo chân
người lính, đồng hành cùng nhân dân trên mọi nẻo đường trường
chinh. “Hoà Liên có núi Ba Viên/ Hết Tây đến Mỹ đảo điên chốn
này”, câu ca dao mộc mạc ấy cho ta thấy đế quốc Mỹ thay chân
thực dân Pháp đến xâm lược đất nước ta, nhân dân ta tiếp tục
cầm súng chiến đấu. Cuộc kháng chiến chống Mỹ hào hùng thể
hiện rất rõ trong ca dao dưới nhiều góc độ, trong đau thương gian
khổ cũng như trong niềm vui chiến thắng. Ca dao thời chống Mỹ,

tiếp tục dòng chảy thời chống Pháp trở thành phương tiện tuyên
truyền, vận động khá hiệu quả: “Con trâu nó có cái sừng/ Hễ ai
theo Mỹ, coi chừng nó húc cho” hoặc “Đẹp gì súng Mỹ anh mang/
Mà đi đốt phá xóm làng hỡi anh?”, “Núi Quảng Phú gió vây hiu
hắt/Biển Hoà Thanh lạnh ngát như tờ/ Lòng em chín đợi mười
chờ/ Chờ người du kích phất cờ lập công”.
Bên cạnh những câu ca dao giản dị nêu trên, ca dao chống Pháp
và chống Mỹ còn sử dụng nhiều cách chơi chữ độc đáo. Ủng hộ
Việt Minh: “Quốc gia quốc giả quốc già/ Việt Minh việc mỉnh cũng
ra việc mình”. Quốc gia là chính quyền do Pháp dựng lên người
dân cho là “quốc giả quốc già”, còn Mặt trận Việt Minh là của ta
nên xác dịnh là “việc mình”. Chỉ có 2 từ “quốc gia” và “Việt
minh”, tạo thành 2 câu ca dao với kiểu láy đặc trưng của người
Quảng, thể hiện được chính kiến, tình cảm của người dân lúc bấy
giờ.
Tương tự kiểu chơi chữ trên còn có câu “Mùa khô, mùa khổ Mỹ ơi/
Mùa mưa mùa mẽo tơi bời lao đao”. Dùng từ láy khô - khổ, mưa -
mẽo nêu bật sự thất bại ê chề của Mỹ cả mùa khô lẫn mùa mưa.
Ca dao kháng chiến, người dân thường lấy chính câu ca dao sẵn
có trước đó chỉ thay đổi nội dung cho phù hợp với nội dung mới.
Đặc điểm này thường xảy ra trong ca dao đất Quảng. Đây không
phải là hiện tượng dị bản, mà là bản mới trên cơ sở câu ca dao
cũ. Nhân vật ông Lữ trong câu ca dao xưa trở thành một người Vệ
quốc đóng vai một người đi câu: “Chiều chiều ông Lữ đi câu/ Tay
cầm lựu đạn lia nhầu thằng Tây”. “Lia nhầu thằng Tây” diễn tả
khá rõ nét khí phách và lòng căm thù Tây, lia nhầu không phải là
lia ẩu, không tính toán suy nghĩ, mà đó chính là thái độ sẵn sàng
đánh Tây dù biết mình có thể hy sinh; lia nhầu là một thái độ
không sợ chết. Theo đặc điểm nghệ thuật trên còn có nhiều câu
ca dao thú vị như: “Con cò lặn lội bờ sông/ Gánh gạo nuôi chồng,

cắt lúa dân quân”. Chỉ cần thay “tiếng khóc nỉ non” thành “cắt lúa
dân quân” hình ảnh con Cò trở thành biểu trưng cho người phụ nữ
giỏi việc nước, đảm việc nhà. Có trường hợp giữ nguyên câu ca
dao cũ nhưng viết thêm nội dung: “Đi đâu mà vội mà vàng/ Mà
vấp phải đá mà quàng phải dây/ Nếu anh đi đánh giặc Tây/
Chẳng đá nào vấp chẳng dây nào quàng”.
Hình thức câu ca dao giai đoạn này không chỉ loại lục bát, mà còn
có nhiều câu lục bát biến thể (số chữ không dừng lại ở 6 – 8 mà
mỗi câu có thể kéo dài ra hoặc rút ngắn lại). Có nhiều câu dùng
thể thơ 8 chữ gieo vần lưng “Giặc phá nhà ngói ta dựng nhà
tranh/ Giặc phá ghe mành, ta sắm thúng câu” tạo cho câu ca dao
nhịp điệu khỏe và mạnh hơn.
Nghệ thuật dùng tiếng Pháp được Việt hoá trong ca dao cũng bắt
dầu xuất hiện: “Chín giờ kèn thổi cu-sê/ Chào em ở lại anh về tập
binh” (Cu-sê: coucher, chỉ thời điểm ngủ buổi tối) hoặc “Cha
thằng công sứ Sác-lơ/ Miệng hùm nọc rắn đánh lừa chúng dân/
Phen này chết cũng không cần/ Làm cho tỏ mặt người dân anh
hùng”.
Ngày nay đất nước đã độc lập, nhân dân đã tự do. Người Quảng
“trung dũng kiên cường” chung tay phát triển kinh tế - xã hội, mở
rộng vòng tay, trải chiếu hoa đón bè bạn năm châu đến đầu tư,
du lịch. Bàn chân của người Quảng luôn tiến về phía trước, nhưng
không bao giờ quên máu của các bậc tiền nhân đã nhuộm nên
mảnh đất này. Ca dao đất Quảng – nơi lưu giữ những năm tháng
đau thương và hào hùng ấy, sống mãi cùng cỏ cây, sông núi trên
mảnh đât “chưa mưa đà thấm” hôm nay.
N.N.K

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×