Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Điều trị đau dây thần kinh tọa bằng phẫu thuật: không có hiệu quả pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.62 KB, 5 trang )

Điều trị đau dây thần kinh tọa bằng
phẫu thuật: không có hiệu quả



Tuần qua, một nghiên cứu vừa công bố làm ngẩn ngơ giới
phẫu thuật chấn thương chỉnh hình: bệnh nhân đau dây thần
kinh tọa có lẽ không cần đến phẫu thuật! Một số nhà giải phẫu
cảm thấy “thất vọng” trước kết quả nghiên cứu, bởi vì trước khi
tiến hành, ai cũng kì vọng nghiên cứu sẽ chứng minh rằng hiệu
quả của điều trị bằng phẫu thuật. Thế nhưng kết quả nghiên
cứu cho thấy bất luận bệnh nhân được điều trị hay không, ai
cũng cảm thấy tốt hơn. Không ai đoán được kết quả này nếu
không tiến hành nghiên cứu. Đó cũng là cái “đẹp” của khoa
học vậy! Nghiên cứu này một lần nữa cho thấy tất cả những
“niềm tin” đều trở nên hài hước trước dữ kiện khoa học.

Chứng đau dây thần kinh tọa (sciatica) có cơ chế khá đơn
giản: ruột của đĩa liên sống bị thoái hóa. Đĩa này nhô ra ở một
bên, làm ép rê thần kinh sống thắt lưng dưới, hay thần kinh đốt
sống cùng trên. Hệ quả là bệnh nhân cảm thấy đau dọc theo mặt
sau và mặt ngoài đùi, chân và bàn chân, thường do thoái hóa
ruột đĩa liên sống. Bệnh có thể bộc phát bất thình lình, làm cho
việc cử động nâng, hay xoắn trở nên vụng về. Lưng bị cứng và
đau, chân cũng bị cứng và tê. Nằm nghỉ có thể giảm đau lưng,
nhưng nếu tình trạng đau và tê dai dẳng vẫn tiếp tục, bệnh nhân
thường được điều trị bằng phẫu thuật.

Một câu hỏi đặt ra: ở các bệnh nhân đau dây thần kinh tọa,
phẫu thuật có thật sự cải tiến tình trạng đau?


Một nghiên cứu lâm sàng đối chứng ngẫu nhiên (randomized
controlled clinical trial) được tiến hành ở Mĩ để trả lời câu hỏi
trên, và kết quả làm cho chúng ta phải ngẩn ngơ. Kết quả
nghiên cứu còn làm cho chúng ta phải xét lại cách điều trị chứng
đau tọa thần kinh.

Các nhà nghiên cứu Mĩ chọn một nhóm bệnh nhân gồm 472
người, tuổi trung bình khoảng 41-43. Họ ngẫu nhiên chia bệnh
nhân thành hai nhóm: nhóm 1 gồm 232 bệnh nhân được điều trị
bằng phẫu thuật (lumbar diskectomy), và nhóm 2 gồm 240 bệnh
nhân không được điều trị mà chỉ theo dõi và chờ (còn gọi là
nhóm “đối chứng”). Cả hai nhóm bệnh bệnh nhân được theo dõi
trong vòng 2 năm. Trong thời gian đó, các nhà nghiên cứu thu
thập các chỉ tiêu lâm sàng như độ đau đớn cơ thể (bodily pain),
cử động cơ thể (physical function), và chỉ số đau thần kinh tọa
(sciatica index).

Chỉ số
lâm sàng
Tháng thứ 3 Tháng thứ 12 Tháng thứ 24
Điều trị

Đối
chứng
Điều trị

Đối
chứng
Điều trị


Đối
chứng
SF-36
bodily
pain
30.5
(1.9)
27.6
(1.8)
39.7
(1.8)
36.9
(1.8)
40.3
(1.9)
37.1
(1.9)
SF-36
physical
function
27.7
(1.9)
24.9
(1.9)
36.4
(1.9)
35.2
(1.9)
35.9
(2.0)

35.9
(1.9)
Sciatica
index
-9.0
(0.46)
-6.8
(0.45)
-10.3
(0.46)
-8.7
(0.45)
-10.1
(0.48)
-8.5
(0.47)
Chú thích: Các số ngoài ngoặc là số trung bình; các số trong
ngoặc có nghĩa là sai số chuẩn (standard error). Mức độ khác
biệt giữa hai nhóm điều trị và đối chứng đều không có ý nghĩa
thống kê (statistical non-significance). Khi chỉ số đau đớn cơ
thể (bodily pain) và cử động cơ thể (physical function) tăng có
nghĩa là bệnh nhân cảm thấy tốt hơn (ít đau hơn và khả năng cử
động cơ thể tốt hơn). Khi chỉ số đau thần kinh tọa ở số âm có
nghĩa là tìn trạng đau thần kinh tọa thuyên giảm. Nguồn:
Weinstein JN, et al. Surgical vs nonoperative treatment for
lumbar spine disk herniation: the Spine Patient Outcomes
Research Trial (SPORT) – a randomized trial. JAMA 2006;
296:2441-2450.



Một số biến chứng sau phẫu thuật được ghi nhận: khoảng
4% trong nhóm điều trị phải tái giải phẫu trong vòng 1 năm và
5% tái giải phẫu trong vòng 2 năm, 4% trường hợp bệnh nhân
phẫu thuật bị rách màng cứng (dural tear), và 2% bị nhiễm trùng
ở vết mổ.

Đây là một nghiên cứu lâm sàng “táo bạo” để thử nghiệm
một giả thiết mà nhiều người vẫn xem là sự thật. Đã từ lâu, giới
y khoa vẫn tin rằng phẫu thuật là một thuật điều trị chuẩn cho
các bệnh nhân đau dây thần kinh tọa. Không điều trị cũng có
nghĩa là mâu thuẫn với y đức. Bệnh nhân thường được bác sĩ
khuyến cáo rằng nếu hoãn giải phẫu có thể dẫn đến tình trạng
dây thần kinh bị tổn hại vĩnh viễn, chân bị yếu đi, thậm chí mất
khả năng đi tiêu tiểu. Do đó, ý tưởng về một nghiên cứu mà
trong đó bệnh nhân chỉ cho chờ, không điều trị, là một ý tưởng
táo bạo.

Đây là một trong những nghiên cứu lâm sàng đối chứng
ngẫu nhiên rất hiếm hoi trong lĩnh vực phẫu thuật. Nói chung,
giới phẫu thuật thường quá tự tin và thích nghĩ rằng phương
pháp điều trị mà họ quen thuộc hay có kinh nghiệm là tối ưu,
không có gì phải chất vấn hay bàn luận thêm. Có một câu
chuyện vui về nghiên cứu và phẫu thuật. Hôm đó, một giáo sư
phẫu thuật danh tiếng được mời đến thuyết trình về phương
pháp điều trị do chính ông phát triển. Ông giáo sư oai nghi, bệ
vệ trên bục giảng, thao thao bất tuyệt về phương pháp của ông,
thì một bác sĩ nội trú trẻ tần ngần dơ tay xin hỏi. “Thưa giáo sư,
xin hỏi là giáo sư đã làm nghiên cứu lâm sàng đối chứng ngẫu
nhiên để thẩm định xem phương pháp của giáo sư thật sự có
hiệu quả chưa ạ?” Ông giáo sư cười to, đầy tự tin đưa mắt nhìn

khán giả trong hội trường và nói móc: “Ý của anh là phân nửa
bệnh nhân của tôi phải bị tước mất lợi ích từ phẫu thuật này à?”
Cả hội trường hỉ hả cười theo. Chờ đến khi tràng cười lắng
xuống, anh bác sĩ trẻ lí nhí thắc mắc: “Nhưng thưa giáo sư, phân
nửa nào ạ?” Ông giáo sư xanh mặt và cả hội trưòng im phăng
phắt, vì lúc đó người ta đã nhận ra cái phi logic trong câu nói
móc của vị giáo sư khả kính kia!

Cách suy nghĩ của vị giáo sư trong câu chuyện vừa kể là một
suy nghĩ phi khoa học và nguy hiểm. Giới phẫu thuật thường có
xu hướng chủ quan. Nếu theo một giác quan thông thường nào
đó, một phương pháp điều trị sẽ có hiệu nghiệm, thì họ sẽ cảm
nhận rằng phương pháp đó thực sự có hiệu nghiệm, dù bằng
chứng khoa học cho thấy ngược lại. Trong thực tế, có nhiều
phương pháp điều trị hiện hành không có hiệu quả như chúng ta
tưởng. Thậm chí, một số phương pháp còn có thể gây nên
thương tổn cho bệnh nhân. Nhưng đó không phải là vấn đề.
Vấn đề là những quyết định của bác sĩ rút ra từ kinh nghiệm cá
nhân hay quan sát lâm sàng hàng ngày thường không có độ tin
cậy cao. Thêm vào đó là phần lớn các phương pháp chữa trị
trong y học chưa bao giờ được kiểm tra, đánh giá bằng các
phương pháp khoa học. Những phương pháp này được dùng vì
bác sĩ tin rằng chúng có hiệu quả, và cũng như mọi niềm tin tôn
giáo, nó không dựa vào bằng chứng khoa học.

Nhưng sự thật mích lòng. Nghiên cứu này đã giúp cho
chúng ta mật lần nữa phải xét lại các quan điểm về điều trị theo
kinh nghiệm cá nhân, hay theo niềm tin không có cơ sở khoa
học. Các chuyên gia Mĩ khi đọc qua kết quả nghiên cứu đều
nhất trí cho rằng các kết quả trình bày trên sẽ làm thay đổi sơ đồ

điều trị bệnh đau dây thần kinh tọa trong tương lai. Tiêu biểu
cho nhận xét này là Bác sĩ Steven R. Garfin, chủ nhiệm khoa
chấn thương chỉnh hình, Đại học California tại San Diego: “Kết
quả nghiên cứu này nói chúng ta biết rằng: không nên vội vả
giải phẫu. Thời gian thường là đồng minh chứ không phải kẻ
thù của chúng ta.”

×