Tải bản đầy đủ (.ppt) (21 trang)

bài giảng kinh tế vi mô chương 6 ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (155.8 KB, 21 trang )


Chương 6
THỊ TRƯỜNG
CẠNH TRANH HOÀN HẢO

Loại thị trường
Tiêu chí
Cạnh tranh
hoàn hảo
Cạnh tranh không
hoàn hảo
Độc quyền
Cạnh tranh độc
quyền
Độc quyền nhóm
Thí dụ Gạo, nước,
cá, thịt
Cà phê…
Sách, phim ảnh,
băng nhạc…
Xe máy, ô tô,
máy điều hòa
Điện, nước,
điện thoại…
Số lượng người sản xuất Rất nhiều Nhiều Ít Duy nhất
Sức mạnh thị trường của các nhà
sản xuất
Không
đáng kể
Không mạnh Mạnh Rất mạnh
Tính chất của hàng hóa Tiêu chuẩn


hóa
Có sự phân biệt
nhất định, thay
thế dễ dàng
Có sự phân biệt
đáng kể, thay
thế được
Độc đáo không
thể thay thế
Điều kiện gia nhập và rút lui Rất dễ Dễ Khó Rất khó
Các hình thức cạnh tranh phi giá Ít sử dụng
-
Quảng cáo
-
Cải tiến mẫu

-
Quảng cáo
-
Cải tiến mẫu

-Chất lượng
-
Khuyến mãi
Thông tin về thị trường Dễ tiếp cận Dễ tiếp cận Khó tiếp cận Rất khó tiếp
cận

I. THỊ TRƯỜNG CẠNH TRANH HOÀN HẢO
1/ Những đặc trưng của thị trường cạnh
tranh hoàn hảo :


Một thị trường cạnh tranh hoàn hảo là thị
trường trong đó cả người mua và người bán
đều cho rằng các quyết định mua hoặc bán
của họ không ảnh hưởng gì đến giá cả thị
trường.

Một ngành cạnh tranh hoàn hảo, trong đó
mọi người đều tin rằng hành động của họ
không gây ảnh hưởng tới giá cả thị trường,
phải có nhiều người bán và nhiều người
mua.
Ví dụ : Thị trường nông sản, chợ hoa quả …


Ở đây cả người bán và người mua đều
không cho rằng hành động của họ tác động
đến giá cả thị trường.

Các doanh nghiệp trong một ngành cạnh
tranh hoàn hảo đứng trước một đường cầu
nằm ngang. Bất kể doanh nghiệp này bán
ra bao nhiêu, nó nhận được đúng giá thị
trường.

Nếu doanh nghiệp bán với một mức giá cao
hơn thì nó sẽ không bán được sản phẩm,
những người mua sẽ đến một trong số các
doanh nghiệp khác có sản phẩm cùng loại
như vậy.


P Q TR MR FC VC TC MC ATC Pr
10 0 - - 25 0 25 - - -25
10 1 10 10 25 10 35 10 35 -25
10 2 20 10 25 14 39 4 19,5 -19
10 3 30 10 25 17,5 42,5 3,5 14,17 -12,5
10 4 40 10 25 20 45 2,5 11,25 -5
10 5 50 10 25 23,5 48,5 3,5 9,7 1,5
10 6 60 10 25 27,5 52,5 4 8,75 7,5
10 7 70 10 25 33 58 5,5 8,29 12
10 8 80 10 25 43 68 10 8,5 12
10 9 90 10 25 55 80 12 8,89 10
10 10 100 10 25 75 100 20 10 0


Do vậy, doanh nghiệp có thể bán số lượng
sản phẩm tùy ở mức giá hiện có trên thị
trường. Đường cầu đối với doanh nghiệp là
một đường nằm ngang hoặc phẳng như hình
6.1 dưới đây :
P
Giá
Ptt = 10
D
Q
Sản lượng


Hình 6.1 cho thấy một doanh nghiệp có tính
cạnh tranh có thể bán bao nhiêu tùy ý với giá

thị trường là Ptt.

Đường cầu D đối với doanh nghiệp nằm
ngang ở mức giá này.

Đường cầu nằm ngang đối với sản phẩm của
doanh nghiệp đó là một đặc điểm quan trọng
của một doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo.

Một ngành tham gia thị trường cạnh tranh
hoàn hảo có bốn đặc điểm cơ bản :


Thứ nhất, phải có một số lượng lớn các doanh
nghiệp trong ngành sao cho sản phẩm của mỗi
doanh nghiệp là không đáng kể so với cả ngành nói
chung.

Thứ hai, các doanh nghiệp này phải cùng sản xuất ra
sản phẩm có tiêu chuẩn hợp lý. Trong một ngành
cạnh tranh hoàn hảo tất cả các doanh nghiệp đều
phải sản xuất chủ yếu là những sản phẩm giống
nhau và phải được tính giá như nhau.
Thậm chí nếu tất cả các ngành doanh nghiệp trong
một ngành sản xuất ra những sản phẩm đồng nhất
hoặc giống nhau, từng doanh nghiệp cũng phải thận
trọng với giá cả nếu như người mua không có thông
tin đầy đủ về chất lượng và quy cách của sản phẩm
của các doanh nghiệp khác nhau trong ngành đó.



Thứ ba, người mua có thông tin gần như hoàn hảo về các
thông số của sản phẩm đang được bán sao cho người mua
nhận thấy rằng những sản phẩm giống nhau của các doanh
nghiệp khác nhau trong một ngành là thực sự giống nhau.

Thứ tư, đặc điểm quan trọng thứ tư của một ngành cạnh tranh
hoàn hảo là tự do nhập ngành và xuất ngành (tự do tham gia
hoặc rời bỏ ngành). Thậm chí nếu các doanh nghiệp hiện hành
có thể tự tổ chức với nhau để hạn chế cung và nâng giá thị
trường lên, mức tăng sau đó về doanh thu và lợi nhuận sẽ chỉ
đơn thuần lôi cuốn những doanh nghiệp mới tham gia vào
ngành này, làm tăng tổng mức cung và đẩy giá hạ xuống như
cũ. Ngược lại, khi các doanh nghiệp trong một ngành cạnh
tranh đang thua lỗ, một số doanh nghiệp sẽ đóng cửa nên
giảm bớt các doanh nghiệp còn lại trong ngành, tổng cung
giảm xuống và giá cả được đẩy lên làm cho các doanh nghiệp
còn lại có thể tồn tại được.

2/ Quyết định về cung ứng của doanh nghiệp trong thị
trường cạnh tranh hoàn hảo
a) Đường cung ngắn hạn của doanh nghiệp :
Nét đặc biệt của cạnh tranh hoàn hảo là mối quan hệ
giũa doanh thu biên và giá cả. Doanh nghiệp cạnh
tranh hoàn hảo đứng trước một đường cầu nằm
ngang. Khác với những trường hợp ở các chương
trên, trong đó doanh nghiệp đứng trước một đường
cầu dốc xuống, doanh nghiệp cạnh tranh này không
hạ giá khi họ bán được nhiều đơn vị sản phẩm hơn.
Do không có tác động nào đến doanh thu của sản

lượng hiện hữu, doanh thu biên từ việc bán thêm
một đơn vị sản phẩm chỉ đơn giản là giá được trả
cho hàng hóa đó. Nên :

Doanh thu biên (MR) = giá bán (P) (1)

Từ đẳng thức (1) cho thấy điều kiện cho mức
sản lượng tốt nhất là :
Chi phí biên = Doanh thu biên = giá bán (P) (2)
(SMC) (MR)
Hình 6.2 cho thấy những quyết định cung ứng
ngắn hạn của một doanh nghiệp cạnh tranh
hoàn hảo.


b) Đường cung ứng dài hạn của doanh
nghiệp
Các nguyên tắc tương tự được áp
dụng cho việc rút ra đường cung dài
hạn của một doanh nghiệp cạnh tranh
hoàn hảo. Hình 6.3 cho thấy các chi phí
bình quân và chi phí biên của doanh
nghiệp trong dài hạn.




Hình 6.4 biểu hiện đường cung ứng ngắn
hạn (SRSS) là đường chi phí biên ngắn hạn
(SMS) của doanh nghiệp phía trên điểm A và

đường cung dài hạn (LRSS) là đường chi phí
biên dài hạn (LMC) của doanh nghiệp phía
trên điểm C. P là mức giá đóng cửa trong
ngắn hạn và Plà mức giá nhập và xuất ngành
trong dài hạn. Nếu doanh nghiệp ngẫu nhiên
bắt đầu bằng việc dự trữ các yếu tố sản xuất
cố định, doanh nghiệp sẽ chọn điểm thấp
nhất trên đường chi phí bình quân dài hạn
(LAC) và C sẽ thực sự nằm trên đường cung
ngắn hạn (SRSS).

3/ Đường cung của ngành :
Một ngành cạnh tranh bao gồm nhiều doanh
nghiệp. Trong ngắn hạn có hai đều là cố
định. Khối lượng các yếu tố sản xuất cố định
được từng doanh nghiệp của ngành sử dụng
và số lượng của doanh nghiệp trong ngành.
Trong dài hạn, từng doanh nghiệp có thể
thay đổi tất cả các yếu tố của nó, nhưng số
lượng các doanh nghiệp cũng có thể thay
đổi qua các quá trình nhập và xuất ngành.

a) Đường cung ngắn hạn của ngành :

Chúng ta có thể tổng hợp các đường cung riêng biệt
của các doanh nghiệp thành đường cung của ngành.
Bất kể ngắn hay dài hạn, tại mỗi mức giá chúng ta
tổng hợp toàn bộ lượng cung của từng doanh
nghiệp để có được tổng lượng cung của các ngành
ở mức giá đó. Trong ngắn hạn số lượng doanh

nghiệp có trong ngành được báo trước. Giả sử có
hai doanh nghiệp A và B. Đường cung ngắn hạn của
từng doanh nghiệp là phần của đường chi phí biên
(SMC) phía trên giá đóng cửa của doanh nghiệp.
Hình 6.5 biểu thị phương pháp này.


4 Tác động của Thuế và trợ cấp.
a Tác động của thuế:
Giả sử thuế đánh vào hàng hóa sản xuất ra
của 1 DN , chính sách thuế sẽ ảnh hưởng
đến sản lượng và giá cả của DN.
MCt = MC + t
ATCt = ATC + t
Sắc thuế làm cho đường chi phí bình quân
và chi phí biên tăng thêm một khoản bằng t
Vậy thuế đánh vào từng đơn vị sản phẩm sẽ
làm cho DN giảm sản lượng sản xuất. Giá
không đổi.

b Trợ cấp:
Chính phủ trợ cấp vào từng đơn vị sản phẩm
sẽ làm dịch chuyển đường chi phí cận biên
xuống dưới , do đó khuyến khích các doanh
nghiệp tăng sản lượng cung ứng ra thị
trường .
MCe = MC – e
e Khoản trợ cấp của chính phủ.

×