LỜI MỞ ĐẦU
Từ khi nền kinh tế chuyển từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang nền
kinh tế thị trường đã đem lại cho đất nước ta một nền kinh tế đang trên đà
phát triển và tăng trưởng, với sự mở cửa của nền kinh tế, Việt Nam gia nhập
WTO đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có nhiều cơ hội để mở rộng sản
xuất kinh doanh, đa dạng hoá sản phẩm, dịch vụ. Tuy nhiên quan hệ thị
trường với các quy luật khắt khe ngày càng chi phối mạnh mẽ đến các mặt đời
sống kinh tế xã hội, đến các hoạt động của các doanh nghiệp. Một doanh
nghiệp muốn tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường phải quan tâm
đến nhiều vấn đề như: nghiên cứu thị trường, tổ chức sản xuất kinh doanh,
quảng cáo và đặc biệt là quản lý kinh tế tài chính trong doanh nghiệp.
Trong quản lý, kinh tế tài chính, kế toán là một bộ phận quan trọng. Nó
giữ vai trò tích cực trong quản lý, điều hành và kiểm soát các hoạt động kinh
doanh, đảm bảo cung cấp thông tin cần thiết cho việc điều hành và quản lý
các doanh nghiệp, cũng như quản lý kinh tế vĩ mô của Nhà nước.
Kế toán lương là một khâu quan trọng trong việc tổ chức công tác kế
toán. Tiền lương là nguồn thu nhập chủ yếu của người lao động để tái sản
xuất sức lao động là đòn bẩy của nền kinh tế phát triển. Hạch toán tiền lương
chính xác sẽ tiết kiệm được chi phí sản xuất kinh doanh. Chính vì vậy việc
nghiên cứu tổ chức công tác kế toán tiền lương là điều cần thiết nhằm tìm ra
những mặt tiêu cực, những vấn đề chưa hợp lý để từ đó có biện pháp khắc
phục.
Sau thời gian thực tập tại Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ Hồng
Anh với mục đích nghiên cứu tìm hiểu sâu hơn về kế toán tiền lương em đã
chọn đề tài: "Công tác quản lý tiền lương và các khoản trích theo lương tại
Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ Hồng Anh". Trong quá trình thực tập
tại Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ Hồng Anh tôi cũng như các sinh
viên khác thực tập tại đây, đều được Giám đốc cũng như toàn thể cô chú, anh
1
chị công nhân viên trong công ty nhiệt tình giúp đỡ về mọi mặt. Đặc biệt là sự
hướng dẫn nhiệt tình của thầy giáo đã giúp đỡ tôi hoàn thành chuyên đề đúng
hạn. Tuy đề tài không phải là mới mẻ những với những kiến thức đã được học
tập ở trường và những hiểu biết thực tế sau khi thực tập, em mong muốn có
thể góp phần công sức trong quá trình hoàn thiện công tác tổ chức kế toán tiền
lương.
Em rất mong được sự bổ sung của các thầy cô giáo, ban lãnh đạo và tập
thể cán bộ công nhân viên của Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ Hồng
Anh để chuyên đề này được hoàn thiện hơn.
Ngoài lời mở đầu và kết luận chuyên đề gồm 3 phần:
Chương I: Một số vấn đề lý luận chung về công tác quản lý tiền
lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH
Thương mại và dịch vụ Hồng Anh.
Chương II: Thực trạng công tác quản lý vấn đề tiền lương và các
khoản trích theo lương tại Công ty TNHH Thương mại
và dịch vụ Hồng Anh.
Chương III: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lý
tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty
TNHH Thương mại và dịch vụ Hồng Anh.
2
CHƯƠNG I
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ
TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG
TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ HỒNG ANH
I. TẦM QUAN TRỌNG CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ TIỀN LƯƠNG
VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG.
1.1. Khái niệm:
Để cho quá trình tái sản xuất xã hội nói chung và quá trình sản xuất kinh
doanh ở doanh nghiệp được diễn ra thường xuyên, liên tục thì một vấn đề tất
yếu là phải tái sản xuất sức lao động, vì vậy khi họ tham gia lao động ở doanh
nghiệp thì đòi hỏi doanh nghiệp phải trả thù lao động cho họ trong nền kinh tế
hàng hoá, thù lao động được biểu hiện bằng thước đo giá trị và được gọi là
tiền lương.
Như vậy tiền lương là tiền thù lao mà doanh nghiệp phải trả cho người
lao động theo số lượng, chất lượng lao động mà họ đóng góp để tái sản xuất
sức lao động bù đắp chi phí lao động trong quá trình sản xuất kinh doanh.
2.1. Vai trò của tiền lương và các khoản trích theo lương.
Trong đời sống kinh tế hiện nay thì tiền lương có vai trò quan trọng đối
với mỗi con người. Xuát phát từ vai trò của kế toán là công cụ quản lý quan
trọng trong công ty và cũng là phần thu nhập chính mà mỗi người nhận được
khi họ tham gia vào quá trình lao động, nó đảm bảo cho mỗi cuộc sống cá
nhân, nó quy định mức sống sự tồn tại và phát triển của mỗi con người trong
xã hội. Tiền lương dùng để tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng sức
lao động, kích thích người lao động học tập VH - KH - KT, nâng cao tay
nghề, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật tăng năng suất lao động đưa lại kết
quả lao động cao. Tiền lương chính là đòn bẩy kinh tế quan trọng để thúc đẩy
nền kinh tế xã hội ngày càng phát triển. Với người lao động khi họ bỏ sức lao
3
động của mình để tham gia vào quá trình sản xuất nếu họ nhận được khoản
thù lao xứng đáng với công sức đó thì sẽ khuyến khích được họ tham gia tích
cực hơn. Đối với doanh nghiệp nếu đánh giá được đúng mức lương thì sẽ tiết
kiệm được chi phí kinh doanh nâng cao hiệu quả kinh tế, do vậy đòi hỏi nhà
quản lý phải quan tâm tới.
+ Đối với người lao động: Tiền lương là khoản thu nhập thường xuyên,
ổn định để tái sản xuất sức lao động.
+ Đối với doanh nghiệp: Tiền lương trả cho người lao động là một yếu tố
chi phí, là bộ phận cấu thành nên giá trị sản phẩm, dịch vụ.
+ Đối với xã hội: chế độ tiền lương thể hiện việc chăm lo cho đời sống
người lao động, quy định mức sống, sự tồn tại và phát triển của mỗi con
người trong xã hội.
Tiền lương là nội dung quan trọng trong công tác quản lý sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp. Nó là nhân tố giúp cho doanh nghiệp hoàn thành và
hoàn thành vượt mức kế hoạch sản xuất kinh doanh của mình. Tổ chức hạch
toán lao động tiền lương giúp cho công tác quản lý lao động của doanh nghiệp
vào nề nếp, thúc đẩy người lao động chấp hành tốt kỷ luật lao động, tăng năng
suất lao động và hiệu quả công tác. Đồng thời tạo cơ sở cho việc tính lương
theo đúng nguyên tắc phân phối theo lao động. Tổ chức tốt công tác hạch toán
lao động tiền lương đảm bảo việc trả lương và trợ cấp BHXH theo đúng
nguyên tắc kích thích người lao động hoàn thành nhiệm vụ.
3.1. Phân loại
Quỹ tiền lương của doanh nghiệp là toàn bộ số tiền lương tính theo số
công nhân viên của doanh nghiệp trực tiếp quản lý và chi trả lương, bao gồm
cả tiền lương cấp bậc, các khoản phụ cấp tiền lương chính và tiền lương phụ.
Về mặt hạch toán, quỹ tiền lương của doanh nghiệp chia thành hai loại:
- Tiền lương chính: là tiền lương trả cho người lao động trong thời gian
làm nhiệm vụ quy định, bao gồm tiền lương cấp bậc, các khoản phụ cấp
thường xuyên (phụ cấp khu vực, phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp học nghề,...)
4
và các khoản tiền thưởng trong sản xuất (thưởng nâng cao chất lượng sản
phẩm, thưởng tiết kiệm, thưởng sáng kiến,...)
- Tiền lương phụ: là tiền lương trả cho người lao động trong những thời
gian không làm nhiệm vụ nhưng vẫn được hưởng theo lương theo chế độ quy
định: tiền lương trong thời gian nghỉ phép, thời gian nghỉ làm nghĩa vụ xã hội,
hội họp, học tập, tiền lương trong thời gian ngừng sản xuất,... việc phân chia
quỹ lương của doanh nghiệp thành tiền lương chính và tiền lương phụ có ý
nghĩa nhất định trong công tác hạch toán, phân bổ tiền lương theo đúng đối
tượng trong công tác phân tích chi phí tiền lương trong giá thành sản phẩm.
* Các hình thức trả lương cho người lao động.
Ở nước ta hiện nay việc tính và trả lương cho người lao động có thể thực
hiện theo các hình thức khác nhau tuỳ theo đặc điểm hoạt động kinh doanh,
tính chất công việc và trình độ quản lý mà doanh nghiệp có thể áp dụng các
hình thức trả lương sau:
- Hình thức trả lương theo thời gian;
- Hình thức trả lương theo sản phẩm.
Mục đích của chế độ tiền lương nhằm quán triệt nguyên tắc phân phối
theo lao động.
* Hình thức trả lương theo thời gian:
Trả lương theo thời gian giản đơn có thể là lương tháng hoặc lương giờ
công nhật. Hình thức này được áp dụng cho các đối tượng lao động mà kết
quả không thể xác định bằng kết quả cụ thể. Đây là hình thức trả tiền lương
cho người lao động được xác định theo thời gian làm việc, cấp bậc kỹ thuật và
thang lương Nhà nước quy định.
= x
+ Lương tuần: là lương trả cho người lao động theo mức lương tuần và
số ngày làm việc trong tháng.
Tiền lương tuần = x
=
5
+ Lương ngày: là tiền lương tính trả cho người lao động theo mức lương
ngày và số ngày làm việc thực tế trong tháng.
Tiền lương ngày =
Tiền lương phải trả công nhân viên trong tháng bằng mức lương một
ngày nhân số ngày làm việc.
+ Lương giờ: Căn cứ vào mức lương giờ làm việc trong tháng
Mức lương giờ =
+ Lương công nhật: là hình thức tiền lương trả cho một người làm việc
chưa được sắp xếp vào bậc lương ngày. Người lao động làm việc ngày nào,
hưởng lương ngày đó theo mức lương công nhật và số ngày làm việc thực tế.
* Hình thức trả lương theo sản phẩm:
Theo hình thức này tiền lương phải trả cho người lao động được tính
theo số lượng và chất lượng công việc đã hoàn thành. Đây là hình thức trả
lương tiên tiến nhất, vì tiền lương gắn với số lượng và chất lượng lao động, nó
có tác dụng thúc đẩy tăng năng suất lao động, khuyến khích cải tiến kỹ thuật,
tăng nhanh hiệu quả công tác, tăng thu nhập cho người lao động.
Tiền lương phải trả theo sản phẩm = x
Công thức tính lương trong kỳ mà một công nhân hưởng theo chế độ trả
lương sản phẩm được tính như sau:
L = Đg x Q
Trong đó:
L: tiền lương thực tế mà công nhân được nhận;
Q: số lượng sản phẩm thực tế mà công nhân hoàn thành;
Đg: đơn giá tiền lương trả cho 1 sản phẩm.
Với Đg = hoặc Đg = Lcb x T
Trong đó:
T: là thời gian hoàn thành một đơn vị sản phẩm tiền lương theo
sản phẩm của nhóm: hình thức này thì doanh nghiệp trả lương cho người lao
động theo nhóm,... Sau đó tiền lương này được phân cho từng người lao động
6
trong nhóm căn cứ vào lương cơ bản và thời gian làm việc thực tế của từng
người.
Công thức tính lương: Li = x Ti.Ki
Trong đó:
Li: là tiền lương của công nhân i;
LT: là tiền lương sản phẩm của cả tổ;
Ti: là thời gian làm việc thực tế của công nhân i;
Ki: là hệ số cấp bậc của công nhân i.
Áp dụng hình thức tiền lương theo sản phẩm đảm bảo thực hiện đầy đủ
nguyên tắc phân phối theo lao động.
Hình thức lương khoán:
Tiền lương khoán là hình thức trả lương cho người lao động theo khối
lượng và chất lượng công việc của mình hoàn thành.
Ngoài chế độ tiền lương, doanh nghiệp còn tiến hành xây dựng chế độ
tiền thưởng cho cá nhân, tập thể, các cá nhân có thành tích hoạt động sản xuất
kinh doanh.
Bên cạnh chế độ tiền lương, tiền thưởng được hưởng trong quá trình sản
xuất kinh doanh. Người lao động được hưởng các khoản trợ cấp thuộc quỹ
BHXH, BHYT,... các quỹ này được hưởng một phần do người lao động đóng
góp, phần còn lại được tính vào phần chi phí kinh doanh.
Quỹ tiền lương:
Quỹ tiền lương của doanh nghiệp là toàn bộ số tiền tính theo số công
nhân của doanh nghiệp trực tiếp quản lý và trả lương cấp bậc, các khoản phụ
cấp lương.
Quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn:
Là tổng số tiền trả cho người lao động trong thời gian ốm đau, thai sản,
tai nạn lao động,...
- Trợ cấp cho cán bộ công nhân viên khi ốm đau;
- Trợ cấp cho công nhân viên nữ khi thai sản;
7
- Trợ cấp cho công nhân viên bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề
nghiệp,...;
- Trợ cấp cho công nhân viên mất sức lao động;
- Chi về công tác quản lý quỹ BHXH và các sự nghiệp BHXH khác. Quỹ
BHXH được hình thành bằng cách tính theo tỷ lệ quy định tiền thưởng số quỹ
tiền lương cấp bậc và các khoản phụ cấp của các công nhân viên chức thực tế
phát sinh trong tháng. Theo chế độ hiện hành tỷ lệ trích BHXH là 20% trong
đó 15% do đơn vị hoặc chủ sử dụng lao động nộp, được tính vào chi phí kinh
doanh, 5% còn lại do người lao động đóp góp hàng tháng.
+ Quỹ bảo hiểm y tế (BHYT).
Quỹ này được dùng để thanh toán các khoản tiền khám chữa bệnh viện
phí, thuốc thang,... cho người lao động.
+ Kinh phí công đoàn (KPCĐ)
Hàng tháng doanh nghiệp còn phải trích theo một tỷ lệ quy định tiền
tổng số quỹ lương, tiền công phụ cấp.
8