Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Thuốc điều trị bệnh dị ứng ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.82 KB, 4 trang )

Thuốc điều trị bệnh dị ứng
Hiện tượng dị ứng là một dạng phản ứng có hại của hệ
thống miễn dịch đối với các tác nhân từ môi trường
sống mà bình thường vốn ít gây nguy hại như bụi nhà,
phấn hoa, lông súc vật, nấm mốc, thức ăn, thuốc, hóa
chất, nọc côn trùng…

Cần tránh tiếp xúc các dị nguyên gây bệnh như phấn hoa
Nguyên nhân gây ra các bệnh dị ứng còn chưa được biết
chính xác nhưng được cho là do sự kết hợp của các yếu tố
chủ thể yếu tố môi trường. Trẻ em, đặc biệt là trẻ nam, có
nguy cơ bị mắc các bệnh dị ứng cao hơn so với người lớn.
Các yếu tố môi trường cũng đóng một vai trò quan trọng
trong việc gây ra tình trạng dị ứng, trong đó các yếu tố
được nói đến nhiều nhất là nhiễm khuẩn và sử dụng
kháng sinh, ô nhiễm môi trường, tiếp xúc với dị nguyên,
đặc biệt trong giai đoạn đầu đời, nhiễm giun, sán, kí sinh
trùng và sự thay đổi chế độ ăn. Trẻ em được nuôi hoàn
toàn bằng sữa mẹ cũng có ít nguy cơ mắc các bệnh dị ứng
hơn so với những trẻ em được nuôi bằng sữa bột.
Các biểu hiện của tình trạng dị ứng
Biểu hiện và mức độ của các triệu chứng dị ứng ở mỗi cá
thể tùy thuộc vào mức độ mẫn cảm của cơ thể, loại bệnh
dị ứng mà cá thể đó mắc cũng như số lượng và cách tiếp
xúc của dị nguyên gây bệnh. Các triệu chứng dị ứng có
thể xuất hiện tức thì trong vài giây đến vài phút sau khi
tiếp xúc với dị nguyên, nhưng cũng có thể xuất hiện muộn
sau vài ngày, vài tuần. Các triệu chứng dị ứng có thể xuất
hiện đồng thời ở nhiều cơ quan nhưng cũng có thể chỉ đặc
hiệu ở một hệ thống cơ quan. Các dị nguyên trong không
khí như bụi nhà, phấn hoa, nấm mốc… thường gây ra các


triệu chứng dị ứng ở những vùng có tiếp xúc với không
khí như mắt, mũi, phổi.
Điều trị các bệnh dị ứng
Điều trị các bệnh dị ứng nói chung có 3 vấn đề cơ bản
là: phải tránh được việc tiếp xúc với các dị nguyên gây
bệnh, sử dụng các thuốc chống dị ứng để giảm triệu
chứng và điều trị giảm mẫn cảm đặc hiệu.
Tránh tiếp xúc với dị nguyên là cách đơn giản và hiệu quả
nhất để điều trị các bệnh dị ứng nhưng thường rất khó
thực hiện được trong thực tế. Việc loại bỏ hoàn toàn các
dị nguyên vi thể trong không khí như bụi nhà, nấm mốc,
phấn hoa là điều gần như không thể, nhưng giảm được số
lượng các dị nguyên tiếp xúc trong môi trường sống và
làm việc cũng có thể giúp cải thiện các triệu chứng dị
ứng, giảm nhu cầu sử dụng thuốc chống dị ứng và cải
thiện chất lượng cuộc sống. Để có thể thực hiện được điều
này, cần tránh ra ngoài vào những lúc phấn hoa rụng
nhiều (khoảng 10 giờ sáng), không nuôi chó, mèo trong
nhà, không đến những nơi có nhiều cây cối, thường xuyên
giặt chăn ga gối đệm, hạn chế dùng thảm và rèm treo
cũng như các vật dụng có khả năng bắt bụi, đảm bảo đủ
ánh sáng, dùng máy điều hoà không khí…
Những người có tiền sử dị ứng thuốc cần tuyệt đối tránh
sử dụng lại loại thuốc mà mình đã từng bị dị ứng và mỗi
khi đi khám chữa bệnh, phải thông báo cho thầy thuốc
loại thuốc mà mình bị dị ứng. Những người có tiền sử dị
ứng với một loại thức ăn nào đó như tôm, cua, mực…
cũng phải tuyệt đối tránh tiếp xúclại với thức ăn đó dưới
mọi hình thức. Các thuốc chính được sử dụng trong điều
trị các bệnh và phản ứng dị ứng là nhóm corticosteroid

(như prednisolone, methylprednisolone,
dexamethasone…), nhóm kháng histamine H1 (như
fexofenadine, loratadine, levocetirizine, desloratadine,
hydroxyzine…), các thuốc kháng leukotrien (như
montelukast, zafi rlukast…), thuốc bảo vệ màng dưỡng
bào (như ketotifen, nedocromil…) và adrenaline.
Corticosteroid được sử dụng đường toàn thân hoặc tại chỗ
trong điều trị hầu hết các bệnh dị ứng như hen phế quản,
viêm mũi dị ứng, chàm, viêm da tiếp xúc… Các thuốc
kháng histamine H1 cũng có thể được dùng đường toàn
thân hoặc tại chỗ, có tác dụng tốt với các trường hợp mày
đay, viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc dị ứng. Các thuốc
kháng leukeotrien hiện được sử dụng chủ yếu trong điều
trị hen phế quản và viêm mũi dị ứng, tuy nhiên, một số
nghiên cứu cho thấy nó còn có tác dụng tốt trong điều trị
các trường hợp mày đay mạn tính. Adrenaline là thuốc
được lựa chọn hàng đầu trong điều trị các phản ứng dị
ứng cấp tính nặng như sốc phản vệ, phù Quincke, mày
đay… Các thuốc bảo vệ màng dưỡng bào hiện chỉ còn
được sử dụng trong điều trị một số bệnh lý dị ứng ở trẻ
em do có tác dụng tương đối yếu. Giảm mẫn cảm đặc hiệu
với dị nguyên gây bệnh là phương pháp điều trị các bệnh
dị ứng bằng cách đưa vào cơ thể một lượng dị nguyên gây
bệnh tăng dần để cơ thể có thể dung nạp dần với các dị
nguyên đó, được chỉ định khi người bệnh không thể tránh
được việc tiếp xúc với dị nguyên gây bệnh và không đáp
ứng với điều trị bằng các thuốc chống dị ứng. Giảm mẫn
cảm có thể được tiến hành qua đường tiêm hoặc ngậm
dưới lưỡi. Các nghiên cứu cho thấy, giảm mẫn cảm đặc
hiệu có hiệu quả tương đối tốt với dị ứng do nọc côn

trùng, hen phế quản, viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc dị
ứng và một số trường hợp dị ứng thuốc.
Cơ địa dị ứng thường tồn tại suốt đời nhưng các triệu
chứng dị ứng lại có thể thay đổi theo thời gian. Các bệnh
dị ứng thường khởi phát ở trẻ nhỏ, ổn định dần ở tuổi dậy
thì và tái phát, sớm hay muộn tùy thuộc vào môi trường
sống và lối sống của mỗi người.

×