Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

TIỂU LUẬN sự sụp đổ của ENRON và aa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (247.96 KB, 18 trang )

Đại Học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh
Trường Đại Học Kinh Tế - Luật
TIỂU LUẬN KẾ TOÁN
Đề tài:
SỰ SỤP ĐỔ CỦA ENRON KÉO THEO SỰ SỤP ĐỔ
CỦA A&A
Giáo viên hướng dẫn : TS. La Xuân Đào
Nhóm sinh viên thực hiện đề tài:
Tên
Lớp
MSSV
Phùng Thị Hòa
K12407
K124071251
Ngô Kim Tuyền
K12402A
K124020256
Nguyễn Phan Hoàng Yến
K12402A
K124020270
2
MỤC LỤC:
I. KHÁI QUÁT VỀ ENRON VÀ A&A: 3
1. Enron: 3
2. Arthur Andersen (A&A): 3
II. SỰ SỤP ĐỔ CỦA ENRON KÉO THEO SỰ SỤP ĐỔ CỦA A&A: 4
1. Diễn biến sự việc: 4
2. Phân tích nguyên nhân: 7
3. Ảnh hưởng của “sự cố Enron” 10
III. BÀI HỌC RÚT RA TỪ SỰ CỐ CỦA ENRON VÀ A&A: 12
1. Bài học rút ra: 12


2. Liên hệ đến Việt Nam: 17
IV. KẾT LUẬN: 18
3
I. KHÁI QUÁT VỀ ENRON VÀ A&A:
1. Enron:
Năm 1985, Kenneth Lay (nguyên Tổng giám đốc điều hành công ty năng lượng
Enron) sáp nhập Houston Natural Gas (Hng) và InterNorth of Omaha để thành lập công
ty năng lượng Enron.
Công ty Enron có mạng lưới đường ống lớn thứ hai ở Mỹ với hơn 36.000 dặm đường
ống kéo dài trên khắp lục địa và phía bắc vào Canada.
Nhờ những quy định mới về tự do hóa thị trường năng lượng Mỹ trong thập niên 90,
Enron đã lột xác từ một hãng làm ăn mờ nhạt thành tập đoàn có thể thay đổi sự cân bằng
trong lĩnh vực kinh doanh năng lượng.
Đầu những năm 1990, Kenneth Lay (Người sáng lập-Chủ tịch-Giám đốc điều hành)
góp phần vận động bán điện theo giá thị trường, nhờ vậy, những nhà giao dịch như Enron
có thể bán năng lượng với giá cao hơn và gia tăng đáng kể lợi nhuận thu được.
Luật chính sách năng lượng năm 1992 buộc các công ty nhỏ phải mở cửa đường
truyền tải điện cho hệ thống phân phối của Enron. Vì vậy, năm 1992 Enron đã lớn mạnh
trở thành nhà buôn khí tự nhiên lớn nhất Bắc Mỹ.
Tháng 11-1999, công ty Enron khai trương website giao dịch EnronOnline nhằm quản
trị tốt hơn việc kinh doanh giao dịch các hợp đồng. Trong một nỗ lực nhằm đạt được tăng
trưởng hơn nữa, Enron đã theo đuổi chiến lược đa dạng hóa.
Enron sở hữu và điều hành một loạt các tài sản bao gồm các đường ống dẫn khí, các
nhà máy điện, các nhà máy bột giấy và giấy, các nhà máy nước, cùng với nhiều loại hình
dịch vụ trên toàn cầu. Enron cũng kiếm thêm doanh thu bằng cách mua bán những hợp
đồng trong cùng mảng sản phẩm và dịch vụ mà công ty có tham gia Enron là một trong
những tập đoàn năng lượng hùng mạnh nhất của Mỹ, nó hoạt động trên 40 nước.
Năm 2000, Enron là một trong 7 công ty Mỹ có doanh số hơn 100 tỷ USD, lợi nhuận
lên tới 10 tỷ USD Thêm vào đó, Enron 6 năm liền được cuộc khảo sát của Tạp chí
Fortune đánh giá là “Công ty sáng tạo bậc nhất Hoa Kỳ”.Giá trị thị trường công ty đứng

hàng thứ bảy này tại Mỹ năm 2000 là hơn 77 tỉ USD. Trước khi sụp đổ, Enron có 7.500
nhân viên làm việc tại tòa nhà 50 tầng ở trung tâm Houston.
2. Arthur Andersen (A&A):
Andersen sinh ngày 30 Tháng Năm 1885 tại Plano, bang Illinois và mồ côi ở tuổi 16,
Andersen bắt đầu làm việc như một mailboy ban ngày và đi học vào ban đêm, cuối cùng
đã được thuê làm trợ lý cho bộ điều khiển của Allis-Chalmers ở Chicago. Năm 1908, ở
tuổi 23, ông trở thành CPA (Certified Public Accountant) trẻ nhất trong Illinois.
4
Năm 1913, Arthur Andersen và Clarence Delaney, cả hai đều từ Price Waterhouse,
mua lại Công ty kiểm toán Illinois và thành lập Andersen, Delaney & Co sau đó đổi tên
thành Arthur Andersen & Co. vào năm 1918. Năm 1989, Arthur Andersen và Andersen
Consulting trở thành hai công ty độc lập của Andersen Worldwide. Andersen tăng cường
sử dụng dịch vụ kế toán kiểm toán để tìm kiếm khách hàng cho Andersen Consulting có
lợi nhuận hấp dẫn hơn.
Hai công ty vẫn có xung đột trong suốt thập kỷ 90. Andersen Consulting thu được lợi
nhuận khổng lồ trong thập kỷ này. Tuy vậy, các nhà tư vấn vẫn chuyển tiền ngược lại cho
Arthur Andersen. Năm 2000, Kết luận của Phòng thương mại quốc tế cho phép Andersen
Consulting tách thành công ty độc lập hoàn toàn khỏi Arthur Anderson và phải trả 1.2 tỉ
đô la Mỹ cho Arthur Andersen và Andersen Consulting cũng không được sử dụng tên
Andersen nữa. Vì vậy, Andersen Consulting đổi tên thành Accenture vào ngày 01 tháng
01 năm 2001
Arthur Andersen là một trong 5 công ty kiểm toán lớn nhất thế giới cùng
với PricewaterhouseCoopers, Deloitte Touche Tohmatsu, Ernst & Young và KPMG,
cung cấp dịch vụ kiểm toán, dịch vụ thuế, và dịch vụ tư vấn cho các công ty và tập đoàn
lớn có trụ sở tại Chicago.
Công ty nhanh chóng trở thành nổi tiếng với các nguyên tắc kế toán.Vào năm 1954,
công ty thêm dịch vụ tư vấn để giúp khách hàng kiểm toán thiết lập hệ thống máy tính
của họ, và Andersen Consulting đã trở thành một nhà lãnh đạo ngành công nghiệp. Năm
2000, Arthur Andersen tách ra từ Andersen Consulting, mà đổi tên thành chính nó
"Andersen" và xây dựng lại một nhóm tư vấn của 15.000 chuyên gia.

Năm 2002, công ty đã tự nguyện nộp lại giấy phép hành nghề Kiểm toán công sau khi
bị phát hiện có hành vi phạm tội liên quan tới việc thực hiện kiểm toán tập đoàn năng
lượng Enron, dẫn tới 85000 người mất việc làm. Mặc dù sau đó, Tòa án Tối cao Mỹ đã
gỡ bỏ buộc tội, Arthur Andersen đã không thể hoạt động trở lại.
II. SỰ SỤP ĐỔ CỦA ENRON KÉO THEO SỰ SỤP ĐỔ CỦA
A&A:
1. Diễn biến sự việc:
22/10/2001 Enron, một trong những khách hàng lớn nhất của Andersen, bị Uỷ ban
chứng khoán Mỹ điều tra vì nghi ngờ gian lận tài chính.
8/11/2001 Enron thừa nhận trong 5 năm qua đã lỗ 586 triệu USD chứ không lãi như
các báo cáo trước đó.
2/12/2001 Enron nộp đơn xin phá sản.
5
13/12/2001 Điều trần trước Quốc hội Mỹ, Giám đốc điều hành Joseph Berardino của
Andersen thừa nhận phải thay đổi cách kiểm toán.
10/1/2002 Andersen tiết lộ chuyện nhân viên của hãng đã làm hỏng trầm trọng các tài
liệu liên quan tới vụ Enron.
15/1/2002 Andersen sa thải Kiểm toán trưởng chuyên làm hồ sơ cho Enron, ông David
Duncan, người đã ra lệnh hủy hồ sơ.
17/1/2002 Enron cắt hợp đồng tư vấn và kiểm toán với Andersen.
28/1/2002 Joseph Berardino tuyên bố Andersen có thể tồn tại mà không cần phải sáp
nhập với ai cả.
4/2/2002 Chủ tịch Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed), ông Paul Volcker, được bổ nhiệm
làm Chủ tịch một uỷ ban độc lập để cải tổ Andersen.
14/3/2002 Toà án thông báo truy tố Andersen tội cản trở điều tra, cố tình tiêu hủy các
tài liệu liên quan tới vụ Enron.
26/3/2002 Joseph Berardino từ chức.
2/4/2002 Andersen thừa nhận thất bại trong nỗ lực sáp nhập các chi nhánh đặt ngoài
nước Mỹ của mình với KPMG.
4/4/2002 Andersen bắt đầu giải tán các hoạt động kinh doanh ở Mỹ.

8/4/2002 Andersen thông báo cắt giảm 7.000 nhân viên tại Mỹ.
9/4/2002 David Duncan nhận tội và đồng ý hợp tác với các nhà điều tra.
26/4/2002 Bộ Tư pháp Mỹ bác bỏ nỗ lực cuối cùng của Andersen trong việc dàn xếp
vụ việc.
7/5/2002 Mở đầu phiên toà xét xử vụ Andersen.
8/5/2002 Andersen thông báo Deloitte & Touche sẽ tuyển dụng lại khoảng 2.000 nhân
viên của mình. KPMG cho biết có kế hoạch thu nạp 23 đơn vị tư vấn của Andersen
Worldwide với giá 284 triệu USD.
13/5/2002 David Duncan bắt đầu phiên điều trần kéo dài 5 ngày.
6
12/6/2002 Bồi thẩm đoàn cho biết bế tắc trong việc giải quyết vấn đề. Toà yêu cầu họ
tiếp tục bàn bạc để đưa ra phán quyết.
15/6/2002 Bồi thẩm đoàn kết luận Arthur Andersen phạm tội. Tòa tuyên phạt 500.000
USD và rút giấy phép làm kiểm toán.
31/5/2005 Tòa án tối cao Mỹ bác bỏ đơn kháng án của Arthur Andersen. Tổng số nhân
viên của Andersen chỉ còn lại 200 người.
5/7/2006 Nguyên Chủ tịch của Enron, ông Ken Lay chết vì đau tim
Enron lớn đến mức không ai tin nó có thể sụp đổ. Giá trị thị trường công ty đứng hàng
thứ bảy này tại Mỹ năm 2000 là hơn 77 tỉ USD. Trước khi sụp đổ, Enron có 7.500 nhân
viên làm việc tại tòa nhà 50 tầng ở trung tâm Houston.
Vụ phá sản của Enron đã tạo ra một xì căng đan không chỉ trong kinh tế mà còn chính
trị bởi các mối liên hệ trong chính trường, liên quan trực tiếp đến nhiều gương mặt chóp
bu trong đó có Tổng thống George W. Bush.
Cuộc điều tra được tiến hành ở thời điểm hiện tại cho thấy Tổng thống Bush chưa
mắc sai phạm gì trong vụ Enron nhưng mối liên hệ gần gũi giữa Chủ tịch Enron Kenneth
L. Lay và Bush thì không có gì tranh cãi. Lay là bạn thân Bush trong nhiều năm và giới
điều hành Enron đóng góp tài chính cho sự nghiệp chính trị của Bush nhiều hơn bất cứ ai
khác.
Ngày 26-10-2001, công ty sụp đổ với khoản nợ quyết đoán với 13 tỷ dollars và hàng
tỷ dollars nợ vay, tái trả tín dụng và trả các hợp đồng năng lượng. Enron phải tuyên bố

phá sản đánh dấu vụ thất bại kinh doanh lớn nhất ở Hoa Kỳ khiến hàng ngàn nhân viên
đã đầu tư vào quỹ lương hưu của Enron giờ đã tay trắng hoàn toàn. Cổ phiếu của Enron
bị ngừng giao dịch trên thị trường ngày 11-1-2001.
Trước khi phá sản , Enron đã cầu cứu các giới chức cao cấp của chính quyền Bush,
trong đó có Bộ Trưởng Ngân Khố Paul Oneil và Bộ Trưởng Thương Mại Don Evans để
tìm kiếm sự giúp đỡ. Lúc đó, ông O'neil đã không thông báo cho TT Bush về cuộc khủng
hoảng của Enron và chính quyền cũng không làm gì để bảo vệ cho các nhân viên cũng
như cổ đông của Enron khiến họ giờ đây bị mất tất cả. Tuy nhiên, nhiều viên chức cấp
cao trong công ty đóng ở Texas này đã có thể bán số cổ phiếu trị giá 1 tỉ USD trước khi
loan báo vụ phá sản, trong lúc hàng ngàn nhân viên bị ngăn không được bán cổ phiếu
riêng.
Tập đoàn Arthur Anderson chịu trách nhiệm kiểm toán của Enron vừa thú nhận rằng
họ đã hủy bỏ khá nhiều tài liệu nói về sai phạm tài chánh ở Enron Tóm lại, tất cả tình tiết
xung quanh Enron cho thấy đây là một vụ hình sự kinh tế chứ không đơn giản là vụ sập
tiệm của một công ty làm ăn đàng hoàng nhưng thua lỗ.
Nhiều nhà phân tích tài chính liên tục đánh giá cao Enron, cho đến sát thời điểm nó
sụp đổ. Ngày 15-8-2001, sau khi cổ phiếu Enron bắt đầu mất giá, nhà phân tích David
Fleischer thuộc công ty kiểm toán uy tín Goldman Sachs & Co đã tung ra bản báo cáo đệ
7
trình cổ đông Enron, nói: “Nhiều cổ đông tin rằng nơi nào có khói nơi đó ắt có lửa. Tuy
nhiên, chúng tôi tin rằng không hề có lửa ở Enron”.
Theo chuyên san tài chính Bloomberg Markets, đến trung tuần tháng 10-2001, vẫn có
ít nhất 6 nhà phân tích nổi tiếng ở Wall Street tiếp tục khuyên nên mua cổ phiếu Enron.
Chưa đầy hai tháng sau, ngày 2-12-2001, Enron đệ đơn phá sản. Vài người cho rằng các
nhà phân tích trên đã nhận phong bì của Enron; vài người khác nói rằng do Enron không
cung cấp cho giới phân tích đủ thông tin cần thiết.
Vụ Kenneth L. Lay là một trong những vụ án kinh tế nghiêm trọng và phức tạp nhất
trong lịch sử doanh nghiệp Mỹ.
Dave Skidmore – phát ngôn viên Ban dự trữ liên bang – cho biết Chủ tịch Enron
Kenneth L. Lay đã liên lạc với Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Alan Greenspan vào ngày

26-10-2001 và Greenspan “không phản ứng gì trước cú điện (của Lay)”.Sau đó, Lay điện
cho Bộ trưởng Thương mại Donald L. Evans vào ngày 26-10 và cuối cùng điện cho Bộ
trưởng Ngân khố Paul H. O’Neill ngày 28-10. “Rõ ràng Nhà Trắng biết rằng Enron sắp
phá sản nhưng không làm gì để bảo vệ các nhân viên và cổ đông vô tội” – phát biểu của
dân biểu Dân chủ Henry Waxman.
Bắt đầu từ vụ vỡ lở vào cuối năm 2001 và đầu năm 2002, mọi người mới nhìn kỹ hơn
đến nhà kiểm toán Arthur Andersen. Đây không phải lần đầu đại gia này bị lâm vào rắc
rối. Nhưng tất cả các lần rắc rối trước, Andersen đều thoát ra bằng cách chi tiền "dàn
xếp" với bên nguyên đơn. Luật pháp Mỹ cho phép bên bị đơn chi tiền để dàn xếp các vụ
kiện dân sự trong khi vẫn không nhận lỗi. Nhưng đến vụ Enron thì Andersen không còn
có thể dàn xếp, vì đây là vụ án hình sự.
Ngoài các lỗi như không phát hiện được những bất thường trong hồ sơ kế toán của
Enron, giúp Enron nổi danh trên thị trường trong khi thực chất đang thua lỗ nặng thì
Andersen đã bị buộc một tội hình sự nghiêm trọng là cố ý cản trở công việc điều tra
thông qua việc tiêu hủy hàng ngàn tài liệu có liên quan đến Enron.
Lời bào chữa duy nhất của Andersen là việc tiêu hủy tài liệu chỉ là "quy trình bình
thường" và công ty vẫn lưu giữ những tài liệu ở mức tối thiểu theo luật định. Ngay sau
khi bị kết tội, Andersen lập tức phải đối mặt với hàng loạt vụ kiện khác, với tổng số thiệt
hại của khách hàng lên tới 300 tỉ USD.
2. Phân tích nguyên nhân:
Thứ nhất: Lãnh đạo Enron đã không chịu đứng ở lĩnh vực sản xuất và buôn bán năng
lượng mà lại nhảy sang những lĩnh vực dịch vụ tài chính trong ngành năng lượng. Đây là
lĩnh vực kinh doanh đầy mạo hiểm và cần rất nhiều vốn.
Sai lầm của công ty là phụ thuộc quá nhiều vào các giao dịch tài chính. Vào tháng 8-
2001, Giám đốc điều hành Jeffrey Skilling từ chức vì lý do cá nhân. Enron công bố lỗ
618 triệu USD trong quý III nhưng thực tế lên tới 1,2 tỷ USD. Khi công ty khó khăn, họ
thuyết phục công nhân nhận lương và thưởng bằng cổ phiếu. Khi Ủy ban chứng khoán
Mỹ điều tra, giám đốc tài chính Fastow phải ra đi, cổ phiếu của Enron bị tụt giá thảm
8
hại, lòng tin của khách hàng đã mất khiến họ không đầu tư nữa làm cho công ty khánh

kiệt.
Thứ hai: Coi trọng mục tiêu ngắn hạn hơn dài hạn.
Lãnh đạo công ty quyết định sản xuất với mức cao hơn công suất tối ưu. Điều này cho
phép công ty giảm giá thành đơn vị sản phẩm (nhờ tận dụng chi phí cố định), qua đó tăng
lợi nhuận trong năm hiện tại. Tuy nhiên, mặt trái của việc làm này là máy móc thiết bị
phải làm việc với công suất cao hơn mức tối ưu, ảnh hưởng tiêu cực tới năng suất và độ
bền của thiết bị. Đồng thời, sản phẩm làm ra nhiều không bán được sẽ làm phát sinh chi
phí bảo quản. Hàng tồn kho lâu ngày dẫn tới giảm giá trị. Các chi phí này sẽ ảnh hưởng
trực tiếp tới lợi nhuận của công ty trong các năm tiếp theo. Hay là cắt giảm các khoản chi
phí hữu ích như chi phí nghiên cứu phát triển (R&D), chi phí quảng cáo, chi phí duy tu
bảo dưỡng thiết bị. Các chi phí này có vai trò rất quan trọng cho sự phát triển của công ty
trong dài hạn. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu lợi nhuận ngắn hạn ban lãnh đạo công ty
có thể sẽ chọn giải pháp cắt giảm các chí phí này, đồng nghĩa với việc hy sinh các khoản
lợi nhuận tiềm năng lớn trong tương lai.
Thứ ba: Vấn đề doanh thu.
Giá cả trong ngành năng lượng dao động rất mạnh, trong khi khách hàng có nhu cầu
ổn định giá. Với tư cách là một nhà cung cấp, Enron đã ký những hợp đồng cố định giá
với khách hàng trong tương lai và thu phí từ những hợp đồng này.Những phí này được
tính vào doanh thu hiện tại, trong khi rủi ro trong tương lai Enron sẽ phải gánh chịu
Thứ tư: Lạm dụng các công ty con để che dấu nợ và thổi phồng doanh thu
Các công ty con còn gọi tắt là SPE (Special Purpose Entity) được Enron thành lập ra
để đứng tên tài sản, đồng thời gánh chịu và cô lập các rủi ro tài chính. Ví dụ, khi Enron
phát triển thêm đường ống, công ty có thể lập ra một SPE. Đơn vị SPE này sẽ làm chủ
đường ống và thế chấp ngay ống này để vay tiền xây dựng. Enron vẫn đượcsử dụng
đường ống này và lấy doanh thu từ đường ống để thanh toán cho chủ nợ.Theo cách này,
bảng cân đối kế toán của công ty không thể hiện cả tài sản (đườngống) lẫn trách nhiệm
nợ tương ứng. Luật kế toán liên quan đến SPE: Theo các qui định kế toán, trong tổng vốn
củacông ty con phải có ít nhất 3% cổ phần của Enron. Nhưng nếu cổ phần củaEnron chỉ ở
dưới 50% tổng cổ phần của SPE, sổ sách của Enron không phải thể hiện tài sản vàtrách
nhiệm nợ của SPE.

Tuy số lượng các SPE đã tăng lên trong nhiều năm qua, một công ty có đến bốn hay
năm đối tác như vậy đã là quá nhiều.Vào thời điểm sụp đổ, Enron có đến 900 SPE, hầu
hết đặt ở các nước ưu đãi thuế hay dễ dãi về luật kế toán. Enron sử dụng những SPE này
để thao túng các báo cáo tàichính, che giấu các nhà đầu tư những thông tin lẽ ra phải công
bố, và khai thác cáckhác biệt về luật kế toán tài chính cũng như luật kế toán thuế.
Tuy đến quý 3/2001 công ty mới báo cáo lỗ, nhưng thực chất lỗ đã phát sinh từ các
năm trước. Đặc biệt là vào cuộc khủng hoảng nhiên liệu năm 2000,khi giá nhiên liệu thế
giới lên cao nhưng Enron vẫn phải bán ra với giá cố định theocác hợp đồng đã ký trước.
Công ty đã dùng các thủ thuật hợp đồng để chuyển những khoản lỗ này sang các
9
SPE.Tuy nhiên khi các SPE thua lỗ thì trị giá cổ phần của Enron trong SPE giảm
xuốngdưới mức tối thiểu 3% theo yêu cầu. Việc Enron phải hợp nhất tình hình tài chính
của SPE vào báo cáo tài chính của công ty mẹ gây ra hai tác động: nợ của công ty mẹ
tăng lên và lợi nhuận của công ty mẹ giảm xuống.
Nợ của công ty con: Dù cho chỉ có rất ít vốn chủ sở hữu, các SPE có thể vay ngân
hàng do hai lý do. Một là các chủ nợ tin tưởng là Enron đã ký hợp đồng sử dụng tàisản
của SPE nên hoạt động của SPE được bảo đảm. Hai là họ tin là Enron đã bảo lãnh rủi ro
cho các khoản vay của SPE.
Thổi phồng doanh thu và lợi nhuận: Enron bán tài sản cho các SPE với giá đã
đượcthổi phồng lên để tạo ra lợi nhuận giả tạo. Công ty cũng mua qua bán lại với SPE
đểtăng doanh số và giảm bớt mức độ dao động của lợi nhuận.
Thứ năm: Phản ứng dây chuyền:
Enron cũng cho các SPE “vay” các cổ phiếu của mình, khi giá cổ phiếu của Enron
giảm xuống, tài sản của các SPE tiếp tục giảm xuống và tiếp tục vi phạm quy định về 3%
đến mức phải hợp nhất vào báo cáo của Enron.
Thứ sáu: Sức ép lên các nhà lãnh đạo:
Thủ tục kế toán không minh bạch đã che đậy tình trạng thua lỗ của tập đoàn bằng
cách thành lập các công ty vỏ bọc bên ngoài.các bản báo cáo tài chính không minh bạch
và một trong số đó là cổ phiếu bị đánh giá quá cao. Giá cổ phiếu cao đồng nghĩa với kỳ
vọng cao của nhà đầu tư về khả năng sinh lợi của công ty, từ đó gây sức ép lên các nhà

lãnh đạo buộc phải tạo ra mức lợi nhuận tương ứng nếu không muốn nhận phản ứng tiêu
cực từ thị trường. Mặt khác, các nhà lãnh đạo cũng nắm giữ một số lượng lớn cổ phiếu,
nên bản thân họ không muốn giá cổ phiếu bị sụt giảm. Những lý do này khiến các nhà
quản lý khó có lựa chọn nào khác hơn là tìm những thủ thuật phù phép báo cáo tài chính.
Tuy nhiên, những thủ thuật này chỉ là biện pháp đối phó nhằm tạo ra ảo tưởng công ty
đang làm ăn phát đạt. Vì thế, một khi nhà đầu tư phát hiện doanh nghiệp thiếu minh bạch
trong cung cấp thông tin, hậu quả sẽ khó lường. chính kỳ vọng quá lớn của thị trường đã
đẩy các nhà lãnh đạo Enron tới hành vi gian lận tài chính.
Thứ bảy: Liên minh ma quái:
Một mạng lưới quan hệ chằng chịt giữa Enron, Nhà Trắng và công ty kiểm toán
Arthur Andersen, các công ty phân tích chứng khoán, ngân hàng đầu tư và công ty Luật
tại phố Wall đã giúp Enron thổi phồng được uy tín của mình.
Đó là liên minh mờ ám giữa quyền lực tài chính và quyền lực chính trị, Nhà Trắng
thừa nhận những liên hệ chặt chẽ giữa tổng giám đốc điều hành Kenneth Lay với nhiều
thành viên nội các của Tổng Thống Bush. Rõ ràng Nhà Trắng biết rằng Enron sắp phá
sản nhưng không làm gì để bảo vệ các nhân viên và cổ đông vô tội.
Mối quan hệ giữa Andersen với Enron không chỉ là tư vấn và kiểm toán mà còn là
nguồn cung cấp lãnh đạo tài chính. Kế toán trưởng Richard Causay của Enron nguyên
làngười của Andersen. Giám đốc Tài chính của Enron trước Andrew Fastow là Jeffrey
McMahon nguyên cũng từ Andersen chuyển sang. Ngoài ra công ty Andersen đã cản trở
10
công việc điều tra, hủy những tài liệu lưu trữ của mình có liên quan đến Enron, chỉ giữ lại
những tài liệu tối thiểu theo quy định của luật
Ngân hàng CIBC (Canadian Imperial Bank of Commerce) là một trong những thế lực
ngầm như vậy. Ngân hàng đã chấp nhận ỏ ra 80 triệu USD để dàn xếp các khoản chi phí
của hãng, liên quan đến việc sụp đổ của Enron và giúp Enron lừa dối các nhà đầu tư
thông qua một dãy các giao dịch trong báo cáo tài chính với cấu trúc phức tạp trong một
vài năm trước khi Enron phá sản.
Một số thủ thuật gian lận khác:
Trong quá trình lập báo cáo tài chính, công ty thường sử dụng rất nhiều các ước tính

kế toán (Accrual earnings management) có ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận trong kỳ của
công ty. Vì không có một tiêu chuẩn chính xác về giá trị các ước tính này, nên nó được
xem là một công cụ đắc lực để phù phép lợi nhuận. Một số thủ thuật làm tăng mức lợi
nhuận thường gặp như giảm mức khấu hao, giảm mức dự phòng, giảm giá hàng tồn kho
(đánh giá lại tài sản), giảm dự phòng nơ khó đói, không ghi nhận chi phí khi tài sản bị
giảm giá xuấng dưới giá trị thuần, vốn hoá các khoản chi phí không đủ điều kiện (ví dụ
Chi phí đi vay không đủ điều kiện vốn hoá là chi phí không liên quan trực tiếp đến việc
đầu tư xây dựng cơ bản hoặc sản xuất tài sản dở dang được tính vào giá trị của tài sản đó.
Các chi phí đi vay chỉ được vốn hoá khi doanh nghiệp chắc chắn thu được lợi ích kinh tế
trong tương lai do sử dụng tài sản đó và chi phí đi vay có thể xác định một cách đáng tin
cậy)
Thủ thuật phù phép lợi nhuận dựa trên các ước tính kế toán thực chất không làm tăng
lợi nhuận mà chỉ đơn thuần chuyển lợi nhuận của kỳ sau sang kỳ hiện tại. Hậu quả tất yếu
là lợi nhuận các năm sau sẽ bị giảm. Để tiếp tục đáp ứng kỳ vọng ngày càng cao của thị
trường, báo cáo tài chính các năm tiếp theo cũng phải được phù phép. Tuy nhiên, càng về
sau, mức lợi nhuận cần phù phép càng lớn khiến cho việc sử dụng các ước tính kế toán
trở lên vô hiệu. Đến khi “giấy không thể gói được lửa”, khủng hoảng là điều khó tránh
khỏi. Ngoài phù phép thông qua các ước tính kế toán, doanh nghiệp còn có thể phù phép
lợi nhuận thông qua việc giàn xếp một số giao dịch thực (Real earnings management)
nhằm tăng lợi nhuận trong năm hiện tại, mặc dù các giao dịch đó có thể không có lợi cho
công ty về lâu dài.
3. Ảnh hưởng của “sự cố Enron”
Vụ scandal ầm ĩ xung quanh việc kiểm toán Tập đoàn năng lượng hàng đầu thế giới
Enron đã để lại nhiều điều ong tiếng ve cho thị trường kiểm toán và tư vấn thế giới.
Trước đây, các đại gia hàng đầu của Big Five đã từng gây nhiều tai tiếng, nhưng có lẽ "sự
cố Enron" không những đã đặt dấu chấm hết trong trang sử 89 năm oai hùng của
Andersen - đơn vị kiểm toán Enron - mà còn ít nhiều làm xấu đi danh tiếng và uy tín mà
Big Five đã dày công gây dựng hàng trăm năm. Sau sự cố đáng nhớ này, có lẽ các đại gia
trong Big Five lại phải hết sức cẩn trọng trong việc điều hành quản lý nhân sự cũng như
các tiến trình kiểm toán nói chung đồng thời tăng cường ngân sách cho việc bảo hiểm.

11
a. Cẩn trọng trong việc điều hành nhân sự cũng như các quy trình kiểm toán nói
chung.
Các công ty kiểm toán sẽ phải rất hết sức cẩn thận trong việc điều hành nhân sự để
không lặp lại những sự cố đáng tiếc. Trách nhiệm không chỉ thuộc về các Partner hoặc
manager trực tiếp tham gia vào việc kiểm toán Enron mà còn thuộc về nhiều vị "tai to
mặt lớn". Đó là trường hợp của John Wareham, cựu Bộ trưởng Bộ năng lượng Anh quốc
và là cố vấn tài chính trong vụ kiểm toán cho Enron. John đã buộc phải từ chức và chịu
điều trần trước các cơ quan chức năng của Mỹ về sự việc này.
b. Về phía Chính phủ buộc phải có các biện pháp điều chỉnh thị trường kiểm toán
và tư vấn một cách hợp lý.
Tại Anh và Mỹ đã nổ ra cuộc tranh cãi về việc có nên tách rời kiểm toán và tư vấn
thành hai mảng độc lập hay không. Người đứng đầu Ủy ban Chứng khoán Arthur Lewitt
đã buộc phải về vườn và thật thú vị là người kế nhiệm hiện nay lại là Harvey Pitt - một
chuyên gia về chứng khoán và đã từng làm việc cho Ansersen.
Tất cả các thành viên Big Five, dưới áp lực căng thẳng từ phía các khách hàng, buộc
phải đi đến một quyết định là họ sẽ cho tách rời kiểm toán và tư vấn thành hai mảng hoàn
toàn độc lập.
c. Mức phí bảo hiểm rủi ro kinh doanh tăng lên chóng mặt
Các công ty bảo hiểm thi nhau tăng giá dịch vụ bảo hiểm rủi ro kinh doaLnh
nhân "sự cố Enron". Quy luật của muôn đời vẫn vậy, đục nước thì bao giờ cũng béo
cò, quả lời cha ông ta nói chẳng hề sai.
d. Danh tiếng và uy tín của các đại gia thuộc Big Five giảm xuống trông thấy.
Vụ scandal xung quanh sự cố Andersen-Enron đã làm mất đi hình ảnh đẹp đẽ uy
nghi của các đại gia thuộc Big Five nói chung. Cách thức làm việc na ná như nhau, mức
phí dịch vụ gần như theo một thỏa thuận ngầm nào đó, và dĩ nhiên các sơ suất cũng
chẳng có gì khác biệt nhau. Có thể dự đoán rằng, các đại gia thuộc Big Five đang cố gắng
"gìn vàng giữ ngọc" mà nếu còn xảy ra một sai lầm nhỏ nào đó cũng có thể đủ làm tiêu
tan danh tiếng mà họ đã cố công gây dựng hàng trăm năm nay. Và dĩ nhiên, nhiệm vụ
hàng đầu của họ là phải làm sao giữ lại được các khách hàng cũ, bởi dù sao đứt dây thì

cũng động rừng, một con sâu cũng đủ làm rầu cả nồi canh, các khách hàng cũ và mới của
Andersen có lẽ cũng sợ chết khiếp cảnh "trượt vỏ dưa lại gặp vỏ dừa".
e. Cổ phiếu các công ty khách hàng của Andersen thi nhau rớt giá
Sau sự cố Enron, các cổ phiếu của các công ty khách hàng Andersen thi nhau rớt
giá bởi các nhà đầu tư đã tỏ ra nghi ngại tính trung thực của các bản báo cáo tài chính do
Andersen cung cấp. Thậm chí có thể xảy ra tình huống nếu khách hàng nào đã sử dụng
dịch vụ kiểm toán của Andersen với mục đích thu hút sự đầu tư nước ngoài hay đơn
thuần chỉ muốn có chút tiếng tăm trên thương trường quốc tế rất có thể phải móc hầu bao
cho một công ty kiểm toán hạng hai nào đó nhằm thanh tra lại các báo cáo tài chính
của mình.
12
f. Chấm dứt sự độc quyền của các đại gia thuộc Big Five trên thị trường
kiểm toán và tư vấn
Nói chung, sự cố Enron đã làm xói mòn danh tiếng và uy tín của các đại gia thuộc Big
Five, và hậu quả là thị phần của các người hùng một thời " chọc trời khuấy nước" đã
giảm đi đáng kể. Danh tiếng và uy tín - đó là hai thứ đã đem lại cho các đại gia thuộc Big
Five những lợi nhuận khổng lồ, tuy nhiên, sau sự cố Enron thì có lẽ hai bảo vật thiêng
liêng đó chỉ còn là hoài niệm.
Nhiều khách hàng lớn, trong đó có cả các xí nghiệp công ty khổng lồ Nhà nước trước
đây chỉ tín nhiệm dịch vụ của Big Five giờ đây cũng đã khảng khái tuyên bố rằng họ
sẽ tìm kiếm các nhà cung cấp dịch vụ kiểm toán khác. Và đồng thời, các khách hàng đã
từng sử dụng dịch vụ của Andersen dần dần tìm cách xóa mờ hình ảnh của đại gia này
trong các sổ sách tài chính nếu không muốn cổ phiếu của mình tiếp tục rớt giá. Và như
vậy, sẽ có nhiều biến chuyển mới trên thị trường kiểm toán và tư vấn. Còn riêng
Andersen, có lẽ việc sát nhập vào một trong các thành viên còn lại của Big Five là
phương án tối ưu nhất để mấy chục nghìn nhân viên của công ty này trên toàn cầu còn có
thể sống được bằng nghề của mình, bởi dù sao "méo mó có còn hơn không". Và cũng có
thể, với việc cắt giảm nhân viên của Andersen trên toàn cầu, mức thu nhập của các
kiểm toán viên thuộc các Big Five còn lại có khả năng bị giảm sút nghiêm trọng.
III. BÀI HỌC RÚT RA TỪ SỰ CỐ CỦA ENRON VÀ A&A:

Nếu thảm họa của phi thuyền Challenger là bài học cho các kỹ sư thì vụ phá sản của
Enron chính là kinh nghiệm xương máu cho các nhà quản lý, theo cách nói của Giáo sư
kinh tế học Đại học Harvard, Malcolm S. Salter.Một số sự kiện ghi dấu cả một thế hệ.
Nếu dấu ấn đó là bài học sâu sắc cho chính bản thân chúng ta, như Malcolm Salter tin
tưởng, thì đó chính là cuộc khủng hoảng Enron đối với các nhà kinh doanh. Các nhà khoa
học chính trị có thất bại trong cuộc tấn công "Vịnh con lợn" (Bay of Pigs), các kỹ sư có
thảm họa Challeger, và bây giờ các nhà quản lý có Enron- một bi kịch để bắt đầu suy
nghĩ kỹ lưỡng về cái thể chế loài người đã tạo ra để tổ chức đời sống kinh tế của chúng
ta, theo Salter
1. Bài học rút ra:
a. Sự kém cỏi đi trước gian lận.
Salter cho rằng những hậu quả của Enron lên sự cải tổ các doanh nghiệp ở Mỹ sau sự sụp
đổ của nó là hết sức sâu rộng. Các biện pháp được sử dụng để hạn chế lạm dụng ở những
công ty dạng Enron như chuyển từ hệ thống quản trị và kiểm soát xung đột dựa trên
nguyên tắc sang hệ thống dựa trên luật lệ không giải quyết được vấn đề trọng tâm, ông
cảnh báo. Ở Vương quốc Anh, hệ thống kế toán là một hệ thống dựa trên nguyên tắc điển
hình. “Ở đây, chúng ta có một hệ thống dựa trên luật lệ với ngày càng nhiều luật lệ trong
những bộ luật ngày càng lớn với những con người ngày càng thông minh đang tìm cách
vượt qua những giới hạn.”
13
Một số luật lệ khác được đặt ra để kiểm soát gian lận như đạo luật về kiểm soát nội bộ
của Sarbanes- Oxley Act trở nên vô cùng tốn kém để thực hiện. Những đạo luật mới cho
hệ thống quản trị và kiểm soát xung đột này nêu bật 3 giả định:
 Những tiêu chuẩn tối thiểu cho trách nhiệm của người được ủy thác trở nên thiếu
đầy đủ.
 Hệ thống kiểm soát nội bộ bị phá vỡ.
 Câu trả lời tốt nhất cho những điều trên là củng cố sự kiểm soát áp đặt cho bên
ngoài bằng cách tăng cường lượng thông tin đến thị trường vốn, chuyển giao quyền lực
đến cổ đông và hạn chế “làm ăn với chính bản thân mình” (self-dealing).
Nhưng những điều luật mới được đặt ra này không ngăn chặn được sự thất bại của

Enron.
“Vấn đề lớn ở Enron chính là sự kém cỏi chết người đi trước gian lận.” Enron chính là
câu chuyện về việc đội ngũ quản lý, đứng đầu là Ken Lay, xây dựng một văn hóa hướng
thành tích (performance-oriented culture) vừa thể chế hóa vừa dung hòa hành động lầm
đường lạc lối. Đây là trường hợp mà đội ngũ quản lý tạo ra một thế giới mà chính họ
cũng không hiểu, vì thế mà họ không thể điều khiển. Enron là một ví dụ về yếu kém tổng
thể đi trước gian lận: khi mà nguồn gốc của sự yếu kém này chính là sự thiếu kinh
nghiệm, sự khờ khạo và một thái độ quá coi trọng kết quả Và sau cùng là, là sự thiếu
khả năng đối mặt với thực tế khi xuất hiện những vấn đề không như ý muốn.”
a. Trèo cao té đau
Malcolm cho biết, trước khi xảy ra gian lận là là một sự cải cách ấn tượng, nhưng nó
lại dẫn đường cho sự ngạo mạn và mạo hiểm trong vấn đề tài sản. Enron đã rất ngạo mạn
muốn thương mại hóa năng lượng điện, nước và băng thông rộng. (Năng lượng điện và
nước là những vấn đề hết sức nhạy cảm về chính trị ở cấp độ địa phương, và rất khó để
vận chuyển đi xa). Sự dối trá và phủ nhận trách nhiệm nuôi dưỡng những lệch lạc về đạo
đức. Sự lệch lạc về đạo đức của Enron càng được thúc đẩy bởi tham vọng quản lý đánh
giá đẳng cấp tín dụng và kiểm soát nhu cầu về tiền mặt và thu nhập không ổn định, vi
phạm các điều luật của GAPP và SEC. Kết quả là “những ảnh hưởng xấu lan truyền và sự
sai phạm trở nên hết sức bình thường”.
Trong số các bài học ông nhấn mạnh cho các nhà quản lý vẫn còn bị ảnh hưởng sau
thất bại của Enron chính là tầm quan trọng của sự khiêm tốn và biết mình biết người. Ban
điều hành của Enron chỉ là những kẻ nghiệp dư cố gắng chơi một trò chơi chuyên nghiệp,
Malcolm cho biết. Họ đã sử dụng động cơ mà không cần đến điều khiển. Sự cách tân của
họ đã thực sự thành công bước đầu, nhưng đã vượt quá tầm tay của họ. Là những kẻ
nghiệp dư, Enron không biết gì về các lực lượng họ tạo ra và bị lệ thuộc vào những lực
lượng họ không thể hiểu được.
Cảm nhận gần đây về nguy cơ khủng hoảng của các công ty cổ phần phát hành chứng
khoán ra công chúng (public listed corporations) đã đặt ra nhiều câu hỏi cơ bản về thực
chất của cơ chế Quản trị công ty (Corporate Governance) không chỉ ở Hoa Kỳ mà còn ở
14

nhiều nước trên thế giới. Trước khi xuất hiện những khó khăn đã nhận chìm Enron và
nhiều công ty cổ phần khác, ví dụ như Worldcom, Tyco,…
b. Các vấn đề về HĐQT độc lập
Yêu cầu phải có các thành viên HĐQT độc lập nảy sinh vì khả năng xung đột lợi ích
giữa những người cung cấp vốn, tức là cổ đông, và ban giám đốc. Do những người quản
lý công ty thường không nắm giữ vốn góp đáng kể trong công ty, có nguy cơ họ dành ưu
tiên cho các quyền lợi riêng của họ hơn là quyền lợi của cổ đông. Vì thế, một trong
những vai trò của thành viên HĐQT độc lập là giám sát ban giám đốc; nói đúng hơn, có
lẽ đó là vai trò chính của họ.
Có các thành viên HĐQT độc lập để giảm nguy cơ ban giám đốc lạm dụng quyền hạn.
Vì những thành viên HĐQT độc lập không tham gia trực tiếp vào việc quản lý nên không
có các cơ hội như ban giám đốc để lạm dụng chức vụ vì lợi ích riêng thay vì bảo vệ lợi
ích của công ty và cổ đông.
Do vai trò của các thành viên HĐQT độc lập là giám sát hoạt động của ban giám đốc,
để làm được điều này, bản thân họ phải độc lập với ban giám đốc. Ở Hoa Kỳ, nhiều công
ty phát hành chứng khoán ra công chúng có đa số thành viên HĐQT là thành viên độc
lập. Hiện tượng này thật hiếm ở Châu Á, một phần là do nhiều công ty phát hành chứng
khoán ra công chúng tại Châu Á có các cổ đông chi phối (ưu thế); trên thực chất họ có
thể kiểm soát công ty, vì vậy họ chẳng có động cơ bổ nhiệm nhiều thành viên độc lập
trong HĐQT để không mất một phần quyền kiểm soát của mình. Hơn nữa, tại Châu Á
hầu như không có các áp lực thị trường để thúc đẩy các công ty như thế cải tiến (hay ít
nhất là ra vẻ cải tiến) cung cách quản trị, ví dụ, bằng cách bổ nhiệm một đa số độc lập
trong HĐQT. Tuy vậy, trong chừng mực các thành viên HĐQT độc lập tiếp cận được
thông tin và ban giám đốc, tham dự các buổi họp và nói chuyện của HĐQT, họ vẫn có
khả năng thi hành chức năng giám sát dù không tạo thành đa số trong Hội đồng Quản trị.
Đó là lý thuyết; thực tế lại hơi khác. Có nhiều lý do để giải thích sự không tương quan
giữa tỷ lệ thành viên HĐQT độc lập và thành tích hoạt động của công ty.
Thứ nhất, mặc dù các thành viên HĐQT độc lập được bổ nhiệm để bảo vệ quyền lợi
của cổ đông thông qua chức năng giám sát, họ có thể phải chịu ơn ban giám đốc về việc
được bổ nhiệm hay vì một lý do khác nào đó. Đây là một thực tế thường thấy tại các công

ty mà Tổng Giám đốc (CEO) cũng là cổ đông kiểm soát. Trong chừng mực ban giám đốc
có ảnh hưởng trong việc bổ nhiệm các thành viên HĐQT, họ sẽ thường khuyến khích
việc bổ nhiệm các thành viên mà họ cảm thấy sẽ không can thiệp nhiều vào các quyết
định của họ.
Thứ hai, nhiều thành viên độc lập được bổ nhiệm chủ yếu để làm vẻ vang và tăng
thêm uy tín cho HĐQT. Họ thường là những cá nhân đã thành đạt, rất bận rộn và đang
nắm giữ một số vị trí tương tự ở nhiều nơi khác. Thời gian họ có thể giành cho công ty
hạn chế. Lại thêm vấn đề, đôi khi các công ty hoạt động trong các ngành rất kỹ thuật mà
các thành viên HĐQT độc lập không am hiểu nhiều. Trong tình huống đó, sẽ cực kỳ khó
khăn cho các thành viên độc lập đóng vai trò hữu ích trong những sự bàn tính của HĐQT.
15
Thường thì, các thành viên độc lập không có lựa chọn nào khác ngoài việc dựa vào phán
đoán của ban giám đốc. Do các thành viên độc lập không có quá trình đào tạo hay kinh
nghiệm hoạt động trong lĩnh vực hay ngành của công ty, cái tối đa mà họ có thể làm
trong quá trình HĐQT ra quyết định là ngăn chặn những ý kiến quá kém cỏi.
Thứ ba, sự thiếu kiến thức và chuyên môn của các thành viên độc lập về hoạt động
của công ty trao lợi thế đáng kể cho ban giám đốc. Ngoài ra, ban giám đốc có trong tay cả
bộ máy điều hành của công ty. Vì thế, các thành viên độc lập không thể tránh khỏi tình
trạng phải phụ thuộc vào ban giám đốc. Các thành viên độc lập nói chung chẳng có chọn
lựa nào khác ngoài việc phải tin vào thiện chí của ban giám đốc và hoạt động trên cơ sở
thông tin mà ban giám đốc cung cấp cho họ. Và tất nhiên, nếu ban giám đốc không có
thiện chí thì các thành viên HĐQT độc lập sẽ bị bất lợi và không thể hoàn thành chức
năng giám sát của họ một cách hiệu quả.
Sau sự kiện Enron, do tình hình khó khăn của các công ty ở Hoa Kỳ, vấn đề quản trị
công ty hiệu quả một lần nữa được đưa lên hàng đầu. Trong đó, vai trò của các thành viên
HĐQT độc lập được đặc biệt quan tâm. Ở Hoa Kỳ, Ủy Ban Giám Sát Việc Niêm Yết và
Trách Nhiệm Giải Trình của doanh nghiệp trực thuộc NYSE đã kiến nghị việc sửa đổi
một số điều luật liên quan đến quản trị công ty nhằm nâng cao tính chính trực và minh
bạch của các công ty trong NYSE. Những kiến nghị được trình lên NYSE ngày 6 tháng 6
năm 2002 bao gồm:

(1) Yêu cầu các công ty niêm yết phải có đa số thành viên HĐQT độc lập.
(2) Định nghĩa rõ hơn thế nào là một thành viên HĐQT “độc lập”.
(3) Trao thêm quyền cho các thành viên HĐQT độc lập để họ thực hiện nhiệm vụ
kiềm chế ban giám đốc một cách hiệu quả hơn; yêu cầu họ có những phiên họp thường
kỳ ở cấp điều hành không có ban giám đốc hiện diện; đồng thời, yêu cầu các thành viên
HĐQT độc lập chỉ định và tiết lộ công khai danh tánh của thành viên HĐQT sẽ chủ tọa
các phiên họp này, nhằm tạo điều kiện cho một thành viên HĐQT độc lập làm đối trọng
với quan chức điều hành cao nhất (CEO) trong công ty.
(4) Yêu cầu các công ty niêm yết phải có một ủy ban tiến cử/quản trị công ty gồm
toàn thành viên HĐQT độc lập để xem xét việc bổ nhiệm những người mới vào HĐQT
và định hình cơ chế quản trị của công ty. Tương tự, ủy ban phụ trách về thù lao cũng phải
gồm toàn thành viên HĐQT độc lập.
(5) Gia tăng quyền lực và trách nhiệm của ủy ban kiểm toán, kể cả giao cho họ quyền
quyết định thuê mướn hay sa thải các kiểm toán viên độc lập, và phê duyệt bất kỳ quan
hệ phi kiểm toán đáng kể nào với các kiểm toán viên độc lập.
(6) Các công ty niêm yết phải công bố những nguyên tắc quản trị công ty của mình,
bao gồm các tiêu chuẩn về năng lực, trách nhiệm, mức thù lao của thành viên HĐQT,
v.v
(7) Yêu cầu các công ty niêm yết chấp nhận thực hiện cũng như công bố thông tin
một bộ qui tắc về hành vi cũng như đạo đức kinh doanh áp dụng cho các thành viên
16
HĐQT, các quan chức và nhân viên của công ty, và nhanh chóng công bố mọi trường hợp
khước từ bộ qui tắc này đối với các thành viên HĐQT hay các quan chức điều hành.
c. Vai trò của kiểm toán viên
Các kiểm toán viên độc lập đóng vai trò quyết định trong việc quản trị công ty. Nếu
không có báo cáo kế toán và thông tin tài chính chính xác, thì ngay cả người có thiện chí
nhất trong các thành viên HĐQT độc lập cũng sẽ không thể thi hành nhiệm vụ. Về khía
cạnh này, hoạt động của giới kiểm toán trong thời gian qua thật là đáng thất vọng. Khó
khăn chính, cũng như trong trường hợp các thành viên HĐQT độc lập, là việc bổ nhiệm
kiểm toán viên độc lập hầu như trong tay của ban giám đốc. Trên lý thuyết thì các kiểm

toán viên độc lập, tương tự như các thành viên HĐQT độc lập, được cổ đông bổ nhiệm
trong đại hội cổ đông. Trong thực tế, thường thì kiểm toán viên nào được tiến cử thì
người đó sẽ được bổ nhiệm, mà việc tiến cử này lại do ban giám đốc phụ trách.
Công nhận điểm yếu này, NYSE đã kiến nghị tăng cường quyền lực và trách nhiệm
của ủy ban kiểm toán, kể cả việc độc quyền quyết định thuê mướn hay sa thải kiểm toán
viên độc lập. Ủy ban kiểm toán phải có một số nhiệm vụ tối thiểu hàng năm là tiếp nhận
và xem xét báo cáo của kiểm toán viên độc lập về quy trình kiểm soát nội bộ, đánh giá
mối quan hệ giữa kiểm toán viên độc lập và công ty. Ủy ban kiểm toán cũng phải có
quyền được sự cố vấn và hỗ trợ của các nhà cố vấn pháp lý, kế toán và các nhà cố vấn
khác không làm cho công ty, tiếp xúc riêng với ban giám đốc, kiểm toán viên nội bộ,
kiểm toán viên độc lập và cùng với kiểm toán viên độc lập rà soát bất kỳ vấn đề hay gút
mắc nào về kiểm toán.
Ngoài ra, Quốc hội Hoa Kỳ cũng đã tiến hành các bước nhằm tăng cường sự độc lập
của kiểm toán viên, ngăn cấm một số công ty kiểm toán có đăng ký cung cấp cùng một
lúc dịch vụ kiểm toán lẫn phi kiểm toán cho bất kỳ công ty phát hành nào mà hãng này
đang phục vụ. Một số dịch vụ phi kiểm toán bao gồm:
- Giữ sổ sách kế toán hay các dịch vụ khác liên quan đến hồ sơ kế toán hay báo
cáo tài chính của khách hàng đang được kiểm toán;
- Thiết kế và thực hiện các hệ thống thông tin tài chính;
- Quản lý công ty hay quản lý nhân lực;
- Môi giới, tự doanh, cố vấn đầu tư, hay làm dịch vụ ngân hàng đầu tư;
- Cung cấp dịch vụ pháp lý và các dịch vụ chuyên môn không liên quan đến việc
kiểm toán;
- Đối với các dịch vụ phi kiểm toán khác, như các dịch vụ về thuế, thì phải được
sự chấp thuận trước của ủy ban kiểm toán của nhà phát hành cổ phiếu.
Việc cấm đoán các công ty kiểm toán cung cấp dịch vụ tư vấn hay các dịch vụ khác
cho khách hàng được họ kiểm toán sẽ có tác dụng phần nào trong việc phục hồi sự độc
lập của kiểm toán viên, nhưng tự nó không thể hoàn toàn giải quyết vấn đề. Với một số
17
công ty kiểm toán bị cáo buộc là cẩu thả trong việc kiểm toán, có lẽ các kiểm toán viên sẽ

chú ý hơn rất nhiều đến việc kiểm toán cho khách hàng của họ, ít nhất là trong tương lai
gần. Những sự cấm đoán và khó khăn liên quan đến công việc phi kiểm toán cũng sẽ góp
phần giúp các kiểm toán viên tập trung hơn vào công việc chính của mình.
d. Việc phân tích và theo dõi tài chính phải do các tổ chức chuyên môn thực
hiện
Một cơ chế điều tiết dựa chủ yếu vào quá trình minh bạch hóa thông tin thay vì kê
khai thành tích đơn thuần dẫn đến sự ra đời của các định chế tài chính chuyên môn theo
dõi hoạt động của các công ty cổ phần, và sự phân tích của họ về thành tích hoạt động, vị
thế tài chính, triển vọng của các công ty này có tác dụng kiềm chế ban giám đốc và cung
cấp đầy đủ thông tin cho các nhà đầu tư. Sự theo dõi tài chính mà các định chế này thực
hiện có tác dụng áp đặt kỷ luật thị trường lên các công ty bằng cách trừng phạt các công
ty nào không minh bạch và yếu kém trong quản trị
Trong thời kỳ hậu-Enron, có sự hoài nghi đáng kể về sự “vô tư” của các nhà phân
tích, đặc biệt những người gắn kết với các ngân hàng đầu tư hay các định chế cung cấp
dịch vụ cho các công ty đang và sẽ niêm yết. Như thường lệ, thủ phạm chính là sự xung
đột về lợi ích; sự xung đột phát sinh khi các định chế vừa muốn cung cấp thông tin khách
quan cho công chúng nhưng đồng thời lại cung cấp một số dịch vụ cho các công ty họ
đang xem xét và sinh lợi rất lớn từ đó.
Trước những công kích của dư luận, các định chế tài chính này bắt đầu dựng lên
những rào cản mà họ ví von là "vạn lý trường thành" giữa bộ phận phân tích và bộ phận
giao dịch với khách hàng. Tuy nhiên, tác giả bài này quan niệm rằng, các rào cản là quá
dễ bị xâm phạm để khách hàng có thể thực sự an tâm, và các biện pháp như thế chủ yếu
chỉ để lấy lòng công chúng. Một số tổ chức khác có thể tách các bộ phận phân tích thành
một đơn vị riêng biệt, được độc lập đáng kể. Ví dụ, Citigroup đã tuyên bố là sẽ chia tách
hoạt động phân tích và hoạt động môi giới bán lẻ thành đơn vị riêng biệt. Thậm chí, luật
hình sự cũng có thể được sử dụng rộng rãi hơn khi thích hợp, như Bộ trưởng Tư pháp
bang New York đã làm khi khởi tố nhiều ngân hàng đầu tư; đến nay, đã có một số ngân
hàng đồng ý dàn xếp qua thương lượng, ví dụ, Merril Lynch đồng ý trả khoản phạt 100
triệu USD để dàn xếp vụ kiện nói trên.
2. Liên hệ đến Việt Nam:

Việc minh bạch hóa thông tin tài chính ở Việt Nam chưa được thực hiện tốt. Điều
đáng buồn mà kiểm toán Việt Nam cần khác phục là khi có sự bắt tay giữa công ty kiểm
toán và công ty bị kiểm toán thì kết quả tất yếu là các báo cáo kiểm toán được đưa ra sẽ
thiếu chính xác và không trung thực, dẫn tới các quyết định sai lầm của các nhà đầu tư.
Hơn nữa, những quy định về trách nhiệm của kiểm toán viên khi xảy ra rủi ro, gây thiệt
hại cho khách hàng chưa rõ ràng (bồi thường không quá 10 lần phí kiểm toán) nên chưa
gắn trách nhiệm với kết quả công việc, từ đó dẫn đến việc đóng dấu ăn tiền, ảnh hưởng
đến sự minh bạch hóa hoạt động của doanh nghiệp nói riêng và nền tài chính quốc gia nói
chung.
18
Việt Nam mới chỉ phát triển lĩnh vực Kiểm toán trong vài năm trở lại đây, do vậy
chúng ta không thể tránh khỏi những hạn chế, sai xót. Vì thế, Kiểm toán Việt Nam nói
chung và bản thân mỗi kiểm toán viên nói riêng cần không ngừng trau dồi nghiệp vụ, tư
dưỡng đạo đưc để ngành ngày càng phát triển, tạo được uy tính và long tin các nhà đầu
tư.
IV. KẾT LUẬN:
Tình hình hậu-Enron đã làm thay đổi quan niệm có phần được thổi phồng trước đây
rằng, ở các quốc gia phát triển việc quản trị công ty là tốt, không có vấn đề gì để nói.
Thực tế cho thấy rằng, phần lớn sự gia tăng lợi nhuận công ty và giá trị cổ phiếu cuối
thập niên 1990 ở Hoa Kỳ được xây trên cát chứ không phải trên nền tảng vững chắc của
khả năng sinh lời và việc quản trị công ty tốt. Các biện pháp chấn chỉnh đang được tiến
hành. Tuy thế, chúng ta phải luôn nhớ hai điều.
Thứ nhất, sự điều tiết phải được bổ sung từ bên ngoài nhưng cũng đòi hỏi phải thật
khéo léo, điều mà nhà nước cần phải quan tâm ở đây là không nên can thiệp quá mức kẻo
sáng kiến tư nhân bị bóp nghẹt.
Thứ hai, quản trị tốt trong môi trường thị trường xuống giá trong đó nhiều nhà đầu tư
bị tác hại là một chuyện; còn quản trị tốt ở một môi trường thị trường lên giá nhưng bị
lũng đoạn bởi sự hám lợi là hai chuyện hoàn toàn khác. Chính trong môi trường thứ hai,
việc quản trị công ty tốt có thể còn quan trọng hơn. Thế nhưng, rút kinh nghiệm từ lịch
sử, có thể làn sóng đầu cơ kế tiếp sẽ làm cho các bài học rút ra từ sự kiện Enron chóng

chìm vào quên lãng.

×