Tải bản đầy đủ (.pdf) (29 trang)

Tiểu luận: Sự ổn định của bộ ba bất khả thi và các mẫu hình kinh tế vĩ mô quốc tê

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 29 trang )



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH







TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

SỰ ỔN ĐỊNH CỦA BỘ BA BẤT KHẢ THI
VÀ CÁC MẪU HÌNH KINH TẾ VĨ MÔ QUỐC TÊ




Giảng viên : PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hoa
Nhóm : 7
Lớp : TCDN Đêm 3 _K22
Hệ : Sau đại học









TP Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2013



MỤC LỤC
Tóm tắt 1
1. Giới thiệu 2
2. Cơ sở lý thuyết nghiên cứu: 3
3. Phương pháp nghiên cứu và cơ sở dữ liệu 4
4. Nội dung và các kết quả nghiên cứu 5
4.1. Xây dựng thướ c đo đo lường tính ổn định chính sách kinh tế vĩ mô tổng thể của một
quốc gia 5
4.2. Kiểm định sự ổn định c hính sách ki nh tế vĩ mô quốc tế tổng thể. 8
4.2.1. Sự ổn định chính sách kinh tế vĩ mô quốc tế tổng thể qua thời gian 9
4.2.2. Các quan sát có tính b ất ổn định chín h sách lớ n 9
4.2.3. Kiểm định sự ổn định chính sách kinh tế vĩ mô tổng thể theo các mẫu hình chính
sách 11
4.3. Dự trữ ngoại hối v à sự ổn định chính sách kinh tế vĩ mô quốc tế tổng thể 13
4.3.2. Các nền kinh tế thu nhập thấp 14
4.3.3. Nền kinh tế có thu nhập trung bình và thu nhập cao 16
4.3.4. Các nền kinh tế mới nổi 19
5. Kết luận 21
6. Nghiên cứu mở rộng ở Việt Nam 21
6.1. Chính s ách tiền tệ : 21
6.2. Dòng vốn nước ng oài: 23
6.3. Chính s ách tỷ gi á: 25


Sự ổn định bộ ba bất khả thi và mẫu hình kinh tế vĩ mô quốc tế GVHD: Nguyễn Thị Liên Hoa
1

Nhóm 7
SỰ ỔN ĐỊNH CỦA BỘ BA BẤT KHẢ THI
VÀ CÁC MẪU HÌNH KINH TẾ VĨ MÔ QUỐC TÊ
Tóm tắt
Bài nghiên cứu kiểm tra tính ổn định của chính sách kinh tế vĩ mô quốc tế. Việc
sử dụng mô hình hình học đơn giản cổ điển - bộ ba bất khả thi trong nền kinh tế mở -
tác giả giới thiệu một thước đo đơn biến mới, đo lường sự ổn định của chính sách kinh
tế vĩ mô quốc tế. Tác giả sử dụng ràng buộc của bộ ba bất khả thi để xây dựng một
thước đo mới nhằm đo lường mức độc lập tiền tệ.
Sử dụng các thước đo trên cho dữ liệu thời kỳ hậu Bretton Woods, tác giả nhận
thấy rằng:
- Kết hợp chính sách kinh tế vĩ mô quốc tế ít ổn định nhất chính là kết hợp giữa
chính sách tỷ giá hối đoái linh hoạt và hội nhập tài chính.
- Đa số các quốc gia độc lập tiền tệ ở mức độ nhiều hơn so với cách đo lường
trước đây (điển hình là các quốc gia theo kiểu chính sách trung hòa)
- Nắm giữ dự trữ ngoại hối chính thức lớn mang lại sự ổn định chính sách lớn
hơn ở các nước có thu nhập thấp. Tuy nhiên, điều đó không được tìm thấy ở các
nền kinh tế có thu nhập trung bình và thu nhập cao

Sự ổn định bộ ba bất khả thi và mẫu hình kinh tế vĩ mô quốc tế GVHD: Nguyễn Thị Liên Hoa
2
Nhóm 7
1. Giới thiệu
Theo như lý thuyết bộ ba bất khả thi truyền thống, một quốc gia không thể đạt
được đồng thời ba mục tiêu: ổn định tỷ giá hối đoái, tự do thị trường tài chính, và độc
lập tiền tệ. Quốc gia ấy buộc phải lựa chọn giữa các mục tiêu này. Thực tế ở một số
nước gần đây cho thấy sự lựa chọn giữa các mục t iêu này không bao giờ là cuối cùng.
Cụ thể,
- Trung Quốc cho thấy độc lập tiền tệ có thể bị giảm sút;
- Braxin lại cho thấy, những rào cản đối với tự do tài khoản vốn có thể xuất hiện;

- Những bất ổn gần đây ở châu Âu nhắc rằng, thậm chí một liên minh tiền tệ
cũng có thể bị phá hủy.
Trong bài nghiên cứu này, tác giả nghiên cứu sự ổn định trong những lựa chọn
chính sách của các quốc gia qua thời gian như:
- Liệu một chính sách tổng thể kết hợp giữa tỷ giá hối đoái cố định và kiểm soát
dòng vốn thì có ổn định hơn chính sách tự do tiền tệ với thị trường vốn mở?
- Có phải dự trữ ngoại hối có liên quan đến sự ổn định trong chính sách?
Để trả lời những câu hỏi này và các vấn đề liên quan khác, tác giả đã giới thiệu
một thước đo mới để đo lường sự ổn định của các chính sách kinh tế vĩ mô quốc tế qua
thời gian.
Thước đo mới này được xây dựng dựa trên mô hình hình học giản đơn của Bộ ba
bất khả thi. Đặt các chính sách kinh tế vĩ mô quốc tế của một quốc gia trong một
không gian 3 chiều: một cạnh đại diện cho tỷ giá hối đoái ổn định, một cạnh đại diện
cho tự do tài chính, và cạnh còn lại đại diện cho chính sách độc lập tiền tệ. Trong
khuôn khổ này, sự thay đổi trong chính sách kinh tế vĩ mô quốc tế của một quốc gia
được đo lường một cách tự nhiên như một sự di chuyển từ điểm này đến điểm khác
trong không gian chính sách ba chiều.
Sự ổn định tổng thể hoặc bất ổn được đo bằng khoảng cách giữa các vị trí thay
đổi trong không gian chính sách.
- Một chính sách kinh tế vĩ mô ổn định nghĩa là sự thay đổi tương đối nhỏ trong
không gian chính sách,
- Sự thay đổi lớn trong không gian chính sách đại diện cho các chính sách không
ổn định.
Sự ổn định bộ ba bất khả thi và mẫu hình kinh tế vĩ mô quốc tế GVHD: Nguyễn Thị Liên Hoa
3
Nhóm 7
Tác giả đưa ra một thước đo mới ngầm định đo lường mức độ độc lập tiền tệ bắt
nguồn từ ràng buộc của bộ ba bất khả thi: bộ ba bất khả thi hạn chế độc lập tiền tệ ở
chỗ gia tăng các chi phí ổn định tỷ giá và hội nhập tài chính. Thước đo mới này như
một lựa chọn thay thế để đo lường độc lập tiền tệ thay cho cách đo dựa vào mối tương

quan giữa lãi suất của một quốc gia và lãi suất của một quốc gia cơ sở (thường là Mỹ).
2. Cơ sở lý thuyết nghiên cứu:
Qua bài nghiên cứu này, tác giả đã vận dụng những nghiên cứu của các nhà
nghiên cứu trước đó và có thể khái quát thành 3 vấn đề nghiên cứu chính như sau:
Thứ nhất: Xây dựng chỉ số n
i,t
, tác giả dựa vào :
- Girton and Roper’s (1977) – thước đo đo lường “sức ép thị trường ngoại hối”.
Thước đo ra đời rất sớm đo lường các chính sách hối đoái.
Thứ hai: Xây dựng th ước đo độc lập tiền tệ mới - hàm ý Bộ ba bất khả thi, tác giả
dựa vào:
- Shambaugh (2004) – xây dựng thước đo độc lập tiền tệ, bằng việc sử dụng
tương quan giữa lãi suất ngắn hạn của 1 nước so với lãi suất tương ứng của
nước cơ sở.
- Aizenma, Miniane (2004) – chỉ số de jure đo lường mức độ mở cửa của thị
trường tài chính, bằng cách sử dụng dữ liệu của IMF về hạn chế tài khoản vốn.
Tuy nhiên, dữ liệu của nghiên cứu này chỉ trong 30 nước.
- Chinn và Ito (2008) – thước đo de jure đo lường mức độ mở cửa của thị trường
tài chính, chủ yếu là số trung bình có điều chỉnh của các chỉ số về hạn chế hối
đoái của IMF.
- Aizenman, Chinn và Ito (2010) – thước đo de facto:
+ Đo lường tính ổn định của tỷ giá hối đoái, bằng cách sử dụng độ lệch chuẩn
hàng tháng của tỷ giá hối đối so với nước cơ sở.
+ Đo lường mức độ mở cửa của thị trường tài chính, bằng việc s ử dụng dòng
vốn thực.
- Frankel, Schmukler, và Serven (2004) và Reade và Volz (2008) – thước đo độc
lập tiền tệ, cho phép các liên kết động hơn giữa lãi suất ở các nước.
Sự ổn định bộ ba bất khả thi và mẫu hình kinh tế vĩ mô quốc tế GVHD: Nguyễn Thị Liên Hoa
4
Nhóm 7

- Duburcq và Girardin (2010), Bluedorn và Bowdler (2010), Herwartz và Roestel
(2010) – các nghiên cứu có những bước tiến quan trọng khắc phục hạn chế
trong thước đo của Shangbaugh.
Thứ 3: Nghiên cứu thêm về vấn đề dự trữ ngoại hối với việc ổn định chính sách,
thì tác giả thấy:
- Có rất nhiều nghiên cứu về mối quan hệ giữa các chính sách bộ ba bất khả thi
và dự trữ ngoại hối. Như Yenen và Yudin (1995) – nghiên cứu ban đầu về dự trữ tối
ưu. Sau đó, có Hamada (1977), Frenkel và Jovanovic (1981) nhấn mạnh đến quản lý
dự trữ, Sachs, Tornell và Velsaco (1996) tập trung vào các cuộc tấn công đầu cơ,
Garcia và Soto (2004), Jeanne và Ranciere (2011) kiểm tra các cú dừng đột ngột,
Aizenman và Marion (2004) xây dựng mô hình vai trò của chính sách quốc nội,
Dominguez, Hashimoto và Ito (2011) kiểm tra mối liên quan giữa ổn định chính sách
tổng thể và dự trữ ngoại hối trong các cuộc khủng hoảng gần đây, Aizenman, Chinn và
Ito (2010) xem xét dự trữ ngoại hối đã thay đổi với các chính sách bộ ba bất khả thi
như thế nào. Các nhà kinh tế học này sử dụng dự trữ ngoái hối như để giảm thiểu xác
suất hay chi phí của việc phá giá, của các cuộc tấn công đầu cơ, và của những tình
trạng dừng đột ngột.
3. Phương pháp nghiên cứu và cơ sở dữ liệu
Trong bài nghiên cứu, tác giả sử dụng phương pháp định lượng, sử dụng mô hình
hồi quy tuyến tính và hồi quy đơn vị xác suất để kiểm định tính ổn định trong chính
sách kinh tế vĩ mô tổng thể của một quốc gia.
Tác giả tiến hành kiểm định sự ổn định trong chính sách kinh tế vĩ mô ở 177
nước từ năm 1970 đến năm 2008, sử dụng dữ liệu từ các nghiên cứu của Aizema,
Chinn và Ito (2010) cùng với thước đo tiền tệ độc lập của Shambaugh (2004).
Bài nghiên cứu còn dựa vào dữ liệu được chia thành các nhóm thu nhập lấy từ
World Bank (2011) và dữ liệu các nước mới nổi lấy từ Morgan Stanley để tiến hành
các quan sát.
Ngoài ra, tác giả còn sử dụng dữ liệu dữ trự ngoại hối của World Bank cũng như
các nghiên cứu của Hamada (1977); Frenkel và Jovanovic (1981); Sarch, Tornell vaf
Valesco (1996); Aizema và Chinn Ito (2010) về nghiên cứu dự trữ ngoại hối thay đổi

như thế nào với chính sách bộ ba bất khả thi…
Sự ổn định bộ ba bất khả thi và mẫu hình kinh tế vĩ mô quốc tế GVHD: Nguyễn Thị Liên Hoa
5
Nhóm 7
4. Nội dung và các kết quả nghiên cứu
4.1. Xây dựng thước đo đo lường tính ổn định chính sách kinh tế vĩ mô tổng thể
của một quốc gia.
Để đo lường tính ổn định trong chính sách kinh tế vĩ mô tổng thể, tác giả đã vận
dụng chính sách bộ ba bất khả thi.
Gọi R
i,t
là chính sách của một quốc gia i trong thời gian t.
R
i,t
= (S
i,t
,
,
F
i,t
, M
i,t
)
Trong đó:
S
i,t:
sự

ổn định tỷ giá hối đoái (Aizeman xây dựng, sử dụng độ lệch chuẩn tỷ
giá hối đoái hàng tháng của một quốc gia v ới một nước cơ sở)

F
i,t
: hội nhập tài chính (Chinn và Ito xây dựng trên cơ sở các chỉ số của
IMF về hạn chế ngoại hối)
M
i,t
: độc lập tiền tệ (Shambaugh xây dựng dựa trên mối tương quan lãi
suất ngắn hạn của một quốc gia với một nước cơ sở, thường là M ỹ, tương quan cao
tức là phụ thuộc tiền tệ)
Và: 
,
,
,
, 
,
∈ [0; 1]
Dựa vào đó, tác giả so sánh sự thay đổi trong chính sách của một quốc gia năm
sau so với năm trước.
Gọi r
i,t
là sự thay đổi trong chính sách năm sau so với năm trước, thì:
r
i,t
= R
i,t
- R
i,t-1
= (S
i,t
– S

i,t-1
, F
i,t
– F
i,t-1
, M
i,t
– M
i,t-1
)
Thước đo hiệu chỉnh để đánh giá sự ổn định của chính sách – đó là độ dài vector
vector n
i,t,
nhận giá trị từ 0 đến 1:
n
,
=
||r
,
||
√2
.
Nếu n
i,t
càng tiến về 1 thì chính sách của quốc gia đó càng không ổn định.
Ví dụ: Tại Indonesia
Sự ổn định bộ ba bất khả thi và mẫu hình kinh tế vĩ mô quốc tế GVHD: Nguyễn Thị Liên Hoa
6
Nhóm 7


Hình 1: Indonesia 1996-1997
Sau khi kiểm định thước đo đo lường tính ổn định trong chính sách ở 177 nước,
chia theo nhóm thu nhập (Bảng 1), kết quả là các nước có thu nhập cao (n
i,t
= 0.11) có
mức độ ổn định trong chính sách cao hơn ở các nước mới nổi (n
i,t
= 0.16).
Bảng 1: Tính ổn định bộ ba bất khả thi: độ dài vector điều chỉnh ban đầu

Qua kiểm định, tác giả đồng ý với cách xác định hai đại lượng S
i,t
và F
i,t
, còn với
đại lượng M
i,t
được xây dựng bởi Shambaugh chưa mang ý nghĩa thống kê và còn
nhiều hạn chế. Hạn chế của thước đo này là khi sử dụng mối tương quan giữa lãi suất 1
nước với một nước cơ sở thì sẽ dẫn đến thiếu tính độc lập về tiền tệ. Bằng chứng là
Canada, tuy là một nước độc lập về tiền tệ, nhưng lãi suất của nó lại tương quan cao
với lãi suất của Mỹ, kết quả theo thước đo này cho thấy rằng Ngân hàng của Canada bị
chi phối bởi Cục dự trữ liên bang của Mỹ.
Để khắc phục hạn chế trên, tác giả đã vận dụng bộ ba bất khả thi để xây dựng một
thước đo mới đánh giá tính ổn định của chính sách tổng thể.
Sự ổn định bộ ba bất khả thi và mẫu hình kinh tế vĩ mô quốc tế GVHD: Nguyễn Thị Liên Hoa
7
Nhóm 7
Từ tính chất của bộ ba bất khả thi là: chỉ có thể thực hiện đồng thời cùng lúc 2
trong 3 chính sách, tác giả đã đưa ra cách tính cụ thể cho đại lượng M

i,t
:
M
i,t
= 2 - S
i,t
- F
i,t
Tác giả kiểm định thước đo mới này tại Canada và so sánh với thước đo cũ. Qua
Hình 3, ta thấy rõ sự khác nhau về kết quả thu được theo 2 cách tính của Helen (đường
nét liền) và Shambaugh (đường nét đứt). Với thước đo M
i,t
mới, cho kết quả trong năm
2007 và 2008 lần lượt là: 0.75 và 0.81 cao hơn so với thước đo cũ tính được trong năm
2007 và 2008 là 0.25 và 0.31.

Hình 3: Các thước đo độc lập tiền tệ.
Tác giả cũng sử dụng thước đo mới này thay cho thước đo cũ để kiểm chứng lại
sự ổn định trong chính sách của các nhóm thu nhập đã được kiểm định trước đó với
thước đo Shambaugh. Kết quả kiểm định được thể hiện trong bảng 2 và Hình 2.
Sự ổn định bộ ba bất khả thi và mẫu hình kinh tế vĩ mô quốc tế GVHD: Nguyễn Thị Liên Hoa
8
Nhóm 7
Bảng 2: Độ dài vector sử dụng bộ ba bất khả thi- hàm ý đo lường độc lập tiền tệ

Hình 2: Độ dài vector theo nhóm thu nhập
Bảng 2 và Hình 2 mô tả tính ổn định chính sách bằng việc sử dụng các độ dài
vector điều chỉnh, được tính toán theo thước đo mới. Nhìn vào bảng ta thấy các trung
bình độ dài vector bây giờ đều thấp hơn, tuy nhiên chúng vẫn có ý nghĩa thống kê. Ở
các nước có thu nhập cao cho thấy chính sách kinh tế vĩ mô ổn định nhất (n

i,t
= 0.09)
và ở các nền kinh tế mới nổi lại ít ổn định nhất (n
i,t
= 0.13).
4.2. Kiểm định sự ổn định chính sách kinh tế vĩ mô quốc tế tổng thể.
Tác giả lần lượt thực hiện kiểm định tính ổn định của chính sách qua thời gian,
chú ý đến mức độ xuất hiện sự bất ổn lớn trong chính sách ở các nhóm nước, sau đó,
xây dựng các mẫu hình chính sách và kiểm định tính ổn định của chính sách cho các
nhóm nước phân theo các mẫu hình này.
Sự ổn định bộ ba bất khả thi và mẫu hình kinh tế vĩ mô quốc tế GVHD: Nguyễn Thị Liên Hoa
9
Nhóm 7
4.2.1. Sự ổn định chính sách kinh tế vĩ mô quốc tế tổng thể qua th ời gian
Bảng 3 cho ta biết được trung bình độ dài vector điều chỉnh có thay đổi sau các
cuộc khủng hoảng lớn như: khủng hoảng Mexico (1994), khủng hoảng Đông Nam Á
(1997) và khủng hoảng Archentina (2002) hay không.
Bảng 3: Trung bình độ dài vector ngầm định trước và sau các cuộc khủng
hoảng gần đây 1994 (Mexico), 1997 (Đông Nam Á), năm 2002 (Argentina)

Nhìn vào bảng 3 có thể thấy các nhóm nước khác nhau có những trải nghiệm về
vấn đề này không hề giống nhau. ( chỉ xem xét các dòng có dấu (*) thể hiện có ý nghĩa
thống kê)
- Đối với nhóm nước thu nhập thấp, sau cuộc khủng hoảng Mexico tính
bất ổn trong chính sách tăng nhẹ (từ 0.09 đến 0.10) nhưng ở mức ý nghĩa thấp.
- Đối với nhóm nước thu nhập trung bình có vài bằng chứng cho thấy sự
gia tăng nhỏ trong tính ổn định chính sách kể từ cuộc khủng hoảng Archentina.
- Đối với nhóm nước thu nhập cao các thay đổi xuất hiện nhiều hơn cho
thấy sự gia tăng tính ổn định nhiều hơn bất kể cuộc khủng hoảng nào được sử
dụng để tách mẫu.

- Đối với nhóm tất cả các nước chúng ta có thể tự tin bác bỏ giả thuyết H
0

cho rằng trung bình độ dài vector của các mẫu là giống nhau qua hai cuộc
khủng hoảng gần đây.
- Đối với nhóm nước mới nổi, nhìn chung, tính ổn định có tăng, nhưng
bằng chứng cho thấy điều này đôi khi yếu hơn.
4.2.2. Các quan sát có tính bất ổn định chính sách lớn
Sự ổn định bộ ba bất khả thi và mẫu hình kinh tế vĩ mô quốc tế GVHD: Nguyễn Thị Liên Hoa
10
Nhóm 7
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả nhận thấy đôi khi xuất hiện những quan sát
có sự thay đổi chính sách lớn. Chính vì vậy, tác giả tách riêng để nghiên cứu các quan
sát lớn này. Bảng 4 dưới đây mô tả mức độ xuất hiện bất ổn định chính sách lớn phân
theo từng nhóm nước.
Ở mỗi ô trong bảng 4, tử số là số quan sát lớn (số nước có bất ổn định chính sách
lớn), mẫu số là tổng số quan sát (tổng số nước). Một quan sát được định nghĩa là bất
ổn định chính sách lớn nếu độ dài vector điều chỉnh của nó có phân vị cuối trong mẫu
lớn hơn 0.2789.
Nhìn chung, kết quả này cũng tương tự như khi ta quan sát số trung bình độ dài
vector điều chỉnh trong (bảng 2), Các nước giàu nhất thì ổn định chính sách nhất, trong
khi các nước mới nổi ổn định chính sách ít nhất.
Bảng 4 cho thấy các nước giàu nhất thì có ít những thay đổi lớn trong chính sách
nhất (7,3%), trong khi đó, các nước mới nổi thì lại có nhiều thay đổi lớn trong chính
sách của mình nhất (13,6%).
Bảng 4: Các quan sát có sự tha y đổi chính sá ch lớn, theo từng nhóm nước



1971


9/26

12/48

9/29

30/103

4/15

1972

3/27

7/48

3/29

13/104

0/15

1973

8/27

12/50

13/30


33/107

2/15

1974

5/28

4/51

3/31

12/110

2/15

1975

2/27

4/49

5/31

11/107

0/15

1976


3/26

7/51

4/31

14/108

4/15

1977

1/26

2/52

6/34

9/112

0/15

1978

4/26

7/53

4/36


15/115

3/15

1979

1/26

8/53

4/36

13/115

3/15

1980

1/27

7/55

2/36

10/118

4/15

1981


1/27

7/56

1/36

9/119

3/15

1982

3/30

8/58

1/37

12/125

5/15

1983

3/31

10/63

3/37


16/131

5/15

1984

3/31

5/65

2/37

10/133

1/15

1985

1/33

7/66

1/37

9/136

3/16

1986


4/33

6/70

2/37

12/140

3/16

1987

1/33

7/70

0/39

8/142

4/18

1988

1/33

1/70

2/39


4/142

0/18

1989

0/35

6/71

1/39

7/145

1/18

1990

3/35

5/72

1/39

9/146

1/18

1991


2/34

5/73

2/39

9/146

1/18

1992

2/34

10/73

1/39

13/146

4/18

1993

1/34

12/73

5/40


18/147

2/18

Sự ổn định bộ ba bất khả thi và mẫu hình kinh tế vĩ mô quốc tế GVHD: Nguyễn Thị Liên Hoa
11
Nhóm 7
1994

4/34

13/74

3/40

20/148

4/18

1995

7/33

10/75

0/40

17/148


3/18

1996

6/34

14/78

2/40

22/152

5/18

1997

3/34

14/89

4/47

21/170

6/20

1998

2/36


11/89

4/47

17/172

1/20

1999

3/37

13/89

4/47

20/173

2/20

2000

6/37

15/90

0/47

21/174


2/20

2001

4/36

9/88

5/47

18/171

4/20

2002

4/36

6/87

1/47

11/170

2/20

2003

4/37


8/88

2/47

14/172

1/20

2004

2/37

10/88

2/47

14/172

1/20

2005

2/36

6/88

1/47

9/171


1/20

2006

1/36

5/86

2/46

8/168

1/20

2007

3/33

4/83

2/46

9/162

1/20

2008

0/33


18/82

3/47

21/162

1/20

T
otal

113/1218

315/2664

110/1500

538/5382

90/662

(%)

9.3%

11.8%

7.3%

10.0%


13.6%


4.2.3. Kiểm định sự ổn định chính sách kinh tế vĩ mô tổng thể theo các mẫu
hình chính sách
Phân chia các nước theo các mẫu hìnhchính sách
Đầu tiên, tác giả xây dựng 4 mẫu hình chính sách, gồm có kiểu “Hong-Kong”,
kiểu “Trung Quốc”, kiểu “Mỹ”, và kiểu “Trung hòa”, trong đó:
- Kiểu “Hong Kong”: phối hợp giữa chính sách ổn định tỷ giá hối đoái và hội
nhập tài chính.
- Kiểu “Trung Quốc”: phối hợp giữa chính sách ổn định tỷ giá hối đoái và độc
lập tiền tệ.
- Kiểu “Mỹ”: phối hợp giữa hội nhập tài chính và độc lập tiền tệ.
- Kiểu “Trung hòa”: phối hợp giữa 3 chính sách với mức độ vừa phải nhất.
Gọi j = “Hong Kong”, “Trung Quốc”, “Mỹ”, “Trung hòa”. Vậy, R
j
sẽ có các giá trị
tương ứng lần lượt là: (1,1,0), (1,0,1), (0,1,1) và (2/3, 2/3, 2/3).
Trong mô hình hình học của Bộ ba bất khả thi, R
j
đại diện cho một điểm của giới
hạn khả thi. Ba điể m đầu tiên đại diện cho 3 kiểu “Hong Kong”, “Trung Quốc”, “Mỹ”
sẽ tương ứng 3 góc trong mô hình này. Điểm cuối cùng đại diện cho kiểu “Trung hòa”
của giới hạn khả thi.
Để xác định kiểu chính sách của một quốc gia thứ i trong giai đoạn t là thuộc
kiểu nào trong 4 kiểu trên, ta dựa vào khoảng cách gần nhất của nó đến 1 trong 4 điểm
trên trong mô hình hình học Bất khả thi, cụ thể:
 = 


||(
,
− 

)||
Sự ổn định bộ ba bất khả thi và mẫu hình kinh tế vĩ mô quốc tế GVHD: Nguyễn Thị Liên Hoa
12
Nhóm 7

,
≝ 

.
Sử dụng cách xác định kiểu chính sách như trên, tác giả thống kê được số lượng
quốc gia theo từng kiểu chính sách qua mỗi năm, thể hiện ở hình 4.
- Nhìn tổng thể trong thời kỳ hiện nay, kiểu “Trung Quốc” là phổ biến nhất
- Tiếp đó là kiểu “Trung hòa”. Số nước có kiểu “Trung hòa” gia t ăng giữa thập
niên 90 vì thời điể m này, các nước kiểu “Trung Quốc” bắt đầu nới lỏng kiểm
soát dòng vốn.
- Số nước kiểu “Hong Kong” tăng đều đặn từ thập niên 90.
- Số nước kiểu “Mỹ” cũng tăng trong giai đoạn này, mặc dù ít đều đặn hơn.

Hình 4: Số lượng các quốc gia theo các mẫu hình chính sách
Kiểm định tính ổn định tổng thể của chính sách theo mẫu hình
Sau khi xác định kiểu chính sách cho từng nước và chia các nước thành các
nhóm nhỏ dựa theo 4 kiểu chính sách, tác giả tiến hành kiểm định tính ổn định tổng
thể của chính sách cho từng nhóm nước này.
Bảng 5 cho thấy tính ổn định chính sách khác nhau ở các nhóm nước có kiểu
chính sách khác nhau. Cụ thể:
- Chính sách ít ổn định nhất xảy ra khi nó giống kiểu mẫu “Mỹ”

- Tiếp đến là kiểu “Trung hòa”
- Và kiểu “Hong Kong” là kiểu cho thấy tính ổn định chính sách lớn nhất

Sự ổn định bộ ba bất khả thi và mẫu hình kinh tế vĩ mô quốc tế GVHD: Nguyễn Thị Liên Hoa
13
Nhóm 7
Bảng 5: Độ dài vector bộ ba bất khả thi -Ngụ ý đo lường độc lập tiền tệ.

Để có cái nhìn toàn cảnh hơn, tác giả tiếp tục kiểm định tính ổn định theo thời
gian đối với từng kiểu chính sách. Biểu đồ 5 cho thấy: kiểu “Trung Quốc” và “Hong
Kong” (cả hai đều thực hiện tỷ giá hối đoái ổn định) thay đổi chính sách rất nhỏ trong
giai đoạn khủng hoảng châu Á, và duy trì ổn định chính sách trong giai đoạn khủng
hoảng 2007 – 2008 gần đây. Trong khi đó, kiểu “Mỹ” cho thấy xu hướng giảm độ dài
vector (tức tăng tính ổn định) nhưng vẫn còn cao. Và độ dài vector của cả hai kiểu
“Mỹ” và kiểu “Trung hòa” gia tăng trong những thời điểm bất thường gần đây.

Hình 5: Sự ổn định chính sách thay đổi theo thời gian của m ỗi mẫu hình.
4.3. Dự trữ ngoại hối và sự ổn định chính sách kinh tế vĩ mô quốc tế tổng thể
Phần này sử dụng hồi quy để tìm ra các liên kết giữa sự ổn định chính sách kinh
tế vĩ mô quốc tế và chính sách bộ ba bất khả thi cơ bản. Tác giả sử dụng hai phương
Sự ổn định bộ ba bất khả thi và mẫu hình kinh tế vĩ mô quốc tế GVHD: Nguyễn Thị Liên Hoa
14
Nhóm 7
pháp hồi quy tuyến tính và hồi quy đơn vị xác suất để quan sát những thay đổi lớn
trong chính sách.
Các nghiên cứu truyền thống trước đây cho thấy có một sự liên kết giữa dự trữ
ngoại hối với các chính sách của bộ ba bất khả thi. Có nghiên cứu cho rằng dự trữ ảnh
hưởng tích cực đến chính sách, cũng có nghiên cứu cho rằng dự trữ ảnh hưởng tiêu
cực đến ổn định chính sách.Từ những bài nghiên cứu trên, tác giả đã xây dựng 2
phương trình đo lường tác động của dự trữ ngoại hối đến tính ổn định tổng thể của

chính sách kinh tế vĩ mô. Cụ thể 2 phương trình như sau:

,
= 

+ 


 ,
+ 


,
+ 


,
+ 


,
− 


,

) + 


, 

− 


,
−+ 
,
(I)

,
= 

+ 


,
+ 


"  ",,
+ 


" ",,
+



" ",,
+ 
,

(II)
Trong đó:
ρ
i,t
: là tỷ lệ dự trữ chính thức so với GDP
D
j
: là biến giả đai diện cho kiểu chính sách j của nước thứ i trong giai đoạn t
Dấu gạch ngang trên đầu là trung bình mẫu
Phương trình (I) hồi quy độ dài vector điều chỉnh theo dự trữ ngoại hối, ổn định
tỷ giá và tự do tài chính, tương tác giữa dự trữ và ổn định tỷ giá, tương tác giữa dự trữ
và tự do tài chính có độ trễ 1 năm . Phương trình (II) hồi quy độ dài vector điều chỉnh
theo dự trữ ngoại hối có độ trễ 1 năm , nhưng thay vì dùng các biến độc lập như
phương trình (I), tác giả đã thay các biến này bằng các biến kiểu chính sách Dj. Tác
giả sử dụng hồi quy tuyến tính và hồi quy đơn vị xác suất để đo lường cho 4 nhóm
nước: thu nhập thấp, trung bình, cao và mới nổi. Mỗi phương trình được ước lượng
theo 4 cách: hiệu ứng không cố định, hiệu ứng cố định quốc gia, hiệu ứng thời gian, và
cả hiệu ứng quốc gia và thời gian.
4.3.2. Các nền kinh tế thu nhập thấp
Bảng 6 và 7 cung cấp các kết quả ước lượng cho các nền kinh tế có thu nhập
thấp. Kết quả hồi quy tuyến tính được đưa ra trong Bảng 6.
Sự ổn định bộ ba bất khả thi và mẫu hình kinh tế vĩ mô quốc tế GVHD: Nguyễn Thị Liên Hoa
15
Nhóm 7

Cột đầu tiên của bảng cho thấy: các hệ số về độ trễ ổn định tỷ giá và sự tương tác
của nó với dự trữ thì âm và có ý nghĩa thống kê vừa phải. Hệ số mở cửa tài chính cũng
là âm và có ý nghĩa thống kê, nhưng hệ số về tương tác của tự do tài chính với dự trữ
là dương. Tóm lại, những kết quả ban đầu cho thấy rằng, đối với các nền kinh tế
có thu nhập thấp, dự trữ chính thức sẽ làm gia tăng ổn định chính sách hơn khi

tỷ giá hối đoái tương đối cố định và thị trường vốn tương đối đóng cửa. Như được
thể hiện trong bảng, các kết quả này được nhân rộng khi các hiệu ứng thời gian được
đưa vào, mặc dù ý nghĩa thống kê biến mất khi các hiệu ứng quốc gia được đưa vào.
Cột thứ hai của bảng 6 cho ước lượng ban đầu từ phương trình thứ hai. Trong
trường hợp này, hệ số về dự trữ là khá lớn, âm, và có ý nghĩa. Phát hiện này là mạnh
mẽ về cả kích thước và tầm quan trọng trên tất cả các ước lượng. Đối với các nước
thu nhập thấp, nắm giữ dự trữ chính thức lớn l à dấu hiệu của sự ổn định đáng kể
chính sách kinh tế vĩ mô quốc tế.
Sự ổn định bộ ba bất khả thi và mẫu hình kinh tế vĩ mô quốc tế GVHD: Nguyễn Thị Liên Hoa
16
Nhóm 7

Bảng 7 cho kết quả hồi quy xác suất. Phương trình đầu tiên cho thấy các dấu hiệu
tương tự như ước lượng tuyến tính, nhưng chúng cung cấp con số ít có ý nghĩ thông
kê. Tuy nhiên, giống như kết quả hồi quy tuyến tính của nó trong bảng 6, một lần
nữa cho thấy với các nền kinh tế thu nhập thấp, dự trữ lớn hơn biểu lộ mạnh mẽ
của tính ổn định hơn chính sách bộ ba bất khả thi.
Kết luận: Đối với các nên kinh tế thu nhập thấp dự trữ lớn hơn biểu lộ mạnh
mẽ của tính ổn định hơn chính sách bộ ba bất khả thi
4.3.3. Nền kinh tế có thu nhập trung bình và thu nhập cao
Bảng 8 và 9 cung cấp các kết quả cho các nền kinh tế có thu nhập trung bình.
Sự ổn định bộ ba bất khả thi và mẫu hình kinh tế vĩ mô quốc tế GVHD: Nguyễn Thị Liên Hoa
17
Nhóm 7

Ở bảng 8, chúng ta thấy trong phương trình đầu tiên có duy nhất hệ số ổn định tỷ
giá hối đoái là âm và có ý nghĩa thống kê cho các nước có thu nhập trung bình. Trong
phương trình thứ hai, các hệ số của tất cả các biến phụ thuộc có ý nghĩa thống kê đáng
kể. Đó là, sự ổn định chính sách kinh tế vĩ mô lớn nhất trong các nền kinh tế thu
nhập trung bình được tìm thấy trong số các quốc gia có chính sách kiểu Hồng

Kông, và ở một m ức độ thấp hơn, là các quốc gia có chính sách kiểu Trung Quốc.
Tương ứng, sự không ổn định lớn nhất được tìm thấy trong các quốc gia có chính
sách kiểu Mỹ.

Sự ổn định bộ ba bất khả thi và mẫu hình kinh tế vĩ mô quốc tế GVHD: Nguyễn Thị Liên Hoa
18
Nhóm 7
Bảng 9 hồi quy đơn vị xác suất ước tính cho các nền kinh tế có thu nhập trung
bình. Kết quả hồi quy cho ta thấy rằng chỉ có tương tác giữa dự trữ ngoại hối với tự do
tài chính là có ý nghĩa thống kê trong phương trình đầu tiên, nhưng phương trình thứ
hai xác nhận việc phát hiện các mẫu của Mỹ - kiểu mẫu duy nhất với tỷ giá hối đoái
thả nổi-là có ý nghĩa thống kê và thể hiện chính sách ít ổn định nhất.
Hai bảng này cho thấy rằng đối với các quốc gia có thu nhập trung bình, sự
ổn định bộ ba bất khả thi lớn nhất tồn tại trong những nước có tỷ giá cố định.
Bảng 10 và 11 cung cấp cho các kết quả cho các nền kinh tế có thu nhập cao.

Kết quả thu được cũng tương tự với những quốc gia có thu nhập trung bình. Như
được thể hiện trong bảng hồi quy tuyến tính của bảng 10, các hệ số về tỷ giá hối đoái
ổn định có độ trễ 1 năm một lần nữa tất cả đều âm, và trong hầu hết các trường hợp, có
ý nghĩa thống kê ở mức tin cậy tiêu chuẩn. Đó là, tỷ giá hối đoái ổn định lại một lần
nữa biểu lộ sự ổn định chính sách kinh tế vĩ mô tổng thể lớn hơn. Trong phương
trình thứ hai, các hệ số của các nước có chính sách kiểu “Hồng Kông” và “Trung
Quốc” một lần nữa âm và có ý nghĩa.
Sự ổn định bộ ba bất khả thi và mẫu hình kinh tế vĩ mô quốc tế GVHD: Nguyễn Thị Liên Hoa
19
Nhóm 7

Trong hồi quy đơn vị xác suất các nước có thu nhập cao, thể hiện trong bảng 11,
các hệ số của các quốc gia có chính sách kiểu ‘Hồng Kông’ và 'Trung Quốc' cũng âm
và có ý nghĩa. Đối với các nền kinh tế có thu nhập cao, bộ ba chính sách là ổn định

nhất khi tỷ giá hối đoái tương đối cố định.
Kết luận: đối với các nền kinh tế thu nhập trung bình và cao sự ổn đị nh bộ
ba bất khả thi lớn nhất tồn tại trong những nước có tỷ giá cố định
4.3.4. Các nền kinh tế mới nổi
Các kết quả hồi quy cho các nền kinh tế mới nổi được hiển thị trong bảng 12 và 13.

Sự ổn định bộ ba bất khả thi và mẫu hình kinh tế vĩ mô quốc tế GVHD: Nguyễn Thị Liên Hoa
20
Nhóm 7
Tập trung vào các nền kinh tế này, chúng ta thấy rằng hội nhập tài chính trở nên
quan trọng hơn so với tỷ giá hối đoái. Như trình bày trong bảng 12, lần đầu tiên kết
quả hồi quy tuyến tính có hệ số tự do tài chính dương và hầu hết là có ý nghĩa thống
kê. Đó là, tự do tài chính lớn hơn trong các nền kinh tế mới nổi chỉ mang đến tín h
bất ổn của bộ ba bất khả thi lớn hơn. Đồng thời, các hệ số về tỷ giá hối đoái ổn định
phần lớn là không có ý nghĩa. Cho thấy tỷ giá hối đoái ổn định dường như tác động rất
ít đến sự ổn định chính sách kinh tế vĩ mô quốc tế tổng thể tại các nền kinh tế mới nổi.
Trong cột thứ hai của bảng 12, ta thấy các quốc gia có chính sách kiểu Mỹ là có ý nghĩ
thống kê nhất, và hệ số của nó cũng được thống nhất dương.

Đối với hồi quy đơn vị xác suất, thể hiện trong bảng 13, quan trọng nhất trong số
các mẫu hình là các nước có chính sách kiểu ‘Hồng Kông’, và giống như các nước có
chính sách kiểu Mỹ, hệ số của nó là dương. Hai mẫu hình chia sẻ một mức độ cao
của sự mở rộng thị trường tài chính. Các hệ số về tự do tài chính trong bảng 13 một
lần nữa dương. Mặc dù chúng ít có ý nghĩa hơn so với các hệ số tự do tài chính trong
hồi quy tuyến tính, dù sao chúng cũng chỉ ra rằng những thay đổi lớn trong chính sách
bộ ba bất khả thi được tìm thấy thường xuyên trong nền kinh tế tương đối mở cửa tài
chính. Chỉ ở các n ước mới n ổi, ta mới thấy tự do tài chính có liê n quan đến sự bất
ổn định trong chính sách bộ ba bất k hả thi . Kết luận: đối với các nền kinh tế mới
nổi tự do tài chính có liên quan đến sự bất ổn định bộ ba bất khả thi.
Sự ổn định bộ ba bất khả thi và mẫu hình kinh tế vĩ mô quốc tế GVHD: Nguyễn Thị Liên Hoa

21
Nhóm 7
5. Kết luận
Ẩn sâu trong bài nghiên cứu này là sự sẵn sàng chấp nhận ràng buộc của mô hình
bộ ba bất khả thi truyền thống và rút ra những ý nghĩa cho công việc thực nghiệm về
chính sách kinh tế vĩ mô quốc tế. Đó là: mô hình hình học đơn giản của bộ ba bất khả
thi cho ta thước đo đo lường tính ổn định trong chính sách; ràng buộc của bộ ba bất
khả thi cho ta thước đo ngầm định đo lường độc lập tiền tệ (với thước đo ổn định tỷ
giá hối đoái và tự do tài chính cho trước); và mô hình không gian của bộ ba bất khả thi
giúp ta mô tả các phối hợp chính sách thành các kiểu phối hợp chính sách đặc trưng.
Sử dụng bộ ba bất khả thi, tác giả đánh giá sự ổn định của chính sách kinh tế vĩ
mô quốc tế của thời kỳ hiện đại. Tác giả thấy rằng:
- Các chính sách tỷ giá hối đoái linh hoạt nhìn chung là ít nhất ổn định nhất.
- Chính sách tỷ giá hối đoái ít quan trọng hơn đối với các nước mới nổi, nơi mà
tự do tài chính có quan hệ chặt chẽ hơn với sự bất ổn định trong chính sách.
- Dự trữ ngoại hối đi đôi với sự ổn định chính sách hơn, nhưng chỉ là đối với các
nước nghèo.
Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều pha trộn ba mục tiêu của bộ ba bất khả thi.
Đó là, các nước thường nằm trong khoảng giữa, chứ không phải ở các cực của mô hình
không gian chính sách bộ ba bất khả thi. Ở đó,chúng cho thấy một mức độ độc lập tiền
tệ đáng kể, nhưng không hoàn toàn.Và, trong thời kỳ hiện đại ngày nay, kết hợp giữa
chính sách tiền tệ độc lập cao và chính sách tự do tài chính cao là tương đối không ổn
định và không phổ biến.
6. Nghiên cứu mở rộng ở Việt Nam
6.1. Chính sách tiền tệ :
Xét trong bối cảnh Việt Nam hiện nay thì việc thực hiện mục tiêu độc lập tiền tệ
vẫn còn nhiều thử thách. Như các nước khác khi thực hiện nền kinh tế mở cửa với thế
giới bên ngoài, Việt Nam cũng đối mặt với ba yếu tố gồm: (1) dòng vốn chảy vào và
chảy ra; (2) tỷ giá hối đoái; và (3) lạm phát, 3 yếu tố này luôn có mối liên hệ mật thiết
với nhau.

Thực tế cho thấy một khi dòng vốn ra vào (tài khoản vốn) được tự do, nếu muốn
giữ tỷ giá hối đoái ổn định thì ngân hàng trung ương buộc phải tung đồng nội tệ mua
Sự ổn định bộ ba bất khả thi và mẫu hình kinh tế vĩ mô quốc tế GVHD: Nguyễn Thị Liên Hoa
22
Nhóm 7
đồng ngoại tệ trong trường hợp dòng tiền đi vào quá nhiều; ngược lại, một lượng ngoại
tệ dự trữ sẽ phải bán bớt ra để thu về đồng nội tệ khi dòng vốn đảo chiều. Như vậy,
tính độc lập của chính sách tiền tệ hay nói cách khác điều hành chính sách tiền tệ vì
mục tiêu lạm phát sẽ không thể đảm bảo vì cung tiền không phải dựa vào diễn biến giá
cả trong nền kinh tế mà do tỷ giá hay dòng tiền vào ra quyết định. Ngược lại, nếu ngân
hàng trung ương muốn có một chính sách tiền tệ độc lập vì mục tiêu lạm phát thì buộc
phải từ bỏ mục tiêu cố định tỷ giá khi tài khoản vốn đã được tự do. Rõ ràng không thể
có chính sách tiền tệ độc lập trong điều kiện cố định hay coi như cố định tỷ giá hối
đoái và tài khoản vốn được tự do.
Ngoài ra, một chính sách tiền tệ thực sự độc lập đòi hỏi phải đồng bộ về thể chế,
theo nghĩa “tam quyền” phải được tách biệt từ trên xuống, cụ thể, tách tài chính với
ngân hàng, trong ngân hàng lại tiếp tục tách NHNN với các ngân hàng thương mại và
cuối cùng tách NHNN với Chính phủ, đó là cả một quy trình. Thực tế ở Việt Nam hiện
nay, tất cả vẫn nằm trong bàn tay của Nhà nước. Tại hầu hết các nước, ngân hàng
trung ương là một tổ chức điều tiết độc lập không nằm trong bộ máy hành pháp. Ở
nước ta Ngân hàng Nhà nước thuộc Chính phủ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước là
thành viên của Chính phủ có hàm tương đương bộ trưởng vì vậy trước khi thông qua
một số Quyết định nào đó, NHNN phải xin phép hoặc hỏi ý kiến Chính phủ. Điều này
tất yếu dẫn đến sự chậm trễ trong việc triển khai chính sách tiền tệ và giảm bớt tính
độc lập của chính sách tiền tệ.
Như vậy việc thực hiện các mục tiêu chính sách của bộ ba bất khả thi của Việt
Nam là mở cửa tài chính, tỷ giá linh hoạt với dải băng rộng hơn và độc lập tiền tệ đến
mức độ vừa phải trong điều kiện phát triển thương mại toàn cầu, vấn đề kiểm soát vốn
khó đạt hiệu quả cao thì Việt Nam vẫn phải lựa chọn giữa việc giảm thiểu sự thay đổi
tỷ giá hoặc điều hành một chính sách tiền tệ độc lập ổn định chứ không thể đạt được cả

hai đồng thời.
Dưới đây là số liệu về mức độ độc lập tiền tệ của Việt Nam theo cách đo lường của
Shambaugh (2004) và thước đo mới
Đo lng đc lp tin t
Si,t Mi,t Fi,t


Mi,t
Shambaugh
Mi,t
new
1996 0.81 0.55 0.22

1996

0.55

0.97
1997 0.43 0.50 0.22

1997

0.50

1.00
1998 1.00 0.66 0.22

1998

0.66


0.78
Sự ổn định bộ ba bất khả thi và mẫu hình kinh tế vĩ mô quốc tế GVHD: Nguyễn Thị Liên Hoa
23
Nhóm 7
1999 1.00 0.79 0.22

1999

0.79

0.78
2000 0.73 0.83 0.22 2000

0.83

1.00
2001 0.73 0.67 0.16 2001

0.67

1.00
2002

0.86

0.38

0.16


2002

0.38

0.98

2003 0.86 0.36 0.16

2003

0.36

0.98
2004 0.84 0.23 0.16

2004

0.23

1.00
2005 1.00 0.51 0.16

2005

0.51

0.84
2006 1.00 0.62 0.16

2006


0.62

0.84
2007 1.00 0.77 0.16 2007

0.77

0.84
2008 0.47 0.74 0.41 2008

0.74

1.00
2009 0.39 0.71 0.41 2009

0.71

1.00
2010 0.46 0.46 0.41

2010

0.46

1.00
2011 0.27 0.50 0.41

2011


0.50

1.00
2012 1.00 0.50 0.41

2012

0.50

0.59


6.2. Dòng vốn n ước ngoài:
Trong những năm 1990, đây là giai đoạn mà nền kinh tế VN bắt đầu tăng tốc sau
chính sách đổi mới kinh tế vào năm 1986. Cũng giống như TQ trước đây, VN thực
hiện chủ trương thu hút dòng vốn FDI nhằm phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế trong
nước. Với hệ thống tài chính yếu kém, VN gần như đóng cửa với dòng vốn đầu tư gián
tiếp.
.000
.200
.400
.600
.800
1.000
1.200
Đo lường độc lập tiền tệ của Việt Nam
Mi,t Shambaugh Mi,t new

×