MỤC LỤC
Contents
DANH MỤC BẢNG…………………………………………………………………4
DANH MỤC HÌNH ẢNH………………………………………………………… 5
TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………………… 84
1
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Lượng phát sinh CTCN nguy hại
Bảng 2.2: Chất thải rắn y tế
Bảng 3.1: Hiệu quả lọc bụi của cây xanh.
Bảng 3.2: Hàm lượng lưu huỳnh chứa trong một số cây trồng ở đô thị.
Bảng 3.3: Tỷ lệ diện tích trong công viên có môi trường tiện nghi phụ thuộc vào độ
lớn của công viên.
Bảng 3.4: Tiêu chuẩn đất cây xanh sử dụng công cộng
Bảng 3.5: Tiêu chuẩn đất cây xanh công viên
Bảng 3.6: Tiêu chuẩn đất cây xanh vườn hoa
Bảng 3.7: Tiêu chuẩn đất cây xanh đường phố
Bảng 3.8: Tổng hợp tiêu chuẩn diện tích đất cây xanh sử dụng công cộng
Bảng 3.9: Chỉ tiêu diện tích cây xanh công cộng ở đô thị nước ta và trên thế giới.
Bảng 3.10: Diện tích đất cây xanh sử dụng công cộng ngoài đơn vị trong đô thị.
2
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1: Hình ảnh về việc thi công đấu nối cống nhánh
Hình 1.2: Bể đường ống
Hình 2.3: Sơ đồ tổng hợp thu gom - vận chuyển rác sinh hoạt khu dân cư
Hình 2.4: Sơ đồ hiện trạng quản lý CTRCN tại KCX Tân Thuận.
Hình 2.5: Chất thải nguy hại công nghiệp được chôn lẫn cùng chất thải sinh hoạt đang
là phổ biến ở Việt Nam
Hình 4.1: Công trình khu nhà ở được xanh hóa.
Hình 5.1: Một cảnh ở hoa viên nghĩa trang Đồng Nai
Hình 5.2: Phần mộ sang trọng ở hoa viên nghĩa trang An Viên Vĩnh Hằng
Hình 5.3: Khu lưu tro hài cốt ở hoa viên nghĩa trang Tây Ninh
3
CHƯƠNG 1: QUẢN LÝ HỆ THỐNG CẤP THOÁT NƯỚC
1.1. HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC
1.1.1. Khái niệm
Hệ thống thoát nước bao gồm mạng lưới cống, kênh mương thu gom và chuyển
tải, hồ điều hòa và các công trình đầu mối (trạm bơm, nhà máy xử lý, cửa xả) và phụ
trợ khác nhằm mục đích thu gom, vận chuyển, tiêu thoát nước mưa, nước thải và xả
lý nước thải.
1.1.2. Phân loại
- Hệ thống thoát nước chung là hệ thống trong đó tất cả mọi loại nước thải, nước
mưa được thu gom trong cùng một hệ thống.
- Hệ thống thoát nước riêng là hệ thống thoát nước mưa và nước thải riêng biệt.
1.1.3. Hiện trạng thoát nước tại thành phố Hồ Chí Minh
Thành phố Hồ Chí Minh có địa hình khá bằng phẳng nhưng thấp, chịu tác động
trực tiếp của dòng chảy lũ từ sông Đồng Nai, sông Sài Gòn (phía thượng nguồn),
đồng thời chịu triều cường từ biển Đông, do vậy thường xảy ra ngập úng, đặc biệt là
những năm gần đây
Thành phố Hồ Chí Minh nằm ở hạ lưu lưu vực sông Đồng Nai và giáp với biển
Đông, nơi có địa hình thấp và khá bằng phẳng với gần 75% diện tích có cao độ dưới
+2 m, chịu tác động trực tiếp dòng chảy lũ từ thượng lưu thông qua các sông Đồng
Nai, Sài Gòn cũng như những tác động trực tiếp từ triều biển Đông nên thường xuyên
xảy ra tình trạng ngập úng.
4
Hàng năm thành phố Hồ Chí Minh đầu tư khoảng 60-70 tỷ đồng cho công tác
duy tu bảo dưỡng thường xuyên hệ thống thoát nước như nạo vét, sửa chữa hệ thống,
bơm chống ngập và một số công tác liên quan,… Tuy nhiên, tình trạng ngập úng vẫn
thường xuyên xảy ra, hàng năm phát sinh thêm các điểm ngập mới, đặc biệt là tại các
khu vực đang đô thị hóa đã làm ảnh hưởng lớn đến đời sống của người dân và công
cuộc phát triển kinh tế xã hội của thành phố.
Các trường hợp ngập điển hình như ở khu vực Bùng binh Cây Gõ - Tân Hoà
Đông - Bà Hom (quận 6); khu vực Bình Thạnh (đường Nguyễn Hữu Cảnh); quận 2
(phường Thảo Điền); Ngã tư Bốn Xã (quận Bình Tân); kênh Ba Bò (quận Thủ Đức),
đường Đỗ Xuân Hợp (quận 9),…
Hiện nay triều cường đã gây ra ngập tại TPHCM trên diện rộng ảnh hưởng
nghiêm trọng đến sinh hoạt, sức khoẻ của người dân và gây cản trở giao thông của
thành phố. Triều cường đã gây ngập tại hơn 40 điểm trong nội đô, đáng chú ý là đã
phát sinh thêm 6 điểm ngập mới. Ở vùng ngoại thành, triều cường đã phá vỡ đê bao
làm ngập cho các vùng canh tác nông nghiệp gây thiệt hại nặng nề cho sản xuất nông
nghiệp. Thời gian này, các phương tiện thông tấn báo chí đã dành nhiều tập trung cho
sự kiện này. Do triều cường TP.HCM lại vỡ đê bao làm ngập nhiều khu vực như quận
Thủ Đức (phường Hiệp Bình Chánh), quận 12 (phường Thạnh Lộc, Thạnh Xuân, An
Phú Đông, Thời An), huyện Hóc Môn (xã Nhị Bình, Tân Hiệp), quận Gò Vấp
(phường 5). Ngoài ra, ô nhiễm môi trường trên các kênh rạch, đặc biệt là các kênh
rạch nội thành như Nhiêu Lộc - Thị Nghè, Tân Hóa - Lò Gốm, Kênh Tàu Hủ - Bến
Nghé, Kênh Đôi - Kênh Tẻ, Tham Lương - Bến Cát, ngày càng trở nên nghiêm
trọng ảnh hưởng đến sức khoẻ của cộng đồng dân cư cũng như phát triển kinh tế.
1.1.4. Cấp phép đấu nối hệ thống thoát nước
a. Các khái niệm
- Công trình thoát nước công cộng là các công trình thoát nước bao gồm hầm ga,
cống ngầm, cửa xả, hệ thống kênh, mương, rạch, trạm bơm và trạm xử lý nước
thải nằm bên ngoài tường rào khu dân cư, trường học, bệnh viện, cơ sở sản
xuất…
- Đấu nối là nối kết giữa công trình thoát nước đang được cải tạo hoặc xây mới
vào công trình thoát nước công cộng đã có sẵn, hoặc cùng xây dựng mới.
5
Việc đấu nối áp dụng đối với các hộ hoặc công ty, xí nghiệp có nhu cầu thoát
nước chung vào hệ thống thoát nước công cộng để thoát nước ra môi trường.
Đối với các nhà máy sản xuất có những chất thải nguy hại thì cần phải qua bộ
phận xử lý nước thải và đạt chuẩn trước khi xả vào hệ thống thoát nước công cộng.
- Điểm đấu nối (theo nghị định số 88/2007/NĐ-CP về thoát nước đô thị và khu
công nghiệp): Các hộ thoát nước sẽ được thoát nước qua mạng lưới thu gom
nước của hệ thống nước bằng cách đấu nối vào hệ thống thoát nước công cộng.
Và hộ thoát nước có trách nhiệm đầu tư đường ống thoát nước và công trình xử
lý nước sơ bộ từ nơi nước thải phát ra cho đến điểm đấu nối.
b. Nguyên tắc đấu nối hệ thống thoát nước
- Đảm bảo việc thoát nước từ cao xuống thấp: Chúng ta cần lựa chọn địa hình để
kết hợp các ống thoát nước theo hướng từ cao chảy xuống thấp. Điều này sẽ
giúp hệ thống thoát nước không bị ứ nước hoặc gây ngập úng. Trong quá trình
lắp đặt ống thoát nước thì cũng cần quan tâm đến việc điều chỉnh đường ống
cho phù hợp với việc thoát nước từ cao xuống thấp.
- Đảm bảo tính đồng bộ giữa các công trình hạ tầng khác: (giao thông, thủy
lợi…) với hệ thống thoát nước đô thị và khu công nghiệp. (theo điều 5 của nghị
định số 88/2007/NĐ-CP về thoát nước đô thị và khu công nghiệp)
Đối với những công trình hạ tầng khác như giao thông, thủy lợi… thì khi thiết
kế dự án chúng ta cần quan tâm đến việc đồng bộ với hệ thống thoát nước sẵn
có để kết nối vào hệ thống đó một cách thuận lợi. Chẳng hạn như khi ta thiết kế
một dự án giao thông trong một khu đô thị thì ta cần thiết kế những điểm thu
gom nước thải chảy vào một hệ thống, sau đó ta kết hợp điểm thu gom này đấu
nối vào hệ thống thoát nước công cộng để xả nước thải ra ngoài. Các nhà đầu
tư cho dự án giao thông này cần chú ý đến phương án bảo đảm thoát nước bình
thường.
- Các công trình ngầm (cáp điện, ống cấp nước ) không được giao cắt trực tiếp
với hệ thống thoát nước. (Điều 7 – Quyết định số 185/2006/QĐ-UBND về ban
hành quản lý, bảo vệ công trình thoát nước công cộng trên địa bàn thành phố
Hồ Chí Minh).
Các công trình ngầm như đường ống cấp nước, đường cáp điện… không được
giao cắt trực tiếp với công trình thoát nước vì nếu giao cắt với nhau thì nó sẽ
làm cản trợ việc thoát nước. Ngoài ra nó có thể gây ra những vấn đề như việc
bể đường ống sẽ ảnh hưởng đến chất lượng nước cấp do nước thải rĩ nước vào
6
đường ống nước cấp gây nhiễm bẩn nước hoặc đường cáp điện bị hở và gặp
nước thấm qua thì sẽ xảy ra những tai họa khó lường….
c. Miễn trừ đấu nối hệ thống thoát nước (Điều 45 – Nghị định số 88/2007/NĐ-
CP về thoát nước đô thị và khu công nghiệp)
- Nước thải đảm bảo vệ sinh môi trường: Đối với những hộ thoát nước ở gần
nguồn tiếp nhận và việc thải nước thải ra ngoài không ảnh hưởng nhiều đến
môi trường như nước thải sinh hoạt thì có thể thải trực tiếp vào môi trường.
Việc thoát nước như vậy sẽ giúp hộ thoát nước đó giảm bớt gánh nặng về chi
phí đấu nối vào hệ thống thoát nước công cộng.
- Địa bàn chưa có mạng lưới thu gom tập trung: Đối với những nơi chưa có hệ
thống thu gom tập trung thì việc đấu nối vào hệ thống thoát nước sẽ gây nhiều
tốn kém và khó thực hiện vì phải trang bị một đường ống dài cho đến nơi có
mạng lưới thu gom tập trung.
d. Quy định về xả nước thải tại điểm đấu nối (Điều 42 – Nghị định số
88/2007/NĐ-CP về thoát nước đô thị và khu công nghiệp và Điều 8 – Quyết
định số 185/2006/QĐ-UBND về ban hành quy định quản lý , bảo vệ công
trình thoát nước công cộng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh)
- Nước thải phải được thu gom và xử lý trước khi xả vào điểm đấu nối: Trước
khi nước thải được thải qua hệ thống thoát nước công cộng để xả ra nguồn tiếp
nhận thì các hộ thoát nước này cần phải thu gom nước thải đưa qua hệ thống
xử lý để làm sạch bớt những chất thải nguy hại.
Không được thải chất thải rắn vì chất thải rắn sẽ gây nghẹt đường ống thoát
nước và làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thống thoát nước.
7
Hình 1.1: Hình ảnh về việc thi công đấu nối cống nhánh
1.1.5. Duy tu bảo dưỡng hệ thống thoát nước
a. Dự toán chi phí bảo trì
- Chi phí dành cho hệ thống thoát nước là bao nhiêu? Từ nguồn nào? Chúng ta
cần xác định chi phí để sửa chữa hệ thống như tiền công thực hiện, các loại phụ
tùng thay thế, dầu nhớt….
Chi phí thực hiện bảo trì sẽ trích từ ngân sách hoặc các nguồn tài trợ bên ngoài.
- Có hệ thống kiểm soát chi phí không? Để tránh việc sử dụng chi phí không
hiệu quả, chúng ta cần theo dõi chặt chẽ những chi phí phát sinh trong quá
trình thực hiện.
- Cơ sở lập chi phí: Để dự tính được chi phí chúng ta cần kiểm tra lại hệ thống
gồm những bộ phận gì từ đó đưa ra danh sách cần bảo trì.
b. Kế hoạch ngăn ngừa bảo trì
- Nhiệm vụ, tần suất bảo trì: Phân công nhiệm vụ cho thành viên cụ thể thực
hiện việc bảo trì và lên kế hoạch thực hiện đều đặn
- Kế hoạch sửa chữa và thay thế khi thiết bị đã hết khấu hao: Chẳng hạn thiết bị
được khấu hao trong vòng 5 năm thì sau thời gian đó chúng ta cần tiến hành
kiểm tra xem thiết bị đã xuống cấp chưa? Nếu đã xuống cấp hoặc bào mòn thì
chúng ta cần tìm những thiết bị thay thế .
8
- Chương trình đào tạo nhân viên bảo trì: Để việc bảo trì được thực hiện hiệu
quả và nhanh chóng thì chúng ta cần nâng cao tay nghề của nhân viên bảo qua
các khóa học bồi dưỡng nghiệp vụ.
c. Quản lý nạo vét hệ thống thoát nước, kiểm tra trạm bơm
- Tần suất nạo vét: chúng ta cần lên kế hoạch nạo vẹt định kỳ. Việc nạo vét
nhiều hay ít phụ thuộc vào lượng rác, bùn hay những thứ khác làm ảnh hưởng
đến dòng chảy của cống thoát nước.
- Phương tiện thiết bị nạo vét: Cần đầu tư những thiết bị nạo vét như máy múc,
dây kéo bằng máy để kéo bùn hoặc rác từ các hố ga…
- Trạm bơm hoạt động như thế nào? Để việc thoát nước được diễn ra nhanh
chóng thì chúng ta cần dùng đến các trạm bơm để bơm nước ra. Do đó cần tiến
hành kiểm tra thường xuyên việc hoạt động của máy bơm.
+ Hệ thống thoát nước mưa (theo điều 36 – Nghị định số 88/2007/NĐ-CP về
việc thoát nước đô thị và khu công nghiệp)
- Nạo vét, bảo dưỡng định kỳ các tuyến cống, mương, hố ga để đảm bảo dòng
chảy theo thiết kế.
- Định kỳ kiểm tra, đánh giá chất lượng các tuyến cống, các công trình mạng
lưới để đề xuất phương án thay thế sửa chữa.
+ Hệ thống thoát nước thải (theo điều 37 – Nghị định số 88/2007/NĐ-CP về
thoát nước đô thị và khu công nghiệp)
- Kiểm tra định kỳ độ kín, lắng cặn tại các điểm đấu nối, hố ga và tuyến cống để
lập kế hoạch nạo vét, sửa chữa, bảo trì.
- Định kỳ kiểm tra, đánh giá chất lượng công trình. Khi phát hiện ra các vấn đề
hư hỏng hệ thống xử lý nước thải hay đường ống… thì phải tiến hành đề xuất
các biện pháp thay thế, sửa chữa để đảm bảo trình được hoạt động xuyên suốt.
+ Các công trình đầu mối (theo điều 39 – Nghị định số 88/2007/NĐ-CP về
thoát nước đô thị và khu công nghiệp)
- Định kỳ kiểm tra các trạm bơm, các điểm xả ra môi trường để đảm bảo khả
năng hoạt động liên tục của hệ thống
9
- Đề xuất phương án thay thế, sửa chữa các công trình này khi phát hiện ra các
sự cố gây ảnh hưởng đến việc thoát nước.
d. Danh sách thiết bị phụ tùng thay thế
- Lập danh sách các loại thiết bị phụ tùng cần thay thế: sau khi đã tiến hành kiểm
tra lại hệ thống thoát nước và phát hiện thiết bị, phụ tùng hư hỏng thì chúng ta
lập danh sách để mua những thiết bị đó về thay thế.
- Tìm kiếm nhà cung cấp: Chúng ta cần lựa chọn nhà cung cấp tối ưu với chi phí
thiết bị vừa phải nhưng chất lượng thiết bị tốt.
- Người phụ trách thực hiện: phân công nhân viên am hiểu về thiết bị để tham
gia mua những thiết bị về thay thế.
1.1.6. Hình ảnh minh họa về công tác duy tu bảo dưỡng hệ thống thoát nước
• Công trình thoát nước
a. Thi công các công trình thoát nước
b. Công tác Sửa chữa hệ thống thoát nước
c. Công tác Nạo vét cống thoát nước
10
d. Công tác Nạo vét Kênh rạch, Ao hồ
• Công trình chống ngập:
a. Tuần tra, vận hành Van ngăn triều
b. Quản lý, Vận hành các trạm bơm chống ngập
11
c. Ứng cứu khẩn cấp các điểm ngập
d. Xử lý ngập nghẹt khu dân cư, hộ gia đình
1.2. QUẢN LÝ HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC
12
1.2.1. Tình hình thất thoát nước sinh hoạt tại thành phố Hồ Chí Minh
Tỷ lệ thất thoát nước sạch tại thành phố Hồ Chí Minh thuộc hàng cao nhất cả
nước - cứ 10 lít nước cung cấp ra thì mất trắng gần 4 lít. Điều vô lý là phần lớn thất
thoát này người dân phải gánh chịu.
Hệ thống cấp nước của thành phố Hồ Chí Minh hiện có tổng công suất hơn 1,5
triệu m3/ngày nhưng thất thoát là 38,45%, tức mỗi ngày có gần 590.000m3 nước bị
thất thoát.
Hiện nay, bên cạnh tình trạng vỡ đường ống do thi công các công trình ngầm,
đấu nối bất hợp pháp, gian lận trong sử dụng nước…, thì nguyên nhân chính là hệ
thống đường ống quá cũ, gây rò rỉ và dễ vỡ (chiếm hơn 90% lượng nước thất thoát).
Hiện thành phố có 3.350 km đường ống, trong đó hơn 700 km sử dụng trên 30 năm
nên nhiều đoạn đã bị mục. Vì vậy, chỉ cần tăng áp lực nước là đường ống dễ dàng bị
vỡ, dẫn đến thất thoát nước. Đơn cử, khi Nhà máy nước BOO Thủ Đức tăng công
suất từ 100.000 m3/ngày lên 300.000 m3/ngày đã tăng đáng kể lượng nước cung cấp
cho thành phố, nhưng đồng thời cũng làm gia tăng áp lực lên mạng lưới cấp nước,
khiến nhiều ống bị vỡ, mất nhiều nước hơn.
13
Trong khi đó, công tác chống thất thoát nước hiện còn rất chậm, mỗi năm chỉ
giảm được khoảng 1%. “Các nước trên thế giới đều ý thức đầu tư cho công tác chống
thất thoát nước, trong đó đáng lưu ý là thu hút tư nhân tham gia”.
1.2.2. Các nguyên nhân gây thất thoát và thất thu nước:
Các nguyên nhân gây thất thoát và thất thu nước chia làm hai loại: Thất thoát cơ học
và thất thoát, thất thu do quản lý
a. Thất thoát cơ học:
- Do mạng lưới đường ống: Việc sử dụng những đường ống quá lâu mà không
có kế hoạch thay thế những đường ống đó dẫn đến việc đường ống đó bị mục
nát gây ra hiện tượng rò rỉ nước. Nếu đường ống bị bể thì sẽ làm thất thoát
nước rất lớn.
14
Hình 1.2: Bể đường ống
- Rò rỉ tại các khớp nối, phụ tùng nối: Tại các khớp nối thường xảy ra hiện tượng
rò rỉ nước do việc đấu nối không đúng nguyên tắc hoặc bị xê dịch điểm nối đó
do bị tác động bởi các yếu tố phía trên đường ống đó như xe cộ đi lại quá tải
gây sụt lún đất và gây hở khớp nối.
Ngoài ra mạng lưới đường ống trước đây thường là ống gang xám nối bằng
phương pháp xảm sợi đay tẩm bitum bên ngoài trát vữa ximăng. Sau nhiều năm sử
dụng các sợi đay bị mục nát.
15
- Rò rỉ tại các van điều tiết của mạng lưới: Mạng lưới đường ống cấp nước được
chia thành ba cấp. Mạng cấp I làm nhiệm vụ truyền dẫn, mạng cấp II làm
nhiệm vụ phân phối và mạng cấp III là các đường ống đáu nối vào nhà. Theo
nguyên tắc, không cho phép các hộ tiêu dùng đấu nối với mạng cấp I và cấp II.
Nhưng do cấu tạo mạng lưới có những phần không có mạng cấp II, mạng cấp
III đấu nối với mạng cấp I hoặc thậm chí hộ tiêu dùng đấu nối trực tiếp với
mạng cấp I. Mặt khác việc đấu nối không được dự kiến và thiết kế trước,
không lắp đặt bằng các phụ tùng nối và đai khởi thủy chuyên dùng (loại đai
chuyên dùng cho các loại đường kính lớn không có hoặc rất hiếm) mà dùng các
đai gia công. Việc gia công các đai khởi thủy không chính xác cộng với việc
dùng vật liệu không đúng quy chuẩn ( như dùng dép xốp thay cho cao su để
làm gioăng) sau một thời gian sử dụng có thể gây rò rỉ. Tại các đường ống cấp
I và cấp II, áp lực còn khá lớn nếu có nhiều đai khởi thủy không đúng tiêu
chuẩn như trên sẽ gây nên thất thoái nước rất lớn. Các điểm đấu nối kiểu này,
đục nát đường ống gây thất thoát lớn và mất áp cho mạng lưới. Có tồn tại trên
có thể do ảnh hưởng của thời “bao cấp”, mạng lưới đường ống không đáp ứng
kịp vơi sự phát triển của các khu dân cư trong quá trình đô thị hóa. Chẳng hạn
như những khu vực có mạng cấp I đi qua, dân cư chưa phát triển nên chưa đầu
tư lắp đặt mạng cấp II nhưng có một vài hộ tiêu dung có nhu cầu cấp nước có
thể đã được đáp ứng bằng cách cho đấu nối trực tiếp với đường ống truyền dẫn.
Những tồn tại như trên gây thất thoát nước rất lớn và cần phải được giải quyết
khi cải tạo mạng lưới.
b. Thất thoát do quản lý:
- Do việc trang bị đồng hồ đo nước không đầy đủ
16
Việc trang bị không đầy đủ đồng hồ đo nước dẫn đến việc dùng nước khoán là
nguyên nhân cơ bản gây thất thoát và thất thu nước sẽ được phân tích ở mục dưới
đây. Thậm chí đã lắp đặt đồng hồ đo nước nhưng người tiêu dùng còn gian lận, dùng
các biện pháp để vô hiệu đồng hồ.
Do việc kiểm định đồng hồ không theo thời gian quy định dẫn đến chất lượng của
các đồng hồ không được đảm bảo do quá trình sử dụng một thời gian dài dẫn đến các
chi tiết bị ăn mòn hoặc do cặn bám làm ảnh hưởng đến việc sai số trên kim đồng
hồ…
- Sử dụng hợp đồng khoán: Một trong những nguyên nhân cơ bản gây nên thất
thoát và thất thu nước là việc dụng hợp đồng khoán. Khi chúng ta khoán cho
hộ tiêu dùng thì hộ đó sẽ vô tư sử dụng nước mà không lo đến việc phải trả
thêm tiền. Từ đó dẫn đến tình trạng sử dụng nước một cách bừa bãi, thậm chí
khi không cần dùng đến nước nhưng họ vẫn để nước chảy tràn lan ra ngoài…
- Do áp lực trên mạng lưới: Một số khu vực trong mạng lưới, có cấu tạo mạng
lưới không có đầy đủ mạng cấp II, không có đầy đủ các van khống chế nên áp
lực dư tại các điểm dung nước khá lớn, nhất là trong những giở dung nước ít về
ban đêm, với một số điểm rò rỉ xác định trên mạng lưới, khi áp lực tăng thì
lượng nước thất thoát cũng tăng lên.
17
1.2.3. Các biện pháp quản lý để giảm thất thoát nước, thất thu nước:
Kiểm soát thất thoát cần đảm bảo các số liệu thống kê và sử dụng phải chính xác.
Các phương pháp đo sản lượng, mức tiêu thụ và công tác ghi chép, phân tích số liệu
phải đủ độ tin cậy. Để đảm bảo quy trình kiểm soát rò rỉ hiệu quả cần sử dụng những
phương tiện hiện đại. Điều khiển lưu lượng và áp lực trong các tuyến chính và giữ
các ranh giới khu vực khác nhau với các van chặn điều khiển xa cho các trường hợp
khẩn cấp cũng như cho việc vận hành bằng hệ thống điều khiển thống nhất và hệ
thống sử lý các số liệu tức thời. Thực hiện việc theo dõi liên tục lượng nước không đo
đếm được bằng việc nghi chép hàng tháng các số liệu sản xuất, tiêu thụ và sử dụng
nước. Những số liệu này sẽ được được sử dụng để tính toán tỷ lệ ghi hóa đơn, hiệu
suất hệ thống và nhân tố thất thoát.
- Phát hiện và sửa chữa rò rỉ: Do đặc thù của đường ống cấp nước nằm ở dưới
lòng đất nên chúng ta cần tiến hành kiểm tra giám sát hệ thống cấp nước cùng
với những phương tiện hiện đại để phát hiện được những điểm rò rĩ. Việc rò rỉ
thường xảy ra với những đường ống được đưa vào sử dụng đã lâu. Do đó ta cần
tập trung kiểm tra nhiều hơn ở những đường ống này. Khi điểm rò rỉ được phát
hiện thì chúng ta cần phải tiến hành sửa chữa ngay với những vật tư đã được
dự trữ sẵn trong kho.
- Sử dụng hệ thống ghi thu hóa đơn: Hàng tháng chúng ta tiến hành thu tiền
nước thông qua hóa đơn. Do đó ta cần sử dụng số liệu từ những hóa đơn này
nhập vào máy vi tính (gồm số tiền và lượng nước sử dụng) để có thể dễ dàng
theo dõi, tổng hợp số liệu hàng tháng… Từ đó ta tiến hành so sánh lượng nước
sản xuất ra hàng tháng so sánh với lượng nước tiêu thụ hàng tháng của khách
hàng.
- Đồng hồ đo lưu lượng và đồng hồ đo nước: Cần phải lắp đặt đồng hồ đo lưu
lượng trong các khu vực phân phối để kiểm tra điều chỉnh mức tiêu thụ. Các
đồng hồ này cần được lắp đặt vào những vị trí có thể đo và kiểm soát được lưu
lượng trong một khu vực nhất định. Cần có những đồng hồ có giá phù hợp với
người tiêu thụ, tất cả các đồng hồ đã được lắp đặt phải được bảo dưỡng và căn
chỉnh, bấm chì và phải được kiểm tra định kỳ trong quá trình sử dụng.
- Đào tạo nâng cao nghiệp vụ chuyên môn: Định kỳ hàng năm cần lên kế hoạch
tổ chức huấn luyện đào tạo đội ngũ công nhân viên nâng cao tay nghề của mình
để có thể khắc phục ngay các sự cố xảy ra và có thể duy tu bảo dưỡng hệ thống
một cách tốt nhất.
18
CHƯƠNG 2: QUẢN LÝ HỆ THỐNG THU GOM RÁC
2.1. HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Ở ĐÔ THỊ VÀ CÁC KHU
CÔNG NGHIỆP TẠI VIỆT NAM:
2.1.1. Khái quát về Chất thải rắn (CTR) ở đô thị và khu công nghiệp chia làm 3
loại:
CTR sinh hoạt
CTR công nghiệp
CTR bệnh viện
- Trong đó lại phân chia chất thải thành nguy hại và không nguy hại
2.1.2. Hiện trạng quản lý:
• CTR đô thị:
- Số lượng thống kê từ các tỉnh, thành phố, năm 2002 cho thấy lượng chất thải
rắn bình quân khoảng từ 0,8 đến 1,2kg/người.ngày ở các đô thị lớn và ở một số
đô thị nhỏ dao động từ 0,5 đến 0,7kg/người.ngày. Tổng lượng rác thải sinh
hoạt phát sinh từ các đô thị năm 2002 tăng từ 3% đến 12% so với năm 2001
-
Tỷ lệ phần trăm các chất có trong rác thải không ổn định, rất biến động theo
mỗi địa điểm thu gom rác, phụ thuộc vào mức sống và phong cách tiêu dùng
của nhân dân ở mỗi đô thị. Tính trung bình, tỷ lệ thành phần các chất hữu cơ
chiếm 45% - 60% tổng lượng chất thải; tỷ lệ thành phần nilông, chất dẻo chiếm
từ 6 - 16%, độ ẩm trung bình của rác thải từ 46 % - 52%.
• CTR công nghiệp:
-
Chất thải công nghiệp, đặc biệt là chất thải công nghiệp nguy hại, là một thách
thức lớn đối với công tác quản lý môi trường của nhiều đô thị, nhất là những đô
thị có khu công nghiệp tập trung như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đồng
Nai, Bình Dương,
-
Theo báo cáo của Cục Môi trường, thì tổng lượng chất thải công nghiệp nguy
hại phát sinh mỗi năm tại 3 vùng phát triển kinh tế trọng điểm khoảng 113.118
tấn. Từ số liệu thống kê nêu trên có thể thấy lượng chất thải nguy hại phát sinh
19
ở Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam lớn khoảng gấp ba lần lượng chất thải
nguy hại phát sinh ở Vùng Kinh tế trọng điểm phía Bắc và lớn gấp khoảng 20
lần lượng chất thải nguy hại phát sinh ở Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung
Bảng 2.1: Lượng phát sinh CTCN nguy hại
Nguồn: Báo cáo của tổng cục Môi trường, 2002
-
Thực tế ở nhiều địa phương, có rất nhiều loại chất thải khác nhau, phát thải ra
một cách tùy tiện trong các cơ sở công nghiệp mà không hề có sự quản lý.
-
Xét về khối lượng, các ngành công nghiệp nhẹ, hóa chất và cơ khí luyện kim là
ngành phát sinh nhiều chất thải nguy hại nhất. Ngành điện và điện tử phát sinh
ít chất thải nguy hại nhất. Tuy nhiên, chất thải của hai ngành này lại có chứa
những chất như PCB và kim loại nặng, là những chất rất nguy hại tới sức khỏe
con người và môi trường.
• Chất thải y tế:
-
Lượng chất thải rắn y tế nguy hại phát sinh ước tính khoảng 34 tấn trong ngày
đêm. Trong đó 1/3 lượng chất thải y tế nguy hại tập trung ở Hà Nội và thành
20
phố Hồ Chí Minh; 2/3 còn lại ở các tỉnh, thành khác. Nếu phân theo khu vực
của các tỉnh, thành thì 70% lượng chất thải y tế nguy hại tập trung ở các thành
phố, các thị xã; 30% ở các huyện, xã nông thôn, miền núi. Khối lượng chất thải
rắn y tế ở các bệnh viện của một số tỉnh, thành phố trong năm 2002 được thể
hiện ở Bảng
Bảng 2.2: Chất thải rắn y tế
Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường, 2003 của các tỉnh thành trên
2.2. HỆ THỐNG THU GOM:
Hiện nay việc thu gom và xử lý chất thải rắn đô thị và công nghiệp vẫn đang còn ở
tình trạng chưa đáp ứng yêu cầu, đây là nguyên nhân quan trọng gây ô nhiễm môi
trường nước, không khí, đất, vệ sinh đô thị và ảnh hưởng xấu đến cảnh quan đô thị và
sức khoẻ cộng đồng.
2.2.1. Thu gom – quản lý CTR đô thị:
21
Chứa trong túi nylon của các thùng 10-20lít tại nơi phát sinh rác
Chứa trong thùng 660 lít
Chứa trong các thùng chứa 240 lít tại nơi thích hợp
Thùng 660 lít
Xe ép 10 tấn
Xe ép 7 và 10 tấn
Tác từ hộ gia đình, cơ sở buôn bán nhỏ, nhà hàng, văn phòng nhỏ
Rác quét đường do công nhân vệ sinh quét dọn
Khách sạn, công sở lớn, trường học, các quán ăn lớn.
Điểm hẹn Bãi chôn lấp
-
Tại các thành phố, việc thu gom và xử lý chất thải đô thị thường do Công ty
Môi trường đô thị (URENCO) đảm nhận. Tuy nhiên đã xuất hiện các tổ chức
tư nhân tham gia công việc này.
-
Hầu hết rác thải không được phân loại tại nguồn mà được thu lẫn lộn sau đó
được vận chuyển đến bãi chôn lấp. Tỷ lệ thu gom năm 2002 tăng từ 40% - 67%
lên đến 70 - 75% tổng lượng rác thải phát sinh ở các thành phố lớn, còn ở các
đô thị nhỏ tỷ lệ này tăng lên tới 30% - 50% (so với năm 2001 là 20% - 35%).
Tỷ lệ thu gom chung toàn quốc vào khoảng 55%.
Hình 2.3: Sơ đồ tổng hợp thu gom - vận chuyển rác sinh hoạt khu dân cư
(Nguồn : Công ty Dịch vụ Đô thị và Quản lý nhà Quận 10)
-
Việc thu gom chất thải rắn sinh hoạt và quét dọn đường phố thường làm vào
ban đêm để tránh nắng nóng ban ngày và tắc nghẽn giao thông.
-
Cơ chế quản lý tài chính trong hoạt động thu gom rác thải chủ yếu dựa vào
kinh phí bao cấp từ ngân sách nhà nước, chưa huy động được các thành phần
kinh tế tham gia, tính chất xã hội hoá hoạt động thu gom còn thấp, người dân
22
chưa thực sự chủ động tham gia vào hoạt động thu gom cũng như chưa thấy rõ
được nghĩa vụ đóng góp kinh phí cho dịch vụ thu gom rác thải.
-
Có thể nói, hiện nay trên địa bàn của các đô thị nhỏ vẫn chưa có hệ thống thu
gom, vận chuyển chất thải rắn một cách có hệ thống xuyên suốt toàn tỉnh, mà
tuỳ theo yêu cầu bức xúc của các huyện, thị và mỗi địa phương, hình thành một
xí nghiệp công trình công cộng hoặc đội vệ sinh để tiến hành thu gom rác thải
sinh hoạt và một phần rác thải công nghiệp tại các khu trung tâm nhằm giải
quyết yêu cầu thu gom rác hàng ngày.
2.2.2. Thu gom – quản lý CTR y tế:
- Công tác phân loại rác y tế tại các bệnh viện ngày càng được hoàn thiện. Ở
nhiều nơi, như thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh đã đưa vào sử dụng
các phương tiện chuyên dùng có thùng chứa kín, kể cả hệ thống làm lạnh bên
trong. Các thùng nhựa kín đã được sử dụng để lưu chứa và vận chuyển chất
thải y tế để hạn chế sự phát tán và gây nguy hiểm cho nhân viên trực tiếp thực
hiện thu gom.
- Quy trình phân loại, thu gom, vận chuyển và lưu giữ chất thải rắn y tế đã có
nhiều tiến bộ, nhiều cơ sở y tế thực hiện đúng theo quy chế quản lý chất thải y
tế. Nhiều bệnh viện đã xây dựng khu lưu giữ chất thải tập trung tại bệnh viện.
-
Tuy nhiên, sự hỗ trợ của các ban, ngành trong việc cấp kinh phí đầu tư trang bị
phương tiện cho hoạt động thu gom, vận chuyển chất thải y tế nguy hại còn hạn
chế và chưa đồng bộ.
2.2.3. Quản lý – thu gom CTCN nguy hại:
-
Tại các cơ sở sản xuất vừa và nhỏ, vấn đề thu gom lưu chứa chất thải nguy hại
chưa được quan tâm, còn các nhà máy có quy mô lớn, vấn đề này mới bắt đầu
và được quan tâm hơn. Chỉ có những công ty liên doanh hoặc công ty do nước
ngoài đầu tư thì công tác này mới thực sự được chú trọng.
23
24
Ghi chú :
Toàn bộ CTRCN
Phế liệu
CTRCN không nguy hại
CTNH.
Cty DV KCX Tân Thuận thu gom, vận chuyển
Trạm phân loại và lưu trữ
Các doanh nghiệp
sản xuất
Nguồn phát sinh
Đóng gói và lưu trữ
BÊN TRONG KCX TÂN THUẬN
Cơ sở thu mua phế liệu
Đơn vị vận chuyển
Cơ sở tái chế
Phân loại
Cơ sở tái chế
Cty Môi trường Đô Thị
Cty Xi măng Holcim
Bãi chôn lấp
Đơn vị XL CTNH
Hình 2.4: Sơ đồ hiện trạng quản lý CTRCN tại KCX Tân Thuận.
25