Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Bài 12. XÁC ĐỊNH SUẤT ĐIỆN ĐỘNG VÀ ĐIỆN TRỞ TRONG CỦA MỘT PIN ĐIỆN HÓA pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (158.43 KB, 5 trang )

Bài 12. XÁC ĐỊNH SUẤT ĐIỆN ĐỘNG
VÀ ĐIỆN TRỞ TRONG CỦA MỘT PIN ĐIỆN HÓA


I. MỤC TIÊU:
Kiến thức:
- Áp dụng định luật Ôm cho đoạn mạch chứa nguồn điện để xác định
suất điện động và điện trở trong của một pin điện hóa.
Kĩ năng:
- Lắp ráp mạch điện.
- Sử dụng đồng hồ đa năng hiện số với các chức năng đo cường độ
dòng điện và hiệu điện thế.

II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên:
1. 6 bộ thí nghiệm xác định suất điện động và điện trở trong của một pin
điện hóa.
2. Chuẩn bị phiếu:
Phiếu học tập 1 (PC1)
- Hãy nêu một phương án để có thể xác định được suất điện động và điện trở
trong của một pin điện hóa.
TL1:
- Dựa vào quan hệ giữa cường độ dòng điện và hiệu điện thế trong đoạn mạch
chứa nguồn điện (Sơ đồ thí nghiệm như hình 12.3 (SGK trang 72)): U
NB
= E -
I(R’

+ r)
Trong đó R’ là tổng trở của R
0


và R
A
( của ampe kế).
+ Thay đổi giá trị biến trở và đo cường độ dòng điện trong mạch và hiệu
điện thế trong các lần đó.
Phiếu học tập 2 (PC2)
- Để tiến hành thí nghiệm ta cần những dụng cụ gì?
TL2:
- Pin điện hóa, biến trở, 2 đồng hồ vạn năng, điện trở bảo vệ, dây dẫn.
Phiếu học tập 3 (PC3)
- Khi sử dụng các đồng hồ đa năng hiện số, cần chú ý những điều gì?
TL3:
- Khi sử dụng đồ hồ đa năng hiện số cần chú ý:
+ Chọn đúng chức năng.
+ Nếu chưa biết rõ giá trị cần đo thì cần đặt thang đo có giới hạn lớn nhất.
+ Không đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế vượt quá giới hạn của
thang đo.
+ Không chuyển đổi thang đo khi đang đưa tín hiệu điện vào các cực.
+ Không dùng nhầm thang đo cường độ dòng điện để đo hiệu điện thế.
+ Khi thực hiện xong các phép đo thì cần tắt công tắc để tắt dòng điện trong
đồng hồ.
Phiếu học tập 4 (PC4): có thể ứng dụng CNTT hoặc dùng bản trong
1. Dụng cụ nào sau đây không dùng trong thí nghiệm xác định suất điện
động và điện trở trong của nguồn?
A. pin điện hóa; B. đồng hồ đa năng hiện số;
C. dây dẫn nối mạch; D. thước đo chiều dài.

2. Những điều nào không cần thực hiện khi sử dụng đồng hồ đa năng hiện số?
A. Nếu không biết rõ giá trị giới hạn của đại lượng cần đo, thì phải chọn
thang đo có giá trị lớn nhất phù hợp với chức năng đã chọn;

B. Không đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế vượt quá giới hạn thang đo
đã chọn;
C. Không chuyển đổi thang đo khi đang có điện đưa vào hai cực của đồng hồ;
D. Phải ngay lập tức thay pin ngay khi đồng hồ báo hết pin.

3. Có thể mắc nối tiếp vôn kể với pin để tạo thành mạch kín mà không mắc
nối tiếp mili ampe kế với pin để tạo thành mạch kín vì
A. Điện trở của vôn kế lớn nên dòng điện trong mạch kín nhỏ, không gây ảnh
hưởng đến mạch. Còn miliampe kế có điện trở rất nhỏ, vì vậy gây ra dòng
điện rất lớn làm hỏng mạch.
B. Điện trở của miliampe kế rất nhỏ nên gây sai số lớn.
C. Giá trị cần đo vượt quá thang đo của miliampe kế.
D. Kim của miliampe kế sẽ quay liên tục và không đọc được giá trị cần đo.

TL4: Đáp án
Câu 1: D; Câu 2: D; Câu 3: A.
3. Nội dung ghi bảng (ghi tóm tắt kiến thức SGK theo các đầu mục); HS tự
ghi chép các nội dung trên bảng và những điều cần thiết cho họ:
Bài 12. Xác định suất điện động và điện hóa trong của một pin điện hóa
I. Mục đích thí nghiệm
II. Dụng cụ thí nghiệm
III. Cơ sở lí thuyết
IV. Giới thiệu dụng cụ đo
V. Tiến hành thí nghiệm
Học sinh:
- Chuẩn bị mẫu báo cáo thí nghiệm.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Hoạt động 1 ( phút): Tìm hiểu mục đích và các dụng cụ thí nghiệm.
Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên
- Đọc SGK mục I, II, thảo luận theo

tổ thí nghiệm, tìm hiểu và trả lời câu
hỏi PC1; PC2.
- Trả lới PC3.
- Cho HS đọc SGK, nêu câu hỏi
PC1; PC2.


- Nêu câu hỏi trong phiếu PC3.
Hoạt động 2 ( phút): Tiến hành thí nghiệm.
Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên
- Lắp mạch theo sơ đồ.
- Kiểm tra mạch điện và các thang đo
của đồng hồ.
- Báo cáo giáo viên hướng dẫn.
- Tiến hành đóng mạch và đo các giá
- Chú ý HS về an toàn trong thí
nghiệm.
- Theo dõi HS.

- Hướng dẫn từng nhóm nếu cần.
trị cần thiết.
- Ghi chép số liệu.
- Hoàn tất thí nghiệm, thu dọn thiết
bị.
Hoạt động 3 ( phút): Xử lí kết quả, báo cáo thí nghiệm.
Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên
- Tính toán, nhận xét… để hoàn
thành báo cáo.
- Nộp báo cáo.
- Hướng dẫn học sinh hoàn thành báo

cáo nếu cần.
Hoạt động 5 ( phút): Vận dụng, củng cố.
Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên
- Thảo luận, trả lời câu hỏi theo
phiếu PC4.
- Nhận xét câu trả lời của bạn
- Cho HS thảo luận theo PC7.

Hoạt động 6 ( phút): Giao nhiệm vụ về nhà.
Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên
- Ghi chuẩn bị cho bài sau. - Dặn dò HS chuẩn bị bài sau

×