Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Hiện tượng tê ngón tay khi mang thai pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.12 KB, 4 trang )


Ảnh minh họa
Hiện tượng tê
ngón tay khi
mang thai
- Khi mang thai, một số phụ nữ có thể mắc phải hội
chứng nghẽn rãnh cổ tay (các dây thần kinh bị dồn nén
quá mức). Rất may đa số phụ nữ mang thai chỉ bị đau
nhẹ nhất thời thoáng qua, chỉ có một số trường hợp
biểu hiện nặng.
Triệu chứng của hội chứng nghẽn rãnh cổ tay biểu hiện bất
cứ lúc nào, nhưng thường bắt đầu từ tháng mang thai thứ 5,
thứ 6 và thời điểm mắt cá, chân dễ sưng phù. Phụ nữ mang
thai nên phòng và tránh hiện tượng này, tránh được tâm lý
sợ hãi vì sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và thai nhi.
Nguyên nhân
Vào giai đoạn giữa của thai kỳ có một số bà mẹ có các biểu
hiện phù xuất hiện sớm, gây ra hiện tượng chèn ép làm rãnh
cổ tay bị sưng và co kéo các dây thần kinh hoặc do ngủ nằm
gối đầu lên tay. Biểu hiện bệnh là xuất hiện cảm giác đau
thường tập trung ở ngón tay cái, ngón trỏ, ngón giữa và một
nửa ngón đeo nhẫn. Có thai phụ đau nhẹ thoáng qua,
nhưng cũng có thai phụ đau dữ dội và kéo dài; có khi kéo
dài trong nhiều tháng. Ngoài cơn đau còn có biểu hiện các
triệu chứng dị cảm thần kinh như tê ngón tay, ngứa ran,
nóng như xát ớt ở các ngón tay, có khi lan lên cánh tay.
Thường các triệu chứng này xuất hiện vào ban đêm.
Để phòng tránh chứng bệnh này, các thai phụ cần chú
ý:
- Không gối đầu lên tay khi ngủ.
- Thường xuyên vận động các ngón tay và cánh tay hằng


ngày.
- Tránh các hoạt động và tư thế làm việc đòi hỏi sự lặp lại
của bàn tay một cách nhiều lần trong ngày.

Khi mang thai, một số phụ nữ có thể mắc phải hội chứng
nghẽn rãnh cổ tay. (Ảnh minh họa)
Điều trị
Khi thai phụ mắc phải chứng bệnh này, cần phải hết sức
bình tĩnh, tránh tâm lý hoang mang xúc động để khỏi ảnh
hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.
- Ngồi với tay phía cao, chẳng hạn gác tay lên cạnh ghế khi
ngồi hoặc xem tivi.
- Khi đau nhiều nên chườm lạnh sẽ giúp giảm sưng và đau.
Không nên chườm nóng vì sẽ làm bệnh nặng thêm.
- Ngâm tay vào chậu nước ấm có pha hạt cải hoặc có tinh
dầu bạc hà hay hoa cúc để giảm đau.
Nếu sau khi làm các biện pháp trên mà không giảm, các
triệu chứng đau, tê nhức vẫn tăng lên cần đến bác sĩ khám
để được tư vấn điều trị, không tự ý dùng thuốc giảm đau.
Nếu trường hợp cần thiết, bác sĩ sẽ cho một thanh nẹp cổ
tay để điều trị hội chứng này.
Ngoài ra, thai phụ có thể sử dụng thêm vitamin B6 hằng
ngày theo chỉ định của bác sĩ để giảm được hội chứng này.

×