Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ VÀ KHU CÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG BỀN VỮNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (873.74 KB, 34 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
VIỆN MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN
NGÀNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
MÔN QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ VÀ KCN
TIỂU LUẬN MÔN HỌC
ĐỀ TÀI
QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ VÀ
KHU CÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG BỀN VỮNG
Cán bộ giảng dạy : PGS. TS. LÊ THANH HẢI
Nhóm thực hiện : ĐÀO THỊ NGỌC MAI – MHV: 201210020
HOÀNG ÁI NHÂN – MHV: 1280100060
ĐẶNG MỸ THANH – MHV: 1280100073
Lớp : QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
Khoá : 2012
TP. Hồ Chí Minh, tháng 05 năm 2013
1
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 4
DANH MỤC HÌNH 5
DANH MỤC BẢNG 6
MỞ ĐẦU 7
1. ĐẶT VẤN ĐỀ 7
2. MỤC TIÊU 7
3. NỘI DUNG 7
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QLMT ĐÔ THỊ KCN, QLMT ĐÔ THỊ VÀ KCN
THEO HƯỚNG BỀN VỮNG 8
1.1. QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ VÀ KCN 8
1.1.1. Các khái niệm 8
1.1.2. Nhiệm vụ công tác QLMT đô thị và KCN 8
1.2. QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ VÀ KCN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG 9
1.2.1. Khái niệm PTBV 9


1.2.2. Mục tiêu PTBV 9
1.2.3. Khái niệm Đô thị bền vững – KCN bền vững 9
1.2.4. Công cụ QLMT đô thị và KCN theo hướng PTBV 10
1.2.4.1. Công cụ Pháp luật – Chính sách 10
1.2.4.2. Công cụ Kỹ thuật – Quản lý 10
1.2.4.3. Công cụ kinh tế 12
1.2.4.4. Công cụ phụ trợ 12
2
1.2.5. Lợi ích và khó khăn của việc áp dụng các công cụ QLMT bền vững 13
CHƯƠNG 2: BỘ CHỈ THỊ VÀ CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ PHÁT TRIỂN BỀN
VỮNG MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ VÀ KCN, ÁP DỤNG TÍNH TOÁN CHỈ SỐ PTBV
CHO TP. BIÊN HÒA 14
2.1. BỘ CHỈ THỊ ĐÁNH GIÁ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ
VÀ KCN 14
2.1.1. Tổng quan về các Bộ chỉ thị PTBV 14
2.1.1.1. Bộ chỉ thị phát triển bền vững của Hội Đồng PTBV Liên Hiệp Quốc 14
2.1.1.2. Bộ chỉ thị PTBV Việt Nam 15
2.2. TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ VÀ
KCN 17
2.2.1. Chỉ số phát triển bền vững (Sustainable Development Index) 17
2.2.2. Chỉ thị phát triển bền vững (Sustainable Development Indicator) 18
2.2.3. Tiêu chí PTBV đô thị 18
2.2.4. Tiêu chí PTBV KCN 19
2.3. ÁP DỤNG TÍNH TOÁN CHỈ SỐ PTBV CHO TP. BIÊN HÒA 19
2.3.1. Phương pháp và kết quả tính toán chỉ số phát triển bền vững (SDI) cho thành phố
Biên Hòa từ 2000 – 2009 19
2.3.2. Diễn biến của chỉ số PTBV của thành phố Biên Hòa từ 2000 – 2009 23
CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH ĐÔ THỊ VÀ KCN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 25
3.1 GIỚI THIỆU VỀ SYMBIO CITY 25
3.2 GIỚI THIỆU KCN BỀN VỮNG RIVERSIDE (MỸ) 28

3.3 GIỚI THIỆU KCN BỀN VỮNG LONDON (ANH) 28
3.4 GIỚI THIỆU MÔ HÌNH THỪA THIÊN HUẾ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ XANH 29
3.5 GIỚI THIỆU MÔ HÌNH ĐÔ THỊ ĐÀ NẴNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 30
KẾT LUẬN 33
TÀI LIỆU THAM KHẢO 34
3
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
QLMT quản lý môi trường
PTBV phát triển bền vững
KCN khu công nghiệp
BVMT bảo vệ môi trường
STHCN sinh thái học công nghiệp
TN – TN tài nguyên thiên nhiên
CN công nghiệp
XH xã hội
4
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1 Mô hình thiết kế cấu trúc khối hệ thống tính toán thang điểm của
chỉ số đánh giá tính bền vững về môi trường (ESI 2005) 15
Hình 2.2 Mô hình thiết kế cấu trúc khối tính toán thang điểm của chỉ số đánh giá
tính bền vững về tài nguyên và môi trường tại Việt Nam (VNRESI) 17
Hình 2.3 Thước đo đánh giá mức độ bền vững của sự phát triển IUCN, 1996 23
Hình 2.4 Thước đo đánh giá chỉ số phát triển bền vững SDI 24
Hình 2.5 Diễn biến của chỉ số phát triển bền vững TP Biên Hòa
từ năm 2000 - 2009 24
Hình 3.1 Mô hình KĐT Symbio city 25
Hình 3.2 Tích hợp các thành phần chức năng của Symbio city 26
Hình 3.3 Mô hình HSTCN trong KCN Riverside 28
Hình 3.4 Thừa Thiên Huế 29
Hình 3.5 Đô thị Đà Nẵng 30

5
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Bảng điểm đánh giá mức độ đáp ứng các nguyên tắc của chỉ thị 20
Bảng 2.2 Bảng tổng hợp giá trị của các chỉ thị sau khi được quy về cùng thứ
nguyên đã nhân với trọng số và giá trị các chỉ số
từ năm 2000 – 2009 22
6
MỞ ĐẦU
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Suy giảm, cạn kiệt tài nguyên và ô nhiễm, suy thoái môi trường do các quá trình khai
thác tài nguyên thiên nhiên, xây dựng đô thị và sản xuất công nghiệp… là những hậu quả
tất yếu của sự phát triển thiếu những suy xét về môi trường.
Hiện nay, theo xu hướng phát triển chung thì phát triển bền vững là mục tiêu của thời đại
và hầu hết các quốc gia trên thế giới.
QLMT Đô thị và KCN theo hướng bền vững là giải pháp ưu tiên trong quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay mà vẫn đảm bảo vấn đề BVMT cho sự phát triển.
2. MỤC TIÊU
Tìm hiểu các mô hình và tiêu chí về QLMT Đô thị và KCN theo hướng bền vững.
3. NỘI DUNG
- Tổng quan về QLMT Đô thị và KCN
- Tổng quan về PTBV
- Tiêu chí – Chỉ số PTBV Đô thị và KCN
- Mô hình Khu đô thị và KCN PTBV
- Kết luận
7
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ QLMT ĐÔ THỊ VÀ KCN,
QLMT ĐÔ THỊ VÀ KCN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG
1.1. QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ VÀ KCN
1.1.1. Các khái niệm

- Khái niệm đô thị: Đô thị là nơi có mật độ dân cư cao, với các hoạt động sản xuất
công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, chính trị, văn hóa, khoa học, thương mại, dịch vụ,
du lịch… là nơi tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên, năng lượng, sản phẩm của XH tính
theo đầu người cao hơn nhiều lần so với giá trị trung bình của Quốc gia, cũng là nơi
tạo ra nhiều chất thải nhất.
- Khái niệm KCN: KCN là nơi tập trung các doanh nghiệp chuyên sản xuất các sản
phẩm công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất Công nghiệp, có ranh giới
đất đai ngăn cách với các khu dân cư xung quanh.
- Khái niệm QLMT đô thị và KCN: Hiện nay chưa có một định nghĩa chính xác nào về
QLMT đô thị và KCN, khái niệm sau được định nghĩa dựa theo khái niệm “Quản lý
Môi trường”: QLMT Đô thị và KCN nhằm mục đích ngăn ngừa ô nhiễm, kiểm soát ô
nhiễm, phục hồi môi trường và tiến tới xây dựng các đô thị sinh thái, nền sản xuất
công nghiệp sạch hơn, góp phần phát triển kinh tế - xã hội bền vững, nâng cao chất
lượng cuộc sống.
1.1.2. Nhiệm vụ công tác QLMT đô thị và KCN
- Xây dựng và ban hành các văn bản Pháp luật, các quyết định và hướng dẫn về các
tiêu chuẩn môi trường, các hoạt động bảo vệ môi trường.
- Quản lý sự tuân thủ Pháp luật, quyết định, tiêu chuẩn MT đối với các hoạt động
của đô thị và KCN.
- Quản lý sự sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên (đất, nước, khoáng sản, sinh
vật…).
- Quản lý các nguồn thải gây ô nhiễm MT và thúc đẩy các biện pháp giảm thiểu
chất thải.
- Thực hiện chính sách ngăn ngừa ô nhiễm đô thị và KCN.
- Kiểm soát ô nhiễm, sự cố môi trường.
8
- Thanh tra môi trường, xử lý vi phạm…
- Quan trắc, phân tích môi trường …
- Tham gia quản lý hạ tầng kỹ thuật đảm bảo môi trường ở đô thị và KCN.
- Nâng cao nhận thức cộng đồng, tuyên truyền kiến thức và trách nhiệm BVMT đô

thị và KCN.
1.2. QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ VÀ KCN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG
1.2.1. Khái niệm PTBV
Khái niệm PTBV đầu tiên được đề cập vào năm 1987 trong Báo cáo của Ủy ban Môi
trường và phát triển Thế giới (WCED): “Phát triển bền vững là sự phát triển phải thỏa
mãn nhu cầu của con người không chỉ trong giai đoạn hiện tại mà còn cho cả tương lai,
phải đáp ứng cả yêu cầu kinh tế lẫn bảo vệ môi trường”.
1.2.2. Mục tiêu PTBV
- Phát triển kinh tế phải đi đôi với vấn đề sử dụng hợp lý TNTN và BVMT.
- Phải chú trọng đến mối quan hệ giữa các thế hệ, thế hệ ngày nay phải có trách
nhiệm với các thế hệ sau trong việc để lại những di sản và tài nguyên có giá trị.
1.2.3. Khái niệm Đô thị bền vững – KCN bền vững
Dù cùng xuất phát từ khái niệm PTBV của Brundtland, nhiều nhà khoa học, dưới sự chi
phối của lĩnh vực mình hoạt động đã đưa ra nhiều khái nhiệm khác nhau về phát triển đô
thị và KCN bền vững. Điểm mấu chốt của việc này là tạo ra các dấu chân sinh thái nhỏ
nhất có thể, phát sinh ra lượng chất thải ô nhiễm nhỏ nhất có thể, sử dụng hiệu quả đất
đai, tài nguyên, vật liệu, tái chế hoặc chuyển đổi chất thải thành năng lượng, nguyên liệu
sử dụng… Do đó tác động tổng thể của khu đô thị, KCN tới môi trường sẽ được giảm tối
thiểu.
- Đô thị bền vững: là đô thị được thiết kế với việc xem xét các tác động đến môi
trường, giảm thiểu các yếu tố đầu vào (năng lượng, nước, thực phẩm…) và chất
thải đầu ra (nhiệt, ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước…). Là đô thị có thể
nuôi sống chính nó với sự tin cậy tối thiểu của vùng nông thôn xung quanh và với
các nguồn năng lượng tái tạo.
- KCN bền vững: về nguyên tắc cơ bản cũng giống như đô thị bền vững, hoạt động
trên nguyên tắc giới hạn nhất nguồn năng lượng, nguyên vật liệu đầu vào và lượng
chất thải phát sinh. Tối đa việc tái sử dụng, tái chế chất thải. Từ đó tiến đến xây
dựng một hệ sinh thái công nghiệp khép kín của dòng vật chất – năng lượng vào
và ra.
9

1.2.4. Công cụ QLMT đô thị và KCN theo hướng PTBV
Về cơ bản, các công cụ này cũng được chia thành 4 nhóm công cụ chính; ngoài các công
cụ sẵn có bổ sung thêm một số công cụ mới được khuyến khích áp dụng hiện nay:
1.2.4.1. Công cụ Pháp luật – Chính sách
- Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở VN (Chương trình Nghị sự 21 của
VN) ban hành theo QĐ 153/2004/QĐ – TTg của TTCP ngày 17/8/2004.
- Quyết định 432/QĐ - TTg của TTCP vào năm 2012 về phê duyệt chiến lược
PTBV Việt Nam 2011 – 2020 Định hướng chiến lược PTBV ở VN.
1.2.4.2. Công cụ Kỹ thuật – Quản lý
a) Kỹ thuật xanh (Green Engineering)
Kỹ thuật xanh là thiết kế, thương mại hóa và sử dụng của các quá trình và sản phẩm khả
thi và tiết kiệm nhằm:
- Giảm thiểu ô nhiễm tại nguồn;
- Giảm thiểu rủi ro đối với sức khỏe con người và môi trường.
b) Công trình xanh (Green Buiding)
- Là thực hành của việc tạo ra các cấu trúc và quá trình sử dụng tài nguyên hiệu quả
và có trách nhiệm với môi trường trong suốt vòng đời của tòa nhà từ lúc chọn địa
điểm, thiết kế, xây dựng, vận hành, bảo trì, cải tạo và phá dỡ.
- Tòa nhà xanh được thiết kế để giảm thiểu tác động tổng thể của môi trường được
xây dựng trên sức khỏe con người và môi trường tự nhiên:
+ Hiệu quả sử dụng năng lượng, nước và các nguồn lực khác;
+ Bảo vệ sức khỏe người cư ngụ và nâng cao năng suất lao động;
+ Giảm thiểu chất thải, ô nhiễm và suy thoái môi trường.
c) Năng lượng hộ gia đình (Energy for Home)
Làm cho nhà của bạn thêm khả năng sử dụng năng lượng hiệu quả, có thể giúp giảm hóa
đơn về năng lượng, tạo sự thoải mái và giúp bảo vệ môi trường. Nâng cao hiệu quả năng
lượng cũng là một bước quan trọng đầu tiên để quan tâm đến tái tạo xanh.
d) Tái tạo và tái sử dụng theo hướng thân thiện với môi trường (Environmentally
Responsible Redevelopment and Reuse – ER3)
ER3 kết hợp các nguyên tắc phát triển bền vững trong dự án dọn dẹp – phá dỡ và tái phát

triển, từ đó dẫn đến những lợi ích môi trường, kinh tế và xã hội vượt ra ngoài những gì
10
thường đạt được trong các tình huống sử dụng các phương pháp truyền thống. ER3 bổ
sung một loạt các chương trình và phương pháp tiếp cận để phát triển bền vững và phát
triển bền vững mà EPA đã thông qua.
e) Quản lý nguyên vật liệu bền vững (Sustainable Materials Management – SMM)
Xây dựng trên khái niệm quen thuộc của giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế, SMM là một
cách tiếp cận có hệ thống nhằm tìm cách giảm việc sử dụng vật liệu và tác động môi
trường liên quan của chúng trên toàn bộ vòng đời bắt đầu từ khai thác tài nguyên thiên
nhiên và thiết kế sản phẩm và kết thúc với quyết định tái chế hoặc xử lý rác thải.
Quản lý vật liệu bền vững (SMM) là một phương pháp tiếp cận hệ thống để sử dụng và
tái sử dụng vật liệu hiệu quả hơn trên toàn bộ vòng đời của sản phẩm. Nó đại diện cho
một sự thay đổi xã hội trong cách nghĩ của chúng ta về việc sử dụng tài nguyên thiên
nhiên và bảo vệ môi trường.
f) Hóa học xanh (Green Chemical)
Thiết kế sản phẩm và quy trình hóa học có thể hạn chế và/hoặc loại trừ việc sử dụng và
phát sinh những hợp chất độc hại, đạt được những mục đích tìm kiếm về việc gia tăng lợi
nhuận và bảo vệ môi trường, tổng quan là “xanh hóa” những chất tổng hợp cũ, “xanh”
hơn những chất tổng hợp mới và sản sinh ra những hợp chất ít độc hại hơn;
g) Không phát thải (Zero Emission)
Nhằm loại trừ thay vì phải quản lý chất thải, bao gồm cả những giải pháp cuối đường ống
với những khuyến khích chuyển đổi chất thải theo hướng tái sinh và tái tạo tài nguyên,
chỉ dẫn việc loại trừ chất thải tại nguồn và tất cả những điểm khác trong dây chuyền cung
ứng, dựa trên nguyên lý tái thiết kế hệ thống công nghiệp một chiều hiện tại thành hệ
thống khép kín mô phỏng theo những chu trình tự nhiên hoàn hảo;
h) Kỹ thuật sẵn có tốt nhất (Best Available Techniques – BAT)
Kỹ thuật sẵn có tốt nhất là một biện pháp áp dụng các kỹ thuật nhằm hạn chế chất thải
gây ô nhiễm, xem xét liên tục các giá trị phát triển xã hội và cải tiến kỹ thuật để thay đổi
những gì đang được coi là “hợp lý ở hiện tại”, “tốt nhất có thể thực hiện” và “tốt nhất
hiện có”.

i) Thiết kế vì môi trường (Design for Environment – DfE)
Là một sự tích hợp có hệ thống những xem xét về khía cạnh môi trường và công tác thiết
kế sản phẩm và quá trình sản xuất, đẩy mạnh sự giảm thiểu sự cố đến sức khỏe con người
và môi trường thông qua việc phòng ngừa ô nhiễm, cung cấp cơ cấu tổ chức, tạo điều
kiện tích hợp nhiều phương cách hướng tới PTBV như sinh thái công nghiệp, sản xuất
sạch hơn…;
11
j) Sản xuất sạch hơn (Cleaner Production – CP)
Sản xuất sạch hơn là cải tiến liên tục quá trình sản xuất công nghiệp, sản phẩm và dịch vụ
để giảm sử dụng tài nguyên thiên nhiên, để phòng ngừa tại nguồn ô nhiễm không khí,
nước và đất, và giảm phát sinh chất thải tại nguồn, giảm thiểu rủi ro cho con người và
môi trường.
- Đối với quá trình sản xuất: Sản xuất sạch hơn bao gồm tiết kiệm nguyên vật liệu,
năng lượng, loại trừ các nguyên liệu độc, giảm lượng và độ độc của các dòng thải
trước khi đi ra khỏi quá trình sản xuất.
- Đối với sản phẩm: Sản xuất sạch hơn làm giảm ảnh hưởng trong toàn bộ vòng đời
của sản phẩm từ khâu chế biến nguyên liệu đến khâu thải bỏ cuối cùng.
1.2.4.3. Công cụ kinh tế
Trao đổi xanh (Green Purchasing – EPP)
- Là Chương trình môi trường ưu tiên của EPA, có nghĩa là có sự ưu tiên, khuyến
khích sử dụng cho"các sản phẩm và dịch vụ có tác động ít hơn hoặc giảm tác động
tới sức khỏe con người và môi trường khi so sánh với các sản phẩm cạnh tranh và
dịch vụ phục vụ cùng một mục đích".
- Lợi ích:
+ Cải thiện khả năng đáp ứng các mục tiêu môi trường;
+ Cải thiện an toàn và sức khỏe công nhân;
+ Nợ giảm;
+ Giảm chi phí xử lý và đảm bảo sức khỏe;
+ Tăng phạm vi sẵn có của các sản phẩm thích hợp hơn với môi trường trên thị
trường;

1.2.4.4. Công cụ phụ trợ
Tăng trưởng thông minh (Smart Growth)
"Tăng trưởng thông minh" bao gồm một loạt các chiến lược phát triển và bảo tồn, giúp
bảo vệ môi trường tự nhiên và làm cho cộng đồng trở nên hấp dẫn hơn, mạnh mẽ hơn về
kinh tế, và đa dạng hơn về xã hội. EPA đưa ra chương trình phát triển cộng đồng thông
minh giúp cải thiện hoạt động phát triển của họ và giúp họ xác định được loại hình phát
triển mà họ muốn.
1.2.5. Lợi ích và khó khăn của việc áp dụng các công cụ QLMT bền vững
• Lợi ích:
12
- Giảm tác động đến môi trường của sản phẩm/quy trình sản xuất;
- Tối ưu hóa việc tiêu thụ nguyên vật liệu và năng lượng;
- Tăng cường hệ thống quản lý chất thải và phòng ngừa ô nhiễm;
- Khuyến khích việc thiết kế sản phẩm và đẩy mạnh xu thế cải tiến sản phẩm;
- Cắt giảm chi phí;
- Đáp ứng tốt hơn nhu cầu người tiêu dùng về giá thành và chất lượng sản phẩm;
- Gia tăng thị phần và khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.
• Khó khăn:
- Yêu cầu cao về hệ thống quản lý;
- Hệ thống cơ sở hạ tầng phải được xây dựng hoàn thiện;
- Chi phí ban đầu lớn.
13
CHƯƠNG 2
BỘ CHỈ THỊ VÀ CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ VÀ KCN,
ÁP DỤNG TÍNH TOÁN CHỈ SỐ PTBV CHO TP. BIÊN HÒA
2.4. BỘ CHỈ THỊ ĐÁNH GIÁ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG MÔI TRƯỜNG ĐÔ
THỊ VÀ KCN
2.4.1. Tổng quan về các Bộ chỉ thị PTBV
2.4.1.1. Bộ chỉ thị phát triển bền vững của Hội Đồng PTBV Liên Hiệp Quốc

Tháng 08/1996, CSD/UN chính thức công bố dự thảo Bộ 134 thông số cho các nước sử
dụng để báo cáo cho thế giới về phát triển bền vững. Sự nỗ lực phối hợp giữa các chính
phủ, các tổ chức quốc tế, các viện nghiên cứu, các tổ chức phi chính phủ và các cá nhân
đã giúp cho CSD/UN công bố vào năm 2001 khuôn khổ mới và 58 thông số cốt lõi về
phát triển bền vững. Khung khổ của Bộ chỉ thị cuối cùng gồm 15 chủ đề và 38 chủ đề
nhánh được xây dựng nhằm dẫn dắt việc phát triển các chỉ thị quốc gia sau năm 2001.
Sau năm 2001, CSD/UN về cơ bản đã cụ thể hoá Bộ chỉ thị và chỉ số đánh giá phát triển
bền vững theo hướng củng cố, cải thiện và nâng cao tính hệ thống lồng ghép thống nhất
giữa giữa các chủ đề về kinh tế, xã hội, môi trường và thể chế, đồng thời tiến hành nghiên
cứu phương pháp xác định thang điểm của các chỉ số bền vững về môi trường
(Environmental Sustainability Index - ESI), cho phép phân loại các quốc gia thành viên
LHQ theo các thứ bậc xếp hạng đo lường tính bền vững về môi trường (chỉ số ESI).
Đến năm 2002, CSD/UN đã phát hành Bản báo cáo đầu tiên về chỉ số ESI của thế giới,
đồng thời tiếp tục tiến hành lấy ý kiến thử nghiệm, góp ý từ các quốc gia thành viên
LHQ. Kết quả của những nỗ lực điều chỉnh, bổ sung kéo dài này là Bản báo cáo thứ 2 về
chỉ số ESI của thế giới đã phát hành năm 2005, được xây dựng trên cơ sở 5 lĩnh vực
chính, 21 vấn đề và 76 thông số. Bộ chỉ thị đánh giá tính bền vững về môi trường này đã
thể hiện tính hệ thống lồng ghép chặt chẽ giữa tài nguyên, môi trường, sinh thái, thể chế
và xã hội
Điểm số ESI
5 lĩnh vực
21 chỉ thị
76 thông số
14
Điểm số ESI bằng giá trị tính toán trung bình từ 21 chỉ thị khung
5 lĩnh vực chính được tính toán các giá trị chỉ thị tích hợp (CTTH)
Hình 2.1 Mô hình thiết kế cấu trúc khối hệ thống tính toán thang điểm của chỉ số
đánh giá tính bền vững về môi trường (ESI 2005)
Trong năm 2006 CSD/UN đã nghiên cứu tính toán các chỉ số môi trường trình diễn thử
nghiệm (EPI 2006) trên cơ sở có lựa chọn, điều chỉnh và giản lược hoá các thông số áp

dụng cho phép tính toán, cũng như đổi mới cấu trúc tính toán EPI 2006, bao gồm tổng số
16 thông số cơ sở tối thiểu được lựa chọn thử nghiệm, cấu tạo nên 6 chỉ thị khung, 2 chỉ
thị tích hợp (CTTH) và 01 chỉ số EPI 2006.
2.4.1.2. Bộ chỉ thị PTBV Việt Nam
• Bộ chỉ thị PTBV của Cục Môi trường
Năm 1998, Bộ chỉ thị đánh giá tính bền vững về tài nguyên và môi trường do Cục Môi
trường ban hành thử nghiệm gồm 80 thông số. Trong đó, lĩnh vực môi trường có 44
thông số; lĩnh vực kinh tế - xã hội có 20 thông số và quản lý môi trường có 16 thông số.
• Kinh nghiệm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Dự án hỗ trợ xây dựng Agenda 21 của Việt Nam triển khai tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đề
xuất Bộ chỉ thị đánh giá tính bền vững về tài nguyên và môi trường gồm 30 thông số áp
dụng theo 3 lĩnh vực chính là: kinh tế có 4 thông số, xã hội có 15 thông số và môi trường
có 11 thông số.
Trong khi đó, dự án VIE/01/21 được triển khai sau đó tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư lại đề
xuất Bộ chỉ thị đánh giá tính bền vững về môi trường chỉ gồm 05 thông số như sau: Đất
canh tác và diện tích cây lâu năm; Đất canh tác được thủy lợi tưới, tiêu; Tỷ lệ che phủ
rừng; Diện tích đất thành thị chính thức; Diện tích các khu bảo tồn thiên nhiên so với
tổng diện tích.
• Bộ chỉ thị PTBV của Hội Liên hiệp các Hội Khoa học - Kỹ thuật Việt Nam
Bộ chỉ thị đánh giá tính bền vững về tài nguyên và môi trường do Hội Liên hiệp các Hội
Khoa học - Kỹ thuật Việt Nam đề xuất gồm 42 thông số của 4 lĩnh vực: Kinh tế (5 thông
số), xã hội (16 thông số), môi trường (17 thông số) và Đáp ứng đảm bảo phát triển bền
vững (4 thông số).
• Bộ chỉ thị PTBV của Viện Môi trường và Phát triển bền vững
15
Viện Môi trường và Phát triển bền vững đề xuất Bộ chỉ thị đánh giá tính bền vững về môi
trường gồm 09 thông số như sau : Diện tích nhà ở/người; Diện tích đất thổ cư/người;
Chất lượng môi trường không khí khu đô thị và công nghiệp; Chất lượng môi trường
không khí nông thôn; Chất lượng môi trường nước sông, hồ tự nhiên; Tỷ lệ rác thải được
thu gom và xử lý; Diện tích các khu bảo tồn/tổng diện tích lãnh thổ; Tổng lượng xả thải

các khí nhà kính; Tổng thiệt hại do thiên tai và sự cố môi trường.
• Kinh nghiệm của Viện Chiến lược phát triển bền vững về tài nguyên và môi trường -
Bộ Tài nguyên và Môi trường
Viện Chiến lược phát triển bền vững về tài nguyên và môi trường - Bộ TN&MT đề xuất
Bộ chỉ thị đánh giá tính bền vững về môi trường gồm 12 thông số như sau: Tỷ lệ che phủ
của rừng, tính theo phần trăm (%); Tỷ lệ diện tích khu bảo tồn thiên nhiên so với diện
tích tự nhiên, tính theo phần trăm (%); Tỷ lệ đất nông nghiệp được tưới, tiêu, tính theo
phần trăm (%); Tỷ lệ đất bị suy thoái hàng năm, tính theo phần trăm (%); Tỷ lệ khai
khoáng (khoáng sản chính); Tỷ lệ các khu, cụm công nghiệp có hệ thống xử lý nước
thải/rác thải rắn, tính theo (%); Số doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn ISO 14001; Phát thải các
khí nhà kính, tính theo tấn/năm; Tỷ lệ các vùng đô thị có mức ô nhiễm không khí vượt
quá tiêu chuẩn cho phép; Hệ sinh thái đang bị đe doạ và các loài có nguy cơ diệt chủng,
tính bằng số lượng; Sản lượng cá đánh bắt hàng năm, tính bằng nghìn tấn; Tổn thất về
kinh tế do thiên tai, qui đổi ra tiền.
• Bộ Chỉ thị đánh giá tính bền vững về tài nguyên và môi trường của Việt Nam
(VNRESI)
Các kết quả nghiên cứu đề xuất nêu trên đã có những sự khác biệt khá lớn về: số lượng
các vấn đề tài nguyên và môi trường cần quan tâm và số lượng các chỉ thị áp dụng. Ngoài
ra, các yêu cầu đánh giá cho từng vấn đề tài nguyên và môi trường quan tâm cũng có
những quan điểm tiếp cận nghiên cứu khá khác nhau. Do đó, nhằm khắc phục những
khác biệt đang còn tồn tại, để có Bộ chỉ số, chỉ thị PTBV tương đối thống nhất trong thời
gian từ nay đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020, Văn phòng PTBV đã phối hợp với
Trung tâm Công nghệ Môi trường (ENTEC) và các cơ quan liên quan, các nhà khoa học
xây dựng bản dự thảo về đánh giá tính bền vững về TN-MT tại Việt Nam.
Qua các hội thảo lấy ý kiến về bản dự thảo Bộ chỉ số, chỉ chị và thông số, tháng 11/2007
Hội nghị các chuyên gia tư vấn cấp Nhà nước tổ chức tại Hà Nội đã đưa ra Bộ chỉ số, chỉ
chị và thông số đánh giá tính bền vững về TN-MT tại Việt Nam trên cơ sở nghiên cứu,
cân nhắc lồng ghép với Hệ thống các chỉ tiêu thống kê ngành tài nguyên và môi trường
ban hành theo Quyết định số 18/2007/QĐ-BTNMT ngày 05/11/2007 của Bộ trưởng Bộ
16

Tài nguyên và môi trường, nhằm bảo đảm tốt hơn tính khả thi và độ tin cậy của các cơ sở
dữ liệu thống kê về tài nguyên và môi trường cung cấp cho việc tính toán VNRESI.
Bộ chỉ số, chỉ chị và thông số đánh giá tính bền vững về tài nguyên, môi trường Việt
Nam bao gồm: 01 chỉ số RESI, 10 chỉ thị tích hợp, 27 chỉ thị khung và 68 hoặc 37 thông
số cơ sở.
Điểm VNRESI
VNRESI
10 chủ đề
27 chỉ thị
68/37 thông số
Điểm VNRESI bằng giá trị tính toán trung bình của 27 chỉ thị này
10 chủ đề chính được tính toán các giá trị chỉ thị tích hợp
Hình 2.2. Mô hình thiết kế cấu trúc khối tính toán thang điểm của chỉ số đánh giá
tính bền vững về tài nguyên và môi trường tại Việt Nam (VNRESI)
Dựa trên kết quả nghiên cứu nêu trên, ngày 11/8/2009 Bộ Tài nguyên và Môi trường đã
ban hành Thông tư số 10/2009/TT-BTNMT quy định về Bộ Chỉ thị môi trường Quốc gia
đối với môi trường không khí, nước mặt lục địa, nước biển ven bờ. Bộ Chỉ thị này là cơ
sở để các địa phương đánh gía tính bền vững về tài nguyên và môi trường ở nước ta để
triển khai trong thời gian tới, phục vụ hiệu quả cho công tác xây dựng chiến lược/quy
hoạch/kế hoạch phát triển bền vững, cũng như cho công tác đánh giá môi trường chiến
lược (ĐMC) có tính chất nhu cầu bức xúc hiện nay.
2.5. TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ
VÀ KCN
2.5.1. Chỉ số phát triển bền vững (Sustainable Development Index)
Là giá trị tích hợp đánh giá sự biến đổi về tài nguyên và môi trường được tính toán từ các
chỉ thị đặc trưng. Chỉ số đánh giá tính bền vững về tài nguyên và môi trường (RESI) phản
ánh hiện trạng, xu thế biến đổi tổng thể của hệ thống tài nguyên và môi trường thống
nhất, và đặc trưng cho tính bền vững về tài nguyên và môi trường được xác định tại thời
điểm nghiên cứu, dự báo và quy hoạch tương lai.
Thang điểm tích hợp trung bình cộng của chỉ số RESI nằm trong khoảng 0 – 100 điểm.

Chỉ số RESI càng cao, tính bền vững đặc trưng về tài nguyên và môi trường sẽ càng cao.
17
2.5.2. Chỉ thị phát triển bền vững (Sustainable Development Indicator)
Là giá trị tích hợp đánh giá sự biến đổi về tài nguyên và môi trường được tính toán từ các
thông số (parameters) hay biến số (variables) đặc trưng. Chỉ thị RESI phản ánh hiện
trạng, xu thế biến đổi của các thành phần, hợp phần tài nguyên và môi trường, và đặc
trưng cho tính bền vững của các thành phần, hợp phần tài nguyên và môi trường được
xác định tại thời điểm nghiên cứu, dự báo và quy hoạch tương lai.
Năm 1992, Hội nghị Liên Hợp Quốc tại Rio De Janeiro (Braxin) về Môi trường và Phát
triển đã xác nhận vai trò quan trọng của các chỉ thị (indicators) và các chỉ số (indices)
phát triển bền vững trong việc hỗ trợ các nước xây dựng các chính sách liên quan đến sự
nghiệp PTBV. Đây là hệ thống các tiêu chí PTBV khởi đầu và cụ thể hoá cần được
nghiên cứu và xây dựng để làm căn cứ cơ sở tin cậy cho việc nghiên cứu, đánh giá và đưa
ra các chính sách, quyết định PTBV phù hợp trong thực tiễn mỗi nước.
2.5.3. Tiêu chí PTBV đô thị
• Theo các nhà sinh thái:
- Phát triển nhà ở theo chiều cao để tiết kiệm nguyên, nhiên vật liệu và mặt bằng;
- Bảo tồn địa hình địa mạo tự nhiên;
- Tránh xây dựng thành phố trong thung lũng vì đất ở đấy phì nhiêu và dễ lở;
- Bảo vệ và phát triển cây xanh đô thị;
- Khuyến khích tiết kiệm nước;
- Hạn chế sử dụng phương tiện di chuyển có động cơ;
- Tái sinh vật liệu phế thải.
• Theo các nhà kinh tế:
- Đảm bảo và phát triển khả năng cạnh tranh của thành phố;
- Đảm bảo cuộc sống của cư dân tốt hơn;
- Nền tài chính lành mạnh (nguồn thu, các chính sách tài chính, nguồn lực);
- Quản lý đô thị tốt.
• Theo các nhà nghiên cứu và quản lý:
- Lấy chỉ tiêu HDI để đánh giá đô thị chứ không dựa vào quy mô dân số , kinh tế

hay xây dựng như trước đây;
- Giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa nông thôn và thành thị;
- Sự phối hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa và quản lý.
18
Xác định một đô thị bền vững dựa vào:
- Mức độ quan tâm đến tác động môi trường gây nên bởi thiên nhiên và con người,
- Mức độ sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, nhất là năng
lượng và nước nhằm tránh hoang phí;
- Mức độ không để tạo ra nhiều chất thải (bao gồm các loại khí nhà kính làm trái
đất nóng lên).
2.5.4. Tiêu chí PTBV KCN
Theo các nhà nghiên cứu và quản lý:
- Có tốc độ tăng trưởng bền vững;
- Áp dụng các qui trình sản xuất sạch, hiệu quả, công nghệ sản xuất hiện đại;
- Sử dụng hiệu quả năng lượng trong các ngành công nghiệp;
- Hướng đến sản xuất sản phẩm thân thiện với môi trường;
- Ý thức, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp;
- Phân bố, qui hoạch các khu công nghiệp hợp lý;
- Giải quyết tốt các vấn đề về chất thải, ô nhiễm môi trường;
- Cơ sở hạ tầng đảm bảo việc bảo vệ môi trường.
2.6. ÁP DỤNG TÍNH TOÁN CHỈ SỐ PTBV CHO TP. BIÊN HÒA
2.6.1. Phương pháp và kết quả tính toán chỉ số phát triển bền vững (SDI) cho
thành phố Biên Hòa từ 2000 – 2009
Tính toán SDI Biên Hòa theo phương pháp trọng số
Bước 1: Thu thập, tổng hợp diễn tiến của các chỉ thị đã đề xuất trong giai đoạn từ năm
2000 – 2009.
Bước 2: Thu thập ý kiến các bên liên quan (20 chuyên gia) về trọng số của các chỉ thị
dựa trên 4 nguyên tắc chính:
- Đại diện Kinh tế - Xã hội – Môi trường;
- Phù hợp chính sách, chiến lược của thành phố Biên Hòa;

- Có thể so sánh với toàn quốc;
- Được cập nhật, thống kê hàng năm.
Bảng 2.1 – Bảng điểm đánh giá mức độ đáp ứng các nguyên tắc của các chỉ thị
19
Điểm đánh giá Phân tích mức độ đáp ứng các nguyên tắc
0 Không đáp ứng
1 Mức độ đáp ứng rất kém
2 Mức độ đáp ứng hợp lý
3 Mức độ đáp ứng rất tốt
Bước 3: Quy về cùng thứ nguyên cho các chỉ thị thuận lợi cho quá trình phát triển theo
qui tắc logic mờ (fuzzy logic):
S
i
= (S
thực
– S
min
)/(S
max
-S
min
)
Đối với các chỉ thị bất lợi cho việc phát triển bền vững áp dụng công thức:
S
i
= 1- (S
thực
– S
min
)/(S

max
-S
min
)
Ghi chú:
S
i
: Giá trị chuẩn hóa của chỉ thị thứ i;
S
thực
: giá trị đo hiện trạng của chỉ thị thứ i trong hệ thống nghiên cứu;
S
max
: giá trị lớn nhất của chỉ thị thứ i trong hệ thống nghiên cứu;
S
min
: giá trị cực tiểu của chỉ thị thứ i trong hệ thống nghiên cứu.
Bước 4: Áp dụng công thức tính chỉ số phát triển bền vững SDI cho thành phố Biên Hòa
theo nguyên tắc tổng điểm quy đổi có tính toán trọng số:
BHSDI =
n
nn
TSTSTS
TSSTSSTSS
+++
+++

* **
21
2211

* 100
Ghi chú: S
1
, S
2
,…,S
n
: Giá trị của các chỉ thị;
TS
1
,TS
2
,….,TS
n:
Giá trị trọng số.
Bảng 2.2 Bảng tổng hợp giá trị của các chỉ thị sau khi được quy về cùng thứ nguyên
đã nhân với trọng số và giá trị các chỉ số từ năm 2000 – 2009
20
Năm
Chỉ
thị
2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009
XH1 0,000 0,301 0,596 0,651 1,102 1,300 1,501 1,742 2,928 5,000
XH2 5,000 4,231 3,654 3,462 2,885 2,500 2,115 1,923 0,000 0,000
XH3 0,000 0,713 1,357 5,000 2,667 2,497 2,547 2,571 2,427 2,480
XH4 0,000 0,199 0,652 1,384 1,790 2,494 3,111 3,755 4,296 5,000
XH5 0,000 0,624 1,872 2,979 3,206 3,487 3,518 3,716 3,801 4,000
XH6 0,000 0,749 1,946 3,144 3,743 4,042 4,641 4,886 4,940 5,000
XH7 0,000 0,130 2,566 1,105 1,105 2,595 5,000 5,000 5,000 5,000
XH8 0,000 0,000 0,000 0,682 0,887 1,137 1,365 2,045 3,865 5,000

XH9 3,845 3,269 0,000 4,000 4,000 4,000 4,000 4,000 4,000 4,000
XH1
0
0,000 0,000 0,000 1,179 1,651 2,122 3,066 3,236 3,590 4,000
XH1
1
0,000 1,571 2,980 3,306 3,490 4,367 5,571 6,388 7,000 6,122
XH1
2
0,000 0,766 0,988 1,490 1,387 2,139 2,370 2,621 5,000 3,131
XH1
3
1,265 0,000 1,295 1,408 2,033 2,397 3,415 4,739 5,000 3,438
XH1
4
0,000 0,298 1,287 2,123 2,683 3,577 3,719 3,931 3,754 4,000
XH1
5
0,000 0,200 1,066 1,800 2,000 3,000 3,000 3,200 3,600 4,000
MT1 0,000 0,381 0,667 0,762 0,952 1,333 1,714 2,514 3,238 4,000
MT2 0,000 0,229 1,205 1,410 1,594 1,623 2,318 2,462 2,514 4,000
MT3 0,000 0,198 0,436 0,788 1,089 1,192 2,469 3,168 3,564 4,000
21
Năm
Chỉ
thị
2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009
MT4 2,600 2,000 2,400 2,000 0,800 1,200 4,000 2,400 0,000 2,000
MT5 1,500 1,219 0,000 1,031 1,969 2,156 3,000 2,344 2,250 2,156
MT6 0,705 1,231 1,932 0,254 0,000 2,736 2,863 2,935 3,000 1,946

MT7 0,692 0,000 2,308 2,538 2,538 3,000 2,746 2,838 3,000 2,654
MT8 1,135 0,486 2,838 3,000 0,000 1,297 2,676 1,459 1,378 1,216
MT9 0,000 0,207 1,448 1,655 1,552 1,862 0,517 2,897 3,000 2,069
MT1
0
0,281 0,000 1,813 1,986 2,309 2,612 2,957 2,741 3,000 2,763
KT1 0,000 0,448 0,932 1,587 2,312 3,120 4,036 5,055 5,515 6,000
KT2 0,000 0,348 0,758 1,239 1,798 2,429 3,205 4,143 5,200 6,000
KT3 2,865 2,955 3,441 3,766 3,973 5,000 5,000 5,000 1,396 0,000
KT4 0,000 0,086 0,379 0,452 0,497 0,043 1,236 2,085 3,081 4,000
KT5 3,129 3,251 3,128 3,228 3,335 4,000 3,095 1,388 0,438 0,000
KT6 4,000 3,446 2,960 2,503 2,098 1,638 0,675 0,308 0,058 0,000
KT7 0,000 0,056 0,049 0,256 0,506 0,756 1,209 1,722 2,320 3,000
KT8 0,017 0,019 0,000 0,602 0,842 1,156 1,508 1,920 2,414 3,000
TC1 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 1,579 3,298 4,000 3,053
TC2 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 0,390 2,114 1,854 4,000
TC3 0,000 0,038 0,141 0,174 0,225 0,291 0,451 4,000 2,230 1,934
BHSDI 21,1 22,6 33,9 42,3 42,8 52,9 63,9 72,4 70,8 75,9
2.6.2. Diễn biến của chỉ số PTBV của thành phố Biên Hòa từ 2000 – 2009
Áp dụng so sánh trên cơ sở kế thừa tiếp cận nghiên cứu về Thước đo tính bền vững
(Barometer of Sustainability ) để xác định mức độ bền vững của thành phố Biên Hòa.
22
Thước đo tính bền vững là công cụ để đo lường và truyền thông về phúc lợi tổng thể của
xã hội và sự tiến bộ theo hướng bền vững do IUCN đề xuất (1996). Về nguyên tắc, thước
đo đánh giá mức độ bền vững của sự phát triển được xác định riêng cho hai chủ đề: Sự
thịnh vượng xã hội (social wellbeing) và sự phong phú (thịnh vượng) của hệ sinh thái
(Ecological wellbeing). Hệ sinh thái kết hợp các thành phần môi trường an sinh như sự
đa dạng và điều kiện của đất, nước ngọt và hệ sinh thái biển, và các loài và các biến thể
gen; chất lượng không khí và trạng thái của khí quyển; và cung cấp các nguồn tài nguyên
hệ sinh thái và dịch vụ. Phúc lợi của con người và xã hội kết hợp các thành phần kinh tế

như thu nhập, năng suất, việc làm, cơ sở hạ tầng, kiến thức, giáo dục, truyền thông, văn
hóa, y tế, dân số, tự do, quản trị, gắn kết xã hội, an ninh, hòa bình, và công bằng.
Hình 2.3 – Thước đo đánh giá mức độ bền vững của sự phát triển IUCN, 1996
Do giới hạn nghiên cứu của đề tài chưa có hệ thống số liệu về sự thịnh vượng của hệ sinh
thái nên tác giả đã đề xuất cơ sở để đánh giá độ bền vững từ các kết quả tính toán chỉ số
PTBV SDI như sau:
100 SDI
80
Bền vững
23
60
Khá bền vững
40
Bền vững trung bình
20
Kém bền vững
0
Không bền vững
Hình 2.4 – Thước đo đánh giá chỉ số phát triển bền vững SDI
Hình 2.5 – Diễn biến của chỉ số phát triển bền vững TP Biên Hòa
từ năm 2000 – 2009
Như vậy mức độ phát triển của thành phố Biên Hòa được đánh giá như sau:
• Trong giai đoạn từ năm 2000 – 2001: không bền vững,
• Năm 2002: kém bền vững,
• Trong giai đoạn từ năm 2003 – 2005: bền vững trung bình,
• Trong giai đoạn từ năm 2006 – 2009: Khá bền vững.
CHƯƠNG 3
MÔ HÌNH KHU ĐÔ THỊ VÀ KCN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
24
3.1 GIỚI THIỆU VỀ SYMBIO CITY

Được xây dựng tại khu hải cảng cũ của Stockholm (Thụy Điển) nổi tiếng là đô thị đầu
tiên trên thế giới vận hành theo tiêu chuẩn bền vững với môi trường.
Tại thành phố có 11.000 hộ dân này, nước mưa được thu gom, rác thải được tái chế làm
nhiên liệu sưởi ấm, theo nguyên tắc mọi thứ phải được tận dụng tối đa nhằm tiết kiệm và
tránh gây ô nhiễm.
Hình 3.1 – Mô hình KĐT symbio city
• Đặc điểm của mô hình khu đô thị Symbio City:
- Ở đây, từng tòa nhà đều được lắp các tấm pin mặt trời, thành phố có một
nhà máy điện chạy bằng sức gió;
- Có cả một hệ thống kênh máng được thiết kế khoa học nhằm thu gom nước
mưa và cung cấp trở lại cho hệ thống các nhà vệ sinh trong thành phố;
- Bên cạnh đó ý thức tiết kiệm nước của người dân được nâng cao (vì vậy
mức tiêu thụ nước cũng giảm, từ bình quân 200 lít nước/người xuống còn
100-150 lít/người mỗi ngày và xu hướng còn giảm tiếp);
- Bên cạnh đó, thành phố còn xây dựng một dây chuyền xử lí chất thải lâu
dài;
- Chất thải hữu cơ của mỗi gia đình được phân loại và được tái chế thành
phân vi sinh để bón cây;
- 80% hoạt động đi lại của 26.000 dân thành phố là đi bộ, đi xe đạp hay đi
trên phương tiện công cộng;
25

×