Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Đề cương môn học hệ thống sản xuất linh hoạt và sản xuất tích hợp doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (233.55 KB, 3 trang )


TRƯỜNG ĐẠI HỌC
KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM
KHOA CƠ – ĐIỆN – ĐIỆN TỬ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc


ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN
(Mẫu chương trình đào tạo tín chỉ)

1. Thông tin chung về môn học:
- Tên môn học: HỆ THỐNG SẢN XUẤT LINH HOẠT (FMS) VÀ SẢN XUẤT
TÍCH HỢP (CIM)
- Mã môn học:
- Số tín chỉ: 2
- Thuộc chương trình đào tạo của khóa: 2010, bậc: đại học chính quy.
- Loại môn học: Bắt buộc.
- Các môn học tiên quyết: PLC, Thủy lực khí nén, Vi điều khiển, kỹ thuật robot, gia
công CNC.
- Các môn học kế tiếp:
- Giờ tín chỉ đối với các hoạt động:
 Nghe giảng lý thuyết : 20 tiết
 Làm bài tập trên lớp : 10 tiết
 Thảo luận : 15 tiết
 Thực hành, thực tập (ở PTN, nhà máy, studio, điền dã, thực tập ): 0 tiết
 Hoạt động theo nhóm : 0 tiết
 Tự học : 40 giờ
- Phụ trách môn học: Bộ môn Kỹ thuật cơ khí , Khoa Cơ – Điện – Điện tử.
2. Mục tiêu của môn học:


- Kiến thức: Trang bị kiến thức về tổng quát về các quá trình công nghệ, các mô hình và
thuật toán điều khiển quá trình công nghệ trong sản xuất và các hệ thống sản xuất hiện đại.
- Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng tư duy, phân tích quá trình công nghệ nhằm đưa ra các
thuật toán điều khiển quá trình công nghệ trong các hệ thống sản xuất.
- Thái độ, chuyên cần:
o Tham dự lớp học đúng số giờ tối thiểu qui định.
o Đọc các tài liệu ở phần tài liệu tham khảo để tìm hiểu sâu hơn nội dung của
học phần.
3. Tóm tắt nội dung môn học:
Môn học cung cấp các kiến thức cơ bản về các quá trình công nghệ (QTCN), các mô hình và
thuật toán điều khiển quá trình công nghệ trong sản xuất (SX). Các hệ thống sản xuất hiện đại như
Sản xuất linh hoạt (FMS), Sản xuất tích hợp Máy tính ( CIM).
4. Tài liệu học tập
- Tài liệu liệu bắt buộc, tham khảo:

[1]. Tự động hoá quá trình sản suất, Trần Văn Địch, 392 trang, NXBKH&KT.
[2]. Hệ thống sản xuất linh hoạt FMS và tích hợp CIM, Trần Văn Địch, NXBKHKT.
[3]. Industrial automation, David W.Pessen 1991, 505p. WILEY
[4]. Automation, production systems and CIM, Mikell Groover, 541p, Prentice Hall.
[5]. CIM system, F.H.Mitchell,1991, 500p, Prentice Hall
[6]. Automating Manufacturing Systems with PLCs, Version4.7, April14, 2005 HughJack
[7]. Simulation modeling and simnet, Hamdy A. Taha
[8]. Flexible manufacturing cells and systems, Wiliam W Luggen
 Những bài đọc chính: chương 1,2,3,4 tài liệu [1], tất cả các chương trong tài
liệu [2].
 Những bài đọc thêm: SV tham khảo trong các tài liệu còn lại theo hướng dẫn
của giảng viên.
 Tài liệu trực tuyến: tìm kiếm các trang web với từ khóa “FMS System”, “CIM
system”.
5. Các phương pháp giảng dạy và học tập của môn học:

- Phương pháp giảng dạy: thuyết trình, thảo luận nhóm.
- Phương pháp học tập: lắng nghe giáo viên giảng lý thuyết, tích cực thảo luận nhóm,
tham khảo tiếp cận các hệ thống thông qua internet và tham quan kiến tập.
6. Chính sách đối với môn học và các yêu cầu khác của giảng viên:
- Sinh viên cần tích cực tham gia các hoạt động thảo luận, làm bài tập trên lớp cũng
như ở nhà, chuẩn bị bài tốt trước khi lên lớp, tuân thủ các quy định về thời hạn và
chất lượng các bài tập, bài kiểm tra… Sinh viên cần chủ động tự học, tham khảo các
chương, mục trong các tài liệu tham khảo mà giáo viên yêu cầu và chủ động tra cứu,
cập nhật tài liệu trên internet.
7. Thang điểm đánh giá:
Giảng viên đánh giá theo thang điểm 10, Phòng Đào tạo sẽ quy đổi sang thang điểm chữ
và thang điểm 4 để phục vụ cho việc xếp loại trung bình học kỳ, trung bình tích lũy và xét
học vụ.
8. Phương pháp, hình thức kiểm tra - đánh giá kết quả học tập môn học:
8.1. Kiểm tra – đánh giá quá trình: Có trọng số chung là 30%, bao gồm các điểm đánh
giá bộ phận như sau (việc lựa chọn các hình thức đánh giá bộ phận, trọng số của từng
phần do giảng viên đề xuất, Tổ trưởng bộ môn thông qua):
- Điểm chuyên cần: 5%
- Điểm ý thức học tập, phát biểu và thảo luận, kiểm tra trên lớp: 10%
- Điểm tiểu luận kết thúc môn: 15%
8.2. Kiểm tra - đánh giá cuối kỳ: Điểm thi kết thúc học phần có trọng số 70%
- Hình thức thi: tự luận/ vấn đáp.
- Thời lượng thi: 60 phút
- Sinh viên không được tham khảo tài liệu
9. Nội dung chi tiết môn học:

Nội dung
Hình thức tổ chức dạy học môn học
Tổng
Lên lớp

Thực hành,
thí nghiệm,
thực tập,
rèn nghề,
Tự
học,
tự
nghiên
c
ứu


thuyết

Bài
tập
Thảo
luận
Chương1: Điều khiển quá trình sản
xuất.
1.1 Khái niệm QTSX, các quá trình Công
nghệ phổ biến.
1.2 Các thành phần của hệ thống SX
1.3 Hiệu quả kinh tế của điều khiển tự
động hoá quá trình công nghệ.
1.4 Điều khiển QTCN tuần tự: các quá
trình nói tiếp, song song, hổn hợp và
các quá trình ngẫu nhiên.
5 2 10
Chương 2: Mô hình quá trình sản suất

và thuật toán điều khiển.
2.1 Mô hình xác suất
2.2 Mô hình phục vụ đám đông
2.3 Mô hình cân băng sản xuất liên tục và
rời rạc
2.4 Phục vụ nhóm thiết bị công nghệ
2.5 Các ví dụ lập mô hình và thuật toán
điều khiển quá trình.
2.6 Mô hình đánh giá ước lượng QTSX.
2.7 Mô hình điều khiển sản xuất theo mẻ
(Batch control)
5 4 5 10
Chương 3: Dây chuyền sản suất.
3.1. Khái niệm Dây chuyền công nghệ .
3.2 Phân tích dây chuyền công nghệ.
3.3 Thiết kế cấu trúc DCCN
3.4 Sự linh hoạt và hiệu quả của DCCN
5 2 5 10
Chương 4: Các hệ thống điều khiển Quá
trình công nghệ.
4.1 Hệ thống sản xuất linh hoạt (FMS).
4.2. Các hệ thống thông tin hỗ trợ FMS
4.3 Dùng máy tính trong quá trình qui
hoạch và Điều khiển SX.
4.4 Hệ thống sản xuất tích hợp máy tính
(CIM).
4.5 Các thiết bị phần cứng và phần mềm
trong CIM.
5 2 5


10
10. Ngày phê duyệt
Người viết

Tổ trưởng Bộ môn

Trưởng khoa


×