Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Làm chủ “kỹ thuật vàng” điều trị rung nhĩ potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (166.92 KB, 5 trang )

Làm chủ “kỹ thuật vàng” điều trị rung nhĩ
Các bác sĩ khoa phẫu thuật tim mạch - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 hiện là
cơ sở tiên phong trong cả nước ứng dụng và phát triển thành công phẫu thuật Maze
sử dụng sóng cao tần đơn cực điều trị rung nhĩ (RN) trên bệnh nhân có mổ tim hở.
Thành công này khẳng định trình độ của các bác sĩ Việt Nam đối với một kỹ thuật
phẫu thuật tim vào loại khó nhất hiện nay.
Giải cứu người bệnh khỏi quả tim loạn nhịp
Ngay sau khi phát hiện bị bệnh van tim, anh Đỗ Văn M, 50 tuổi (Cầu Giấy - Hà Nội)
đã phải thay đổi công việc từ một người làm kinh doanh sang một công việc ít phải
lao động vất vả để phòng tránh bệnh tim biến chứng nặng. Nhưng chỉ sau một năm
bệnh nhân khó thở ngày một tăng, ngay cả khi nghỉ ngơi. Kết quả khám tại Viện
Tim mạch Việt Nam cho biết, anh M bị tổn thương van 2 lá, van 3 lá nặng và RN.
Mức độ tổn thương của quả tim người bệnh không thể điều trị bằng thuốc mà phải
phẫu thuật càng sớm càng tốt, nếu chậm trễ sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm
như tắc mạch các nơi, đặc biệt là tắc mạch não do RN hình thành huyết khối. Vì thế
bệnh nhân được chuyển sang Khoa Phẫu thuật tim mạch - Bệnh viện trung ương
quân đội 108 (BV 108) để điều trị.

Chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật
điều trị rung nhĩ tại Khoa Phẫu thuật
tim mạch BV 108.
Theo các chuyên gia tim mạch, nhiều trường hợp tổn thương van tim nếu không
được phát hiện và điều trị kịp thời thì sau một thời gian sẽ dẫn đến biển đổi cấu trúc
thành nhĩ gây ra RN. Những bệnh nhân này không chỉ phải thay van, sửa van mà cần
phải điều trị RN bằng phẫu thuật Maze mới giải quyết triệt để tình trạng bệnh. Đối
với bệnh nhân M, sau khi được thực hiện 3 phẫu thuật trên cùng một quả tim (thay
van 2 lá, sửa van 3 lá và phẫu thuật Maze) bệnh nhân hồi phục nhanh chóng, không
còn các dấu hiệu bệnh và được xuất viện sau hơn một tuần điều trị.
Tương lai của những bệnh nhân RN không còn đáp ứng với thuốc hay các phương
pháp điều trị khác được mở ra bắt đầu từ năm 1987. Đó là thời gian đánh dấu sự ra
đời của kỹ thuật Cox-Maze và nhanh chóng được thừa nhận rộng rãi trên thế giới là


“tiêu chuẩn vàng” trong điều trị ngoại khoa RN. Kỹ thuật ngoại khoa này bao gồm
rạch những đường xung quanh các tĩnh mạch phổi và rạch nhiều đường ở cả 2 tâm
nhĩ bằng kỹ thuật kinh điển "cắt và khâu". Tuy nhiên do tính phức tạp của phẫu thuật
này nên khó được ứng dụng rộng rãi vì thời gian mổ tim kéo dài, nguy cơ chảy máu
nhiều có thể làm người bệnh tử vong.
Việc ứng dụng các nguồn năng lượng khác (sóng siêu âm, laze, áp lạnh, phổ biến
nhất là sóng cao tần - có tính an toàn và hiệu quả cao) thay thế cho việc “cắt - khâu”
đã giúp cho phẫu thuật Cox-Maze trở nên thuận lợi hơn. Từ hơn một thập kỷ nay,
phẫu thuật Maze phát triển mạnh mẽ, trở thành một trong những kỹ thuật tiên tiến
nhất của phẫu thuật tim mạch và là mảng đề tài độc lập tại các hội nghị quốc tế về
phẫu thuật tim.
Tại Việt Nam, Bệnh viện Trung ương quân đội 108 là nơi đầu tiên ứng dụng phẫu
thuật Maze điều trị RN bắt đầu từ năm 2007 và do các bác sĩ Khoa Phẫu thuật tim
mạch độc lập thực hiện. ThS. Ngô Vi Hải, Phó trưởng khoa Phẫu thuật tim mạch cho
biết, phẫu thuật Maze được thực hiện cùng một ca mổ trên các bệnh nhân phẫu thuật
tim hở, thay van hoặc sửa van 2 lá, 3 lá. Ở các trung tâm phẫu thuật tim mạch lớn
khác trên thế giới, để thực hiện các đường đốt theo sơ đồ Cox-Maze để loại bỏ các ổ
kích nhịp lạc chỗ xung quanh các tĩnh mạch phổi và các đường vòng vào lại trong
tâm nhĩ, các phẫu thuật viên thường sử dụng máy đốt sóng cao tần lưỡng cực. Dao
đốt lưỡng cực cho phép đảm bảo tính xuyên thành của tổn thương một cách tự động
tuy nhiên giá thành rất cao so với điều kiện Việt Nam. Các bác sĩ Khoa Phẫu thuật
tim mạch - Bệnh viện 108 sử dụng đầu đốt sóng cao tần đơn cực, áp dụng kỹ thuật
đốt cả 2 mặt nội tâm mạc và thượng tâm mạc để đảm bảo tính xuyên thành của
đường đốt, xử trí triệt để các yếu tố gây loạn nhịp. Đặc điểm của kỹ thuật này đòi
hỏi người thực hiện phải khéo léo, nhạy cảm hơn trong từng thao tác nhưng có thể
giảm chi phí nhiều so với nước ngoài (800-900 USD so với 2.700USD), khiến cho
phẫu thuật này dễ tiếp cận hơn cho những bệnh nhân Việt Nam.
Ban đầu để thực hiện xong phẫu thuật Maze các bác sĩ phải mất 40 - 45 phút nhưng
sau 20 ca đầu tiên, thì thời gian này đã rút ngắn còn 20-25 phút. Sau phẫu thuật
Maze, các bác sĩ tiến hành tiếp các phẫu thuật sửa van hoặc thay van 2 lá, 3 lá. Cho

đến nay đã có trên 50 bệnh nhân được phẫu thuật thành công bằng phương pháp này
với tỉ lệ thành công trên 80% và trở thành kỹ thuật đang được các trung tâm phẫu
thuật tim trong cả nước rất quan tâm.

Kỹ thuật Maze điều trị rung nhĩ ở Bệnh viện 108.
Mang lại nhiều hiệu quả trong điều trị bệnh tim mạch
ThS. Ngô Vi Hải cho hay, phẫu thuật Maze điều trị RN có ý nghĩa đặc biệt trên
những bệnh nhân tổn thương van 2 lá, 3 lá mà chỉ cần sửa van. Những bệnh nhân
này nếu có thể sửa van kết hợp với phẫu thuật Maze, sau 3 tháng đầu sử dụng thuốc
chống đông, bệnh nhân có thể ngừng hoàn toàn thuốc chống đông và sống một cuộc
sống bình thường. Đối với những người còn trẻ, đặc biệt là phụ nữ tuổi sinh đẻ sẽ
giúp họ không phải dùng thuốc chống đông, do vậy có thể làm mẹ. Đã có một số
bệnh nhân nữ bị hẹp/hở van hai lá nặng và RN, sau khi được phẫu thuật Maze và sửa
van đã nhanh chóng hồi phục và có thể thực hiện thiên chức làm mẹ. Đối với người
cao tuổi, nếu phải thay van sinh học và phẫu thuật Maze thì cũng không phải sử
dụng thuốc chống đông suốt đời. Đây là ưu điểm quan trọng giúp người già hạn chế
tai biến chảy máu não, xuất huyết tiêu hóa.
Hầu hết bệnh nhân phẫu thuật Maze đều mắc các bệnh lý van tim và đều được sửa
van hoặc thay van song để có kết quả điều trị tốt nhất, các bác sĩ khuyến cáo người
bệnh cần tái khám theo lịch hẹn, dùng thuốc đúng theo chỉ định và nên thực hiện lối
sống mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

×