Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Nhạc cụ gõ của người Thái Tây Bắc doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125 KB, 3 trang )

Nhạc cụ gõ của người Thái Tây Bắc



Nhạc cụ gõ của người Thái Tây Bắc gồm trống, chiêng, chũm chọe và quả
nhạc. Bộ gõ này có vai trò rất quan trọng trong đời sống nghệ thuật và tâm
linh. Bộ gõ là vật linh thiêng của mỗi bản, không bao giờ được để mất,
không để kẻ thù chiếm đoạt, không được đổi chác mua bán.

Việc chế tác bộ gõ được tiến hành với những bước rất nghiêm ngặt: Cúng tế
xin phép thần linh, cầu mong thần cho phép, chứng giám và phù hộ rồi tiến
hành ở nơi kín đáo, sạch sẽ. Khi chế tác xong phải cử hành lễ tế trang trọng
và cất giữ ở nhà sàn hoặc gian thờ ma nhà của trưởng bản hoặc người có
chức sắc và chỉ được dùng trong dịp tết hoặc lễ cúng xên bản, xên mường.
Người Thái cho rằng nếu dùng trống chiêng tùy tiện sẽ có hại cho bản
mường.

Trống có hai loại "cống" và "cong". Thông thường "cống" hay được dùng
trong hội xuân, lễ cúng ma bản mường, còn "cong" dùng khi chủ mường
chết hoặc khi có giặc, báo động…

Tang trống dùng cây gỗ tròn được đục bỏ lõi, thường là gỗ xâng hoặc mít.
Tang dài 0,8 - 1 m, mặt có đường kính từ 30cm đến 50 cm, bịt bằng da trâu
bò, âm thành trầm và gần.

"Cong" là loại trốung dài từ 1,5m đến 3 m, mặt bịt da bò, có đường kính từ
50cm đến 70cm, âm thanh trong hơn, vọng rất xa.

Khi chế tác tang trống, để có âm thanh như ý, các nghệ nhân cạo nhẵn bên
trong và mặt ngoài chứ không dùng sơn.


Chiêng và chũm chọe được chế tác công phu, đặc biệt là rốn chiêng. Để có
âm thanh mong muốn, các nghệ nhân pha thêm vào đồng một tỷ lệ vàng theo
công thức bí truyền.

Chiêng có âm thanh trầm được gọi "tô me", tức là con mái, chiếc có âm
thanh cao gọi là "tô po", tức là con trống, chiếc có âm thanh ở khoảng giữa
gọi là "tô lụ" tức là con con.

Chũm chọe gọi là "xánh", chùm nhạc là "mắc hính".

Chiêng có thể dùng riêng hoặc phối hợp cả ba cái tạo ra một hợp âm độc đáo
mà các nhà nghiên cứu cho rằng đậm đà ý nghĩa nhân sinh.

Thường là đàn ông đánh trống, đàn bà đánh chiêng, trẻ con dùng chũm chọe,
con gái trẻ dùng quả nhạc tạo ra những âm thanh sôi động, lôi cuốn lòng
người.

Nghe tiếng trống, chiêng, người ta có thể biết ở bản Thái ấy đang có việc vui
hay buồn: Nghe tiếng trống nhịp 2/4 theo kiểu 3 tiếng cùng với 7 tiếng, tiếng
chuông gõ trên con mái và con trống rơi vào nhịp mạnh, tiếng của con rơi
rơi và nhịp nhẹ của trống, thì chắc chắn rằng ở đó có hội xòe. Còn khi nghe
tiếng "cong" dồn dập3 tiếng hoặc 5 tiếng là có việc khẩn cấp như: cháy nhà,
có lũ bão, có giặc. Các quả nhạc cùng phụ trợ cho hát và các điệu xòe làm
tăng sự vui tươi, sôi động.

Bộ gõ nói chung và chiêng trống nói riêng là những nhạc cụ không thể thiếu
của người Thái Tây Bắc, góp phần làm cho đời sống nghệ thuật thêm phong
phú, đồng thời còn chứa đựng những ý nghĩa tâm linh và nhân sinh cao cả,
gửi gắm vào đó cả tình yêu, tinh thần lạc quan tin tưởng vào cuộc sống no
ấm, hạnh phúc.


×