Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Khái quát về lịch sử tiếng Việt (phần 4) potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.78 KB, 3 trang )

Khái quát về lịch sử tiếng Việt
(phần 4)
4. Từ Cách mạng tháng Tám đến nay
[*]

Cách mạng Tháng Tám thành công. Ngày 2 tháng 9 năm 1945, trước nhân dân Việt
Nam và toàn thế giới, Chủ tịch Hồ Chí Minh công bố bản Tuyên ngôn độc lập. Đó
là một văn kiện lịch sử đối với lịch sử của dân tộc Việt Nam, đối với cả lịch sử của
tiếng Việt. Những lời văn sáng sủa, hùng tráng của bản đại cáo ấy chính thức tuyên
bố quyền độc lập, tự do thiêng liêng của dân tộc Việt Nam, đồng thời chính thức
xác định vị trí của tiếng Việt đối với nước Việt Nam đã tự mình làm chủ vận mệnh
của mình.
Từ đó, tiếng Việt đảm nhiệm một vai trò mới.
Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, ngay từ khi thành lập, đã quyết định dùng
tiếng Việt ở mọi cấp học, bậc học, ở mọi ngành hoạt động. Trong vai trò này, tiếng
Việt tỏ ra dồi dào khả năng. Một trong những ý nghĩa của các thành tựu văn hoá,
khoa học, giáo dục, hơn ba mươi lăm năm qua của nước Việt Nam, là minh chứng
rõ ràng cho những khả năng đó của tiếng Việt.
Trong nghệ thuật, giá trị của tiếng Việt được tiếp tục phát huy. Một đặc điểm của
nền văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa hiện nay là chất liệu ngôn ngữ lấy từ cuộc
sống của nhân dân. Đó là một chất liệu rất phong phú vốn được xây dựng nên từ
các nguồn văn học truyền miệng và văn học viết cổ điển; qua sự nảy nở những tư
tưởng và tình cảm cách mạng của nhân dân trong cuộc sống chiến đấu và lao động,
chất liệu đó lại càng phong phú hơn.
Cũng từ khi Cách mạng Tháng Tám thành công, vai trò ngôn ngữ chung của tiếng
Việt đối với các thành phần dân tộc anh em lại càng được đề cao. Mỗi thành phần
dân tộc có ngôn ngữ riêng với vai trò quan trọng của nó ở mặt sinh hoạt vật chất và
tinh thần của nhân dân thuộc thành phần dân tộc đó. Chính sách của Đảng và
Chính phủ là tôn trọng quyền của mỗi thành phần dân tộc trong việc sử dụng ngôn
ngữ riêng của mình, vào tạo điều kiện thuận lợi cho ngôn ngữ của tất cả các thành
phần đều phát triển. Song, tiếng Việt là ngôn ngữ chung, dùng trong địa hạt giao


lưu giữa các thành phần dân tộc, và đặc biệt, trong sự xây dựng và phát triển nền
văn hoá và khoa học-kĩ thuật chung của khối cộng đồng dân tộc Việt Nam xã hội
chủ nghĩa. Sự có mặt ngày một nhiều của những tác gia thuộc các thành phần dân
tộc khác nhau trên văn đàn nghệ thuật và khoa học của tiếng Việt đang biểu hiện
một cách sâu sắc cho vai trò ngôn ngữ chung của tiếng Việt, và đồng thời cho khối
đoàn kết vững chắc của toàn thể dân tộc Việt Nam.
Ngày nay, trong nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, tiếng Việt có vị trí
đầy vinh dự và vai trò ngày càng quan trọng. Đó là công cụ đấu tranh của hơn năm
mươi triệu người Việt Nam đang tiến hành đồng thời cách mạng về quan hệ sản
xuất, cách mạng tư tưởng và văn hoá, cách mạng khoa học-kĩ thuật, đang xây dựng
chủ nghĩa xã hội trên cả nước.
Vị trí và vai trò ấy đặt ra yêu cầu chuẩn hoá nó về mặt chữ viết, từ vựng, ngữ pháp,
và ngữ âm. Chuẩn hoá tiếng Việt là xác định tính chất đúng đắn và thống nhất của
các quy tắc trong ý thức "giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt", tức là giữ gìn cái
bản sắc đẹp đẽ, cái bản lĩnh độc đáo của tiếng Việt, đồng thời xác nhận những hiện
tượng mới nảy sinh trong quá trình phát triển mạnh mẽ của tiếng Việt, nhằm mục
đích nâng cao hiệu lực của nó đối với "tư duy chính trị, tư duy kinh tế, tư duy nghệ
thuật, tư duy khoa học" của người Việt Nam trong giai đoạn mới của sự nghiệp
cách mạng, như đồng chí Phạm Văn Đồng – Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng – đã
phát biểu
(1)
.

×