Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

đặc trưng văn hóa xứ quảng pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.38 KB, 10 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Vùng văn hóa xứ Quảng được hình thành trong tổng thể vùng văn hóa
miền Trung, dựa trên nền tảng văn hóa Sa Huỳnh và nền văn hóa Chămpa rực
rỡ, từ xa xưa đã hiện hữu trên mảnh đất Hóa Châu - vùng đất cực Nam của
Đại Việt (từ phía Nam Thừa Thiên Huế đến bờ Bắc sông Thu Bồn hiện nay).
Vì thế, khi nói đến giá trị văn hóa Xứ Quảng, không chỉ những người Quảng
Nam - Đà Nẵng mà còn bao gồm những con người thuộc các dân tộc sống
trên mảnh đất này từ thuở khai hoang, dựng nghiệp cho đến nay đã đồng tâm
hiệp lực tạo nên diện mạo đặc trưng của một vùng.
Văn hóa xứ Quảng tuy có những nét đặc trưng riêng, nhưng vẫn nằm
trong loại hình văn hóa nông nghiệp Việt Nam. Nơi đây chứa đựng một nền
văn hóa có giá trị vật chất rực sáng và giá trị tinh thần hào hùng. Văn hóa xứ
Quảng còn thể hiện ở nơi cư trú của người Kinh vùng đồng bằng và tộc người
Cơtu ở vùng cao, ở các di tích lịch sử - văn hóa, văn hóa ẩm thực. Bên cạnh
đó nó được biểu hiện trong lễ hội, trong phong tục tập quán, tâm lý truyền
thống; được kết tinh từ lao động sáng tạo, lối suy nghĩ, lối sống và cả cách
ứng xử của các tộc người cùng cộng cư trên vùng đất này, qua những giai
đoạn thăng trầm của lịch sử. Những làn điệu dân ca, các trò diễn dân gian, tri
thức và năng lực dân gian.
Có thể nói giá trị đặc trưng của văn hóa xứ Quảng là những nét đặc thù
của một vùng văn hóa nằm trong tổng thể của nền văn hóa Việt Nam. Chính
từ những yếu tố trên chúng tôi quyết định chọn đề tài “Tìm hiểu nét đặc trưng
của văn hóa Quảng Nam”.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Khi nói về văn hóa xứ Quảng nói chung thì nó bao hàm rất nhiều vùng
đất khác nhau trong đó Quảng Nam là nơi hội tụ của xứ ấy. Văn hóa Quảng
Nam được biểu hiện trên mọi phương diện trên mọi mặt của đời sống văn hóa
vật chất và văn hóa tinh thần. Chính bởi vậy mà khi đi vào tìm hiểu văn hóa
của Quảng Nam chúng ta cần phải đi sâu hơn nữa, từng khía cạnh văn hóa để
thấy được đặc trưng riêng của vùng khác với văn hóa của các vùng khác như


thế nào? Mỗi nét văn hóa là một nét đặc trưng riêng của từng vùng, không
phải văn hóa của nơi nào cũng giống ở nơi nào hết. Bởi vậy văn hóa là tổng
thể mối quan hệ chung mà sản phẩm để lại đó là văn hóa tinh thần và văn hóa
vật chất mang một giá trị khá cao.
3. Phương pháp nghiên cứu
Trong bài nghiên cứu của chúng tôi chỉ tập chung nghiên cứu tìm hiểu
một số nét văn hóa điển hình trong văn hóa Quảng Nam. Dựa trên các bài
nghiên cứu trước đó chúng tôi quyết định chỉ chọn phương pháp phân – tổng
– hợp để cho chúng ta thấy khái quát hơn về những nét văn hóa của người dân
xứ Quảng nói chung và người dân Quảng Nam nói riêng.
4. Lịch sử vấn đề
Cuốn sách Lịch sử xứ Quảng - Tiếp cận và khám phá, nhà sử học
Dương Trung Quốc của Hội Khoa học lịch sử TP Đà Nẵng. Cuốn sách nêu
lên những sự kiện không mới nhưng với nhiều cách tiếp cận khác nhau, chứa
đựng sử liệu mới và hay về xứ Quảng một thời. Võ Văn Hòe, Hồ Tấn Tuấn,
Lưu Anh Rô vừa giới thiệu tập sách Văn hóa xứ Quảng - một góc nhìn, cung
cấp tư liệu về mọi mặt của đời sống con người xứ Quảng từ thuở xa xưa cho
đến nay. Nguyễn Văn Xuân – Một người Quảng Nam với 27 bài báo cùng
nhiều thể loại, 2010. Giai thoại đất Quảng, tác giả Hoàng Hương Việt, sưu
tầm và giới thiệu các giai thoại về học hành thi cử, tâm thế vì nước vì dân, tài
thao lược - thông minh cương trực, bài xích chế diễu bọn sâu dân mọt nước
và những chuyện trào lộng của xứ Quảng. Lần giở lịch sử - văn hóa miền
Thuận Quảng, tác giả Lê Duy Anh, Lê Hoàng Vinh. Sách giới thiệu về đất
nước, con người, sự kiện miền Thuận Quảng từ thời Lê Thánh Tông đến ngày
nay và các sinh họat văn hóa dân gian như sự tích, dân ca, lễ hội liên quan.
Non nước xứ Quảng ( tái bản nhiều lần). Non nước xứ Quảng tân biên (Khai
Trí, Sài Gòn, 1969, 1971, NXB Thanh niên, Hà Nội, 2000). Khuôn mặt
Quảng Ngãi (Nam Quang, Sài Gòn, 1973). Thi ca và giai thoại miền Ấn –
Trà; Cẩm thành thư xã, Quảng Ngãi, 1973. Ngô Đức Thịnh, Bản sắc văn hóa
vùng miền ở Việt Nam, NXB Giáo dục Việt Nam, 2009. Phạm Công Sơn (sưu

tầm và biên soạn), Non nước Việt Nam, NXB VHTT, 2009. Trần Quốc
Vượng (chủ biên), Tô Ngọc Thanh, Nguyễn Trí Bền, Lâm Mỹ Dung, Trần
Thúy Anh, Cơ sở văn hóa Việt Nam, NXB Giáo dục, 2008. Như trên đây chỉ
đưa ra về một mặt của văn hóa Quảng Nam mà chưa tập hợp lại thành một
vấn đề đặc trưng văn hóa bao gồm nhiều nét văn hóa tập hợp lại với nhau.
Chính vậy cho nên tôi làm bài nghiên cứu này dựa vào những tài liệu đã có
của các nhà nghiên cứu trước đó để tổng hợp lại một số nét văn hóa đặc trưng
văn hóa của vùng đất Quảng Nam.
5. Bố cục đề tài
Gồm 3 phần :
Mở đầu
Nội dung : Gồm 3 chương
Chương 1 : Khái quát chung về vùng đất Quảng Nam.
Chương 2 : Đặc trưng văn hóa Quảng Nam
Chương 3 : Những giá trị của nét văn hóa đặc trưng văn hóa Quảng Nam
Kết luận
Thư mục tài liệu tham khảo
NỘI DUNG
Chương 1 : Khái quát chung về vùng đất Quảng Nam
1.1 Lịch sử hình thành vùng đất
1.2 Điều kiện tự nhiên và xã hội
1.2.1 Điều kiện tự nhiên
1.2.2 Điều kiện xã hội
1.3 Con người và văn hóa
1.3.1 Con người Quảng Nam
1.3.2 Văn hóa Quảng Nam
Chương 2 : Quảng Nam – Những nét Văn hóa xưa và nay
2.1 Một số khái niệm
2.2 Văn hóa xứ Quảng
2.2.1 Văn hóa ứng xử

2.2.2 Văn hóa ẩm thực
2.2.3 Văn hóa dân gian
2.2.4 Văn hóa trang phục
2.3 Đặc trưng văn hóa trong tâm thức dân gian
2.3.1 Các làn điệu dân ca
2.3.2 Văn học – Nghệ Thuật
2.4 Đặc trưng văn hóa trong đời sống văn hóa
2.4.1 Phong tục tập quán
2.4.2 Lễ hội
Chương 3 : Những giá trị đặc trưng văn hóa Quảng Nam
3.1 Giá trị tinh thần
3.2 Giá trị vật chất
KẾT LUẬN
Mảnh đất Quảng Nam (với ý nghĩa là vùng đất rộng lớn về phương
Nam) được hình thành từ khá sớm và được biết đến là “đất văn hóa”, “đất
khoa bảng”, “đất địa linh nhân kiệt”, nơi đã sản sinh ra biết bao nhiêu tài
danh, hào kiệt cho đất nước.
Thiên nhiên còn ưu đãi và hào phóng dành cho Quảng Nam những tài
nguyên tự nhiên, tài nguyên biển vô cùng quý giá, ngày nay trở thành điểm
dừng chân của bao du khách.
Ngoài ra, tinh hoa văn hóa của cộng đồng các dân tộc anh em: Kinh,
Hoa, Cơ Tu, Xê Đăng, Giẻ Triêng, Cor cũng góp phần tạo nên sự đa dạng,
phong phú và hấp dẫn của du lịch Quảng Nam.
Qua bao thăng trầm biến cố, Quảng Nam vẫn lưu giữ được những tài
nguyên văn hóa vô cùng độc đáo, có giá trị nhân văn sâu sắc như : phố cổ Hội
An, thánh địa Mỹ Sơn, kinh đô cổ Trà Kiệu nơi đây ghi lại dấu ấn rực rỡ
của nền văn hóa Sa Huỳnh, Champa, Đại Việt.
Giá trị văn hóa của Quảng Nam không chỉ tỏa sáng từ những công trình
kiến trúc cổ mà còn được tạo nên bởi những sắc màu văn hóa độc đáo ẩn chứa
trong các phong tục, tập quán, lễ hội của các dân tộc sinh sống trên quê hương

đất Quảng. Quảng Nam là nơi có nhiều làng nghề truyền thống được hình
thành và phát triển từ nhiều đời nay. Trải qua hàng trăm, hàng ngàn năm,
nghề và làng nghề đã tồn tại và phát triển ở đây như một phần không thể tách
rời lịch sử mỗi làng quê, thôn xóm của vùng đất này.
Chiều sâu của nền văn hóa Quảng Nam còn được thể hiện ở sức sống,
sức sáng tạo của người dân nơi đây. Bản sắc văn hoá Quảng Nam không chỉ
đạm đà ở tính cách của người đất Quảng, mà còn được kết tinh ở những giá trị
văn hoá vật chất và văn hoá tinh thần, nó lắng đọng lại trong các di tích văn
hoá - lịch sử, trong lễ hội truyền thống, cũng như phong tục tập quán. Đô thị
cổ Hội An, khu di tích Mỹ Sơn đã là những di sản Văn Hóa Thế Giới, được
hoà quyện trong một cảnh sắc thiên nhiên tuyệt mỹ, tạo nên một vùng văn hoá
rực sáng, đậm đà. Song có thể nói trong các giá trị văn hoá thì truyền thống
cách mạng, lòng yêu nước, tính cách, tư chất, sự sáng tạo của người dân
Quảng Nam được phát huy cao nhất, ý chí anh hùng và lòng quả cảm, sự
trung thành và khí phách hiên ngang được nhân lên gấp bội phần. Chắc chắn
rằng, ai cũng ngạc nhiên ở một mảnh đất nhỏ bé nhưng lại sản sinh ra nhiều
anh hùng đất nước với những trận đánh đã đi vào lịch sử và chính những
truyền thống đó đã làm rạng rỡ quê hương đất Quảng.
THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ngô Đức Thịnh, Bản sắc văn hóa vùng miền ở Việt Nam, NXB Giáo dục
Việt Nam, 2009.
2. Phạm Công Sơn ( sưu tầm và biên soạn), Non nước Việt Nam, NXB
VHTT, 2009.
3. Trần Quốc Vượng ( chủ biên), Tô Ngọc Thanh, Nguyễn Trí Bền, Lâm Mỹ
Dung, Trần Thúy Anh, Cơ sở văn hóa Việt Nam, NXB Giáo dục, 2008.
4. Võ Văn Hòe, Hồ Tấn Tuấn, Lưu Anh Rô, Văn hóa xứ Quảng - một góc
nhìn, NXB Lao Động, 2011.
5. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Nam – Đà Nẵng, Địa chí Quảng Nam -
Đà Nẵng, NXB Khoa học xã hội Hà Nội, 2010.
6. Phạm Trung Việt, Huỳnh Minh, Non nước xứ Quảng, NXB Thanh Niên,

2003,
7. Lê Duy Anh, Lễ hội và văn hóa dân gian xứ Quảng, NXB Quân Đội, Hà
Nội, 2010.
8. Nguyên Ngọc(chủ biên), Tìm hiểu con người xứ Quảng, NXB Đà Nẵng,
2010.
9. Hồ Trung Tú, Có 500 năm như thế, NXB Thời Đại, 2011.
10.Nguyễn Nhã (chủ biên), Bản sắc Ẩm thực Việt Nam, NXB Thông tấn,
Thành phố Hồ Chí Minh, 2009.
11.Hoàng Hương Việt, Giai thoại đất Quảng, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội,
2010.
12.Phạm Ngô Minh, Trương Duy Hy, Khoa Bảng Quảng Nam dưới thời nhà
Nguyễn, NXB Ðà Nẵng, 1995 .
13.Lê Minh Quốc, Hỏi đáp non nước xứ Quảng, tập 1, NXB Trẻ, 2002.
14.Nhiều tác giả, Người đất Quảng với Côn Đảo, NXB Đà Nẵng, 1999.
15.Nguyễn Văn Bốn, Văn nghệ dân gian Quảng Nam – Đà Nẵng, tập 1, Sở
Văn Hóa và Thông Tin Quảng Nam – Đà Nẵng.
16.Một số trang web khác trên google.
Điểm kết luận của bài thi Chữ kí xác nhận của CB
chấm thi
Chữ kí xác
nhận của CB
nhận bài thi
Bằng số Bằng chữ CB chấm 1 CB chấm 2
Họ tên sinh viên: Nguyễn Thị Ngân Ngày sinh:06/09/1990 Phách…….
Lớp: 09CVHH
Tên tiểu luận: Tìm hiểu nét đặc trưng của văn hóa Quảng Nam
Học phần: Phương pháp luận nghiên cứu khoa học (Văn hóa học)
Giảng viên phụ trách: PGS.TS Nguyễn Phong Nam
Sinh viên kí tên
Nguyễn Thị Ngân

MỤC LỤC

×