Tải bản đầy đủ (.doc) (50 trang)

hoc thuyet tay au can dai potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (386.11 KB, 50 trang )

ĐẠI HỌC KINH TẾ LUẬT
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
CÁC HỌC THUYẾT
CHÍNH TRỊ VÀ PHÁP LÝ TÂY ÂU
CẬN ĐẠI
Giảng viên hướng dẫn: TS.Nguyễn Thị Hiền Oanh
NHÓM 5:
1. Trần Thị Hồng Dung K105021381
2. Lê Anh Duy K105021382
3. Bùi Đắc Hiển K105021397
4. Huỳnh Quang Hiếu K105021398
5. Võ Thị Hà My K105021413
6. Lê Đông Nghi K105021416
7. Bùi Thị Bích Ngọc K105021417
8. Hồ Thanh Thảo K105021432
9. Phạm Thị Thu Trang K105021443
10.Tôn Thị Huyền Trang K105021444
11. Nguyễn Thị Ngọc Uyển K105021453
12.Huỳnh Công Vượng K105021461
13.Trần Thị Khánh Vy K105021464
14.Mai Thị Mai Hương K065021487


MỤC LỤC
Lời dẫn 1
Phần I: Các học thuyết chính trị pháp lý Tây Âu cận đại 4
Chương I: Các học thuyết chính trị pháp lý ở Anh thời kì cách mạng 4
1. Tư tưởng chính trị của Thomas Hobbes 4
2. Tư tưởng chính trị của John Linbecne 15
3. Tư tưởng chính trị của John Locke 16
Chương II: Các học thuyết chính trị pháp lý ở Pháp thời kì cách mạng tư sản cuối thế kỷ


XVIII 26
1. Tư tưởng chính trị của Voltaire 26
2. Tư tưởng chính trị của Montesqieu 38
3. Tư tưởng chính trị của Jean Jacques Rousseau 31
4. Tư tưởng chính trị của phái Giacobanh và Robespierre 39
Chương II: Các học thuyết chính trị pháp lý ở Đức thời kì cách mạng tư sản cuối thế kỷ
XVIII – đầu thế kỉ XIX 42
1. Tư tưởng chính trị của I.Kant 42
2. Tư tưởng chính trị của G.G.Fichte 44
3. Tư tưởng chính trị của G.F Hegel 46
Phần II: Đánh giá các học thuyết chính trị pháp lý Tây Âu cận đại 49
1. Bối cảnh chung 49
2. Đánh giá 50
CÁC HỌC THUYẾT CHÍNH TRỊ VÀ PHÁP LÝ TÂY ÂU CẬN ĐẠI
Lời dẫn:
Học thuyết pháp lí với ý nghĩa là hệ thống các quan điểm, các phạm trù, khái niệm, các nguyên
tắc, các quy luật và mối liên hệ có tính phổ biến giữa các hiện tượng nhà nước và pháp luật
được hình thành và phát triển trên cơ sở hoạt động có tính đặc thù là hoạt động nhận thức tư
duy khoa học. Sự phân chia các học thuyết pháp lí thành các học thuyết chung gắn liền với các
vấn đề chính trị và các học thuyết về từng lĩnh vực pháp luật chỉ có tính tương đối vì giữa chúng
có mối liên hệ chặt chẽ hữu cơ không thể tách rời. Trên thực tế, chính trị và pháp luật là những
hình thái ý thức xã hội thuộc kiến trúc thượng tầng; chính trị là linh hồn của pháp luật, không có
pháp luật nào phi chính trị hay chỉ là những vấn đề chuyên môn kĩ thuật thuần tuý. Ngược lại
không có nền chính trị hay xu hướng chính trị nào lại không hướng tới vấn đề chính quyền và
luật pháp. Nói như vậy cũng để thấy rằng các học thuyết pháp lí không đơn thuần là những lí
thuyết về kĩ thuật pháp luật mà chúng luôn luôn thể hiện những vấn đề lợi ích giai cấp; thể hiện
lập trường, thế giới quan và nhân sinh quan chính trị sâu sắc.
Giá trị của một học thuyết tư tưởng là phạm trù chỉ tính đúng đắn, tính chuẩn mực và tiến bộ
của những tư tưởng, quan điểm của học thuyết; có ý nghĩa sâu sắc trong việc định hướng nhận
thức, tư duy và điều chỉnh hành vi của con người phù hợp với sự phát triển của xã hội trong

những điều kiện lịch sử nhất định. Theo Lênin, “Chủ nghĩa Mác sở dĩ có một ý nghĩa lịch sử to
lớn về mặt hệ tư tưởng của giai cấp vô sản cách mạng là vì chủ nghĩa Mác không những không
vứt bỏ những thành quả hết sức to lớn của thời kỳ tư sản, mà trái lại còn tiếp thu lấy và thẩm
định lại tất cả những cái gì là quý báu của nền tư tưởng và văn hóa của loài người từ hơn 2000
năm trước”. Trong khoa học pháp lý tồn tại một quan điểm phổ biến là trước khi bắt tay vào
nghiên cứu bất kỳ một hiện tượng Nhà nước hay pháp luật, bản chất con người hay chế độ xã
hội nào, chúng ta cần phải xem xét lịch sử hình thành và phát triển của hiện tượng đó, từ nguồn
gốc đó phân tính thực trạng của nó trong hiện tại và dự đoán sự phát triển của nó trong tương
lai. V.I.Lênin cho rằng trong khoa học xã hội, phương pháp lịch sử là phương pháp nghiên cứu
chắc chắn và đáng tin cậy nhất. Do đó, sẽ hoàn toàn lôgíc và có căn cứ khi nghiên cứu xây dựng
các mô hình nhà nước và thể chế pháp luật, kĩ thuật chính trị và quyền con người ở mỗi quốc gia
từng thời đại gắn liền với việc nghiên cứu các tư tưởng chính trị pháp lý.
Từ thời Cổ đại, trên thế giới đã hình thành những học thuyết chính trị - pháp lí nổi tiếng, xuất
hiện những trường phái khoa học khác nhau về cùng vấn đề của hiện thực khách quan trong xã
hội, đó là nhà nước và pháp luật. Những học thuyết nổi tiếng mà cho đến nay người ta vẫn còn
suy ngẫm và kiểm nghiệm như thuyết pháp trị và thuyết đức trị ở Trung Quốc thời cổ.
Nhìn chung, các học thuyết pháp lí Cổ đại đã có nhiều đóng góp quan trọng, đặt nền móng cho
sự tiếp tục phát triển của luật học thế giới sau này. Có những tư tưởng, quan điểm của các học
giả thời đó đến nay vẫn còn nguyên giá trị.
Vượt qua đêm trường Trung cổ, chuẩn bị cho cuộc cách mạng dân chủ tư sản lật đổ chế độ
phong kiến thiết lập kiểu nhà nước tư sản, nhiều học thuyết chính trị - pháp lí ra đời với những
nội dung rất phong phú đã mang lại cho nền luật học thế giới những bước tiến vượt bậc. Chẳng
hạn: thuyết pháp quyền tự nhiên, thuyết khế ước xã hội, thuyết phân quyền
Trên cơ sở tổng kết những thành tựu khoa học của thế giới, các nhà kinh điển của chủ nghĩa
Mác - Lênin đã đưa ra học thuyết khoa học, cách mạng nhất về nhà nước và pháp luật. Học
thuyết Mác - Lênin về nhà nước và pháp luật đem lại một cách nhìn toàn diện, khách quan, biện
chứng và duy vật về những vấn đề chung như nguồn gốc, bản chất, vai trò, chức năng của các
kiểu nhà nước trong lịch sử và đặc biệt là đối với nhà nước và pháp luật xã hội chủ nghĩa - kiểu
nhà nước và pháp luật tiến bộ nhất và là cuối cùng trong lịch sử loài người. Học thuyết tây âu
cận đại về nhà nước và pháp luật là cơ sở phương pháp luận cho việc hình thành các học thuyết

pháp lí xã hội chủ nghĩa.
Trước sự đa dạng, phức tạp của vấn đề khoa học chính trị, chúng tôi đi vào phân tích các học
thuyết tư tưởng chính trị pháp lý Tây Âu thời cận đại đồng thời làm rõ quan điểm của chúng tôi
về những giá trị đóng góp và những hạn chế của các tư tưởng luận chính. Các tư tưởng chính trị
phương Tây cận đại có các ảnh hưởng quan trọng trong quá trình hình thành các học thuyết
chính trị của nhiều nước trên thế giới sau đó là điều không thể phủ nhận, không những thế cho
đến bây giờ có những quan điểm được áp dụng trên thực tiễn. Bản thân nước ta, việc thiết kế các
hiến pháp cũng đã chịu ảnh hưởng nhất định, dù ở các mức độ khác nhau. Với sự phát triển của
các quan hệ kinh tế thị trường, quan hệ đối ngoại thời mở cửa và cải cách, với mục tiêu là xây
dựng nhà nước pháp quyền XHCN và xã hội công bằng dân chủ văn minh, việc xem xét một số
các tư tưởng chính trị phương Tây cận đại đã có ảnh hưởng lớn trong lịch sử, cũng như đã được
kiểm nghiệm nhất định qua các diễn biến chính trị thực tế, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn quan
trọng.
Chuyên đề nhánh của chúng tôi về các học thuyết chính trị pháp lý Tây Âu cận đại sẽ được
nghiên cứu có nội dung được chia thành hai phần chính sau đây:
Phần I: Các học thuyết chính trị pháp lý Tây Âu cận đại
Phần II: Đánh giá các học thuyết chính trị pháp lý Tây Âu cận đại
Theo đó, trong phần I chúng tôi sẽ trình bày cụ thể các tư tưởng chính trị pháp lý Tây Âu cận
đại, đi từ việc trình bày sơ nét về con người các nhà tư tưởng chính trị chúng tôi nêu lên những
tư tưởng chính trị chính, đưa ra những đánh giá và giá trị của các quan điểm đó. Phần I là cơ sở
để chúng tôi làm rõ nhìn nhận của mình về các tư tưởng chính trị pháp lý Tây Âu cận đại sẽ
được trình bày trong phần II gồm các mục tiêu điểm là: bối cảnh chung và đánh giá chung các
học thuyết chính trị pháp lý Tây Âu cận đại.
Các tác giả cận đại ít được biết đến ở nước ta (Mills, Schumpeter, và Dahl), hoặc chỉ được biết
đến như trong lĩnh vực nghiên cứu khác (như Webber trong xã hội học, và phần nào là Mills
trong kinh tế học vi mô, Schumpeter trong kinh tế học vĩ mô) mặc dù các lý luận của họ có
những ảnh hưởng khá rộng rãi trong các nước, được coi thuộc hàng kinh điển (bên cạnh các tác
phẩm của Mác, Ăng-ghen, Lênin ) trên thế giới nhưng chúng không được thể nghiệm rộng rãi
như các tư tưởng mang tính đặc trưng chung nhất cho các hiện tượng, thậm chí chúng ít được
phiên dịch và nghiên cứu ở nhiều nước, vì vậy chúng tôi chỉ giới thiệu các nhà tư tưởng chính trị

tiêu biểu: Thomas Hobbes, John Linbecne, John Locke(Anh); Voltaire, Montesquieu, Jean
JacqueRousseou, Robespiere(Pháp); Kant.I, G.G.Fichte,G.F Hegel (Đức).
PHẦN I:
CÁC HỌC THUYẾT CHÍNH TRỊ VÀ PHÁP LÝ TÂY ÂU CẬN ĐẠI
CHƯƠNG I:
CÁC HỌC THUYẾT CHÍNH TRỊ PHÁP LÝ Ở ANH THỜI KÌ CÁCH MẠNG
1. TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ CỦA THOMAS HOBBES
1.1 Vài nét về Thomas Hobbes
Thomas Hobbes (05/04/1588-04/12/1679)
Nơi sinh: Westport, Malmesbury, Wiltshire, England
Nơi mất: Hardwick Hall, Derbyshire, England
Trường phái: Khế ước xã hội, Chủ nghĩa hiện thực cổ điển, Chủ nghĩa kinh nghiệm,
Chủ nghĩa duy vật, Thuyết vị lợi
Quan tâm chính: Triết học chính trị, Lịch sử, Đạo đức, Hình học
Tư tưởng đáng lưu ý: Cuộc sống trong trạng thái tự nhiên là "đơn độc, nghèo khó, dã man và
ngắn ngủi".
Ảnh hưởng bởi: Plato, Aristotle, Epicurus, Thucydides, Tacitus, Lucretius, Galileo,
Machiavelli, René Descartes, Gassendi, Grotius, Selden, Great Tew
Circle
Thomas Hobbes sinh trong gia đình một mục sư tại Malesbern (Anh). Trong những năm học phổ
thông Hobbes tỏ ra có năng khiếu môn tiếng Latinh và tiếng Hy Lạp cổ. Năm 15 tuổi, Hobbes đã
là sinh viên Đại học Oxford. Kết thúc khóa học 5 năm, Hobbes đạt loại giỏi, nhất là ở các môn
Lôgíc học và Vật lý. Aristote là một trong những tên tuổi để lại dấu ấn sâu đậm trong hành trang
tư tưởng của Hobbes. Với học lực như thế, Hobbes được quyền lựa chọn nơi làm việc, được đề
nghị ở lại trường giảng môn Lôgíc, song ông từ chối do tính chất kinh viện sáo rỗng của giáo dục
đại học thời ấy. Để có nhiều thời gian dành cho nghiên cứu khoa học, Hobbes nhận lời làm gia
sư cho con trai một huân tước.
Năm 1610 Hobbes cùng học trò (con trai huân tước) sang Pháp và Italia khoảng 3 năm, làm quen
với nhiều nhà tư tưởng, nhà hoạt động chính trị, nhiều nhà khoa học lớn. Trở về Anh, Hobbes
tìm hiểu các tác phẩm của F. Bacon, tỏ ra tâm đắc với ý tưởng “Đại phục hồi khoa học” (The

Great Instauration), nhất là với “Công cụ mới” (Novum Organum).
Dù có năng lực nghiên cứu, nhưng mãi đến năm 40 tuổi, Hobbes mới cho ra công trình nghiên
cứu đầu tiên. Sau đó trong vài năm, trong chuyến hành trình sang các nước Tây Âu. Hobbes tiếp
xúc, trao đổi và nhận thức mới. Cuộc tranh luận với Descartes tạo điều kiện cho Hobbes xác lập
hệ thống các quan điểm triết học thức sự của mình. Vẫn như trước các vấn đề chính trị – xã hội
có sức thu hút lớn đối với Hobbes. Vì thế phần thứ ba trong hệ thống triết học của mình (Về
công dân) Hobbes công bố trước tiên (1642). Năm 1651 tại London, Hobbes xuất bản bằng tiếng
Anh tác phẩm đồ sộ “Leviathan” (tên gọi đầy đủ là “Leviathan, hay vật chất, hình thức và quyền
lực nhà nước giáo hội và nhà nước công dân” – Leviathan, or the matter, form and power or a
commonweath ecclesiastical and civil). Tiếp đó Hobbes lần lượt cho ra mắt người đọc “về cơ
thể” (1655, tiếng Latinh), “Về con người”(1658, tiếng Latinh). Ba tác phẩm riêng biệt-“về cơ
thể”, “về con người”,”về công dân”- được tập hợp thành bộ tác phẩm thể hiện tư tưởng triết học
cơ bản của Hobbes-“về những nguyên lý triết học”.Sau khi công bố, cả “ về công dân” lẫn
“Leviathan” đều bị liệt vào mục danh sách cấm của Nhà thờ. Trong lần xuất bản bằng tiếng
Latinh(1688) Hobbes buộc phải điều chỉnh một số nội dung của “Leviathan”, nhất là những chỗ
bị coi xúc phạm đến quyền lực nhà vua và uy tín của nhà thờ.
Bên cạnh đó, Thomas Hobbes xuất hiện từ triều đại của Charles I. Hobbes từng dạy ông hoàng
này toán học từ năm 1646 cho đến năm 1648. Khi Charles II lên ngôi, ông mời Hobbes về triều
đình nắm lấy vai trò cố vấn. Thomas Hobbes dâng sách Leviathan cho ông hoàng lưu vong
Charles II năm 1651. Trong tác phẩm này, Hobbes ủng hộ nguyên tắc vương quyền tuyệt đối mà
ông tin tưởng là yếu tố duy nhất có thể xây dựng một chính quyền hữu hiệu. Giống như nhiều
học giả của thời đại đó, Hobbes cố gắng trả lời câu hỏi: Ngoài nhu cầu thống nhất tôn giáo, nhân
loại với riêng sự thông minh (của con người) có thể xây dựng một cộng đồng đoàn kết hay
không?
Thomas Hobbes được thừa nhận là một triết gia, đại biểu của chủ nghĩa duy vật Anh thế kỷ
XVII.
1.2 Tư tưởng chính trị của Thomas Hobbes
Thomas Hobbes: Một cái nhìn bi quan về nhân tính
Theo Thomas Hobbes, con người là một thể thống nhất giữa tính tự nhiên và tính xã hội. Về bản
tính tự nhiên, con người đều bình đẳng. Với bản tính xã hội, con người ai cũng có những khát

vọng, nhu cầu riêng, vì quyền lợi riêng mà có thể chà đạp lên tất cả.
Từ ý niệm phản kháng qua ý thức về sự tự do bẩm sinh của con người, chúng ta phải chờ đến
hàng chục thế kỷ sau mới có được một học thuyết về tự do dân chủ trong sinh hoạt chính trị của
nhân loại. Thomas Hobbes được nhiều người biết đến hiện nay qua hai quan điểm chính trong lý
thuyết chính trị của ông:
- Sự mô tả tình trạng xã hội lúc nguyên thủy của con người như: cô đơn, nghèo đói, đầy dẫy
những cảnh dã man chết chóc
- Việc cổ xuý cho sự hợp pháp của chế độ quân chủ tuyệt đối.

Hobbes đã lập thuyết bắt nguồn từ cái nhìn bi quan về bản tính tự nhiên của con người. Ông cho
rằng trong tình trạng sơ khai của thiên nhiên, mọi người đều bình đẳng, bất cứ một người nào
cũng đều có thể giết bất kỳ một kẻ nào khác. Sức mạnh và sự thông minh không hoàn toàn ở vào
cái thế mạnh, bởi vì nó có thể bị chế ngự bởi cái tính quỷ quyệt và khôn ngoan của kẻ yếu thế
hơn. Con người luôn luôn ở trong một tình trạng lo âu và sợ hãi, họ phải chiến đấu không ngừng
vì bản năng sinh tồn của mình. Hobbes đã lập nên lý thuyết của mình, một phần do tình trạng nội
chiến xảy ra tại Anh Quốc trong những năm của thập niên 1640. Bản tính của Hobbes là một con
người nhút nhát, hoảng sợ trước cảnh hỗn loạn giết chóc trong nước, ông đã chạy trốn qua Pháp
và ở đó viết nên tác phẩm Leviathan với những đoạn văn nổi tiếng nhất trong lịch sử học thuyết
chính trị như sau:
"Trong xã hội của thời chiến, mỗi cá nhân là kẻ thù của một cá nhân khác. Con người không có
được một cuộc sống yên ổn và an toàn nào khác hơn là trông cậy vào sức mạnh và những vật
dụng, của cải do chính mình tạo ra. Trong một xã hội như thế, không thể có một nền kỹ nghệ;
bởi vì không có gì bảo đảm rằng những gì mình làm ra sẽ thuộc về mình: cho nên cũng không
thể có văn hóa trên quả đất này; không có kỹ thuật về hàng hải và do đó sẽ không có những hàng
hóa được nhập cảnh qua đường biển; không có những dinh thự nguy nga và dụng cụ cơ khí để di
chuyển; không có kiến thức trên mặt đất này; không có sự ghi nhận về thời gian; không có nghệ
thuật văn chương; không có xã hội; và điều kinh hãi nhất là nỗi ám ảnh triền miên về một cái
chết tàn bạo; và đời sống của con người trở nên cô đơn, nghèo đói, dã man và ngắn ngủi."
Hobbes tuyên bố rằng con người, về cơ bản, là một tạo vật sa đoạ và không đáng tin cậy, rằng họ
luôn phải tự bảo vệ bản thân giữa các đồng loại chẳng khác gì những con thú trong rừng vậy!

Mỗi cá nhân luôn cảm thấy cần thiết phải đóng kín cửa đề phòng kẻ trộm đột nhập, thậm chí phải
luồn ví tiền dưới gối đề phòng kẻ trộm trong chính gia đình mình. Con người không chỉ sa đoạ
mà còn thích gây gổ và hiếu chiến đến độ, ngoại trừ những khoảnh khắc nghỉ ngơi giữa các cuộc
khẩu chiến, họ liên tục xung đột, cạnh khoé và chống phá lẫn nhau.
Có ba lý do lý giải tính hiếu chiến của con người:
-Cạnh tranh (để giành quyền sống cho mình)
-Thiếu tin cậy vào người khác (nhu cầu tự bảo toàn)
-Thèm khát vinh quang (nhu cầu được coi trọng, được kính trọng)
Cạnh tranh đưa con người đến bạo lực, thiếu lòng tin làm nảy sinh khuynh hướng tự vệ, và ham
tiến đòi con người xây dựng các hình thức ngoại giao tinh tế trong khi khái niệm nhân quyền
(human rights) thời hiện đại được xem là các quyền được một thực thể thần thánh.
Quyền tự nhiên
Theo Hobbes, quy luật thống trị cung cách ứng xử của mọi tạo vật là luật rừng, "luật nanh vuốt "
(the law of tooth and claw). Với quy luật khốc liệt ấy, sức mạnh tạo nên lẽ phải. Trong rừng,
mãnh sư ưu tiên giành lấy những gì nằm trong khả năng của nó; sau đó các loài thú khác lần lượt
dành lấy phần của chúng. Con người cũng hành động như thế và nếu cần thiết, thậm chí họ còn
tàn sát lẫn nhau hoặc biến đồng loại thành nô lệ. "mỗi người có quyền làm mọi sự trong khả
năng, ngay cả khi làm chủ thân thể của kẻ khác".
Quyền bình đẳng giữa con người
Như đề cập ở trên, quy luật tự nhiên cho phép mỗi người, trong khả năng của mình, làm mọi việc
theo ý muốn - bởi lẽ trong thế giới dã thú, “chẳng có gì xem là bất chính cả”. Mặt khác, để tránh
bị kháng cự và phản công, con người phải xảo trá hơn cả dã thú. Một người yếu đuối, nếu được
trang bị vũ khí lợi hại và có chiến thuật hiệu quả, hoàn toàn có thể hạ gục một người khoẻ mạnh.
Hobbes chỉ ra rằng, do con người có năng lực thể chất không đồng đều, các cá nhân yếu đuối
thường có xu hướng tập hợp thành nhóm để tự vệ hoặc để chống lại kẻ thù hùng mạnh. "Xét về
mặt thể lực, kẻ yếu vẫn có đủ khả năng tiêu diệt kẻ mạnh bằng thủ đoạn hiểm độc, hoặc bằng
cách liên kết với những ai có cùng mục tiêu như họ." Về phương diện này, Hobbes đồng tình với
phương châm cổ: " Đoàn kết thì sống, chia rẽ thì chết" (United we stand, divided we fall).
Bắt đầu từ hiểu biết cơ chế của bản chất và khát vọng của con người, Hobbes giả định cuộc sống
sẽ như thế nào nếu không có chính quyền, một đều kiện mà ông gọi là trạng thái tự nhiên. Trong

trạng thái đó, con người có quyền đối với bất cứ cái gì trong thế giới kể cả quyền giết lẫn nhau.
Hobbes lý luận như vậy sẽ dẫn đến sự chống lại nhau, do đó cuộc sống là “ cô độc, kinh tởm,
nghèo nàn, bạo lực và ngắn ngủi”. Với quy luật tự nhiên, Hobbes tin tưởng rằng, xét theo luật cơ
bản của tự nhiên, cá nhân phải bảo vệ cuộc sống của chính mình bằng mọi cách và với mọi giá,
rằng không có gì quý hơn mạng sống và đáng phải hy sinh mạng sống cả. “Tự bảo toàn sinh
mạng” là quy luật tự nhiên đầu tiên, thúc giục con người “tìm kiếm và theo đuổi hoà bình.” Nỗi
sợ chết hay sợ tổn thương, kết hợp với bản năng bảo toàn sinh mạng, ngăn không cho con người
làm hại bản thân và người khác.
Quy luật đầu tiên ấy (luật tự bảo toàn sinh mạng) thúc đẩy con người tuân phục quy luật thứ hai,
liên quan đến khế ước xã hội - bởi lẽ sinh mạng chỉ được bảo toàn tốt nhất trong một xã hội, nơi
mà sự an bình lâu dài được xác lập trên nền tảng của một khế ước cộng đồng.
Và như thế, để thoát khỏi trạng thái chiến tranh, đẩy con người thừa nhận một khế ước xã hội và
xác lập một xã hội dân sự. Theo Hobbes, xã hội mà dân dưới quyền lực tối cao, trong xã hội đó,
tất cả cá nhân hy sinh nhiều quyền tự nhiên để được bảo vệ (khác với xã hội trạng thái tự nhiên,
A từ bỏ quyền giết B để B cũng làm như A). Quyền lực tối cao bị vi phạm sẽ trả giá bởi chiến
tranh.
Bản năng sinh tồn là nguyên tắc đạo đức trong lập thuyết của Hobbes: tất cả những điều gọi là
công lý và đúng đắn đều có quan hệ mật thiết đến việc đóng góp cho mục đích tranh đấu để sinh
tồn, còn ngoài ra những điều bạo ngược, bất công là những điều sẽ đưa dẫn đến chiến tranh và
chết chóc. Tuy Hobbes không phải là một lý thuyết gia về dân chủ, nhưng chính nỗi ám ảnh
trước cái chết đã đưa Hobbes đi đến việc lập nên một tiền đề làm nền tảng cho tư tưởng tự do
hiện đại. Chúng ta cũng cần lưu ý rằng các quyền bất khả tước đoạt của con người, theo niềm tin
của Hobbes, là các quyền tự nhiên (natural rights) ban cho.
Khế ước xã hội
Đối với Hobbes, khế ước xã hội là phương tiện thiết yếu để xác lập các quyền công dân trên cơ
sở của quy tắc vàng trong phép xử thế (“Hãy dành cho người khác những gì mà bạn muốn nhận
được từ họ”), thay cho quy luật tự nhiên “mạnh được yếu thua". Các cá nhân có được quyền
công dân bằng cách chấp nhận một thoả ước cộng đồng được xây dựng trên nguyên tắc “cá nhân
sẵn sàng, vì mục đích hoà bình, vì quyền tự nhiên của mình, bằng lòng giới hạn sự tự do của
mình đến một mức độ mà, trong tình huống tương tự, những người khác cũng sẵn lòng kiềm chế

như vậy." Nguyên tắc này cấu thành nên quy luật thứ hai về khế ước xã hội. Ý nghĩa và tầm quan
trọng của quy luật ấy chỉ có giá trị nếu nó thoả mãn được quy luật tự nhiên đầu tiên - luật tự bảo
toàn sinh mạng.
Các luật phát sinh từ khế ước xã hội
Qua phần thảo luận, rõ ràng quy luật thứ hai được phát triển từ quy luật đầu tiên; bởi lẽ con
người chỉ chấp nhận tham gia khế ước xã hội với mục đích bảo đảm quyền sống của bản thân.
Hobbes nhận định rằng có một số quy luật khác phát sinh từ 2 quy luật đầu tiên ấy. Ông tổng kết
các quy luật như sau:
1. Con người không được làm điều gì có khả năng huỷ hoại cuộc sống bản thân (luật tự bảo toàn
sinh mạng )
2. Cá nhân sẵn sàng, khi những người khác cũng thế, đặt mục đích hoà bình và tự bảo vệ bản
thân nên trên hết; cá nhân bằng lòng với quyền tự do trong khuôn khổ mà anh ta có thể chấp
nhận dành cho người khác trong tình huống tương tự (luật khế ước xã hội )
3. Mỗi người đều thực thi các nghĩa vụ theo thoả ước ( luật công lý )
4. Với một người thọ nhận lợi ích, từ lòng hảo tâm hay sự biết ơn của người khác, không có lý
do gì khiến anh ta phải ân hận về thiện ý của mình (luật hàm ơn)
5. Mỗi người tranh đấu để tự thích ứng với cộng đồng (luật thích nghi)
6. Sau khi cảnh cáo, "cá nhân nên tha thứ cho những kẻ xúc phạm đã biết hối lỗi và mong được
dung thứ" (luật vị tha)
7. Về vấn đề báo thù (lấy oán trả oán), người ta không nên xem nặng tội lỗi quá khứ, hãy nghĩ
đến những điều tốt đẹp ở tương lai (luật báo thù).
8. Không ai được phép tuyên bố sự ghét bỏ hay kinh miệt người khác thông qua hành động, lời
nói, dáng vẻ hay ra dấu hiệu (luật khinh miệt)
9. Mọi cá nhân thừa nhận rằng mỗi người đều bình đẳng về mặt bản chất (luật tự tôn)
10. Hội nhập vào “điều kiện chung sống hoà bình, không ai được phép giành riêng bất kỳ quyền
lợi nào mà cá nhân không sẵn lòng chia sẻ cho cả cộng đồng” (luật ngã mạn và khiêm tốn)
11. Đối với những gì không phân chia được; “nếu có thể, hãy cùng thụ hưởng chung; và nếu như
có thể phân chia được về mặt số lượng, hãy chia đều cho số người được quyền thụ hưởng” (luật
công bằng)
12.Quyền chiếm hữu đều quyết định bằng cách rút thăm, hoặc xác định tình trạng sở hữu đầu

tiên (hệ luật của công bằng)
13. “Mọi sứ giả hoà bình đều được hưởng quy chế bảo đảm an toàn” ( luật quy chế an toàn)
14. “Những cá nhân dính líu đến sự kiện tranh chấp đều phải đặt mình dưới quyền phán xử của
một vị trọng tài” (luật phân xử)
Cần lưu ý rằng các điều luật nói trên, theo quan niệm của Hobbes, đều được chi tiết hoá hoặc suy
luận từ quy tắc vàng trong thuật ứng xử.Các điều luật nói trên, quy định phận sự của các công
dân tham gia khế ước xã hội, thực sự có giá trị tham khảo rất cao. Tuy nhiên, vẫn có một câu hỏi
quan trọng cần được đặt ra: điều gì sẽ xảy đến nếu như một cá nhân tham gia khế ước ,vô tình
hay cố ý, không thực hiện bổn phận của mình? Để trả lời, Hobbes gọi đó là vị Quốc chủ
( Leviathan), một “vị thần” trong loài người. Bản thân đứng trên luật lệ, người ấy nắm quyền
hành pháp tối cao trên thế giới (hay chí ít là trên một đất nước).Theo giả định, quyền lực ấy
thuộc về một đấng đế vương. Tuy nhiên, nếu có một người nắm quyền lực cao hơn xuất hiện và
khuất phục được bậc đế vương ấy, nhân vật ấy sẽ trở thành Vị Quốc chủ mới. Như vậy, mỗi dân
tộc trong sự phát triển của mình đều phải trải qua hai giai đoạn: giai đoạn tự nhiên và giai đoạn
xã hội công dân (giai đoạn nhà nước). Nhà nước là sự sáng tạo cao nhất của con người có thể
làm được. Nhà nước đóng vai trò điều hành sự phát triển xã hội, xử phạt những ai vi phạm lợi ích
chung của mọi người. Nhà nước tựa như một “con người nhân tạo” mà chính phủ là linh hồn của
con người đó. Sự xuất hiện của nhà nước cũng có mặt hạn chế ở chỗ nó làm giảm bớt khát vọng
tự nhiên nhất định của con người, tự do của con người do đó bị thu hẹp. Nhưng không còn cách
nào khác, con người phải cần đến nhà nước thì mới sống yên ổn được. Các đạo luật nhà nước
mặc dù nhiều khi không làm thỏa mãn sở thích cá nhân của một ai đó nhưng đều hợp lý và tất
yếu. Do vậy, nhiệm vụ của nhà nước là phải trừng phạt nhưng phải công minh, còn mỗi cá nhân
có nghĩa vụ phải tuân theo. Bản thân tôn giáo là cần thiết để khuyên răn mọi người làm theo các
chuẩn mực của nhà nước, tức pháp luật đã ban hành. Nhà thờ phải tuân thủ nhà nước chứ không
phải nhà nước phải tuân thủ nhà thờ.
Trong lý luận của Hobbes là chế độ quân chủ chính danh này dễ đưa đến một chế độ quân chủ áp
bức nếu không có một cơ chế dân chủ nào để biểu thị cho công dân trong nước biết rằng chế độ
quân chủ đó còn có tính cách chính danh để cai trị nữa hay không?
So sánh giữa các chính thể chính trị, ông cho rằng dưới chế độ quân chủ tư lợi và công lợi chỉ là
một. Của cải, danh dự, thế lực của một vị quân vương chỉ xuất xứ từ của cải, thế lực và danh

tiếng của các thần dân. Không một ông vua nào có thể giàu, vinh quang hoặc bền vững nếu thần
dân của ông nghèo, quá yếu vì thiếu thốn và chia rẽ. Nhưng điều bất lợi dưới chế độ quân chủ là
bất cứ thần dân nào cũng có thể bị chiếm đoạt tài sản để làm giàu cho những kẻ được sủng ái và
có thế lực. Nhưng việc này cũng có thể xảy ra ở chính thể dân chủ hay quí tộc. Quyền lực nằm
trong tay hội đồng cũng dễ bị siểm nịnh, cám dỗ để phục vụ cho lòng tham và tham vọng lẫn
nhau tương tự như quan hệ của quân vương với kẻ nịnh thần.
Nhân loại có quyền chọn lựa sống trong tình trạng thiên nhiên loạn ly hay liên kết để thành lập
chính thể quân chủ chuyên chế. Một khi đã ký kết vào hợp đồng ủy quyền, con người phải sống
vĩnh viễn theo các điều kiện của hợp đồng. Là người ký kết trao quyền hành cho lãnh tụ cho nên
nhân dân không thể ta thán sau này khi lãnh tụ có những hành động không vừa lòng dân. Lãnh tụ
được trao quyền nhưng không phải là một thành viên ký kết hợp đồng ủy quyền cho nên không
bị bó buộc bởi các điều kiện của hợp đồng. Nhân dân không được bắt tội vua bởi vì như vậy là
bắt tội những hành động được dân cho phép trong hợp đồng ủy quyền. Hobbes ngăn cản việc kết
án tử hình lãnh tụ bởi vì như vậy chả khác nào nhân dân trở lại với đời sống thiên nhiên loạn ly.
(Cần nhắc lại ở đây là Hobbes rất thân cận với vây cánh Cần Vương, và ông ghê tởm việc Anh
Hoàng Charles I bị xử tử hình- do cuộc đấu tranh giữa những người bảo hoàng và những người
“nghị viện”, kết quả của cuộc đấu tranh đó là phái bảo hoàng bị lật đổ).
Hobbes khẳng định chế độ quân chủ có ưu điểm là ít kẻ nịnh thần hơn trong khi kẻ nịnh thần
trong hội đồng lại rất đông. Ông suy luận rằng thể chế quân chủ có thể thực hiện được điều kiện
này một cách tốt nhất. . Song song, chính thể quân chủ với một lãnh tụ duy nhất tránh được sự
mâu thuẫn giữa các quyết định của hội đồng đại diện nhân dân; ý kiến của các đại diện dễ bị thay
đổi và có thể ảnh hưởng những chính sách lâu dài của quốc gia. Nhà vua sẽ cố gắng kiến tạo hòa
bình cho nhân dân bởi vì ông ta hiểu rằng quyền lợi của hoàng tộc gắn liền với quyền lợi của
nhân dân. Vì lẽ đó ông ủng hộ chế độ quân chủ.
Các mô hình chính trị chỉ gồm ba loại: quân chủ, thiểu số trị và dân chủ. Những hình thức chính
quyền khác như độc tài cá nhân hay độc tài thiểu số trị đều là các hình thức biến thể của ba loại
chính thể này. Hobbes cho là sự ích lợi của từng chính thể tùy thuộc vào khả năng giữ vững an
ninh quốc gia của chính thể. Ðánh giá các chính thể trên theo những tiêu chuẩn khác như đạo đức
hay lẽ phải đều không hợp lý.
Cơ chế chính trị có khả năng nhất trong việc ổn định an ninh quốc gia là chính thể mà trong đó

quyền lợi tư và công kết hợp với nhau một cách chặt chẽ. Một trong những ý tưởng quan trọng
nhất của Hobbes là quan niệm hữu dụng của chính quyền. Mặc dầu ông hết lời ca ngợi chính thể
quân chủ chuyên chế, Hobbes suy luận rằng chính việc làm và khả năng của vua bảo đảm sự tồn
tại của ngai vàng chứ không phải thần quyền do Thượng Ðế ban phát hay do quan hệ hoàng tộc.
Nếu vua không giữ được an ninh quốc gia, vua không xứng đáng ngồi ở ngôi vị lãnh đạo. Chính
quan niệm thực dụng này của Hobbes khiến ông bị bọn hoàng gia dèm pha. Họ muốn vĩnh viễn
ngồi trên đầu nhân dân bất kể khả năng yếu kém không đóng góp được gì cho quốc gia.
Ðối với Hobbes, quyền tự do của nhân dân phản ảnh những giá trị thực dụng hơn là các giá trị
tinh thần. Ông khuyên lãnh tụ phải tránh không được xâm phạm đến đời sống của dân ngoại trừ
các trường hợp mà nhu cầu bảo vệ an ninh quốc gia đòi hỏi phải làm như vậy. Nhân dân phải
được tự do nếu không nhân dân có thể nổi loạn bởi vì các hành động tham lam của vua xâm
phạm vào đời sống của nhân dân. Nhân dân có quyền tự do sinh hoạt trong những lãnh vực
không bị vua ngăn cấm. Tuy nhiên vì nhu cầu của quốc gia, vua có thể giới hạn các sinh hoạt này
và nhân dân không thể phản đối lại quyết định của vua. Hobbes khuyên lãnh tụ không nên cai
quản quốc gia một cách độc tài bởi vì như vậy sẽ khiến nhân dân bất mãn và nổi loạn (và trở về
với xã hội thiên nhiên vô chính phủ). Một lãnh tụ thông thái sẽ quản trị quốc sự một cách công
bằng. Hobbes kết luận là trị quốc theo luật pháp trở thành một chính sách thực dụng hay thực tế
và cần thiết hơn là một gánh nặng tinh thần cho lãnh tụ.
Là người chú trọng nhiều đến tình trạng an ninh của quốc gia (căn bản của quyền lãnh đạo),
Hobbes nhận thấy là lãnh tụ cần phải cố gắng thay đổi một số ý tưởng của nhân dân.
Thứ nhất, nhân dân được tự do quá đáng sẽ trở nên bất mãn khi bị lãnh tụ kiểm soát chặt chẽ; vì
vậy lãnh tụ không nên nới rộng kiểm soát mặc dầu biết là nhân dân sẽ hài lòng hơn khi ít bị kiểm
soát.
Thứ hai, lãnh tụ phải ngăn cấm tư tưởng đề cao khả năng phán xét sự việc (xấu hay tốt) của cá
nhân; tư tưởng này sẽ đưa nhân dân trở về tình trạng thiên nhiên vô tổ chức đáng ghê tởm.
Thứ ba, lãnh tụ phải sửa đổi quan niệm không ai nên làm những việc trái với lương tâm của
mình. Lương tâm ưa phán xét và sự phán xét của lương tâm có thể sai hay đúng; vì vậy cho nên
nhân dân phải bị bắt buộc sống theo luật pháp hơn là lương tâm cá nhân. Pháp luật phản ảnh ý
muốn của lãnh tụ được viết thành văn kiện và trở thành lương tâm chung của mọi người.
Thứ tư, lãnh tụ phải tiêu diệt quan niệm trách nhiệm đối với tôn giáo quan trọng hơn trách nhiệm

đối với quốc gia. Quyết định của lãnh tụ quốc gia đáng tin tưởng hơn là ý muốn của một số cá
nhân ích kỷ lãnh đạo tôn giáo để phục vụ cho quyền lợi riêng tư.
Thứ năm, lãnh tụ phải ngăn cấm tư tưởng lãnh tụ vẫn phải tôn trọng luật pháp được áp dụng đối
với nhân dân. Nếu lãnh tụ bị ghép tội bởi vì vi phạm luật pháp, lãnh tụ phải được xét xử bởi một
vị thẩm phán; vị thẩm phán này đương nhiên phải có địa vị cao hơn lãnh tụ, và sự kiện một
thường dân có địa vị cao hơn lãnh tụ sẽ gây ra nhiều mâu thuẫn và làm băng hoại xã hội. Trong
một xã hội thiên nhiên loạn ly, quyền tự do của mọi người bị đe dọa và tài sản cá nhân không
được bảo vệ một cách hữu hiệu. Quốc gia hay cộng đồng thịnh vượng được thành lập để giải
quyết các khó khăn này; vì vậy cho nên nhân dân chỉ có một số quyền tự do giới hạn và phải sinh
hoạt theo ý muốn của lãnh tụ.
Một trong những căn bệnh của quốc gia là sự tranh quyền giữa lãnh tụ và những nhóm khác.
Hobbes phủ nhận quan niệm đa nguyên đòi hỏi lòng trung thành của nhân dân được chia đều cho
các nhóm khác nhau trong quốc gia - thay vì chỉ dồn riêng cho nhà vua. Theo ông, tư tưởng đa
nguyên khuyến khích sự chia rẽ bè phái và ảnh hưởng nặng nề đến sự đoàn kết quốc gia. Hobbes
lo lắng về các tham vọng của Giáo Hội bởi vì vào thời đó Giáo Hội tạo được ảnh hưởng mạnh
nhất và trội hẳn các nhóm khác nằm ngoài chính quyền.
Là người không tin vào tôn giáo, Hobbes cảm thấy tôn giáo dính dán quá nhiều vào chính trị và
có thể gây nguy hiểm cho quyền uy lãnh đạo của vua. Xem Giáo Hội như một tổ chức nằm ngoài
chính quyền, ông kết luận rằng Giáo Hội phải bị kiểm soát và phải sinh hoạt theo ý muốn của
chính quyền. Nhân dân phải tuân hành mệnh lệnh của chính quyền ngay cả khi bị Giáo Hội yêu
cầu làm ngược lại với chính sách của chính quyền.
Tín đồ tôn giáo được Giáo Hội giảng dạy là không thể sử dụng trí óc qua phương pháp duy lý để
hiểu lời của Thượng Ðế (và chỉ có giới giáo sĩ mới diễn tả được thông điệp của Thượng Ðế).
Giới giáo sĩ lợi dụng lý do này để làm suy yếu sức mạnh của quốc gia. Theo Hobbes, một số khía
cạnh về giáo lý của Thượng Ðế nằm ngoài khả năng suy luận của nhân loại; tuy vậy, phương
pháp duy lý có thể giúp cho nhân loại thấu hiểu một số thông điệp của Thượng Ðế và là một
phương pháp ích lợi mà giới giáo sĩ cố tâm phủ nhận. Hobbes tin tưởng rằng chân lý vẫn là chân
lý sau khi được phối kiểm qua phương pháp duy lý; chỉ có những bí mật giả tạo mới sợ sự thử
thách của kiếng hiển vi luận lý. Khi Thượng Ðế truyền đạt thông điệp trực tiếp cho một cá nhân,
cá nhân đó có thể thấu hiểu ngay lời của Thượng Ðế. Nhưng khi một người khác tự nhận là được

Thượng Ðế giảng dạy giáo lý một cách siêu hình và tự phong cho mình vai trò toàn quyền phát
biểu thay cho Thượng Ðế, Hobbes cảm thấy khó có thể tin vào lời của nhân vật đó. Làm sao mà
biết được là mệnh lệnh của nhân vật đó phản ảnh ý muốn của Thượng Ðế hay là ý muốn của
nhân vật đó nhằm phục vụ quyền lợi cá nhân.
Nhân dân phải tuân theo mệnh lệnh của lãnh tụ quốc gia bởi vì lãnh tụ được nhân dân ủy quyền
cai trị đất nước. Lãnh tụ có nhiệm vụ phải giữ gìn an ninh quốc gia cho nên nhân dân phải phục
tùng mệnh lệnh của lãnh tụ ngay cả khi các mệnh lệnh có vẻ không hợp lý. Trong khi đó giới
giáo sĩ mượn danh Thượng Ðế để ra lệnh cho tín đồ và nếu mệnh lệnh thiếu hợp lý cũng như có
hại cho nền an ninh của đất nước, tín đồ vốn là công dân của quốc gia cho nên cần phải suy xét
kỷ lưỡng các lời giảng dạy của giới giáo sĩ.
Hobbes cũng không muốn lãnh tụ xâm phạm vào lãnh vực tín ngưỡng của nhân dân. Người dân
có quyền theo bất cứ tôn giáo nào, và vấn đề tín ngưỡng cá nhân không phải là một vấn đề để
cho lãnh tụ phải quan tâm. Tuy nhiên, một khi các tín đồ tập hợp lại thành một tổ chức tôn giáo
có ảnh hưởng mạnh, mô hình và đường lối sinh hoạt của tổ chức tôn giáo trở thành một vấn đề
cần lưu tâm bởi vì nó ảnh hưởng đến an ninh quốc gia. Các biến chuyển chính trị có sự tham gia
của tín đồ Cơ Ðốc (kế hoạch đảo chánh Thuốc Súng năm 1605 ở Anh, vụ ám sát vua Henry IV ở
Pháp, v.v.) khiến Hobbes càng trở nên nghi kỵ Vatican. Ông xem Giáo Hội Thiên Chúa ở
Vatican như một đế quốc bóng tối bắt buộc tín đồ sinh hoạt theo lời giảng dạy của giáo sĩ hơn là
theo pháp luật của quốc gia (và sự kiện này đưa con người trở về xã hội thiên nhiên loạn ly).
Hobbes đề nghị giải pháp thành lập giáo hội quốc gia để tránh cho nhân dân cảnh mâu thuẫn phải
chọn lựa giữa quốc lệnh và giáo lệnh. Trong giáo hội quốc gia, lãnh tụ quốc gia trở thành lãnh tụ
của giáo hội. Mệnh lệnh của lãnh tụ phản ảnh quốc lệnh và cả giáo lệnh. Cả hai uy quyền (quốc
quyền và thần quyền) nằm trong tay lãnh tụ và tránh cho nhân dân cảnh phải chia đôi lòng trung
thành giữa quốc gia và tôn giáo.
1.3 Giá trị pháp lý
Tình trạng hỗn loạn của con người trong xã hội sơ khai khiến cho họ sử dụng tất cả những gì cần
thiết để duy trì đời sống của mình, kể cả dùng vũ lực để tồn tại. Để chấm dứt tình trạng vô trật tư
như thế, con người phải tạo nên một nhà nước dựa trên nền tảng của một khế ước xã hội, trong
đó tất cả mọi người sẽ đồng ý từ bỏ cái quyền hạn chiếm hữu tất cả mọi thứ, và phải giới hạn
quyền tự do của mình trong việc đối xử với kẻ khác ở một mức độ mà mình sẵn sàng chấp nhận

cho kẻ ấy đối xử với mình. Tuy nhiên theo lý thuyết của Hobbes, con người phải trả một cái giá
rất đắt để đánh đổi lấy sự duy trì mạng sống của họ. Sự chấp nhận một khế ước của xã hội không
hẳn hoàn toàn là sự khởi đầu tốt đẹp cho sự tự do của con người, mà có thể đưa đến một vấn đề
nan giải khác nữa. Hobbes tin vào sự cai trị của một chế độ quân chủ tuyệt đối, nhưng chế độ
quân chủ này không đặt trên cái quyền thừa kế thiêng liêng để cai trị của nhà vua, mà chế độ
quân chủ của ông được tạo nên do sự thỏa thuận của số đông các con dân (không qua hình thức
bầu cử kín của một hệ thống có nhiều đảng phái chính trị như hiện nay) để chấp nhận sự cai trị
của một nhà nước quân chủ có quyền lực tuyệt đối. Với Hobbes, mô hình quân chủ (vua) là mô
hình lý tưởng.
Người dân trong chế độ quân chủ, ngoài những giá trị đạo đức (tạm dùng xã hội VN) nay đã
được rèn luyện thành đức tính để sống với nhau trong xã hội (quan hệ hàng ngang còn phải có
những đức tính của người dân với chính quyền (quan hệ hàng dọc). Xã hội quân chủ quan niệm
tất cả mọi thứ hay điều đều liên quan đến cuộc sống người dân đều thuộc về nhà vua, thuộc về
một họ, và được ơn vua ban cho. Đức tính của một người dân trong xã hội quân chủ rất đơn giản:
Trung Quân-Ái Quốc. Trung thành với vua trước, rồi mới đến ái quốc sau. Còn những việc khác
trong xã hội thì không cần quan tâm, đã có vua ban cho ơn. Nhà vua đã bị đồng hóa với quốc gia
(so sánh với chế độ Cộng Sản đòi hỏi người dân trung với đảng là trước tiên). Từ đây dễ nhận
thấy, chế độ nào có đức tính công dân nấy”.
Triết lý chính trị của Thomas Hobbes đặt trên nền tảng học thuyết khế ước xã hội (Social
Contract theory), học thuyết nền tảng của các thể chế dân chủ hiện đại.
Nhân dân không còn quyền tư hữu trong xã hội thiên nhiên. Quyền được giữ tư sản xuất hiện khi
quốc gia được thành lập (tức uy quyền lãnh đạo được hợp thức hóa) cho nên quyền tư hữu phải
tùy thuộc vào ý muốn của lãnh tụ. Lãnh tụ có quyền đánh thuế để tạo nguồn tài lực hầu bảo vệ
quốc gia. Song song, lãnh tụ cũng có thể can thiệp để ngăn chặn chiều hướng tập trung tài sản
trong tay một số cá nhân khiến sự phân chia quyền lợi thiếu công bằng và nhân dân trở nên bất
mãn.
Xã hội là một tập hợp của những con người có khả năng và tham vọng tương đương. Không ai
có thể nhường bước trước tham vọng của kẻ khác bởi vì như vậy họ sẽ bị đặt vào tình trạng yếu
thế. Và vì thế cho nên con người không có thể chung sống hòa bình trong tình trạng thiên nhiên
phi chính quyền.

Nhân loại tự biết rằng trong một tình trạng phi chính quyền, những gì họ làm chủ kể cả tính
mạng cá nhân luôn luôn bị đe dọa. Chính thể Leviathan hay quân chủ chuyên chế ra đời bởi vì
nhu cầu trường tồn khiến nhân loại ý thức được là phải chấp nhận sống trong vòng kỷ luật do
một quyền uy cao cả hơn đặt ra. Chính thể Leviathan là một cơ chế chính trị cho dân nhưng
không phải do dân (Quốc Hội) điều hành. Quyền uy chính trị tột đỉnh nằm trong tay vua chứ
không phải trong tay của Quốc Hội.
Vì nhu cầu trường tồn, con người phải xây dựng cộng đồng thịnh vượng mà trong đó mọi người
đồng ý trao tất cả các quyền tự do cá nhân cho lãnh tụ hay một nhóm lãnh đạo với điều kiện là
giai cấp lãnh đạo phải kiến tạo được một xã hội an ninh và hòa bình. Là người thực tế, Hobbes
phủ nhận thần quyền của lãnh tụ và xây dựng chính thể quân chủ chuyên chế trên căn bản xã
ước.
Trong mô hình chính trị quân chủ chuyên chế, quyền duy nhất mà người dân được hưởng là
quyền tự vệ cá nhân. Hobbes trao cho lãnh tụ quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp bởi vì, theo
ông, khả năng luận lý của lãnh tụ cao hơn khả năng của thường dân.
Mặc dầu quyền lập pháp của lãnh tụ cao hơn tất cả các uy quyền khác trong quốc gia, Hobbes
vẫn khuyên lãnh tụ phải hành động theo luật lệ của Thượng Ðế và thiên nhiên cũng như các
truyền thống cổ xưa. Ông hy vọng rằng lãnh tụ sẽ quản trị quốc sự một cách điều độ và hành
pháp một cách công bằng, khôn ngoan. Trong chính thể quân chủ chuyên chế, nhân dân nhờ
chính quyền bảo vệ cho nên nhân dân phải hành động phù hợp với luật pháp do lãnh tụ ban hành.
Bất cứ ai phạm pháp mà không sửa đổi có thể bị khai trừ ra khỏi cộng đồng thịnh vượng
Leviathan. Một ý kiến không thể là sự thật nếu ý kiến đó có hại cho nền an ninh của đất nước.
2. TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ CỦA JOHN LINBECNE
2.1 Vài nét về John Linbecne
J. Linbecne(1614-1657) là một nhà chính trị, là lãnh tụ của phái Bình quân (San bằng).
2.2 Tư tưởng chính trị của John Linbecne
Phái bình quân xuất hiện trong cuộc đấu tranh chống nền quân chủ và chống cả phái Trưởng lão
(đa số ở nghị viện). Phái Bình quân đại biểu cho quyền lợi của đông đảo nhân dân là nông dân,
thợ thủ công và tiểu tư sản. Họ là người bảo vệ chế độ tư hữu, yêu cầu có một cuộc cách mạng tư
sản triệt để để thúc đẩy CNTB phát triển nhanh chóng.
Linbecne chủ trương bình đẳng về mặt chính trị, thi hành phổ thông đầu phiếu, lập chế độ cộng

hòa, tự do tín ngưỡng, tự do buôn bán, thi hành nguyên tắc mọi người bình đẳng trước pháp luật.
Dựa vào “quyền bẩm sinh” của nhân dân, ông đòi hủy bỏ quyền lực của nhà vua và thượng nghị
viện, thành lập nghị viện một viện, cơ quan đại diện cho toàn thể nhân dân Anh và từ một đến
hai năm bầu lại một lần.
Để đảm bảo pháp chế, phái Bình quân chia ra thành quyền lập pháp và quyền hành pháp và
không cho chúng gắn liền với nhau. Mục đích của việc phân chia quyền lực là nhằm đảm bảo
nền pháp chế dân chủ tư sản và củng cố các quyền dân chủ và tự do và chống lại sự lộng quyền
của bộ máy quan liêu, chống lại sự mưu toan của phái độc lập chiếm đa số trong nghị viện muốn
tập trung toàn bộ quyền lực về tay mình.
Linbecne và phái Bình quân chống lại việc bầu cử theo tài sản, bảo vệ quyền tự do ngôn luận, tự
do báo chí, đòi hỏi đơn giản hóa pháp luật và giảm bớt chi phí thủ tục tố tụng,hủy bỏ các nhà tù
công nợ và Tòa án đặc biệt, bãi bỏ nghĩa vụ quân sự bắt buộc, sự độc quyền, cổ phiếu hạn ngạch
và biện pháp dân chủ tư sản này. Tất cả những biện pháp dân chủ tư sản này theo họ sẽ cải thiện
được tình trạng của những người nghèo và trung lưu.
Những người bình quân với tư cách là đại biểu cho tầng lớp tiểu tư sản, Linbecne và những
người phái Bình quân không chống lại sở hữu tư nhân. Trong một tuyên ngôn đặc biệt của phái
này viết: “chúng tôi tuyên bố rằng, trong tư duy của chúng tôi chưa bao giờ có ý tưởng san bằng
tài sản của mọi người và mong muốn cao nhất của chúng tôi là thể chế của nước cộng hòa, mà
trong đó mỗi người được sử dụng sở hữu của mình với sự đảm bảo ở mức tối đa”.
2.3 Giá trị pháp lý
-Ưu điểm: bình đẳng mọi mặt về chính trị muốn xoá bỏ chế độ nhà nước quân chủ và cùng với
nó là quyền lực tập trung ở nhà vua, tách quyền lập pháp khỏi quyền hành pháp, bảo đảm pháp
chế dân chủ tư sản và quyền tự do dân chủ.
-Hạn chế: Hạn chế của Linbecne và phái bình quân là do lo sợ làm lung lay các mối quan hệ tư
hữu buộc họ phải hạn chế đòi hỏi của mình về quyền phổ thông đầu phiếu, họ chống lại việc trao
quyền bầu cử cho những kẻ đầy tớ và những người nghèo khổ, cho rằng nghị viện không có
quyền “san bằng tài sản mọi người, phá hủy sở hữu hay biến mọi của cải thành của chung”.
Mặc dù có những hạn chế nhưng các khẩu hiệu của phái Bình quân là tiến bộ và cách mạng trong
thời đại của mình. Cương lĩnh chính trị của họ và những tư tưởng dân chủ cách mạng về chủ
quyền nhân dân, thỏa thuận xã hội, về “quyền tự nhiên” của con người cũng như đòi hỏi về sự

phân chia quyền lực nhằm đảm bảo nền pháp chế đã có ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển sau
này của các học thuyết chính trị của nền dân chủ tư sản tự do, đối tượng của cách mạng. Tư
tưởng chính trị của J.Locke gắn liền với các sự kiện tiến bộ trong lịch sử phát triển của nhân loại
suốt thế kỷ XVIII, XIX. Các nhà lịch sử tư tưởng chính trị đều coi ông là “người cha của chủ
nghĩa tự do”.
3. TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ CỦA JOHN LOCKE
3.1 Vài nét về John Locke
John Locke (29/08/1632-28/10/1704)
Nơi sinh: một làng nhỏ ở Somerset, ở Wrington, Anh
Nơi mất: Oates, Essex, Anh
Trường phái: Chủ nghĩa kinh nghiệm Anh, Khế ước xã hội, Luật của tự nhiên
Quan tâm chính: Chủ nghĩa kinh nghiệm Anh, Khế ước xã hội, Luật của tự nhiên
Tư tưởng đáng lưu ý: tabula rasa, "nhà nước phải có sự đồng thuận của những người bị trị"; trạng
thái tự nhiên; quyền sống, quyền tự do và tài sản, khế ước xã hội, cân bằng
quyền lực
Ảnh hưởng bởi: Plato, Aristotle, Aquinas, Grotius, Samuel Rutherford, Descartes, Hooker,
Hobbes
Ảnh hưởng tới: Hume, Kant, và nhiều triết gia chính trị sau ông, Voltaire, Montesquieu
đặc biệt là đối với những người sáng lập Hợp chúng quốc Hoa Kỳ, Arthur
Schopenhauer
J.Locke sinh trưởng trong một gia đình Thanh giáo -gia đình công chức Anh, là con trai của một
chủ đất nhỏ hành nghề luật sư tại nông thôn và đã tham gia Nội chiến trong phe của Cromwell.
Sau cách mạng tư sản ông sống lưu vong ở Pháp và Hà Lan. Năm 1646, ông vào học trường
Westminster tại London và học tiếp lên trường Christ Church của Đại học Oxford vào năm 1652.
Ông lấy bằng cử nhân năm 1656 và thạc sĩ năm 1658, sau đó làm giảng viên tại trường từ 1660.
Trong thời gian ở đây, ông còn quan tâm đến khoa học thực nghiệm và trở thành hội viên Hội
Hoàng gia vào năm 1668.
Năm 1666, ông làm thư ký cho Huân tước toàn quyền Carolinas, Huân tước Ashley tức Bá tước
Shaftesbury. Ashley đã thuyết phục vua Charles II thành lập Ban Thương mại và Thuộc địa và
ông trở thành thư ký của Ban này. Sau 1674, khi Shaftesbury rời chính trường, J.Locke trở lại

Đại học Oxford lấy bằng cử nhân Y học và giấy phép hành nghề rồi sang miền Nam nước Pháp.
Khi Shaftesbury trở lại vũ đài chính trị thì ông cũng quay về Anh năm 1679. Do sợ bị nghi ngờ
dính líu đến một âm mưu ám sát nhà vua nên ông quyết định sang Hà Lan vào năm 1683. Tại
đây, ông viết Lá thư về lòng khoan dung bằng tiếng Latinh và trước khi rời Hà Lan vào tháng 2
năm 1689, tác phẩm Luận về sự hiểu biết của con người đã được ông hoàn thành.
3.2 Tư Tưởng chính trị của John Locke
John Locke là nhà triết học, nhà hoạt động chính trị người Anh. Ông là nhà triết học theo trường
phái chủ nghĩa kinh nghiệm Anh trong lĩnh vực nhận thức luận. Ông cũng phát triển lý thuyết về
khế ước xã hội, vai trò của nó tới chức năng và nguồn gốc nhà nước. Qua các tác phẩm của
mình, J.Locke luôn đấu tranh chống lại chủ nghĩa chuyên chế và có những đóng góp lớn đối với
chủ nghĩa tự do cả về mặt cá nhân lẫn mặt thể chế. Về cá nhân, ông muốn con người dùng lý trí
để đi tìm chân lý thay vì chấp nhận ý kiến áp đặt hoặc được sinh ra bởi niềm tin mù quáng. Về
mặt thể chế, cụ thể là nhà nước và nhà thờ, J.Locke tách biệt những chức năng chính đáng và
không chính đáng của các thể chế này và từ đó mà có sự khác nhau trong việc sử dụng bạo lực
của các thể chế này tương ứng với những chức năng của nó. Chính những khái niệm về quyền tự
nhiên, khế ước xã hội và nhiều đóng góp khác đă khiến ông trở thành một nhà tư tưởng lớn của
phong trào Khai sáng và có ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc Cách mạng Mỹ và bản Tuyên ngôn Độc
lập của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ.
Pháp lý tự nhiên
Locke đã trình bày quan điểm của mình về pháp lý tự nhiên. Theo ông, trong “trạng thái tự
nhiên” con người có các quyền tự do, bình đẳng và tư hữu. Các quyền này bắt nguồn từ bản chất
muôn đời và bất biến của con người và không ai có thể làm thay đổi được chúng. Trong các
quyền tự nhiên, ông coi có cả quyền tư hữu mà nó bắt nguồn từ “lao động cá nhân”. Học thuyết
của ông muốn phản ánh sở hữu tư sản như một “sản phẩm của tình yêu lao động và sự tiết kiệm”.
Xã hội dân sự
Xã hội dân sự thuộc trạng thái văn minh, trong đó chính quyền nhà nước được thiết lập. Locke
căn cứ vào tính chất, cách thức lập pháp để xác định các kiểu và các hình thức chính quyền nhà
nước. Ông cho rằng, trong lịch sử giai đoạn tiền tư bản, chính quyền nhà nước tồn tại dưới những
dạng:
1) Nền dân chủ hoàn hảo ư đó là một quyền lực toàn thể của cộng đồng trở thành cái đương

nhiên có ở họ, và đa số đó có thể thường xuyên sử dụng tất cả quyền lực này trong việc làm ra
luật cho cộng đồng và thực thi các luật đó bằng các quan chức do chính họ bổ nhiệm;
2) Chính thể đầu sỏ, khi quyền làm luật đặt vào tay một số người chọn lọc và những người thừa
kế hay kế vị của số này;
3) Chính thể quân chủ nếu quyền lập pháp đặt vào tay một người
Nguồn gốc nhà nước
Về nguồn gốc nhà nước, ông cho rằng mặc dù có sự hữu ái hòa bình trong trạng thái tự nhiên,
các quyền này của con người đã không được đảm bảo chắc chắn, mỗi người buộc phải phán xử
và trừng trị những kẻ vi phạm quyền hạn của mình. Để tránh tranh cãi và đảm bảo các quyền tự
nhiên, mọi người đã có một giao ước chung về việc thành lập nhà nước. Nhà nước được thành
lập để bảo vệ các quyền tự nhiên của con người, thiết lập luật pháp để tạo lập và bảo vệ sở hữu
cũng như sử dụng các lực lượng xã hội để thực hiện các đạo luật này và bảo vệ sự tấn công từ
bên ngoài.
Học thuyết của Locke thể hiện đòi hỏi của giai cấp tư sản nhằm củng cố chế độ tư hữu như là
nền tảng của chế độ xã hội. Các quyền tư hữu, tự do và bình đẳng là các quyền tự nhiên không
thể bị tước bỏ. Locke đã phản ánh dưới hình thức tổng quát các khuynh hướng của giai cấp tư
sản là bảo vệ mình và sở hữu của mình khỏi bị chính quyền nhà nước xâm phạm và đặt ra trước
nhà nước nhiệm vụ bảo vệ xã hội tư sản nói chung. Đồng thời học thuyết này đã biện minh và
duy trì vĩnh viễn chế độ tư hữu TBCN dựa trên bản tính “muôn đời và bất biến” của con người.
Locke phủ nhận chế độ chuyên chế vì một ông vua chuyên chế thường xâm phạm đến tự do và
sở hữu. Để bảo vệ các “quyền tự nhiên” theo ông thích hợp nhất là chế độ quân chủ lập hiến.
Học thuyết về phân chia quyền lực:
Nét đặc trưng trong học thuyết của Locke là việc khởi thảo học thuyết về sự “phân chia quyền
lực” đã từng xuất hiện vào thời kỳ cách mạng tư sản 1640 - 1660 trong học thuyết của phái Bình
quân.
+ Khi phân chia quyền lực nhà nước thành lập pháp, hành pháp, ông cho rằng quyền lập pháp
phải thuộc về nghị viện, đó là quyền lực cao nhất trong nhà nước. Nghị viện phải họp định kỳ để
thông qua các đạo luật, nhưng không can thiệp vào việc thực hiện chúng.
+ Quyền hành pháp phải thuộc về nhà vua. Nhà vua lãnh đạo việc thi hành pháp luật, bổ nhiệm
các bộ trưởng, chánh án và các quan chức khác. Hoạt động của nhà vua phụ thuộc vào pháp luật

và vua không có đặc quyền nhất định nào đối với nghị viện (như quyền phủ quyết, bãi miễn ) để
nhằm không cho phép nhà vua thâu tóm quyền lực về tay mình và xâm phạm “các quyền tự
nhiên của công dân”. Nhà vua cũng thực hiện các quyền liên minh (liên bang), tức là giải quyết
các vấn đề chiến tranh, hòa bình và đối ngoại.
Locke cũng đề cập tới vấn đề ai sẽ là người phân xử giữa hành pháp và lập pháp. Theo ông trong
những trường hợp nếu quyền lập pháp muốn đưa nhân dân vào vòng nô lệ thì nhân dân sẽ là
người phán xử, nhân dân phải sử dụng sức mạnh của mình. Về thực chất ông biện minh cho
quyền nổi loạn của nhân dân (quyền kêu trời). Nhân dân chỉ nổi loạn khi mọi chuyện đã quá sức
chịu đựng. Khi gánh gặng của chế độ chuyên chế trở thành không thể chịu đựng được nữa. Một
trong những hình thức nổi loạn, kêu trời của nhân dân là quyền đảo chính.
Tiếp thu tư tưởng về vai trò quyền lực nhà nước của Thomas Hobbes, J.Locke cho rằng, khi một
cộng đồng quốc gia mới thành lập, hành động đầu tiên nó cần làm là thiết lập cơ quan quyền lực
lập pháp. Cơ quan lập pháp này không những là quyền lực tối cao của cộng đồng quốc gia, mà
còn là quyền lực thiêng liêng và không thể hoán đổi một khi cộng đồng đã đặt nó vào cương vị
đó.
Tuy nhiên, khi lụât pháp đã được cơ quan lập pháp xác lập và ban hành rộng khắp quốc gia thì
nhiệm vụ còn lại là phải giám sát, và quan trọng hơn là phải thực thi nó. Để lụât pháp được xã
hội giám sát và thực thi một cách có hiệu quả, theo John Locke, cần thiết phải thành lập một cơ
quan nhà nước khác, cơ quan đó ông gọi là hành pháp; về vấn đề này, ông viết: “Nhưng vì các
luật được làm nên vào một lần và trong một thời gian ngắn mà lại có sức mạnh bất biến và lâu
dài, cùng với một nhu cầu thực thi trường cửu, tức là thêm vào đó một sự tham dự nữa; do đó, nó
nhất thiết phải có một quyền lực luôn luôn hiện diện để quan sát và thực thi các luật quốc gia đã
được làm nên bên trong chính xã hội đó và duy trì các luật này bằng vũ lực”.
Quyền lực của cơ quan hành pháp theo cách hiểu của nhà triết học Anh bao gồm cả nhiệm vụ thi
hành và giám sát pháp luật, nó luôn được duy trì và củng cố bằng những biện pháp mang tính
cưỡng chế đơn phương, buộc mọi công dân luôn phải tuân thủ pháp luật, nếu không sẽ bị cơ
quan này trừng phạt. Có thể nói, John Locke đã đặt nền móng xây dựng lý thuyết nhà nước pháp
quyền, ông “đã phác hoạ ra những đặc điểm chung của nhà nước pháp quyền. Qua đó, ông đã đặt
nền móng cho chế độ nhà nước dân chủ tự do chủ nghĩa đứng đối lập với chế độ quân phiệt, chế
độ chuyên chế và nền bạo chính”.

Trong nhận thức luận, J.Locke xem con người bị ảnh hưởng bởi môi trường xung quanh giống
như khi sinh ra chỉ là tờ giấy trắng mà sự trải nghiệm tự do viết lên đó. Khi con người suy nghĩ,
đối tượng của sự hiểu biết chính là ý niệm. Và ý niệm bắt nguồn từ kinh nghiệm (hay trải
nghiệm). Kinh nghiệm có hai dạng, một dạng là thực tại bên ngoài mà qua các giác quan, con
người có được những ý niệm đơn giản về sự vật và quá trình xung quanh. Một dạng khác chính
là sự suy nghĩ cho ta biết sự vận động bên trong tâm thức của chúng ta, hay nói cách khác, qua
suy nghĩ hoặc hồi tưởng mà ta có được những ý niệm mới dựa trên những ý niệm đơn giản đã có
từ trước trong tâm thức của mình. Vì vậy, suy nghĩ cũng là một dạng nhận thức nội tại. Các ý
niệm đều có nguồn gốc hoặc từ cảm giác, suy nghĩ hoặc là từ cả hai.
Quyền tự nhiên và Khế ước xã hội
Chính lý thuyết về quyền tự nhiên và khế ước xã hội là cốt lõi cơ bản trong quan điểm của
J.Locke về nhà nước và tổ chức nhà nước. Quyền tự nhiên trước hết là quyền mưu cầu sinh tồn
của con người. Ông quan niệm tài sản là quyền tự nhiên và sinh ra do lao động. Chính lao động
sinh ra giá trị tài sản của một vật thể. Tài sản là tính có trước cả nhà nước và do vậy, nhà nước
không có quyền can thiệp.
Lao động tạo ra của cải, nhưng việc tích luỹ của cải cũng có giới hạn vì khả năng sản xuất và tiêu
thụ có hạn của con người. Để giải quyết vấn đề này cần có lưu thông tiền tệ. Chính tiền tệ khiến
việc tích lũy là có thể mà tránh không bị lăng phí hay hư hỏng như khi tích lũy hàng hóa. Ông
cho rằng, bất bình đẳng sinh ra do sự thỏa thuận ngầm trong việc sử dụng tiền tệ chứ không phải
từ khế ước xã hội trong xã hội văn minh hay do các luật lệ điều chỉnh quyền sở hữu đất đai. Ông
cũng nhận thức được vấn đề đặt ra từ việc tích lũy không có giới hạn, nhưng mới chỉ ám chỉ rằng
chính quyền cần điều hòa mâu thuẫn giữa việc tích lũy của cải không có giới hạn với việc phân
phối của cải bình đẳng hơn, mà chưa hề đề cập đến những nguyên tắc mà dựa vào đó, chính
quyền giải quyết được việc này.
Nhưng, nguồn gốc của thể chế nhà nước không chỉ xuất phát từ nhu cầu kinh tế. Cũng như
Hobbes, J.Locke quan niệm trong trạng thái tự nhiên, tất cả mọi người đều bình đẳng và độc lập,
không ai có quyền làm tổn hại đến người khác và mọi người đều có quyền trừng phạt kẻ vi
phạm. Xã hội văn minh ra đời khi vì mục đích quản trị tốt hơn mà con người giao một số chức
năng của mình cho các quan chức và do vậy, nhà nước hay hệ thống chính quyền ra đời và được
thể chế bằng khế ước xã hội. Theo đó, quyền lực của nhà nước là có giới hạn và nhà nước có

nghĩa vụ đối với người dân. Ngoài ra, quyền lực của nhà nước có thể bị thay đổi bởi chính người
dân, người bị trị, những người đã trao quyền cho nhà nước.
J.Locke cũng cho rằng, con người luôn ích kỷ và đầy ham muốn. Chính vì vậy mà ngay từ thời
kỳ còn trong trạng thái tự nhiên, khi nhà nước chưa ra đời, bên cạnh quyền tự nhiên của mình,
con người đã phải tự cho mình quyền xét xử và trừng phạt kẻ khác để duy trì luật của tự nhiên.
Khi xã hội văn minh ra đời, thể chế nhà nước là hệ quả của khế ước xã hội - một bước tiến văn
minh hơn và giúp duy trì luật của tự nhiên thông qua luật lệ của xã hội văn minh. Ngay cả một
nhà nước chuyên chế do vua chúa cai trị cũng phải thực hiện đúng các chức năng của khế ước xã
hội như một chính quyền dân sự nếu không muốn bị diệt vong. Chức năng của một chính quyền
dân sự hợp lý là phải bảo vệ quyền tự nhiên của con người, tức quyền được sống, được tự do, có
sức khỏe và của cải của mỗi công dân. Ông cũng phân biệt quyền hạn của nhà nước do truyền
ngôi với quyền hạn chính trị và độc tài. Quyền hạn truyền ngôi là hạn chế, còn quyền hạn chính
trị là lấy từ quyền của mỗi cá nhân để đảm bảo việc thực hiện luật của tự nhiên. Quyền độc tài thì
ngược lại, nó lấy quyền sống, tự do, sức khỏe và cả một phần của cải của người khác để phục vụ
cho quyền lực của mình.
Theo quan điểm của Locke về khế ước xã hội, nhà nước không cần có quá nhiều quyền lực, vì
như vậy chỉ khiến người dân bị đè nén. Ông cũng nhận thấy nguy cơ của quyền lực tuyệt đối,
quyền độc tài dù trao cho một cá nhân hay một nhóm người. Dạng nhà nước tốt nhất chính là
quyền lực của hệ thống chính quyền được hạn chế bằng cách chia thành các nhánh và mỗi nhánh
có quyền hạn riêng cần thiết đủ để thực hiện chức năng của mình. Theo ông, một hệ thống nhà
nước cần có quyền xét xử độc lập mà việc ra quyết định được thực hiện chỉ dựa trên duy nhất
hiến pháp của cả quốc gia. Ông cho rằng, trách nhiệm của quốc hội là lập pháp và nhiệm vụ của
nhà vua là hành động như một người chấp pháp tối cao.
Để duy trì trật tự xã hội, bất kỳ nhà nước nào cũng đều phải có sự đồng thuận của những người
bị trị Nhận thấy rằng, khó có thể đạt được sự đồng thuận tuyệt đối cho một luật lệ cụ thể được
đưa ra, J.Locke chủ trương phải chấp nhận đặt sự quyết định dựa trên ý kiến của đa số lên trên
hành vi của mỗi cá nhân. Đối với Locke, cơ cấu nhà nước không quan trọng bằng việc quyền lập
pháp – quyền quyết định trật tự xã hội và phúc lợi chung qua việc đặt ra luật lệ về việc chuyển
nhượng, bảo toàn và thu nhận tài sản – phải được thực hiện theo cách mà mọi người đều đồng
thuận. Vì luật lệ sẽ được duy trì trong một thời gian dài sau khi thiết lập, nên cơ quan lập pháp

không cần phải họp thường xuyên. Tuy nhiên nhánh hành pháp - nơi chịu trách nhiệm đảm bảo
luật pháp được thực thi cần duy trì hoạt động liên tục trong xã hội. Chức năng hành pháp được
thực hiện bởi các quan chức, các vị bộ trưởng mà quyền lực của họ được trao từ nhánh lập pháp.
Khi nhánh lập pháp ngưng họp, cơ quan hành pháp có đặc quyền xử trí tình hình khẩn cấp khi
chưa có luật lệ quy định cho những tình huống này. Locke cũng cảnh báo rằng, nếu lạm dụng đặc
quyền này sẽ ảnh hưởng đến sự ổn định và trật tự của quốc gia. Khi đó, một trật tự mới, một khế
ước xã hội mới sẽ ra đời để thực hiện quyền phán xét tối cao theo đúng luật của tự nhiên (Cách
mạng).
Khoan dung tôn giáo
J.Locke coi bản chất con người là lý trí và khoan dung. Ông tin vào Chúa Trời, nhưng không cho
Chúa Trời một vị trí nào trong tâm tưởng hay trái tim của con người. Chính hành vi, ý chí của
con người mới là điều Locke quan tâm và ông cũng là cha đẻ của ngành tâm lý học hiện đại.
Quan điểm về tôn giáo của J.Locke là phải khoan dung. Một xã hội mới muốn thực hiện tốt chức
năng của nó cần phải thống nhất không phải bằng một tôn giáo mà bằng lòng khoan dung. Do
vậy, nhà thờ phải là các tổ chức tự nguyện, chứ không gắn liền với nhà nước như Nhà thờ Anh
giáo.
Cho dù mới chỉ giới hạn ở Kitô giáo, hay nói đúng hơn là các giáo phái Kháng Cách, song
J.Locke là người đã đặt ra nguyên tắc khoan dung đối với tôn giáo. Quan điểm của J.Locke về
khoan dung tôn giáo phù hợp với quan điểm của ông về chính quyền dân sự. Ông cho rằng,
quyền sống, tự do, sức khỏe và của cải là các quyền lợi dân sự và đó cũng là mối quan tâm của
chính quyền dân sự và các quan tòa. Các quan tòa có thể dùng sức mạnh và bạo lực nếu cần để
duy trì các lợi ích dân sự và để chống lại bạo lực phá vỡ những quyền trên. Và đấy là chức năng
của nhà nước. Còn đối với mối quan tâm tới sự cứu rỗi thì đó không phải là lợi ích dân sự, nằm
ngoài quyền hạn của chính quyền dân sự và các quan tòa. Trên thực tế, Locke đã bổ sung vào các
quyền tự nhiên, như quyền sống, quyền tự do, quyền có sức khỏe và của cải, một thứ quyền nữa
– đó là quyền tự do lựa chọn con đường cứu rỗi của riêng mỗi người. Ông coi mọi sự can thiệp
của nhà nước nhằm duy trì niềm tin đều không hợp lý, vì sức mạnh mà vị quan tòa sử dụng
không phải là phương tiện hiệu quả để thay đổi niềm tin. Chỉ có nhà thờ chân chính mới có
quyền lực đó, nhưng mỗi nhà thờ đều tự cho mình là chân lý, trong khi không ai ngoài Chúa Trời
có thể phán xét điều này. Do vậy, điểm cốt lõi trong biện luận của ông về khoan dung tôn giáo là

sự hoài nghi đối với khả năng hiểu biết tôn giáo.
Các nhà tự do như J.Locke cũng e sợ sự đa cảm của số đông. Người tự do phải là người đọc các
tác phẩm trí tuệ, tin vào giáo dục và tin vào việc con người biết vượt lên hoàn cảnh như các nhà
tư sản vẫn làm, và vì là người có trí tuệ nên cần biết đặt giá trị vào sự tự do tư tưởng, phản đối sự
can thiệp của nhà thờ vào triết học và khoa học.
Chính từ quan niệm nhận thức luận của mình, J.Locke đã nhấn mạnh vai trò và quyền năng của
giáo dục chính là tạo ra sự trải nghiệm trong tâm trí của trẻ em trong quá trình trưởng thành. Và
“trí tuệ của đứa trẻ cũng dễ dàng thay đổi giống như nước vậy”. Ông quên sự khác nhau về bản
năng giữa những đứa trẻ và nhấn mạnh tới mục tiêu rộng lớn của giáo dục chính là để có những
con người phù hợp với cuộc sống, với thế giới chứ không phải là để vào đại học. Mục tiêu giáo
dục quan trọng chính là đào tạo tính cách.
Tựu trung lại, qua ngòi bút phê phán nhà thờ Anh giáo và nhà nước chuyên chế Anh, John Locke
đã có những đóng góp lớn không chỉ cho triết học, chính trị, thần học (về khế ước xã hội, về tự
do tôn giáo, về quyền tự nhiên của con người), kinh tế học và giáo dục, mà còn cho sự nghiệp
giải phóng con người trước những ràng buộc của từng cá nhân và xây dựng thể chế tổ chức
chung của xã hội. Chính vì vậy, ông không những là nhà tư tưởng Khai sáng vĩ đại, mà còn có
những đóng góp đáng kể cho chủ nghĩa tự do.
Nguồn gốc của chính quyền
Những luận giải của Locke về sự ra đời của nhà nước - chính quyền gợi sự liên tưởng đến một
triết gia khác của Anh là Thomas Hobbes (1588-1679). Nếu như Thomas Hobbes quan niệm
“nhân chi sơ tính bản ác” thì John Locke lại cho rằng bản tính của con người được quyết định
bởi lý trí và lòng bao dung. Tuy nhiên, cả hai tác giả này đều lý giải sự xuất hiện của nhà nước
trên cơ sở một giao ước chung của cộng đồng - khế ước xã hội.
Đối với Hobbes, nhà nước xuất hiện do sự cạnh tranh lẫn nhau giữa con người trong cuộc chiến
để sinh tồn. Trong cuộc chiến đó, mọi người đi đến chỗ ký kết kế ước xã hội để tự bảo vệ mình
và thực hiện một bước chuyển từ trạng thái tự nhiên sang xã hội công dân. Trong khi đó Locke
cho rằng, sự hình thành của nhà nước là nhằm mục đích giải quyết sự xung đột giữa trạng thái tự
nhiên và trạng thái chiến tranh của con người. Nhà nước xuất hiện như là kết quả từ sự đồng
thuận chung của mọi người để liên kết và hợp nhất trong một cộng đồng nhằm đạt được sự an
ninh lớn hơn chống lại bất cứ thứ gì không thuộc về điều đó.

Quan điểm của Locke về sự ra đời của nhà nước là một đóng góp tiến bộ cho lý thuyết về khế
ước xã hội. Một thế kỷ sau đó, Jean Jacques Rousseau đã nhắc lại ý tưởng này của Locke như là
nội dung cốt lõi cho kiệt tác “Bàn về khế ước xã hội” của ông: “Với khế ước xã hội, con người
mất đi cái tự do thiên nhiên và cái quyền hạn chế được làm những điều muốn làm mà làm được;
nhưng mặt khác con người thu lại quyền tự do dân sự và quyền sở hữu những cái mà anh ta có”.
Khi gia nhập khế ước xã hội, con người từ bỏ những gì họ có trong trạng thái tự nhiên để đạt tới
sự bảo toàn tốt hơn cho chính mình, sức mạnh có giới hạn của cá nhân được thay thế bởi sức
mạnh chung tưởng như vô hạn của cả cộng đồng.
Với những nhận định mang tính lý luận về nguồn gốc của chính quyền, về mối quan hệ giữa xã
hội dân sự và xã hội chính trị, John Locke còn được đánh giá là người khởi thảo cho học thuyết
phân quyền. Trước Locke, Hobbes từng mô tả nhà nước như một con quái vật khổng lồ nắm trọn
mọi quyền lực tối cao và bất khả chiến bại. Hơn thế nữa, Hobbes còn quan niệm rằng, nhân dân
chuyển giao toàn bộ quyền lực cho nhà nước và bởi vậy, quyền lực nhà nước là bất khả phân.
Đến Locke, ông đã chỉ ra sự phân chia quyền lực nhà nước như một sự phân công lao động hợp
lý: lập pháp là quyền lực cao nhất trong bộ máy nhà nước và thuộc về nghị viện. Nghị viện thông
qua các đạo luật, còn việc thực hiện chúng là phần việc của cơ quan hành pháp. Còn dân chúng
hay cộng đồng xã hội sẽ giữ quyền phán xử trong các tranh chấp giữa bộ ba lập pháp - hành pháp
- dân chúng. Điều đáng tiếc là ông chưa nhận thấy thẩm quyền tài phán lẽ ra phải thuộc về một
quyền lực độc lập khác (quyền lực tư pháp) trong hệ thống các cơ quan nhà nước.
Hạn chế này của Locke về sau đã được bổ khuyết bởi Montesquieu, một nhà tư tưởng Pháp thế
kỷ XVIII. Ông đã kế thừa và phát triển tư tưởng của Locke lên một tầm cao mới. Montesquieu
không đề cập đến quyền lực tối cao, mà chỉ ra một quyền lực có thể phân chia, một quyền lực
nhà nước có kiểm soát và sự kiểm soát đó được thực hiện bằng một cơ chế mà các thành phần
của nó nằm ngay chính trong cơ cấu của nhà nước, đó chính là 3 nhánh quyền lập pháp - hành
pháp - tư pháp cùng cơ chế kìm chế và đối trọng.
Hạnh phúc của nhân dân là luật tối cao của mọi chính quyền.
Ngạn ngữ Latinh có câu “Salus populi suprema lex”, có nghĩa là hạnh phúc của nhân dân là luật
tối cao. Đó cũng chính là mục tiêu cao nhất và bất biến của mọi chính quyền chân chính. Mục
đích hướng tới của việc thiết lập chính quyền không là gì khác ngoài việc bảo đảm cho mọi
người dân quyền sống, quyền tự do và quyền sở hữu.

Trong phần lớn tác phẩm này, John Locke đã biện luận cho sự phát triển của chính quyền như là
một hình thái khác của gia đình và quyền lực chính trị của quốc vương hay nhà lãnh đạo cao nhất
của chính quyền được ông gán với quyền lực gia trưởng của người cha. Trách nhiệm của người
cha là gìn giữ sự gắn bó của gia đình và mang lại hạnh phúc cho các thành viên của nó, còn trách
nhiệm của bậc quân vương là bảo tồn chính quyền và bảo đảm hạnh phúc cho muôn dân.
Ở đây có một điều tinh tế cần lưu ý. Nếu hạnh phúc của người dân trong một chế độ nhà nước
dân chủ dứt khoát phải bao hàm hai yếu tố nền tảng là quyền tự do và bình đẳng thì trách nhiệm
của nhà nước chắc không thể nào khác hơn là phải ghi nhận và bảo đảm thực thi quyền tự do và
bình đẳng ấy. Mọi người sinh ra đều có sự bình đẳng tự nhiên, nhưng không có nghĩa là bình
đẳng tuyệt đối. Và Locke đã có lý khi thừa nhận rằng có những loại bình đẳng khác nhau tồn tại
trên thực tế.
“Tuổi đời hoặc đức hạnh có thể đem lại cho nhiều người một sự ưu tiên đúng đắn. Xuất sắc về tài
năng và phẩm chất có thể đặt những người khác cao hơn mức độ bình thường. Dòng dõi có thể
khuất phục một số này và tạo liên kết hoặc lợi ích cho số khác. Tự nhiên đặt sự tuân thủ đối với
người kia, còn người nọ thì hưởng được sự mang ơn, kính trọng”. Bởi vậy, trong mối tương quan
với trách nhiệm của nhà nước thì sự bình đẳng của người dân cần được hiểu là “cái quyền ngang
nhau mà mỗi người đều có đối với sự tự do đương nhiên có của mình, mà không phải khuất phục
trước ý chí hay quyền uy của bất cứ ai khác”.
Sự giải thể của chính quyền
Trong cuốn sách này, Locke luôn đặt nhân dân ở vị trí trang trọng, coi đó là lực lượng quan trọng
nhất trong việc giới hạn quyền lực của nhà nước, là trọng tài phân minh những tranh chấp giữa
lập pháp và hành pháp cũng như giữa lập pháp, hành pháp với dân chúng. Và họ luôn nắm trong
tay một đặc quyền vốn chỉ thuộc về chủ thể gốc của quyền lực nhà nước.
“Quyền lực mà mỗi cá nhân trao cho xã hội, khi anh ta gia nhập vào đó, không bao giờ quay
ngược về cá nhân một lần nữa chừng nào mà xã hội vẫn còn tồn tại, mà sẽ luôn được lưu giữ tại
cộng đồng”. Cũng tương tự như vậy, quyền lực mà xã hội hay nhân dân trao cho nhà nước hay
chính quyền cũng sẽ không có sự chuyển hồi một khi chính quyền vẫn còn tồn tại.
Nói như vậy cũng là một sự hàm ý rằng quyền lực chỉ thoát ly khỏi xã hội trong một thời hạn
nhất định. Mặt khác, dân chúng không chuyển giao hoàn toàn quyền tự nhiên của mình cho
quyền lực tuyệt đối của nhà nước, mà bằng lý trí, họ vẫn giữ lại phần cho mình, là cái được đặt ở

khối toàn thể công dân.
Với tư tưởng cách mạng, giải quyết vấn đề một cách triệt để, sẵn sàng xoá bỏ cái cũ để xây dựng
cái mới một khi cái cũ đã trở nên lỗi thời, cản trở sự phát triển, không có dấu ấn của một tư
tưởng thoả hiệp, nửa vời, Locke khẳng định rằng cách mạng không chỉ là quyền, mà trong một
số trường hợp còn là nghĩa vụ và chủ thể của nó không phải là ai khác hơn ngoài dân chúng.
Quyền lực sẽ quay trở về với xã hội một khi chính quyền gây ra những sai lầm không thể chịu
đựng được đối với người dân, phản bội những giao ước đã từng cam kết với người dân hay nói
cách khác, đi ngược lại những thẩm quyền mà xã hội đã giao phó. Khi đó, người dân không còn
bị ràng buộc bởi khế ước xã hội nữa và:“Nhân dân có quyền hành động với tư cách quyền lực tối
cao và tự mình tiếp tục công việc lập pháp, hoặc dựng lên một hình thức chính quyền mới, hoặc
vẫn theo hình thức cũ đó nhưng được đặt vào tay những con người mới, theo những gì họ cho là
tốt đẹp”. Đó cũng là sự thể hiện tư duy biện chứng của Locke và các nhà lý thuyết về khế ước xã
hội.
3.3 Giá trị pháp lý
Kế thừa và phát triển tư tưởng pháp luật, tinh thần pháp quyền của xã hội, John Locke (1632-
1704) vạch ra nguy cơ của sự tuỳ tiện và xâm phạm từ phía quyền lực nhà nước đối với các
quyền tự do của con người bắt nguồn từ độc quyền của người cầm quyền. Ông đặc biệt đề cao
chủ quyền của nhân dân: chủ quyền của nhân dân là cao hơn, quan trọng hơn chủ quyền của nhà
nước do nhân dân lập nên; việc điều hành nhà nước phải có đạo luật và dựa trên các đạo luật do
nhân dân tuyên bố.
John Locke đã đưa ra ba kết luận quan trọng: quyền lực nhà nước, về bản chất là quyền lực của
dân. Quyền lực của dân là cơ sở, nền tảng của quyền lực nhà nước. Trong quan hệ với dân, về
bản chất nhà nước không có quyền mà chỉ là thực hiện sự uỷ quyền của dân.
Nhà nước - xã hội chính trị - xã hội công dân, thực chất là một “khế ước xã hội”, trong đó các
công dân nhượng một phần quyền lực của mình để hình thành quyền lực chung - quyền lực nhà
nước. Nhà nước với quyền lực chung đó điều hành, quản lý…xã hội nhằm bảo toàn quyền lực tự
nhiên của mỗi cá nhân công dân. Vì thế, mỗi khi hợp đồng bị vi phạm, chính quyền làm sai lạc
mục đích của hợp đồng, khi đó công dân có quyền (kể cả đứng lên cầm vũ khí) huỷ bỏ “khế ước”
đã ký.
Bảo toàn quyền tự nhiên của mỗi cá nhân con người đó cũng là tiêu chí căn bản xác định giới

hạn và phạm vi hoạt động của nhà nước.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×