Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Điều trị cảm mạo bằng thuốc Nam pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.52 KB, 5 trang )

Điều trị cảm mạo
bằng thuốc Nam
Cảm mạo được Đông
y chia làm hai loại:
cảm lạnh và cảm
nóng. Ngoài việc uống
thuốc, người cảm
nóng cần ăn canh giải
nhiệt; còn bệnh nhân
cảm lạnh cần xông nước lá và
ăn cháo chống lạnh.
Cảm thể lạnh

Gừng
giải
c
ảm rất
tốt.
Triệu chứng là sợ lạnh, nhức
đầu, không có mồ hôi, không
khát nước. Nếu người bệnh
không ra mồ hôi thì phải xông.
Nấu nước lá xông bằng một
hoặc nhiều loại lá thơm sau:
chanh, bưởi, cam quýt, đại bi,
long não, bạch đàn, chè đồng,
dành dành, sả, hoa cây rau mùi,
ngải cứu, cúc tần Xông xong,
cần lau sạch mồ hôi, thay quần
áo, tránh gió. Nếu bệnh nhân đã
ra mồ hôi rồi thì không xông


nữa.
Thuốc uống: Lá tía tô, củ gấu
mỗi thứ 12 g; hành, gừng, cam
thảo đất, vỏ quýt (sao) mỗi thứ
8 g. Đổ 2 bát nước, đun sôi 5
phút, uống hết một lần. Ngày
uống 2 lần.
Cháo chống lạnh: Gạo nếp 50
g, gừng tươi 8 g, hành 6 g. Nấu
cháo chín, thái gừng và hành bỏ
vào đánh đều, cho bệnh nhân ăn
ngay, có thể thêm 1 quả trứng
gà, tiêu ớt.
Cảm thể nóng
Triệu chứng là sợ gió, sợ nóng,
sốt nhiều, có mồ hôi, khát nước,
tiểu tiện vàng, rêu lưỡi vàng
mỏng.
Thuốc uống: Bạc hà, kinh giới
mỗi thứ 8 g, cam thảo đất 12 g,
lá dâu, lá tre, kim ngân, lá củ
sắn dày mỗi thứ 16 g. Đổ 3 bát
nước sắc còn 1 bát, uống hết
một lần, ngày uống 1-2 lần.
Canh giải nhiệt: Đậu xanh 50 g
(cả vỏ), lá dâu non 16 g, lá tía tô
12 g. Nấu chín đậu xanh, thái lá
dâu, lá tía tô cho vào cháo đảo
đều ăn nóng cho ra mồ hôi.


×