Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Chữa sởi bằng y học cổ truyền doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.76 KB, 4 trang )

Chữa sởi bằng y học
cổ truyền
Vào giai đoạn sơ khởi (sởi chưa mọc), có thể lấy
phù bình 12 g, ngưu bàng tử, liên kiều, cát căn
thăng ma mỗi thứ 8 g, xác ve sầu 4 g, đậu xị 12
g, sắc uống ngày 3 lần. Nếu sốt cao thì cho thêm
kim ngân hoa và hoàng cầm mỗi thứ 12 g.
Ở giai đoạn này, trẻ thường sốt đột ngột hoặc
tăng dần, ngạt mũi, ho, mắt đỏ chảy nước, sợ
ánh sáng, mệt mỏi, buồn ngủ, rêu lưỡi trắng
mỏng hoặc hơi vàng, có thể ăn kém, đi ngoài
phân loãng. Giai đoạn sơ khởi kéo dài 3-5 ngày.
Giai đoạn sởi mọc
Bắt đầu xuất hiện nốt ban sởi, từ đó cho đến khi
sởi mọc toàn thân khoảng 3-4 ngày. Sởi mọc
tuần tự, bắt đầu từ sau tai, gáy, đầu, mặt, lưng
rồi đến ngực, bụng, tay chân, mọc càng ngày
càng dày. Sởi màu hồng nhạt, lúc đầu rời rạc,
sau kết thành đám, hơi nổi lên mặt da, giữa các
nốt sởi có khoảng da bình thường. Sốt vẫn cao,
ho nhiều, đại tiện nhão, rêu lưỡi vàng, chất lưỡi
đỏ, có thể làm cho trẻ mê man, co giật.
Nên dùng bài thuốc thanh nhiệt, giải độc sau:
Thạch cao sống 16-20 g, liên kiều, huyền sâm,
cát căn mỗi thứ 12 g, kim ngân hoa 16 g, thuyền
thoái 3 g, cam thảo 4 g, sắc uống ngày 1 thang.
Giai đoạn sởi bay
Nếu không có biến chứng, thường sau khi sởi
mọc 3-5 ngày, các nốt sởi nhạt và chuyển màu
thâm, sau đó mất dần, để lại vẩy trắng nhỏ và
không bao giờ có sẹo. Trẻ hết sốt, tinh thần khá


dần lên, ăn khá, bớt mệt mỏi và bình phục sau 1-
2 tuần.
Dùng bài thuốc: Sa sâm 120 g, hoài sơn 60 g,
cam thảo 80 g, đậu đỏ 20 g, hạt sen 120 g, mạch
môn 80 g, hoàng tinh 80 g, lá dâu non 120 g.
Tất cả tán bột, làm thành viên, ngày uống 30 g,
chia làm 3 lần.
Chứng sởi nghịch
Biểu hiện: Sởi mọc chưa đầy đã lặn, mọc không
theo tình tự thông thường. Trong thời gian sởi
mọc, sắc mặt trẻ tái nhợt, chân tay lạnh. Sốt đã
lâu mà sởi chưa mọc hoặc sởi đã mọc mà sốt
còn cao. Sốt quá cao liên tục, kèm theo hôn mê,
co giật, khó thở, quanh môi tím tái. Sởi đã bay
mà trẻ vẫn mệt mỏi, không chịu ăn.
Chứng sởi nghịch thường gặp ở trẻ hư yếu, tỷ lệ
tử vong ở những ca nặng là 5-10%. Có thể dùng
một trong những bài thuốc dân gian sau:
- Lá diếp cá tươi 100-200 g, sắc nước, chia 2-3
lần uống trong ngày.
- Rau mùi cả cây (dùng hạt càng tốt) giã nát với
rượu, xát khắp người lúc sởi khó mọc.
- Lúc sởi mọc ít, khó thở, dùng 1 con bồ câu
hoặc gà trống tơ, mổ tim còn đập đắp lên vùng
mỏm ức, 30 phút sau sẽ hết khó thở, sởi mọc
đều.
Đối với những trẻ có tiếp xúc với bệnh nhân sởi,
hãy cho uống các loại thuốc nam như lá diếp cá,
bột sắn dây, mướp ngọt hoặc tiêm bắp Gama
globulin.


×