Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

ĐẶC TRƯNG VĂN HÓA HÀN QUỐC-3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (209.97 KB, 5 trang )

ĐẶC TRƯNG VĂN HÓA HÀN QUỐC-3


Núi Seoraksan
Bán đảo Triều Tiên có hai ngọn núi đẹp là núi Seoraksan ở
Hàn Quốc và núi Geumgangsan ở CHDCND Triều Tiên. Seoraksan là rặng
núi kéo dài theo hướng nam của núi Geumgangsan, thường được biết đến
với tên gọi núi Kim Cương thuộc CHDCND Triều Tiên. Rừng của núi
Seoraksan với đỉnh cao nhất là 1708 mét so với mực nước biển, là khu rừng
hỗn hợp gồm các loại cây tán rộng với nhiều loại cây xuất xứ từ vùng núi
Alpơ và những cây quả hình nón, là nơi cư trú của 939 loài thực vật và 25
loài thú, 90 loài chim, 11 loài bò sát, 9 loài động vật lưỡng cực, 360 loài côn
trùng và 40 loài cá nước ngọt.


Nghệ thuật Hàn Quốc
Người Hàn Quốc thể hiện tài năng của mình trong lĩnh vực
âm nhạc và nghệ thuật. Nghệ sĩ violin Sarah Chang đã ra album đầu tiên khi
mới chín tuổi. Một nghệ sĩ violin nổi danh khác người Hàn Quốc là Chung
Kyung-wha đang giữ danh hiệu một trong những nhạc sĩ đang được chào
đón nhất trên sàn diễn quốc tế trong suốt 25 năm nay. Nghệ sĩ Soprano Jo
Su-mi được chỉ huy dàn nhạc tài ba Herbert von Karajan phát hiện và theo
nhận định của chỉ huy dàn nhạc Herbert thì chị có giọng hát "trời cho".
Nhiều người hẳn sẽ ngạc nhiên vì Paik Nam-june, người gốc Hàn Quốc,
được mệnh danh là "cha đẻ của nghệ thuật video", đã bắt đầu sự nghiệp với
tư cách là nhạc sĩ và nhà soạn nhạc. Năm 1963, ông trở thành người đầu tiên
triển lãm thiết bị truyền hình. Kể từ đó, Paik đã có ảnh hưởng với nghệ thuật
đương đại, video và truyền hình qua những tác phẩm nối liền thế giới nghệ
thuật, báo chí, công nghệ, văn hoá nhạc pop và những thể loại nghệ thuật
mới


Di sản in
Nghệ thuật in trên phiến gỗ bắt đầu từ thế kỷ thứ 8 ở Hàn
Quốc. Bộ chữ in kim loại đầu tiên của thế giới được người Hàn Quốc phát
triển trước phát minh của Gutenberg (Đức) hơn 200 năm.Thường dân triều
đại Goryeo (918-1392) đã làm ra Bộ kinh Phật Koreana từ thế kỷ 13, và
được công nhận là bản khắc gỗ kinh Phật còn tồn tại lâu đời nhất. Bộ kinh
Phật Koreana đã được xếp vào di sản văn hóa của UNESCO năm 1995.


Nhạc cụ truyền thống
Có khoảng 60 nhạc cụ truyền thống của người Hàn Quốc
đã được truyền lại qua nhiều thế hệ. Bao gồm loại đàn 12 dây "gayageum"
và đàn 6 dây "geomungo", cả hai loại nhạc cụ này đều được xác định là xuất
hiện từ thế kỷ thứ 6. Nhạc cụ truyền thống Hàn Quốc được chia ra thành ba
nhóm đàn dây, đàn gió và bộ gõ. Đoàn nghệ thuật tứ tấu Samullori Kim
Duk-soo rất nổi tiếng trong và ngoài nước vì sự sáng tạo trong kết hợp giai
điệu truyền thống và hiện đại tạo nên một thể loại nhạc rất độc đáo.


Dangcheong: Hình trang trí trên các tòa nhà
Dangcheong là hình trang trí màu sắc theo kiểu Hàn
Quốc trên nóc các tòa nhà và những hình trang trí thể hiện vẻ đẹp và giá trị
nghệ thuật đích thực. Dangcheong gồm có năm màu: đỏ, xanh, vàng, đen và
trắng. Bên cạnh chức năng trang trí, dangcheong còn được dùng vào
nhữngmục đích thực tế. Dangcheong được dùng để bảo vệ bề mặt tòa nhà và
che đi những vết thô ráp trong chất liệu được sử dụng, đồng thời nhấn mạnh
đặc điểm và thể hiện phẩm cấp của tòa nhà hay đối tượng nào đó.
Dancheong có ở hầu hết mọi tòa nhà truyền thống, bao gồm cả đền chùa bất
kể chúng nằm ở Seoul hay các tỉnh khác.


Hoa văn
Các hoa văn họa tiết thường bắt nguồn từ những chữ viết
cổ. Ban đầu chúng là công cụ để thể hiện những nhu cầu tình cảm về môi
trường xung quanh con người, sau đó được phát triển thành một hình mẫu
trang trí nghệ thuật. Trong số các hoa văn thường thấy được sử dụng một
cách truyền thống ở Hàn Quốc có hình con rồng và con phượng hoàng, và
"taegeuk" dùng trong quốc kỳ Hàn Quốc Taegeuki, gồm có hai hình đối lập
tượng trưng cho âm và dương, tượng trưng cho hai sức mạnh của vũ trụ, cho
tĩnh và động, cho thế yếu và thế mạnh, bóng tối và ánh sáng, nam và nữ.
Ngoài ra còn có những họa tiết tượng trưng cho sự trường tồn, như đá, núi,
nước, mây, cây thông, con rùa, con hươu, con sếu, và mặt trời.

Jasu- Nghệ thuật thêu
Thêu được thực hiện trên vật liệu vải và các đồ trang trí
như bình phong gấp. Thêu cũng được dùng để trang trí nhiều vật phẩm trong
nhà, nhà gối, bao kính, rèm và túi đựng thuốc lá, thìa và đũa, bàn chải.

Thời xa, thường dân không được mặc vải có hình thêu, trừ các bộ lễ phục
mặc vào ngày thành hôn. Không giống như nghệ thuật thêu phục vụ mục
đích trang trí đơn thuần, Jaju Phật giáo trang trí đền chùa, tượng, chỉ dành
riêng cho tôn giáo

×