Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Dùng corticoid trong bệnh lý tai mũi họng: Làm gì để ngừa tác hại của thuốc pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.28 KB, 5 trang )

Dùng corticoid trong bệnh lý
tai mũi họng:
Làm gì để ngừa tác hại của
thuốc
Thuốc corticoid thuộc
nhóm thuốc chống
viêm steroid, có thể
được sử dụng cả hai
đường là tiêm và uống
trong các bệnh lý của
tai mũi họng. Nếu
dùng đúng, thuốc cho
hiệu quả tốt và hạn chế được những tác dụng
không mong muốn của thuốc gây ra
Do hiệu quả chống viêm, làm giảm triệu
chứng rất tốt và nhanh chóng nên điều nguy
hiểm là bệnh nhân thường tự mách nhau
điều trị hoặc sau khi đi khám một lần thấy
khỏi, họ lại tự tìm mua thuốc đó hoặc thậm

Thuốc corticoid
dạng xịt trong điều
trị viêm mũi, xoang.

chí photo đơn để đưa cho người khác có
triệu chứng giống mình và sử dụng kéo dài,
thường xuyên với mong muốn không bao
giờ bị lại - cho đến khi xảy ra các biến
chứng của thuốc, nhất là tổn thương tuyến
thượng thận gây sạm da, giữ nước, teo cơ
mới quay trở lại bệnh viện.


Với phụ nữ có thai và cho con bú, phải sử
dụng corticoid cẩn trọng, chỉ dùng khi thật
sự cần như viêm xoang có biến chứng viêm
phế quản, viêm thanh quản phù nề hạ thanh
môn. Người bệnh có tiền sử quá mẫn với
thành phần của thuốc, những người đang
nhiễm nấm, siêu vi đường hô hấp dưới, đặc
biệt là lao phổi. Với các thuốc chống viêm
có coricoid dạng nhỏ như polydexa,
collydexa được chỉ định cho dùng dưới 7
ngày.
Do liệu trình điều trị viêm mũi xoang dị ứng
cần kéo dài nên thuốc chống viêm có
corticoid dạng xịt được bào chế dưới dạng
phun sương (budenase - thành phần chính là
budesonide), chỉ hấp thu tối đa vào máu là
2%, có thể được sử dụng với thời gian kéo
dài nhưng phải có sự theo dõi chặt chẽ và
hiệu chỉnh liều sử dụng theo tiến triển hoặc
suy thoái bệnh của các thầy thuốc chuyên
khoa đến khi mũi xoang trở lại bình thường
để tránh tình trạng quen thuốc do điều trị dở
dang và kết quả là không khỏi được bệnh.
Thuốc dạng này thường có chỉ định cho
bệnh nhân trên 6 tuổi, tuy nhiên một vài
trường hợp đặc biệt có sự theo dõi biến
chuyển của niêm mạc mũi thường xuyên có
thể dùng được cho bệnh nhi trên 1 tuổi.
Thuốc corticoid điều trị tại chỗ trong các
bệnh viêm mũi dị ứng không quanh năm và

viêm mũi dị ứng theo mùa. Điều trị polyp
mũi, dự phòng tái phát sau phẫu thuật nội
soi mũi xoang có polyp mũi. Tuy nhiên,
thuốc cũng đem lại những tác dụng không
mong muốn như kích ứng họng nhẹ, ho hay
khàn giọng. Nhiễm nấm Candida vùng
miệng họng, thậm chí co thắt phế quản nếu
bệnh nhân bị phản ứng với thuốc. Tuy chúng
chỉ được hấp thu vào máu khoảng 2% nhưng
nếu không được điều trị đúng cách cũng sẽ
gây một số biến chứng của corticoid nói
chung, nhất là trẻ em dưới 2 tuổi như không
kích thích vỏ thượng thận tiết hormon làm
tuyến vỏ thượng thận bị teo, gây hội chứng
biến dưỡng hậu quả từ việc tăng giữ muối,
nước gây hiện tượng béo giả, ứ đọng mỡ ở
một số bộ phận như mặt, gây tăng đường
huyết - nguy cơ của đái tháo đường, bên
cạnh đó làm tăng huyết áp, giảm kali máu
kết hợp rối loạn cân bằng muối - nước gây
nhiều bất lợi cho người bị bệnh tim mạch,
người glucom
Ngoài ra, chúng còn làm rối loạn quá trình
tái tạo xương, biến dưỡng cơ dẫn đến loãng
xương và teo cơ. Giảm sức đề kháng chung
của cơ thể nên rất dễ bị nhiễm trùng, nhiễm
nấm, đặc biệt là ở hệ thống mũi xoang. Một
số trường hợp xuất hiện rối loạn kinh nguyệt
hoặc chảy máu mũi.
Vì thế khi bị các bệnh lý về tai mũi họng,

không nên tự ý dùng nhóm thuốc này để
tránh những tai biến gây ra, vì những tác
động có hại của loại thuốc này đến cơ thể
thường nặng nề và khó điều trị

×