Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Khái quát về lịch sử tiếng Việt (phần 1) potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.22 KB, 3 trang )

Khái quát về lịch sử tiếng Việt
(phần 1)
Tiếng Việt có nguồn gốc rất cổ xưa và đã trải qua một quá trình phát triển lâu dài,
đầy sức sống.
Sức sống đó biểu hiện tinh thần dân tộc mạnh mẽ và sáng tạo của nhân dân Việt
Nam trong cuộc đấu tranh anh dũng vì tiền đồ của đất nước, trong sự phấn đấu bền
bỉ để xây dựng và phát triển một nền quốc ngữ, quốc văn, quốc học Việt Nam.
1. Nguồn gốc tiếng Việt
Tiếng Việt thuộc họ Nam Á.
Đó là ý kiến phổ biến được trình bày trong nhiều công trình nghiên cứu về nguồn
gốc các ngôn ngữ ở Đông Dương và châu Á.
Họ Nam Á, như thường quan niệm
(1)
, là một họ ngôn ngữ đã có từ rất xưa, trên một
khu vực rộng của vùng Đông Nam châu Á. Vùng này, thời cổ, vốn là một trung
tâm văn minh trên thế giới.
Đến ngày nay, vẫn còn nhiều dấu vết về mối quan hệ họ hàng gần gũi giữa tiếng
Việt với tiếng Mường, và mối quan hệ họ hàng tương đối xa hơn, giữa tiếng Việt
với nhóm tiếng Mon-Khmer ở dọc Trường Sơn, ở miền Tây Nguyên, ở trên đấy
Campuchia, Miến Điện (Mianma) Rõ nhất là những dấu vết trong lớp từ căn bản,
tức là những từ thông thường đã có từ lâu đời. Ví dụ: Trong tiếng Việt, có từ tay
thì từ tương đương trong tiếng Mường nghe như "thay"; tiếng Ba Na, tiếng Mơ
Nông, nghe như "ti"; trong tiếng Môn, tiếng Khmer, nghe như "tai"
Trong tiếng Việt, lại còn tìm thấy những chứng cứ về mối quan hệ giữa nó với
nhóm tiếng khác, đặc biệt là với nhóm tiếng Thái. Nếu những từ như chim, rú
(rừng rú), sông được xác nhận là cùng gốc với những từ tương đương trong
nhóm Mon-Khmer, thì những từ như gà, vịt, đồng, rẫy lại được chứng minh là
cùng gốc với những từ tương đương trong nhóm Thái.
Mối quan hệ này là do có họ hàng, hay chỉ do tiếp xúc với nhau mà sinh ra?
Công việc nghiên cứu ngồn gốc tiếng Việt và các tiếng khác ở Việt Nam còn tiếp
tục, nhưng theo những căn cứ đã tìm thấy, có thể nghĩ rằng phần lớn những ngôn


ngữ của các dân tộc thuộc khối cộng đồng người Việt Nam đều sinh ra từ một cội
nguồn chung xa xưa. Từ cội nguồn ấy, tiếng Việt đã có quá trình phát triển riêng
trong xã hội của người Việt – một xã hội sớm đạt tới trình độ tổ chức khá cao, với
một nền văn minh nông nghiệp tương đối hoàn chỉnh. Trải qua giai đoạn này, tiếng
Việt đã thành một ngôn ngữ thống nhất và có bản sắc của nó.
Bản sắc ấy khá vững bền. Nó sẽ tiếp tục phát huy tác dụng ở giai đoạn sau, giai
đoạn của sự tiếp xúc ngôn ngữ giữa Việt Nam và Trung Quốc.
__________
(1)
Còn có ý kiến cho rằng họ Nam Á, với họ Thái, thuộc một họ ngôn ngữ lớn hơn
(mà cũng có người gọi là họ Nam Á).

×