Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Cây thuốc ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (191.81 KB, 26 trang )

Mở Đầu
Việt Nam là nước nhiệt đới có những đặc điểm khí hậu, địa lý khác nhau.
Nguồn tài nguyên thiên nhiên rất phong phú và đa dạng. Trong đó, nguồn dược liệu
có thể xem là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá và có thể tái tạo. Tuy nhiên, để cây
thuốc phát huy tác dụng cứu người của nó, trước hết, chính chúng ta phải cứu cây
dược liệu. Từ xa xưa ông cha ta đã biết sử dụng cở cây hoang dại trong rừng làm
thuốc chữa bệnh. Những bài thuốc đã được lưu truyền trong dân gian từ đời này
sang đời khác, mang lại những giá trị và ý nghĩa vô cùng to lớn. Đây là một kho
tàng văn hóa phi vật thể đáng trân trọng, cần được bảo tồn và phát huy.
Nhưng đến nay, nguồn dược liệu của chúng ta đang từng ngày tận khai tận
diệt. Nhiều lương y Việt Nam phải thốt lên rằng, nước ta đang bị "chảy máu" cây
dược liệu nghiêm trọng, nhiều cây thuốc quý nay chỉ còn là tiêu bản trong phòng thí
nghiệm. Cây dược liệu ở Việt Nam mang trong mình những hoạt chất có tính năng,
công dụng có ích cho sức khỏe con người. Nhưng nó lại đang chịu cảnh bị những
người săn lùng "tận thu", và phần lớn xuất lậu qua biên giới. Tình trạng này kéo dài
hàng chục năm ở nhiều tỉnh biên giới phía Bắc, khiến không ít cây thuốc quý của
Việt Nam đứng trước nguy cơ bị tuyệt diệt
I. Tài nguyên cây thuốc ở việt nam
1. Cây thuốc
Hải Thượng Lãn Ông, Tuệ Tĩnh đã tổng kết các loại cây thuốc Việt nam rất
phong phú. Gần đây đã có tác giả tổng kết như Đỗ Tất Lợi, Phạm Hoàng Độ đã
mô tả 3063 loài cây có vị thuốc trên 2000 loài trong số trên 11000 loài thực vật ở
Việt Nam (cây có vị thuốc ở Việt Nam).
Nước ta có nguồn tài nguyên thực vật phong phú và kinh nghiệm sử dụng
dược liệu làm thuốc từ xa xưa, nhưng hiện tại hệ thống bảo tồn, gìn giữ, xây dựng
và phát triển nguồn gen và giống cây thuốc mới phát hiện được gần 4.000 loài cây
thuốc và nấm lớn được dùng làm thuốc. Nhưng trong số đó đa số các cây thuốc quý
hiếm lại đang có nguy cơ tuyệt chủng; theo số liệu của cơ quan chức năng, trên 50%
nguyên liệu dược liệu của nước ta nhập về từ nước ngoài
TS Trần Văn Ơn cho biết qua nghiên cứu, hiện có khoảng 45 loại cây dược
liệu từng là thế mạnh của Việt Nam nay đang phải nhập khẩu trở lại như: Bạch biển


đậu, Binh lang, Hoắc hương, Xạ can, Hồng hoa, Bồ công anh, Cẩu tích… để phục
vụ sản xuất đông dược trong nước. Thậm chí khi chúng ta nhập khẩu dược liệu trở
lại, cơ quan chức năng đã phát hiện có không ít loại đã bị chiết xuất, hút hết hàm
lượng thuốc, nguyên liệu chỉ còn là củi rác.
Theo Viện Dược liệu, Bộ Y tế, hiện ở Việt Nam có khoảng 600 loài cây
thuốc quý hiếm đang có nguy cơ bị tuyệt chủng. Sách đỏ cây thuốc Việt Nam ghi
nhận có tới 144 loài cây thuốc bị đe dọa cần được bảo vệ. Trong đó, đang cực kỳ
nguy cấp có 18 loài; đang bị nguy cấp có 57 loài; sắp nguy cấp có 69 loài. Điển
hình như cây Ba kích đã bị suy giảm tới 70% diện tích quần thể; cây Hoàng liên
chân gà thuộc họ Mao hương quần thể đã bị suy giảm tới 90%, chỉ còn sót lại một ít
ở đỉnh các vách đá của núi Ngũ Chi Sơn trên dãy Hoàng Liên Sơn (Sapa, Lào Cai);
Hoàng đàn, dây trầm, kim ngân (huyện Yên Định và Hữu Lũng của tỉnh Lạng Sơn);
củ ba kích (Đô Lương, Nghệ An); đỗ trọng nam (Lương Sơn, Hòa Bình). Ngay đến
củ bình vôi, từ năm 2000 trở lại đây đã bị khai thác đến cạn kiệt với hàng ngàn tấn
xuất qua biên giới mỗi năm.
Ở Cao Bằng, từ năm 1969 - 1973 có trên 617 cây thuốc thuộc 211 họ thực vật
đã được phát hiện và đưa vào sử dụng. Tuy nhiên, rất nhiều loại cây thuốc quý đang
đứng trước nguy cơ tuyệt chủng bởi tình trạng “xuất khẩu” ồ ạt qua biên giới.
2 Phân bố
Vườn Quốc Gia Yordon chứa đựng một hệ sinh thái rừng Khộp rộng lớn
( Đây là loại rừng cây thưa lá rộng nhiệt đới) , bảo tồn Vườn Quốc Gia Yordon là
bảo tồn hệ sinh thái độc đáo điển hình cho cả 3 nước Đông Dương. Đã thống kê
được 464 loài thực vật thuộc 97 họ, có nhiều loài cây thuốc quý, gồm lớp Ngọc la,
lớp Hành, ngành Thông và ngành Dương xỉ. Họ thực vật nhiều loài là họ Cỏ, họ
Đậu, họ Phong lan. Trong số 464 loài có hai loài mới ghi nhận cho hệ thực vật Việt
Nam là: Quao xẻ tua thuộc Họ Núc nác và Gạo lông len thuộc họ Gạo. Hệ thực vật
tại Vườn Quốc Gia Yordon có quan hệ nguồn gốc với hệ thực vật Malaixia,
Inđônêsia thuộc họ Dầu, và hệ thực vật ấn Độ- Miến Điện họ Tử vi, họ Bàng. Có
quan hệ gần gũi với hệ thực vật cận nhiệt đới.
Vườn Quốc gia Hoàng Liên: tại đây các nhà khoa học đã phát hiện được

2.024 loài thực vật bậc cao, thuộc 200 họ, có 66 loài trong Sách đỏ Việt Nam, trong
đó cây thuốc chiếm khoảng 700 loài. Đặc biệt cây Hoàng liên chân gà – một cây
thuốc quý, mọc tự nhiên đã được Sách đỏ Việt Nam năm 1996 và 2007 xếp vào
hạng rất nguy cấp nhưng vẫn tiếp tục bị khai thác và người ta vẫn thấy chúng được
bày bán ở chợ Sa Pa.
Vườn Quốc Gia Ba Bể có 1268 loài thực vật bậc cao, trong đó có 26 loài
được ghi tên trong sách đỏ Việt nam và Thế giới, các loài cây gỗ quí, hiếm như
Đinh, Nghiến, Lim, Trúc dây Trong đó Trúc dây là một loài tre đặc hữu của Ba
Bể thường mọc tại các vách đá, thân của chúng thả mành mành xuống hồ tạo nên
những bức mành xung quanh hồ. Đây là khu vực được các nhà khoa học trong và
ngoài nước đánh giá là trung tâm đa dạng và đặc hữu cao nhất về loài Lan không
chỉ của Việt Nam mà còn của cả toàn vùng Đông Nam Á. Ở đây có 182 loài Lan, 1
số loài Lan là đặc hữu chỉ phát hiện thấy duy nhất ở vùng này.
Vườn Quốc Gia Ba Vì có khoảng 1262 loài thực vật gồm các loài cây quý
hiếm cho gỗ và loài cây đặc hữu Ba Vì. Năm 1990, Học viện Quân y 103 đã điều tra
phát hiện được 169 loài cây thuốc, phân thành 28 nhóm có tác dụng chữa bệnh.
Tiếp đó, năm 1992, Trường Đại Học Dược Hà nội qua điều tra đã phát hiện được
250 cây làm thuốc chữa 33 loại bệnh và chứng bệnh khác nhau, nhiều loài cây
thuốc điển hình như Hoa tiên, Huyết đằng, Bát giác tiên, Râu hùm, Hoàng đằng, Củ
dờm, cây Thông đỏ…
Vườn Quốc Gia Tam đảo đã lập được Danh mục 64 loài thực vật quý hiếm cần
được bảo vệ và Danh mục 42 cây thuốc đặc hữu (phần lớn là những cây thuốc quý
hiếm)
Gần đây các nhà khoa học đã phát hiện được gần 613 loài thực vật thuộc 308 chi,
121 họ, trong số này có 361 loài cây làm thuốc, Cây làm thuốc điển hình như: Ba
kích, Hoàng đằng, Chân chim, Cốt toái bổ, Vú hương, Quế, Trầm hương, Khôi tía,
Sa nhân, Sa nhân quả to, Chân chim núi, Kim ngân, Cẩu tích, Na rừng, Củ mài, Lõi
tiền, Hà thủ ô, Thiên niên kiện, Bẩy lá một hoa, Bách bộ, Khúc khắc….
Vườn Quốc Gia Bạch Mã có tới 1406 loài thực vật, nhiều nhất là cây làm
thuốc (338 loài), cây cho gỗ (120 loài), cây ăn quả (22 loài), cây cho tinh dầu (33

loài), hoa cây cảnh (35 loài), cây có sợi (26 loài).Nhiều cây thuốc quý hiếm như A
lợi, Đỉnh tùng, Sa mộc, Bảy lá một hoa, Thông tre, Kim tuyến, Lá khôi, Ô dược
nam, Thổ phục linh, Vàng đắng, Ba gạc lá nhỏ, Cúc mai đã được ghi vào sách đỏ
Việt nam
Vườn Quốc gia Cát Bà: là khu rừng nguyên sinh có cả một hệ thống động
vật và thực vật rất quý hiếm. Vườn có 620 loài thực vật với hàng trăm loài làm dược
liệu quý và hàng trăm loài động vật làm thuốc trong đó có cả các loài Voọc, Hươu,
Mèo, Cầy hương, loài gặm nhấm, Dơi, Chim, Ong rừng tự nhiên. Bà STENKE,
Giám đốc Dự án bảo tồn Vườn Quốc Gia Cát Bà cho rằng: Đây là vùng ưu tiên bảo
tồn đa dạng sinh học không chỉ ở quy mô quốc gia, mà còn có thể mở rộng khu bảo
tồn biển của Vườn Quốc Gia Cát Bà ra phạm vi rộng lớn hơn.
Vườn Quốc gia Cát tiên có thảm thực vật vô cùng phong phú, đã xác định
được 1.610 loài thực vật, gồm các loại cây thân gỗ, cây bụi, thảm tươi, dây leo, thực
vật phụ sinh, ký sinh. Trong số này có nhiều loại cây thuốc quý hiếm. Có nhiều cây
cổ thụ, cây ở độ tuổi 1.000 năm, có động vật làm thuốc như các loài thú, loài chim,
linh trưởng, bò sát.
3 Phân loại cây thuốc
a. Phân loại theo tác dụng và độc tính của thuốc
Thuốc thượng phẩm là loại thuốc có tác dụng bổ dưỡng, không có độc gồm
120 vị như nhân sâm. Sa sâm, cam thảo, thạch hộc, ba kích thiên, hoàng kỳ, cẩu kỷ,
a giao. Thuốc trung phẩm là loại thuốc vừa có tác dụng bổ hư và tri bệnh có độc
hoặc có độc gồm 120 vị như can khương, ma hoàng, đương quy, thược dược, miết
giáp… Thuốc hạ phẩm chuyên trị bệnh, phần lớn có độc, không được uống lâu
gồm 125 vị như phụ tử, bán hạ, đại hoàng, cam toại…
b. Phân loại thuốc theo thuộc tính tự nhiên: Là phân loại theo cỏ hoang,
loại dây leo, loại ngũ cốc, loại rau quả, …
c. Phân loại theo tạng phủ kinh lạc
Sách tạng phủ tiêu bản dược thức (Trương nguyễn Tố) lấy tạng phủ làm
cương lĩnh và bệnh lý làm mục sắp xếp thuốc theo bệnh lý. Sách Bản Thảo Phân
Kinh thì lấy kinh lọc làm cương lấy dược phẩm làm mục, mỗi loại mục lại chia ra

các loại bổ, hòa, công, tán, hàn, nhiệt. Sách Dược Phẩm Vâng Yến của Hải Thượng
Lão Ông chia theo bộ: bộ hỏa gồm nhục quế, phụ tử, ô đầu… bộ mộc gồm đương
quy, tân giao, câu đằng… bộ thổ gồm bạch truật, bạch linh, cam thảo… bộ kim gồm
nhân sâm, sa sâm, hoàng kỳ… bộ thủy gồm sinh địa ,thục địa ,lộc nhung, hà thủ ô
d. phân loại theo tác dụng của thuốc
Thuốc giải biểu (ma hoàng, quế chi, tô diệp…); Thuốc giải cảm phong hàn
(bạc hà, tam điệp, cát căn, sài hồ… ); Thuốc giải cảm phong nhiệt, thuốc thanh
nhiệt (thạch cao, tri mẫu, lô căn…); Thuốc lợi thấp (phục linh, trư linh, ý dĩ, đằng
tâm ); Thuốc tiêu thực (sơn tra, mạch nha, thần khúc ) ; Thuốc cầm máu (đại kế,
tiểu kế, bồ hoàng); Thuốc an thần (chu sa, long cố,viên chi, linh chi )
4 Thành phần hóa học
4.1 Xơ thực vật
Xơ thực vật bao gồm những chất thiên nhiên do thành các tế bào thực vật tạo
ra hầu hết là các chuỗi dài các chất cao phân tử khác nhau như cellulose, hemi-
cellulose, pectin, mucilage (chất nhầy), lignin, gomme (gôm)… Chất gôm như nhựa
mận, nhựa đào. Chất nhầy như sâm bố chính, bạch cập; pectin như cùi bưởi, ổi, khế,
là những dẫn xuất của acid uronic. Tính chất chung của xơ thực vật là thường
không được hấp thụ, và có thể hợp với nước tạo thành chất đông (gel) lỏng, sánh
hoặc đạc tùy theo từng loại, tính chất hiện nay được biết khá rõ.
Trước đây người ta coi chất xơ thực vật không giữ vai trò gì quan trọng đối
với con người. Nhưng gần đây, xuất phát từ nhận xét rằng từ thời cổ xưa dân châu
Âu chỉ sống bằng sản phẩm nông nghiệp. Mỗi ngày những rau quả đã cung cấp cho
họ 60-100g xơ thực vật. Nhưng khoảng hai thế kỷ trở lại đây nền công nghiệp thực
phẩm đã hoàn toàn thay đổi cách chế biến thức ăn, và mỗi ngày người dân chỉ còn
ăn vào không quá 20g xơ thực vật. Và nếu so sánh thực phẩm của những người dân
ở các nước đang phát triển (trong đó ngũ cốc là chủ yếu ) thì người ta nhận thấy các
bệnh thướng gặp ở phương tây còn được mệnh danh là các nước văn minh như táo
bón, đái đường, béo phì, choles-terol cao, xơ vữa động mạch, viên kết ruột…rất
hiếm thấy ở các nước chậm phát triển mà thức ăn rất giàu xơ thực vật. Và người ta
thấy rằng xơ thực vật có một số tác dụng sau:

Xơ thực vật chống táo bón: xơ thực vật ăn vào giữ nước làm tăng khối lượng
phân trong ruột, do đó kích thích sự co bóp của ruột và thải phân ra dễ dàng. Tính
nhận hoạt, làm dịu niêm mạc còn đung chũa ho, cầm máu.
Xơ thực vật giảm béo phì: những chất đông do xơ thực vật tạo thành giữ
những thức ăn trong các mắt lưới và giúp cho những thức ăn đó được tiêu thụ từ từ
vào máu, bảo đảm sự hấp thụ có chừng mực. Do đó dẫn đến hai kết quả. Hàm lượng
đường trong máu khỏi tăng lên đột ngột. Chất insulin vì vậy khỏi bị tê kiệt ra khỏi
bị tiết ra một cách đột ngột với lượng lớn. Vì vậy, không làm cho lượng đường
được tích trữ dưới dạng mỡ trong máu (hàm lượng chỉ xảy ra khi lượng đường
chuyển tới quá lớn). Hàm lượng cholesterrol trong máu hạ xuống. Vì xơ thực vật
gữi những muối mật lại, và không cho số muối mật này trở lui vào máu. Cơ thể do
đó phải tiếp tục sản xuất ra muối mật để bù lại số muối mật đã tiêu thụ hàng ngày.
Mà nguyên liệu ban đầu đẻ chế biến muối mật là cholesterol trong máu. Do đó xơ
thực vật gián tiếp làm hạ cholesterol trong máu. Xơ thực vật trở thành một thứ
thuốc cần thiết hàng ngày.
4.2 Acid hữu cơ
Acid hữu cơ rất phổ biến trong các bộ phận của cây như quả (chanh, cam,
quýt, bưởi, me, mơ, sơn trà), trong lá( như lá chua me, lá sấu, lá bông). Những acid
hữu cơ thường gặp như acid focmic, acid xittric, acid malic, acid tactric, acid axetic,
acid oxalic… Những acid này có khi có thể tự do làm vị thuốc có vị chua nhưng
cũng có khi ở dưới dạng muối như canxi oxalat(có rất nhiều ở cây). Một số acid đặc
biệt như acid xinamic (có trong quế), acid benzoic trong an tức hương(cánh kiến
trắng), acid aconitic trong phụ tử, ô đầu. Tác dụng của những acid này không giống
nhau thường những loại acid benzoic có tác dụng giải nhiệt (mát) hay nhuận tràng
(me), giúp sự tiêu hóa như sơn trà.
4.3 Dầu béo
Dầu béo: những vị thuốc có chất dầu béo như hạnh nhân, đòa nhân, thầu dầu,
ba đậu, đại phong tử, máu chó, vừng Những vị thuốc có chất dầu béo, khi ta ép nó
vào tờ giấy thì thấy trên tờ giấy có một vết mờ để lâu hay hơ nóng cũng không mất
đi( khác với tinh dầu).

Tác dụng của chất béo nhiều mặt: khi thì là chất bồi dưỡng như dầu lạc, dầu
vừng, khi thì la thuốc tẩy như thầu dầu, dầu ba đậu, nhưng có khi là thuốc chữa
bệnh ngoài da như dầu máu chó, đại phong tử, hay dầu vừng dùng chế thuốc cao
dán nhọt.
4.4 Tinh dầu
Tinh dầu là những chất béo làm cho vị thuốc có mùi thơm hay hắc. những vị thuốc
có tinh dầu, khi ép giữa tờ giấy cũng để lại một vệt mơ nhưng để lâu hoặc hơ nòng
thì bay mất. Tinh dầu phần lớn là những thuộc chất của tecpen, nhưng cũng có khi
không phải như tinh dầu trong xạ hương. Thuốc có tinh đâu thường có tác dụng sát
trùng, trị bệnh đường hô hấp (quế) hay giúp sự tiêu hóa, làm cho năn ngon miệng.
chống tiêu, chữa đau bụng, nôn nữa, hoặc có khi dùng chữa cảm sốt, nhức đầu.
Những thuốc chứa tinh dầu thường dùng bột, hoặc sắc thì không nên sắc lâu,
tinh dầu sẽ bay đi mất. Hay nếu sắc chung với những vị thuốc khác thì cho vào sau
cùng, khi sắp được thuốc mới cho vào. Đôi khi những vị thuốc có tinh dầu dùng để
xong giải cảm như đại bí, lá bưởi, long não người ta đun nồi nước cho sôi cho các
thứ lá đó vào rồi chùm chăn lên để hứng lấy những hơi tinh dầu bốc lên
4.5 Chất nhựa
Chất nhựa như nhựa thông, a ngùy, an tức hương, một dược là những chất
được tạo thành do sự oxy hóa các tinh dầu. Có thứ nhựa còn lẫn cả tinh dầu chưa bị
oxy hóa, người ta gọi là nhựa dầu. Có những thứ nhựa chứa acid thơm hay an tức
hương, (có acid benzoic, xinamic). Những thuốc chất có chất nhựa không tan trong
nước, cho nên ta không dùng dưới dạng thuốc sắc mà dùng dưới dạng rượu thuốc
(ngâm trong rượu). Những vị thuốc có chất nhựa thường có tác dụng sát trùng
đường hô hấp, đường tiểu tiện hay chữa giun.
4.6 Những chất glucozit hay heterozit
Những chất glucozit hay heterozit rất hay gặp trong các vị thuốc. Nhưng cơ
bản thân glucozit là những chât không đơn thần. Khi đun các chất glucozit với nước
acid loãng hay kiềm loãng, thường glucozit tách ra làm hai phần, phần chất đường
(glucoza, ramnora ) và một phần không phải là đường (gọi là genin). Tùy theo phần
không đường này có tác dụng của vị thuốc có, glucozit lại chia thành nhiều chất

khác nhau nũa. Ta có thể kể một số glucozit chính sau đây:
a) Glucozit chữa tim có trong vị trúc đào, thông thiên, hạt đay, loại vạn niên
thanh. Những vị thuốc có chứa glucozit tim có vị rất đắng, thường rất độc.
b) Glucozit đắng là những chất có vị đắng mà không phải là ancaloit. Ta thấy
chất đắng trong bồ công anh, trong lòng đởm thảo, thạch xương bổ, trong vỏ quýt.
Những vị thuốc có chất đắng thường làm cho ăn ngon miệng, chóng tiêu, bổ dạ dày.
c) Saponin hay Saponoit là những glucozit có tính chất gây bọt, phá huyết.
những vị thuốc có chất saponin khi tán nhỏ, lắc với một nước thì sẽ gây rất nhiều
bọt như bọt xà phòng trong ống thí nghiệm. Bọt này rất lâu mới tan. Những vị
thuốc có saponin rất nhiều như bồ kết, viễn chí, cact cành, cam thảo, tri mẫu…
Thuốc có chứa saponin thường là những thuốc chữa ho, long đờm, thông tiểu …
d) Antraglucozit là những chất glucozit có tính chất kích thích sự co bóp của
ruột. Khi dùng liều nhỏ thì nó làm cho ăn ngon cơm, tiêu hóa dễ dàng; liều vừa phải
thì nhuận tràng, liều cao hơn nữa thì gây tẩy mạnh. Khi dụng ngoài da , thì những
chất này có tác dụng sát trùng, thường dùng chữa hắc lào, chống một số bệnh ngoại
da. Những vị thuốc cí antraglucozit thường gặp như đại hoàng phan tả diệp, lô hôi,
chút chít, muồng trâu, thảo quyết minh…
e) chất tanin cũng là một loại glucozit có vị chát và chua. Nhưng tác dụng
của nó thì ngược lại với antraglucozit. Uống những thuốc có tanin thì thường gây
táo bón dùng chữa những trường hợp đau bụng đi ỉa lỏng. Những thuốc có tanin hay
gặp như bội tử, búp ổi, búp sim, củ nâu, hạt vải Ngoài công dụng cầm ỉa lỏng,
tanin còn có tác dụng cầm máu và bổ. Trong hạt sen, kas sen, kim anh, lá chè đều
có tanin.
Những vị thuốc có tanin khi dùng dao sắt hay nấu sắc bằng nồi sắt hay nồi
gang thì sẽ có màu đen. Cho nên một số vị thuốc có chất tanin thường được ông cha
dặn là không được dùng dao sắt mà thái thuốc. Còn việc sắc thuốc thì nhất thiết
phải dùng ấm đất rôi. Nếu không có ấm đất thì dùng nôi nhôm, nồi đồng, không thể
dùng nồi sắt được.
g) Flavon là những chất glucozit có màu sắc. Flavon có màu vàng, antoxyan
có màu tím (nếu môi trường trung tính) hay đỏ (môi trường acid hoặc xanh (nếu

môi trướng kiềm). Những chất này có liên quan chặt chẽ với chất tanin. Ta thường
thấy chất flavon trong hoa hòe, trong vỏ cam, bồ hoàng, hoàng cầm, chi tử. Một
chất flavon rất quý gọi là ruyin hay rutozit có trong hoa hòe có tác dụng giảm huyết
áp, giúp cho cơ thể chống lại nhũng trường hợp đứt mạch máu nhỏ khi huyết áp
tăng cao.
4.7 Antoxyan
Antoxyan có trong vỏ hạt đậu đên, trong nhiều loại hoa như hoa dâm bụt, hoa
phù dung. Vài trò của antoxyan hiện nay chưa xác định rõ rệt về mặt điều trị.
Ancaloit đóng một vai trò quan trọng trong điều trị. Nó còn đòng vài trò quan trọng
trong nông nghiện vì có thể dùng làm thuốc trừ sâu.
Ancaloit là những chất hưu cơ, có tính chất kiềm tìm thấy trong thực vật.
Ancaloit thường có vị rất đắng và có một số tính chất chung làm cho chúng ta có thể
phát hiện nó trong câu một cách tương đối dễ dàng. Ancaloit cũng thường có tác
dụng rất mạnh trên cơ thể và thường dùng với liều rất nhỏ, nếu dùng liều quá cao có
thể ngộ độc.
Cũng như các chất khác thường thấy trong cây, tỷ lệ ancoloit thay đổi tùy
theo thời kỳ thu hái, cách chế biến, do dó có tác dụng thay đổi. Vậy cần chú ý thu
hái chế biến cho đúng phép. Những vị thuốc có chứa ancoloit rât nhiều có kể cả
phụ tử, ô đầu, cà độc dược, ma hoàng, ớt, mã tiền, hoàng nàn, thuốc phiện…
4.8 Vitamin hay sinh tố
Vitamin hay sinh tố là những hợp chất tác dụng trên cơ thể với liều rất nhỏ,
nhưng thiếu nó thì phát sinh nhiều bệnh phức tạp. Tùy theo thứ tự A,B, C, nhưng
sau trong mỗi thứ vitamin người ta nhận thấy nhiều thứ khác cho nên phải thên con
số vào chữ cái ví dụ B1 ,b2, B3….hoặc có khi người ta dùng tác dụng chữa bệnh
chủ yếu của vitamin đặt tên ví dụ vitantm antiberiberic (chữa phù bằng vitamin B1),
vitamin antiscobutic (vitamin C). Hiện nay người ta đã tổng hợp được nhiều thứ
vitamin, khỏi phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên. Mặc dầu vitamin cần thiết cho cơ thể
nhưng dùng quá nhiều có thể phát sinh ra bệnh thừa vitamin.
4.9 Các chất nội tiết tố
Các chất nội tiết tố thướng gặp trong các vị thuốc nguồn gốc động vật như tử

hà sa, kê nội kim, lộc nhung, hải cẩu thận…Cơ thể cũng chỉ cần những liều rất nhỏ
của nội tiết tố. Dùng quá liều cũng sẽ gây tai biến rối loạn.
4.10 Chất kháng sinh
Chất kháng sinh gần đây người ta phát hiện trong cây có chất kháng sinh.
Những chất kháng sinh có thể là những chất đã biết tinh dầu, ancaloit, nhưng có thể
có cấu tạo khác
Trên đây mới chỉ sơ khai một số hoat chất thường gặp. Hiện nay khoa học
còn đang cố gắng phat hiện ra những chất mới khác trong cây.
5. Tình hình khai thác cây thuốc
Việt Nam có nguồn tài nguyên sinh học rất đa dạng và phong phú, được xếp
thứ 16 trong 25 quốc gia có mức độ đa dạng sinh học cao nhất thế giới; trong đó có
hàng ngàn loại cây, cỏ được dùng làm thuốc chữa bệnh cùng nhiều bài thuốc dân
gian rất đặc biệt. Tuy nhiên, do khai thác bừa bãi, thiếu quy hoạch bảo tồn, cùng với
việc xuất lậu cây thuốc tràn lan nên nguồn dược liệu thiên nhiên quý nước ta đang
ngày càng cạn kiệt. Tốc độ khai thác luôn luôn lớn hơn tốc độ tái sinh, do đó khả
năng cung cấp dược liệu giảm sút rõ rệt so với trước đây, khiến cho cây thuốc bị
kiệt quệ, làm thu hẹp dần diện tích phân bố của nhiều cây thuốc.
Theo báo cáo của Hội Đông y Cao Bằng ngày 10/6/2010 (Hội thảo về “Thực
trạng khai thác, giải pháp bảo tồn và phát triển bền vững nguồn Tài nguyên cây
thuốc trên địa bàn tỉnh Cao Bằng”) và ngày 24-25/3/2011 (Hội thảo về “Bảo tồn và
Phát triển bền vững nguồn Tài nguyên cây thuốc ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt
Nam”), tại các cửa khẩu Tà Lùng, Sóc Giang, Trà Lĩnh… mỗi ngày có hàng chục
tấn dược liệu các loại được đưa qua biên giới. Mỗi năm ước tính ít nhất có khoảng
300.000 đến 500.000 tấn dược liệu bị khai thác để bán sang Trung Quốc. Chỉ tính
trong 20 năm qua, số dược liệu của tỉnh Cao Bằng bị bán qua biên giới ít nhất
khoảng trên dưới 10 triệu tấn, với giá trị kinh tế khoảng vài nghìn tỷ đồng. Trong
đó, những cây thuốc bị khai thác nhiều trong mấy năm gần đây là Sói rừng (giá năm
2010 là 1.000đ/kg tươi cả gốc, năm 2011 do khan hiếm nên giá bán từ 3.000-
3.500đ/kg tươi), Bòng bong, Si đỏ, Na rừng, Cỏ nhung, vv.
Tại các huyện Văn Quan, Bắc Sơn, Bình Gia, Lộc Bình, Tràng Định… (Lạng

Sơn) người dân đua nhau đi thu hái một loại cây mọc trên rừng màu xanh sẫm, hình
dáng giống như cành Si nhưng mảnh dẻ hơn, gọi là Chè dại, hoặc Duối dại để bán
cho khách Trung Quốc đặt mua, với giá 1.000 đồng/kg khô, còn cả rễ. Ở thị trấn
Điềm He (huyện Văn Quan), trung bình mỗi ngày có tới 60 tấn cây Chè dại bị nhổ
bán. Đây là một loại cây thuốc quý, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, có thể chữa
các bệnh đường ruột và rửa vết thương.
Ông Ngô Quốc Luật, Viện Dược liệu, cho biết, ngay cả ở các khu bảo tồn
thiên nhiên, tình trạng khai thác cây thuốc cũng rất tùy tiện. Chẳng hạn, tại khu bảo
tồn thiên nhiên Bình Châu, Phước Bửu (Bà Rịa - Vũng Tàu), từ năm 1998, hằng
ngày có khoảng 5-10 người tự do vào rừng lấy dây ký ninh (trị sốt rét) và vận
chuyển ra khỏi rừng một cách công khai với số lượng khoảng 80-100 kg dây
tươi/người. Tại khu bảo tồn thiên nhiên Ta Kou (Bình Thuận), thần xạ (một dược
liệu có công dụng chính là trị viêm xoang) bị khai thác với số lượng lớn, bán công
khai cho khách thập phương.
Các loại cây thuốc được khai thác dưới nhiều hình thức, tùy thuộc vào bộ
phận thu mua, như đào lấy củ, nhổ cả gốc rễ, có khi lấy toàn bộ kể cả khi cây đang
có hoa, nên cây thuốc không còn khả năng phát tán để bảo tồn tự nhiên. Trước đây
các lương y có thể hái được nguyên liệu làm thuốc xung quanh nhà, cây thuốc quý
mọc rất nhiều, nhưng đến nay tìm khắp vùng, cả rừng cũng chẳng còn nữa.
II. Các nhóm thuốc chữa bệnh
Theo kết quả điều tra, nghiên cứu đã công bố của viện dược liệu nước ta trên
1800 loài cây thuốc, chủ yếu là mọc tự nhiên. Nhiều loài cây đã được sử dụng cách
đây đã được sử dụng cách đây mấy nghìn năm để chữa bệnh, làm thuốc bổ. Hiện
nay các loài cây đã và đang nghiên cứu thành phần các chất để chế ra các loại thuốc
có nguồn gốc từ thực vật, sử dụng an toàn có hiệu quả. Các loại làm thuốc bổ điển
hình như: tam thất, nhân sâm, ba kích, ngũ gia bì, hà thủ ô, hoài sơn ý dĩ…
• Các loại cây thuốc chữa bệnh đường tiêu hóa: ổi, sim, măng cụt, trầm
hương, kha tử, gưng, đơn đỏ, vôi, đùm đũm …
• Các loại cây chữa bệnh dạ dày: lá khôi, dạ cẩm, nghệ…
• Các loại có tác dụng cầm máu: cỏ nhọ nồi, nghể, cỏ nến, long nha thảo,

trắc bách diệp, tam thất, mào gà, thiên thảo, vạn tuế…
• Các loại chữa tê thất: cẩu tích, cốt toaus bổ, dây đau xương, hàm ếch, hy
thiêm, sung, thiên niên kiện, chia vôi, lá lốt, gối hạc, vuốt hùm, chay…
• Các loại chữa rắn cắn: cây bời lời nhớt, mỏ quạ, cà dại hoa trắng, bông ối,
bát giác liên, phèn đen, xoan nhừ….
• Các loại chữa tai mũi họng: cúc táo, tế tân, xương rồng, đơn chau chấu,
mía dò, củ gió, sao đen…
• Các loại chữa đau tim: mướp sát, sừng dê, thông thiên, vạn niên thanh,
trúc đào…
• Các loại chữa bệnh cảm cúm, sôt: bạc hà, rau má, tía tô, thường sơn, cối
xay, đài bi, dây ninh ký, thạch hộc, xuyên khung, gắm, hườn nhu, bồ kết, hồng bì,
cà dại, sấu…
• Các loại thuốc chữa bệnh phụ nữ: ích mẫu, thượng phụ, nhải cứu, diếp cá,
cây gai, bán hạ, đuôi lươn, huyết giác, mít, hạt bong…
• Các cây chữa mụn,nhọt, mẩn ngứa: bồ công anh, kim ngân, bưởi bung, hạ
thảo khô, ké đầu ngựa, sài đất, chó đẻ, cúc liên chi, niệt gió, thồm lồm, trầu không,
ráy, chè vàng, bạch thau, dây đòn gánh, đại phong tử, tảo rừng, khoai nưa…
Trên đây mới giới thiệu đại diện một số loài dùng chữa một số nhóm bệnh,
còn rất nhiều loại cây dùng để chữa bệnh khác nữa. Nhìn chung các bộ phận sử
dụng cũng khác nhau có thể là thân, rể, lá, hoa, quả, hay túy từng loài, cũng có loài
sử dụng tất cả các bộ phận củ cây, để chữa bệnh, cách thu hoạch, sao tẩm khác nhau
cũng có công dụng khác nhau.
III. Một số cây thuốc quý
3.1 Nhân sâm
Nhân sâm thuộc họ Ngũ gia bì (araliaceae). Cây thân thảo sống nhiều năm.
Đông y coi là vị thuốc hàng đầu trong các vị thuốc bổ theo thứ tự Sâm, Nhung, Quế,
Phụ. Chữ ginseng là phiên âm của chữ nhân sâm, thuốc bổ có rễ giống hình người,
chữ panax là từ gốc Hy lạp: Pan là tất cả; Acox là chữ ý nói vị thuốc chữa được mọi
bệnh. Theo sách cổ đông y, Nhân sâm bổ cả 5 tạng tâm, can, tỳ, phế, thận. Trước
kia Nhân sâm có xuất xứ từ Triều tiên, nay các nước Nga, Mỹ, Nhật, Trung quốc

đều trồng Nhân sâm đặc biệt ở Trung Quốc có năm sản lượng lên tới 750 tấn củ
khô. Thị trường Việt Nam hiện có bán rộng rãi Nhân sâm, nhiều nhất là Nhân sâm
Hàn Quốc và Trung Quốc.
III.2 Nhân sâm Việt Nam
Tên khác: Sâm K5, Sâm Ngọc linh, Panax vietnamensis Hà et Gusk, thuộc họ
Ngũ gia bì (araliaceae), Cây thân thảo, sống nhiều năm do DS Đào Kim Long,
Nguyễn Bá Hoạt, Nguyễn Châu Giang phát hiện đầu tiên tại rừng Ngọc Linh (Kon
Tum) năm 1973. Đến năm 1985, Hà và Grushvisky đã nghiên cứu và đặt tên như
trên. Theo Nguyễn Thới Nhâm (1990) và Nguyễn Minh Đức (1994) thì xét theo các
hoạt chất tiêu biểu của chi Panax: những arasaponin đặc biệt là Damaran saponin và
Ocotillol saponin thì Sâm Ngọc Linh có hàm lượng cao hơn Nhân sâm Mỹ, Trung
Quốc và nhất là đến nay người ta chưa tìm thấy Ocotillol saponin trong Nhân sâm
Triều Tiên. Điều đó cho thấy chất lượng của Sâm Ngọc Linh ưu việt hơn nhiều loại
Nhân sâm trên thế giới. Nhiều tỉnh phía Nam đang tích cực khôi phục Sâm Ngọc
Linh và đẩy mạnh trồng trọt để có sản lượng cao và chiếm thị phần trên thế giới.
3.3 Tam thất
Tên khác: Sâm tam thất, Nhân sâm Tam thất, Kim bất hoán, Panax
notoginseng Burk, họ Ngũ gia bì (araliaceae), cây thân thảo, sống lâu năm; gọi
Nhân sâm Tam thất vì nó bổ như Nhân sâm; gọi Kim bất hoán vì là vị thuốc quý,
vàng không đổi, còn chữ Tam thất có thể hiểu là lá kép có từ 3 đến 7 lá chét hoặc 3
năm ra hoa, 7 năm thu hoạch mới được củ tốt. Theo các công trình nghiên cứu và
kinh nghiệm nhân dân, Tam thất là vị thuốc bổ không kém gì Nhân sâm, dùng nhiều
Tam thất không bị tăng huyết áp như khi dùng nhiều Nhân sâm. Tam thất lại có tác
dụng cầm máu và tạo huyết, chảy máu cam, lỵ ra máu, phụ nữ sau sinh đẻ mau
sạch kinh, người bị đòn đau tổn thương mau bình phục.
3.4 Cây chân chim
Tên khác: Nam sâm, Sâm nam, Ngũ gia bì chân chim.
Schefflera octophylla Lour thuộc họ Ngũ gia bì (araliaceae). Cây thân gỗ cao
từ 2m đến 8m, có lá kép hình chân vịt mọc so le trên cành; lá và rễ cây chân chim
có tác dụng tăng lực, kích thích thần kinh và hạ đường huyết (Nguyễn Văn Đàn và

cộng sự, Kỷ yếu công trình nghiên cứu Viện Dược liệu 1961-1971) Nhân dân
thường lấy rễ về phơi khô, sắc uống làm thuốc bổ tăng lực và thông tiểu tiện.

3.5 Bố nhân sâm
Tên khác: Sâm thổ hào, Sâm báo Hibicus sagitlifolius Kurz thuộc họ Bông
(Malvaceae). Cây thân thảo, mọc hoang và được trồng ở Bố Trạch (Quảng Bình)
nên có tên là Bố chính sâm; Núi Báo (Thanh hoá) nên có tên là Sâm báo; Thổ Hào
(Nghệ An) nên có tên là Sâm Thổ Hào Nhân dân quen dùng Bố chính sâm làm
thuốc bổ, chữa ho, sốt nóng, trong người khô táo, khát nước gầy còm, một số cụ
lang còn dùng làm thuốc lợi tiểu, điều kinh, chữa sốt, bệnh phổi và bạch đới.
3.6 Đảng sâm
Tên khác, Phòng đảng sâm, Lộ đảng sâm, Xuyên đảng sâm, Codonopsis sp
thuộc họ Hoa chuông (Campanulaceae) Cây thân cỏ, sống lâu năm, thân leo mọc ở
vùng núi cao mát lạnh. Đông y dùng Đảng sâm thay cho Nhân sâm làm thuốc bổ,
thiếu máu, da vàng, bạch huyết, viêm thượng thận, nước tiểu đục, chân phù đau.
Trung Quốc gọi Đảng sâm là Nhân sâm của người nghèo vì bổ như sâm nhưng giá
lại rẻ.
3.7 Đan sâm
Tên khác: Xích sâm, Huyết sâm, Huyết căn. Salvia multiorrhiza Bunge thuộc
họ Hoa môi (Lamiaceae). Đan là đỏ, Sâm là bổ như Sâm. Vì thế cây này có tên là
Đan sâm. Cây thân thảo, di thực từ Trung Quốc, đã trồng được ở Sapa, Tam Đảo và
Văn Điển. Cây này được dùng làm thuốc bổ máu, chữa kinh nguyệt không đều, đau
bụng kinh huyết ứ. Theo sách cổ đông y Trung Quốc, Đan sâm độc vị có thể thay
cho cả tứ vật gồm Đương quy, Địa hoàng, Xuyên khung, Bạch thược. Công ty dược
phẩm Traphaco có sản xuất viên Đan sâm - Tâm thất dùng rất tốt cho bệnh nhân bị
đau thắt ngực, đau nhói vùng tim do ứ huyết, thiểu năng động mạch vành, cảm giác
ngột ngạt trong ngực.
3.8 Huyền sâm
Tên khác: Hắc sâm, Nguyên sâm
Serophularia huergeniara Mig, Serophularia ningpoeusis Heslm, họ Hoa

móm chó (Serophulariaceae). Cây thân thảo, thân vuông, lá mọc đối, hoa màu tím,
rễ củ màu đen nên có tên là Huyền sâm; cây di thực từ Trung quốc, đã trồng được ở
Sapa, Tam đảo, Thanh Trì. Huyền sâm có tác dụng tư âm, giáng hoả, trừ phiền, chỉ
khát, giải độc, lợi yết hầu, nhuận táo, hoạt trường dùng chữa các bệnh nhiệt, phiền
khát, sốt cao, yết hầu sưng đau, ung thũng, tràng nhạc và táo bón.
3.9 Sâm đại hành
Tên khác: Tỏi lào, Hành lào, Kiệu đỏ. Eleutherine subaphulla Gagnep, thuộc
họ Lay ơn (iridaceae). Cây cỏ, sống lâu năm, thân hành, có dò (củ) hình trứng giống
như củ hành nhưng dài hơn, màu đỏ nâu, mọc hoang và được trồng ở khắp các tỉnh
trung du, đồng bằng Bắc bộ. Sâm đại hành dùng làm thuốc bổ máu, chữa mệt mỏi
tiêu độc, kháng sinh, chống viêm, dùng dưới dạng nước sắc, ngâm rượu uống hoặc
chế thành viên.
3.10 Cát sâm
Tên khác: Pissenlit maritime (Bồ công anh biển), Salade des dunes (rau sà
lách của cồn cát) Launae pinatifida Cass thuộc họ Cúc (asteraceae). Cỏ sống lâu
năm, có rễ mềm mọc thẳng, lá giống lá cải cúc, mọc hoang ở các bờ biển. Sa là cát,
loại cây bổ như sâm lại mọc trên cát nên có tên là Sa sâm. Nhân dân dùng làm thuốc
bổ phổi, chữa ho, trừ đờm, chữa sốt, thông tiểu tiện; có nơi nhân dân ăn sống như ăn
sà lách; có nơi dùng rễ phơi khô sao vàng sắc uống cho mát phổi (giải nhiệt)
3.11 Sâm cau
Tên khác: Ngải cau. Curculigo orchioides Gaertn thuộc họ Thuỷ tiên
(Amaryllidaceae). Cây thân cỏ, có thân ngầm hình trụ, lá hình mác giống lá cau nên
có tên là Sâm cau. Nhân dân dùng làm thuốc bổ, chữa ho, trĩ, vàng da, đi ỉa lỏng;
thường lấy thân thái lát mỏng, sao thơm sắc uống hoặc ngâm rượu uống trước bữa
ăn hàng ngày.
3.12 Thổ cao ly sâm
Tên khác: Đông dương sâm, Giả nhân sâm, Sâm thảo, Thổ nhân sâm. Tatinul
crassifolium Willd thuộc họ Rau sam (Portulacaceae). Cây cỏ, mọc hàng năm hoặc
lâu năm. Lá mọc so le hình chùm màu đỏ, tím nhạt, quả chín màu xám tro. Kinh
nghiệm nhân dân dùng làm thuốc bổ, chữa ho; lấy rễ cạo sạch và lá nấu canh thịt ăn

ngon như rau mồng tơi
3.13 Lan kim tuyến
Tên gọi khác là Kim tuyến, Lan gấm, Cỏ nhung, cây Kim cương. Tên khoa
học là Anoectochilus setaceus Blume,họ Lan (Orchidaceae). Đây là loại lan đất, cao
10-20cm, thân mọng nước có nhiều lông mềm, mang 2-4 lá mọc xòe trên mặt đất.
Lá hình trái xoan hay hình trứng, gần tròn ở gốc, chóp hơi nhọn, phiến lá dài 3-4cm,
rộng 2-3cm, mặt trên màu nâu thẫm có vệt vàng ở giữa và mạng gân màu hồng
nhạt, mặt dưới màu nâu nhạt, cuống lá dài 2-3cm, gốc cuống tạo thành bẹ ôm lấy
thân. Cụm hoa dài 10-15cm, mang 5-10 hoa màu hồng, dài khoảng 2,5cm, cánh môi
dài 1,5cm, đầu môi chẻ đôi thành 2 thùy thuôn đầu tròn. Lan kim tuyến chứa các
chất quercetin, isorhamnetin-7-O-β-D-glucopyranosid,isorhamnetin-3-O-β-D-
glucopyranosid, kaempferol-3-O-β-D-glucopyranosid, kaempferol-7-O-β-D-
glucopyranosid, 5-hydroxy-3′,4′,7-trimethoxyflavonol-3-O-β-D-rutinosid, và
isorhamnetin-3-O-β-D-rutinosid. Cây này được dùng làm thuốc trị lao phổi, ho do
phế nhiệt, phong thấp đau nhức khớp xương, chấn thương, viêm dạ dày mạn
tính.Cây bị khai thác nhiều nên có nguy cơ tuyệt chủng, đã được đưa vào Sách Đỏ
Việt Nam năm 2007, xếp hạng EN A1a,c,d.
3.14 Cẩm ràng
Tên khác là đinh lăng gai, đơn châu chấu, cây cuồng, cây răng. Cây mọc
hoang phổ biến ở rừng trung du và miền núi nước ta. cẩm ràng chứa saponin
triterpenic mà phần genin đã được xác định là acid oleanic. Cây dùng Chữa sưng
vú, áp xe vú; Chữa ho lâu ngày, viêm họng, viêm amidan, Chữa viêm nhiễm sưng
tấy chưa thành mủ
3.15 Cây Sói rừng
Tên gọi khác Sói láng, hay Sói nhẵn. Tên khoa học làSarcandra glabra
(Thunb.) Nakai, họ Hoa sói (Chloranthaceae).Đây là loại cây bụi thường xanh, cao
1-2m, thân nhẵn, các mấu hơi phồng. Lá mọc đối, hình bầu dục đến hình ngọn giáo,
dài 7-20cm, rộng 2-8cm, mép lá có răng cưa nhọn, thô, kèm với các tuyến, gân bên
5-7 cặp, cuống lá ngắn 5-8mm. Cụm hoa là bông kép ngắn ở đầu cành, dài 2-4cm.
Hoa nhỏ, màu trắng, không cuống, nhị 1. Bầu hình trứng, không có vòi nhuỵ. Quả

mọng nhỏ, đường kính khoảng 3-4mm, khi chín màu đỏ hay đỏ gạch. Mùa hoa:
tháng 6-7. Quả chín tháng 8-9.Cây Sói rừng chứa tinh dầu, các flavonoid, coumarin,
fumaric acid, succinic acid, vv. Gần đây, các nhà khoa học đã chứng minh cây này
có các sesquiterpen là atractylenolid β, chloranthalacton E, ( - )-istanbulin A, và 2
sesquiterpen lacton mới là 8β,9a-dihydroxyeudesman-4(15),7(11)-dien-8a,12-olid;
và 8β,9a-dihydroxylindan-4(5),7 (11)-dien-8a,12-olid .
Theo Đông y, cây Sói rừng có vị đắng cay, tính hơi ấm, có độc. Có tác dụng
hoạt huyết, giảm đau, khu phong, trừ thấp, tiêu viêm, giải độc.Trong dân gian,
người ta lấy rễ cây Sói rừng ngâm rượu, chữa đau tức ngực. Lá sắc uống trị bệnh
lao (?). Dùng ngoài, lá tươi giã đắp chữa rắn cắn, hoặc ngâm rượu xoa bóp chữa
phong thấp, đau nhức xương, vết thương, mụn nhọt. Trong một công trình nghiên
cứu về dược liệu ở Đông Dương, Perrot và Hurrier (1906) cho biết người ta dùng
toàn cây để trị sốt, động kinh. Theo các nghiên cứu gần đây thì các sesquiterpen
trong cây có tác dụng bảo vệ gan. Cũng theo tài liệu, ở Trung Quốc cây này được
dùng chữa ung thư tuỵ, dạ dày, gan, trực tràng, cuống họng, viêm não B, viêm ruột
thừa cấp tính, lỵ trực khuẩn, nhọt, chấn thương, gẫy xương, thấp khớp, đau lưng.
Ngày dùng 15-30g, sắc uống, hoặc tán bột uống với rượu.
3.16 Hoàng liên chân gà
Hoàng liên chân gà là cây thuộc thảo, sống lâu năm, cao khoảng 15-35cm,
thân mọc thẳng, phía trên phân nhánh. Lá có cuống dài, mảnh, chia 3 thùy chính.
Mép khía răng không đều, thùy giữa gần giống tam giác cân, xẻ thùy dạng lông
chim, không đều, hai thùy bên giống nhau, nhưng cuống ngắn hơn thùy giữa. Lá có
màu lục, bóng. Cụm hoa gồm 3-5 cái, mọc tụ tán trên một cuống chung. Hoa nhỏ
màu vàng, lá bắc nhỏ, bao hoa màu lục, 5 lá đài hình mác, 5 cánh hoa thuôn dài,
khoảng 20 nhị. Quả đại, màu nâu đen. Hoàng liên chân gà từ lâu đã được Đông y sử
dụng để chữa nhiều bệnh khác nhau: viêm ruột, tiêu chảy, lỵ, trĩ, viêm túi mật, sốt
cao, viêm gan, hoàng đản, viêm ngứa ngoài da, mụn nhọt
3.17 Cây Bình vôi
Tên khác: Củ một, dây mối trơn, ngải tượng, tử nhiên, cà tòm (Tày), co cáy
khẩu (Thái), củ gà ấp, tở lùng dòi (Dao).

Mô tả: Dây leo, dài 2-6m. Rễ phình to thành củ nạc bám vào núi đá, có khi
nặng tới 50kg. Da thân củ màu nâu đen, xù xì giống như hòn đá, hình dáng thay đổi
tuỳ theo nơi củ phát triển. Nếu mọc ở đất thì củ nhỏ hơn. Từ thân củ mọc lên những
thân màu xanh, nhỏ, mềm. Lá mọc so le, có cuống dài, phiến mỏng hình khiên hoặc
tam giác gần tròn, đường kính 8-9cm, với mép thường lượn sóng tai bèo; cuống lá
dài 5-8cm. Hoa nhỏ, khác gốc, màu vàng cam tụ tập thành tán kép. Hoa đơn tính
khác gốc. Hoa cái có cuống tán ngắn, còn hoa đực có cuống tán dài. Quả hình cầu
dẹt, khi chín màu đỏ, có một hạt hình móng ngựa có gai. Nhiều loài có rễ củ mang
tên Bình vôi như S. sinica Diels., S. pierrei Diels., S. dielsiana Y. C. Wu… đều
được dùng. Bình vôi làm thuốc an thần, gây ngủ, chữa nhức đầu, sốt nóng, đau dạ
dày (thuộc nhiệt), ho nhiều đờm, hen suyễn, khó thở. Phối hợp với các vị thuốc
khác để trị ho lao, sốt rét, kiết lỵ, ngứa lở ngoài da, mụn nhọt.
3.18 BẢY LÁ MỘT HOA
Tên khác: Thất diệp nhất chi hoa, độc cước liên, thiết đăng đài, chi hoa đầu,
tảo hưu, thảo hà xa. Mô tả: Cây thảo sống nhiều năm, cao 30-100cm, thường có 5-8
lá ở 2/3 trên. Lá có phiến hình trái xoan ngược dài 7-17 cm, rộng 2,5-5cm hay hơn,
gốc tròn, chóp có mũi; cuống lá 5-6cm. Hoa mọc đơn độc ở ngọn thân trên một trục
cao 70-80 cm. Lá đài màu xanh nom như lá; cánh hoa dạng sợi dài bằng đài, màu
vàng. Quả mọng, cao 3cm, hạt to màu vàng.Công dụng: Giải độc: rắn độc cắn, sâu
bọ đốt, viêm não truyền nhiễm, viêm mủ da, lao màng não. Còn trị hen suyễn, bạch
hầu, sởi, quai bị, lòi dom. Cây có độc, khi dùng phải thận trọng.
3.19 BỒ CÔNG ANH
Tên khác: Diếp hoang, Diếp trời, Rau bồ cóc, Rau bao, Rau chuôi, phắc bao
(Tày), lày máy kìm (Dao).
Mô tả:Lá mỏng nhăn nheo, nhiều hình dạng, thường có lá hình mũi mác, gần
như không có cuống, mặt trên màu nâu sẫm, mặt dưới màu nâu nhạt, mép lá khía
răng cưa, to nhỏ không đều. Có lá chỉ có răng thưa hay gần như nguyên. Gân giữa
to và nổi nhiều. Vị hơi đắng. Đoạn thân dài 3 - 5 cm, tròn, thẳng, lõi xốp, đường
kính khoảng 0,2 cm, mặt ngoài màu nâu nhạt, lốm đốm, có mấu mang lá hoặc vết
tích của cuống lá. Công dụng: Dùng làm thuốc chữa mụn nhọn, đau vú, sưng vú, tắc

tia sữa, áp xe, tràng nhạc và các vết thương nhiễm trùng. Còn dùng uống trong chữa
bệnh đau dạ dày, ăn uống không tiêu, mắt đỏ sưng đau.Thường dùng 20-30g, dạng
thuốc sắc. Cũng có thể dùng cao uống trong và dán ngoài trong các trường hợp
viêm nhọt, hoặc dùng lá tươi giã nhỏ, thêm một ít tí muối, pha nước, lọc lấy nước
cốt uống, còn bã thì đắp cho mụn nhọt chóng vỡ mủ.
3.20 SỮA
Tên khác: Vỏ sữa, Mùi cua, Mò cua.
Mô tả: Cây sữa là một loại cây to, có thể cao từ 15-30m. Cành mọc vòng, lá
cũng mọc vòng, phiến lá hình bầu dục dài, đầu tù hoặc hơi nhọn, đáy lá hình nêm,
mặt trên bóng, mặt dưới mờ, phiến cứng dài 8-22cm, rộng 5,5-6,5cm. Gân song
song và mau. Hoa nhỏ, màu trắng xám, mọc thành xim tán. Quả gồm hai đại dài 25-
50cm, gầy, mọc thõng xuống, màu nâu, có gân dọc. Hạt nhiều, nhỏ dẹt, hai đầu tròn
hoặc cụt, dài 7mm, rộng 2,5mm, trên mặt có lông màu nâu nhạt. Mùa hoa nở từ
tháng 8 đến tháng 12.Công dụng: Làm thuốc bổ, chữa sốt, điều kinh, chữa lỵ.
3.21 HÀ THỦ Ô ĐỎ
Tên khác: Dạ hợp, giao đằng, thủ ô, địa tinh, khua lình (Thái), mằn năng ón
(Tày), xạ ú sí (Dao)
Mô tả: Cây: Dây leo, sống nhiều năm. Thân rễ phồng thành củ. Thân quấn,
mọc xoắn vào nhau, mặt ngoài thân có màu xanh tía, nhẵn, có vân. Lá mọc so le, có
cuống dài. Phiến lá hình tim, dài 4 - 8cm, rộng 2,5 - 5cm, đầu nhọn, mép nguyên
hoặc hơi lượn sóng, cả hạị mặt đều nhẵn. Bẹ chìa mỏng, màu nâu nhạt, ôm lấy thân.
Hoa tự chùm nhiều nhánh. Hoa nhỏ, đường kính 2mm, mọc cách xa nhau ở kẽ
những lá bắc ngắn, mỏng. Bao hoa màu trắng, 8 nhụy (trong số đó có 3 nhụy hơi dài
hơn). Bầu hoa có 3 cạnh, 3 vòi ngắn rời nhau. Đầu nhụy hình mào gà rủ xuống. Quả
3 góc, nhẵn bóng, đựng trong bao hoa còn lại, 3 bộ phận ngoài của bao hoa phát
triển thành cánh rộng, mỏng, nguyên.
Dược liệu: Rễ củ hình tròn, dài, không đều, củ nhỏ để nguyên, củ to bổ đôi
theo chiều dọc, hay chặt thành từng miếng to. Mặt ngoài có những chỗ lồi lõm do
các nếp nhăn ăn sâu tạo thành. Mặt cắt ngang có lớp bần mỏng màu nâu sẫm, mô
mềm vỏ màu đỏ hồng, có nhiều bột, ở giữa có ít lõi gỗ. Vị chát.

Công dụng: Bổ máu, chống viêm. Chữa thận suy, yếu gan; thần kinh suy
nhược, ăn ngủ kém; sốt rét mạn tính, thiếu máu, ít sữa; các bệnh của phụ nữ sau khi
đẻ, xích bạch đới; đau lưng, thấp khớp, di tinh, khí hư, đại tiện ra máu; đái buốt, đái
dắt, đái ra máu (lao lâm); mẩn ngứa, bệnh ngoài da. Uống lâu ngày chữa người già
xơ cứng mạch máu não, huyết áp cao hoặc nam giới tinh yếu khó có con; chữa
huyết hư máu nóng, tóc khô hay rụng, sớm bạc, hồi hộp chóng mặt, ù tai hoa mắt,
lưng gối rũ mỏi, khô khát táo bón; điều kinh bổ huyết.
3.21 KIM NGÂN
Tên khác: Nhẫn đông, Ngân hoa, Song hoa, Nhị hoa, Boóc kim ngần (Tày),
Chừa giang khằm (Thái), Japanese honeysuckle (Anh), Chèvrefeuille du Japon
(Pháp)
Mô tả: Kim ngân là loại dây leo, thân to bằng chiếc đũa dài tới 9-10m, có
nhiều cành, lúc non màu xanh, khi già màu đỏ nâu. Lá hình trứng, mọc đối, phiến lá
rộng 1,5-5cm dài 3-8cm. Lá cây quanh năm xanh tươi, mùa rét không rụng do đó
còn có tên là nhẫn đông (chịu đựng mùa đông). Hoa mẫu 5 mọc thành xim 2 hoa ở
kẽ lá. Hoa thơm khi mới nở có màu trắng, về sau chuyển thành vàng. Vì trên cây
cùng có hoa trắng và hoa vàng nên mới gọi là kim ngân. Tràng hoa cánh hợp dài 2-
3cm chia làm 2 môi dài không đều nhau, một môi rộng lại chia thành 4 thuỳ nhỏ.
Năm nhị đính ở họng tràng, mọc thò ra ngoài. Quả mọng hình cầu màu đen. Công
dụng:Kháng khuẩn, chống dị ứng. Dùng chữa mụn nhọt, lở ngứa, mày đay, viêm
mũi dị ứng, sốt nóng, sốt rét, ban sởi, đậu, ỉa chảy, lỵ, thấp khớp, giang mai, rôm
sảy.
Có thể chế thành trà uống mát, trị ngoại cảm phát sốt, ho và phòng bệnh viêm
nhiễm đường ruột, giải nhiệt, tiêu độc, trừ mẩn ngứa rôm sẩy
3.22 LINH CHI
Tên khác: Linh chi thảo, nấm lim, nấm thân tiên, nấm trường thọ, nấm
Trường thọ (Longevity mushroom).
Mô tả:
Nấm hóa gỗ, sống một năm hay lâu năm. Thể quả có mũ dạng thận, tròn hoặc
dạng quạt, dày, đường kính 3-10cm, cuống dài đính lệch, hình trụ tròn hay dẹt, có

khi phân nhánh; mặt trên mũ có những vòng đồng tâm, mép lượn sóng. Bào tử hình
bầu dục hoặc hình trứng, cụt đầu, mầu gỉ sắt, có một mấu lồi và nhiều gai nhọn.
Toàn cây nấm mầu nâu đỏ, đỏ vàng hoặc nâu đen.
Công dụng:
Suy nhược thần kinh, chóng mặt, mất ngủ; Viêm khí quản mạn tính, bệnh ho
lao do nhiễm bụi silic; Viêm gan, huyết áp cao; Ðau mạch vành tim, tăng
cholesterol huyết; Ðau dạ dày, chán ăn; Thấp khớp, thống phong. Nói chung, linh
chi được sử dụng làm thuốc để bồi bổ cơ thể, làm giảm chất béo và chất đường
trong máu, nâng cao tính miễn dịch của cơ thể, kéo dài quá trình lão hoá của các cơ
quan trong cơ thể.
3.23 Ba kích
Tên khác: Dây ruột gà, ba kích thiên, liên châu ba kích, chẩu phóng xì, sáy
cáy (Thái), thau tày cáy (Tày), chồi hoàng kim, chày kiàng đòi (Dao).
Mô tả thực vật:Dây leo, sống nhiều năm, thân non màu tím, có lông, cành
non có cạnh. Lá mọc đối, cứng nhọn, hình ngọn giáo thuôn dài 6-14cm, rộng 2,5-
6cm, lúc non màu xanh, có lông dài ở mặt dưới, sau đó ít lông và có màu trắng mốc;
lá kèm hình ống. Hoa nhỏ, màu trắng sau hơi vàng, 2-10 cánh hoa, 4 nhị, mọc thành
cụm ở kẽ lá, đầu cành. Quả tròn, khi chín màu đỏ. Tránh nhầm với cây ba kích lông
(M. cochinchinensis DC.) và cây mặt quỷ (M. villosa Hook.).
Công dụng :Ba kích dược dùng chữa dương uỷ, phong thấp cước khí, gân cốt
yếu mềm, lưng gối mỏi đau. Trong nhân dân, Ba kích là vị thuốc có tác dụng bổ trí
não và tinh khí, chữa xuất tinh sớm, di mộng tinh, liệt dương, kinh nguyệt chậm
hoặc bế kinh, phong thấp, huyết áp cao.
3.24 Bọ mẩy
Cây bụi hay cây nhỏ cao khoảng 1-1,5m có các cành màu xanh, lúc đầu phủ
lông, về sau nhẵn. Lá mọc đối, hình bầu dục- mũi mác hay hình trứng thuôn, dài 6-
15cm, rộng 2-5,7cm đầu nhọn và thường có mũi, gốc tròn và hơi nhọn: phiến lá
thường nguyên, ít khi có răng, gân nổi rõ ở mặt dưới. Hoa màu trắng ít khi đỏ, hợp
thành ngù, hoa ở đầu các cành phía ngọn cây: nhị thò ra ngoài và dài gần gấp đôi
ống tràng. Quả hạnh hình trứng tròn, có đài. Mùa hoa ra vào tháng 6, tháng 8.

Người ta thướng lấy lá non hấp cơm hoặc luộc chín làm rau ăn có vị đắng, nên gọi
là rau đắng, có tác dụng lợi tiêu hoá. Rễ thường được nấu nước cho phụ nữ sinh đẻ
uống để lọc máu và bồi bổ cơ thể. Cây thường được dùng trị viêm ruột, lỵ trực
trùng ra máu.Viêm hầu họng, Viêm amiđan , viêm tuyến nước bọt, cảm mạo, phát
sốt Răng lợi, xuất huyết,Hư tổn và điều trị đơn xưng rất có hiệu quả.
IV. Một số bài thuôc chữa bệnh
Chữa viêm nhiễm sưng tấy chưa thành mủ: Lá non cẩm ràng rửa sạch 10-20g
giã nhỏ với ít muối, sao nóng, đắp lên vết thương.Ngoài ra, vỏ rễ cẩm ràng 12g phối
hợp với rễ cây ngấy tía 8g, rễ cây han tía 8g. Tất cả thái nhỏ, phơi khô, sắc uống
chữa hen; với rễ cây thóc lép 10g, lá cối xay 8g, sao vàng, sắc uống chữa phù
thũng.Nhân dân một số vùng còn dùng rễ cẩm ràng sắc uống chữa, bí tiểu tiện, rắn
cắn.
Trị thận bị hư lao, lưng và chân đau, chảy nước mắt sống, hoảng sợ, khát, ăn
uống không tiêu, bụng ngực thường đầy trướng, tay chân tê đau, nôn ra nước chua,
bụng dưới lạnh đau, tiểu són, táo bón: Ba kích 30g, Bá tử nhân 22g, Bạch linh 22g,
Đỗ trọng 22g, Ngũ gia bì 22g, Ngưu tất 22g, Nhục thung dung 30g, Phòng phong
22g, Phúc bồn tử 22g, Thạch hộc 22g, Thạch long nhục 22g, Thạch nam 22g, Thiên
hùng 30g, Thiên môn 40g, Thỏ ty tử 30g, Thục địa30g, Thự dự 22g, Trầm hương
30g, Tục đoạn 30g, Tỳ giải22g, Viễn chí 22g, Xà sàng tử 22g. Tán bột, trộn mật
làm hoàn, ngày uống 16 -20g với rượu nóng, lúc đói.
Trị lưng đau do phong hàn, đi đứng khó khăn: Ba kích 60g, Ngưu tất 120g,
Khương hoạt 60g, Quế tâm 60g, Ngũ gia bì 60g, Đỗ trọng (bỏ vỏ, sao hơi vàng)
80g, Can khương (bào) 60g. Tán bột, trộn mật làm hoàn, uống với rượu ấm.
Trị người lớn tuổi lưng đau, chân tê, chân yếu, chân mỏi: Ba kích thiên,
Xuyên tỳ giải, Nhục thung dung, Đỗ trọng, Thỏ ty tử, lượng bằng nhau, Lộc thai 1
bộ. Tán nhuyễn, trộn với mật làm hoàn. Mỗi lần uống 8g, ngày 2-3 lần với nước
ấm .
Chữa đau dạ dày: Lá Bồ công anh khô 20g, lá Khôi 15g, lá Khổ sâm l0g,
nước 300ml. Đun sôi trong vòng 15 phút, thêm đường, chia 3 lần uống trong ngày.
Uống liên tục trong vòng 10 ngày. Nghỉ 3 ngày rồi lại tiếp tục cho đến khi khỏi.

Chữa mụn nhọt, lành nhọt chóng chín và vỡ mủ: Lá Bồ công anh tươi phối
hợp với lá Phù dung, rễ Vông vang hoặc rễ Gai, gĩa đắp.
Chữa cảm cúm: Kim ngân 4g, Tía tô 3g, Kinh giới 3g, Mạn kinh 2g, Gừng 3
lát. Tất cả dùng lá phơi khô, sắc uống
Chữa viêm phổi: Kim ngân hoa, Sinh địa, Huyền sâm, mỗi vị 20g; Địa cốt bì,
Sa sâm, Mạch môn, mỗi vị 16g; Hoàng liên 12g, Xương bồ 6g. Sắc uống ngày 1
thang. Kim ngân, Sinh địa, Huyền sâm, Mạch môn, mỗi vị 20g; Liên kiều, Uất kim,
Đan bì, mỗi vị 12g, Hoàng liên, Thạch xương bồ, mỗi vị 6g. Sắc uống, ngày, một
thang
V. GIẢI PHÁP
Cây thuốc thuộc loại tài nguyên sinh vật tái tạo. Nó có thể tái sinh theo cách
vô tính (chồi gốc, giâm cành), hoặc hữu tính (từ hạt), nếu con người không làm mất
nguồn gen của nó. Tài nguyên sinh vật nói chung và cây thuốc nói riêng là để đáp
ứng nhu cầu của đời sống con người, nhưng con người phải biết cách khai thác bền
vững, biện pháp bảo tồn và sử dụng tiết kiệm, hợp lý thì cây thuốc sẽ luôn tồn tại và
người dân có thể được thu hái nhiều lần, góp phần vào nguồn thu nhập gia đình
5.1 Sử dụng bền vững tài nguyên cây thuốc dựa vào cộng đồng:
Bảo tồn tại chổ: Xác định vùng phân bố cây thuốc, khoanh nuôi bảo vệ:
Người dân địa phương tham gia công việc điều tra, khảo sát: là thành phần cung cấp
thông tin quan trọng vùng phân bố cây thuốc, thời kỳ ra hoa, quả,
Bảo vệ nơi sống; Bảo tồn trong các trang trại và trong các vườn hộ gia đình:
Xây dựng các mô hình, chuyển giao kỹ thuật đến tận cộng đồng . Khai thác hợp lý
tài nguyên cây thuốc: Khai thác đảm bảo cho tái sinh; tính lâu dài. Khoanh vùng,
nắm được trữ lượng đối tượng khai thác: Khu vực khai thác ngay: cây mọc tập
trung, phần lớn là cây trưởng thành; Khu vực chọn lọc: Chỉ chọn những cây lớn, số
lượng nhiều, bảo vệ cây còn nhỏ.
5. 2. Khu vực bảo vệ: đa số là cây còn nhỏ, rất ít cây lớn. Chỉ thu hái các bộ
phận làm thuốc, tránh chặt phá cả cây. Chỉ thua hái ở các cây thuốc đã trưởng
thành. Chú ý lưu giữ các cây mẹ gieo giống. Thu hái theo thời vụ, thu được dược
liệu có hàm lượng hoạt tính cao đem lại kinh tế. Nắm vững kỹ thuật, phương pháp

(ví dụ: thu vỏ cây: nên vào mùa Xuân hoặc đầu Hạ, cây đang phát triển mạnh, vỏ
nhiều nhựa, dễ bóc; Thu hái những phần ngầm dưới đất: nên vào lúc cây bắt đầu tàn
lụi, lúc này bộ phận chứa nhiều hoạt chất nhất.) Gieo trồng một số cây thuốc có nhu
cầu lớn, có giá trị kinh tế cao, lập vùng chuyên canh. Ví dụ như Gần 20 năm qua hai
tỉnh Kon Tum và Quảng Nam đầu tư hàng chục tỷ đồng để duy trì nguồn gien quý
hiếm sâm Ngọc Linh song chỉ được 5-7ha
5. 3. Chia sẻ công bằng, hợp lý lợi ích với cộng đồng:
Số đông các doanh nghiệp có khả năng sản xuất dược phẩm đều tập trung về
các nước đang phát triển ở khu vực nhiệt đới: thường có những nhóm dân tộc thiểu
số hoặc người dân nông thôn, có nhiều hiểu biết khêu gợi sự lựa chọn và sàng lọc
các cây có giá trị đặc biệt (chủ yếu là cây thuốc).Nơi có tiềm năng cây thuốc tự
nhiên là rất lớn.Là con đường nhanh nhất, rẽ nhất trong việc tiếp cận tiềm ra thuốc
mới. Tuy nhiên việc chia sẻ quyền lợi từ việc thu lợi từ tài nguyên và tri thức cây
thuốc bản địa thường các doanh nghiệp lờ đi, hoặc chỉ là rất ít so với giá trị mà họ
thu lợi từ cộng đồng địa phương.
Giải quyết vấn đề: Các nhà sản xuất (NSX) phải thừa nhận sự cần thiết phải
chia sẻ lợi nhuận, kể cả tiền lợi ích với các cộng đồng. Phải đền đáp cho người dân
địa phương với sự đóng góp của họ chia sẻ trách nhiệm cho việc đảm
VI. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Cây thuốc là một dược liệu rât quý nó dược sử dụng trong các bài thuốc chữa
bệnh, là tài nguyên quý. Hiện nay cây thuốc đang bị khai thác cạn kiệt, các cơ quan
có thẩm quyền chưa có những biện pháp để khắc phục tình trạng trên. Chúng ta phải
chung tay bảo vệ cây thuốc đưa ra những biện pháp để bảo tồn cây thuốc khỏi bị
tiêu diệt.
Tài liệu tham khảo
Cây thuốc và vị thuốc Việt Nam - Đỗ Tất Lợi
Dược Học Cổ Truyền – GS.BS. Trần Văn Kỳ
/> />Viet-Nam

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×