Câu 1: Hãy phân tích mối quan hệ giữa bảo hiểm với tốc độ phát triển, tăng trưởng kinh tế và ngược lại?
- Khi nền kinh tế - xã hội phát triển, thúc đẩy điều kiện cơ sở hạ tầng phát triển và hoàn thiện hơn, tạo điều
kiện cho việc kinh doanh bảo hiểm cũng thuận lợi. Đồng thời, khi đó nhận thức của người dân về bảo
hiểm cũng như về nhu cầu bảo hiểm trong cuộc sống tăng lên, người dân có ý thức tự giác, tự nguyện
trong tham gia bảo hiểm, khiến số lượng người tham gia bảo hiểm tăng, thúc đẩy sự phát triển của bảo
hiểm.
- Bảo hiểm góp phần ổn định tài chính và đảm bảo cho các khoản đầu tư. Bởi, khi rủi ro hay sự kiện bảo
hiểm xảy ra với đối tượng bảo hiểm, nếu bị tổn thất, các cơ quan hay doanh nghiệp bảo hiểm sẽ trợ cấp
hoặc bồi thường kịp thời cho người tham gia nhanh chóng khắc phục hậu quả, ổn định cuộc sống, làm
cho sản xuất kinh doanh phát triển bình thường. Không có sự bảo đảm của bảo hiểm thì không 1 nhà đầu
tư nào, đặc biệt là các ngân hàng liên quan sẽ không dám mạo hiểm đầu tư vốn cho dự án, bởi không 1 ai
dám chắc rằng sẽ không có bất kỳ 1 sự cố hay rủi ro nào xảy ra trong quá trình hoạt động của dự án. Vì
vậy, Bảo hiểm là 1 hoạt động kích thích đầu tư.
- Bảo hiểm là 1 trong những kênh huy động vốn hữu hiệu để phát triển kinh tế - xã hội. Các cơ quan bảo
hiểm hay doanh nghiệp bảo hiểm thu phí bảo hiểm trước khi rủi ro hay các sự kiện bảo hiểm xảy ra với
đối tượng bảo hiểm. Điều đó cho thấy, sẽ hình thành 1 khoản tiền lớn và cần có sự quản lý chặt chẽ để
đảm bảo quyền lợi cho người tham gia bảo hiểm. Khoảng thời gian từ thời điểm tham gia bảo hiểm cho
đến thời điểm rủi ro hay các sự kiện bảo hiểm xảy ra, có trách nhiệm bồi thường, chi trả của cơ quan bảo
hiểm và các doanh nghiệp bảo hiểm thường có sự chênh lệch, xuất hiện 1 số tiền nhàn rỗi nhất định, có
thể đem đầu tư để thu lãi vào các dự án kinh tế - xã hội.
- Bảo hiểm góp phần ổn định và tăng thu cho ngân sách, đồng thời thúc đẩy phát triển quan hệ kinh tế đối
ngoại giữa các nước. Khi người dân tham gia bảo hiểm, nếu họ gặp phải các rủi ro hay các sự kiện bảo
hiểm xảy ra thì đã có cơ quan bảo hiểm cũng như các doanh nghiệp bảo hiểm chịu trách nhiệm chi trả,
bồi thường cho các thiệt hại mà người tham gia bảo hiểm phải chịu. Khi đó, ngân sách Nhà nước sẽ
không phải chi trợ cấp cho những người này khi họ gặp phải các rủi ro (trừ các tổn thất mang tính xã hội
rộng, như lũ lụt). Ngoài ra, việc hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp bảo hiểm thương mại có
trách nhiệm đóng góp các loại thuế mà doanh nghiệp phải nộp, làm tăng ngân sách Nhà nước. Đồng thời,
mối quan hệ quốc tế giữa các doanh nghiệp bảo hiểm ngày càng được mở rộng thông qua hoạt động tái
bảo hiểm hoặc đồng bảo hiểm, phát triển mối quan hệ quốc tế giữa các quốc gia.
- Bảo hiểm góp phần ngăn ngừa, đề phòng và hạn chế tổn thất, giúp cho cuộc sống an toàn hơn, xã hội trật
tự hơn. Bởi trong quá trình tham gia bảo hiểm, các cơ quan bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm cùng với
người tham gia thực hiện các biện pháp đề phòng hạn chế tổn thất xảy ra, thống qua các biện pháp, như:
hướng dẫn các biện pháp phòng tránh tai nạn, vệ sinh, an toàn lao động; xây dựng các biển báo; tư vấn hỗ
trợ tài chính; …
- Các loại hình bảo hiểm phát triển tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động, đồng thời tạo thêm nếp
sống tiết kiệm. Mỗi người dân khi tham gia bảo hiểm đã thực hiện tiết kiệm bởi, hàng tháng, họ trích ra 1
khoản tiền nhỏ trong thu nhập của mình đóng góp vào quỹ bảo hiểm mà mình tham gia(phí bảo hiểm) để
đến khi họ gặp các rủi ro hay các sự kiện bảo hiểm và có tổn thất thì họ sẽ được cơ quan bảo hiểm, các
doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường cho những tổn thất mà họ chịu. Với việc phát triển loại hình doanh
nghiệp bảo hiểm sẽ tạo ra công ăn việc làm cho người lao động, giảm tình trạng thất nghiệp.
- Bảo hiểm là chỗ dựa tinh thần cho mọi người dân, mọi tổ chức kinh tế - xã hội. Mọi tổn thất mà người
tham gia bảo hiểm khi gặp phải rủi ro hay các sự kiện bả hiểm sẽ được cơ quan bảo hiểm, doanh nghiệp
bảo hiểm chịu trách nhiệm chi trả bồi thường chỉ với mức phí khiêm tốn mà người tham gia phải đóng
góp. Điều đó chính là chỗ dựa cho mọi người tham gia bảo hiểm có thể yên tâm lao động, sản xuất và
tương lai của mình luôn có sự bảo đảm an toàn bởi bảo hiểm.
Câu 2: Hãy so sánh BHTM với BHXH? Quỹ BHTM vs Quĩ BHXH và vai trò của hai loại hình BH này ở
Việt Nam? So sánh BHXH vs BHCN trong BHTM.
So sánh BHXH vs BHCN trong BHTM.
a, giống nhau:
- BHXH và BHCN nhằm đảm bảo ổn định đời sống cho người tham gia bảo hiểm và gia đình họ trong xã hội
trước những rủi ro tai nạn bất ngờ gây mất hoặc giảm thu nhập.
- Người tham gia bảo hiểm của cả 2 loại hình này đều phải đóng một khoản tiền nhất định vào một quỹ tài
chính gọi là quỹ bảo hiểm. quỹ này được sử dụng vào mục đích chính là chi trả trợ cấp và dự phòng
- cả hai loại hình bảo hiểm này đều góp phần ổn định đời sống của nhân dân, là chỗ dựa tinh thần cho người
được bảo hiểm.
- đều góp phần ổn định tài chính và sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp, tạo lập mối quan hệ gần gũi,
gắn bó giữa người sử dụng lao động và người lao động.
b. Khác nhau:
Chỉ tiêu BHXH BHCN
1. đối tượng tham gia
2. phạm vi bảo hiểm:
3. quỹ bảo hiểm
4. Phí bảo hiểm
5. số tiền chi trả
6. thời hạn bảo hiểm và
hình thức bảo hiểm
- là người lao động làm việc
trong các doanh nghiệp có hợp
đồng lao động từ 3 tháng trở
lên hoặc hợp đồng lao động vô
thời hạn
- là thu nhập của người lao
động, chỉ khi thu nhập của
người lao động bị giảm hoặc bị
mất mà nguyên nhân do bị
giảm hoặc mất khả năng lao
động thì người lao đống sẽ
nhận được khoản chi trả từ quỹ
bảo hiểm xã hội
- là quỹ tiền tệ tập trung ngoài
ngân sách nhà nước, được hình
thành do sự đóng góp của
người lao động, người sử dụng
lao động và có sự bảo trợ của
nhà nước nếu thâm hụt.
- mục đích sử dụng quỹ chủ
yếu là:
+ chi trả trợ cấp khi sự kiện bảo
hiểm xảy ra
+ chi cho sự nghiệp quản lý
BHXH
- được tính bằng một tỉ lệ phần
trăm nhất định của quỹ tiền
lương, tiền công của doanh
nghiệp nên người tham gia
muốn lựa chọn mức cao hơn
cũng ko có.
- thường nộp định kì hàng
tháng
- thường thấp, khôg đủ trang
trải rủi ro trong thời gian dài
- hình thức chủ yếu là bắt buộc
- thời hạnh bảo hiểm thường
dài, trong suốt cuộc đời làm
việc của người lao động
- mọi thành viên trong xã hội.
Tính mạng, tình trạng sức
khỏe của người tham gia bảo
hiểm
- được hình thành chủ yếu từ sự
đóng phí bảo hiểm của đối
tượng tham gia nên còn được
bổ sung bằng khoản đầu tư quỹ
nhàn rỗi.
Mục đích sử dụng chủ yếu:
+ Bồi thường khi sự kiện bảo
hiểm xảy ra
+ Dự trữ dự phòng
+ Đề phòng hạn chế tổn thất
+ Nộp ngân sách Nhà nước
+ Chi quản lý
Quỹ được quản lý theo cơ
chế hạch toán thu chi có lãi
- được xác định bằng một số
tuyệt đối , xác định dựa vào
nhu cầu và khả năng tài chính
của từng người tham gia.
- thường nộp định kì hàng quý,
sáu tháng hoặc hàng năm….
- cao hơn do người tham gia có
quyền lựa chọn mức đóng cao
hơn
- chủ yếu là tự nguyện
Có thể ngắn hoặc dài tùy loại
hình bảo hiểm ngắn hạn hay dài
hạn
So sánh BHTM vs BHXH.
BHXH BHTM
Đăc điểm -Hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận.
-nguồn tài chính có sự hỗ trợ của Nhà nước
-mang tính xã hội hóa nhiều, tuy có đầu tư
nhưng thực hiện theo nguyên tắc an toàn,
hiệu quả.
- vì mục tiêu lợi nhuận
- không có sự hỗ trợ của Nhà
nước.
-quản lý theo cơ chế thị trường để
sinh lợi nhuận
Đối tượng
được bảo
hiểm
-thu nhập của NLĐ. - tài sản, trách nhiệm dân sự, con
người.
Đối tượng
tham gia
-NLĐ và chủ sử dụng lao động. -con người hoặc người có tài sản,
thực hiện trách nhiệm dân sự.
Đối tượng
hưởng
-NLĐ và gia đình họ (NLĐ đã tham gia
đóng góp BHXH).
- Điều kiện ràng buộc về tỷ lệ đóng góp và
một số điều kiện hưởng
-Người thụ hưởng: chủ tài sản,
bên thứ 3 (không tử vong, người
được BH, còn tử vong thì người
thụ hưởng đích danh).
- điều kiện: phí và điều kiện nhất
định về tổn thất
Hình thức chi
trả
-chi trả bằng tiền hoặc hiện vật - chủ yếu bằng tiền, có cả hiện vật
nhưng ít ( trường hợp bảo hiểm
vật chất xe cơ giới đối với bộ
phận)
Tái BH -không phổ biến -Phổ biến, không thể thiểu
Phạm vi hoạt
động
-Phạm vi quốc gia -Phạm vi quốc gia, quốc tế (trong
trường hợp tái bảo hiểm) nhưng
có ràng buộc hợp đồng.
Phạm vi bảo
vệ
NLĐ và gia đình họ (NLĐ đã đóng BHXH,
gặp rủi ro hoặc sự kiện BH), bao gồm tự
nguyện và bắt buộc
Người được bảo hiểm với phạm
vi được bảo vệ. (hẹp hơn).
Quỹ hay
nguồn tài
chính
Đóng góp của người tham gia (NLĐ và
NSDLĐ), hỗ trợ từ Nhà nước, nguồn thu
khác như: đầu tư sinh lợi, viện trợ, tài trợ…
-nguyên tắc quản lý quỹ: “cân bằng
thu-chi”.
-Từ người tham gia BH, không có
sự bảo trợ của Nhà nước.
-Nguyên tắc quản lý quỹ: hạch
toán kinh doanh thu lãi
Vai trò của hai loại hình BH này ở Việt Nam:
Đối với nền kinh tế:
Hai loại hình BH này đã thực sự góp phần giúp cho người lao động, người dân VNvà NSNN ổn định được
tài chính. Đối với NLĐ có thể đảm bảo được thu nhập của mình cũng như đảm bảo được các khoản chi phí
mặc định trong tương lai. Đối vs đất nước có thể đảm bảo được cho các dự án đầu tư lớn. VÌ: BH là hoạt
động kích thích đầu tư, là một trong những kênh huy động vốn rất hiệu quả và thường có những quĩ BH nhàn
rỗi rất lớn có thể góp phần đầu tư phát triển kinh tế- xã hội.
BH còn góp phần tăng thu cho NSNN, thúc đẩy quan hệ kinh tế đối ngoại giữa các nước vì:
BHXH thì góp phần giảm nhẹ gánh nặng đề lên NSNN.
Các DNBH thì sẽ trợ cấp và hoặc bồi thường cho người TGBH khi họ gặp rủi ro hay SKBH nên NN không
phải chi NS+ thuế thu từ các DN BH lại làm tăng thêm NSNN. Các DN BH còn hợp tác vs quốc tế, các DN
BH nước ngoài khác…
Đối với xã hội:
- BH góp phần ngăn ngừa đề phòng và hạn chế tổn thất giúp cho xã hội an toàn và trật tự hơn.
- BH giúp cho môi trường lao động tại VN an toàn và giảm bớt tai nạn hơn.
- Các DN BH thì góp phần tạo thêm công ăn việc làm cho NLĐ, tạo ra văn hóa tiết kiệm cho toàn XH.
- BH giờ đây đã là chỗ dựa tinh thần cho NLĐ, và nhiều tổ chức DN, kinh tế XH ở Việt Nam.
Câu 3: Hãy so sánh bảo hiểm tài sản với bảo hiểm TNDS và bảo hiểm con người trong bảo hiểm thương
mại?
Tiêu thức Bảo hiểm tài sản Bảo hiểm trách nhiệm dân
sự
Bảo hiểm con người
1.Đối tượng
BH
Tất cả các laọi tài sản
của cá nhân, tổ chức,
DN trong nền kinh tế.
Nghĩa vụ và trách nhiệm
bồi thường bằng tiền của
người được bảo hiểm cho
người thứ 3 theo quy định
của pháp luật.( mang tính
khái quát và trừu tượng)
Tính mạng, tình trạng sức
khỏe và tuổi thọ của con
người.
2.Hình thức
triển khai BH
Chủ yếu là tự nguyện Chủ yếu là bắt buộc Chủ yếu là tự nguyện
3.Giá trị BH Giá trị thực tế của tài
sản tại thời điểm tham
gia BH.
• Mua mới :
Gb=Gbđ
• đã qua sd :
Gb=Gbđ-KH
Ko xác định Ko xác định
4.Số tiền BH Cách xđ Sb căn cứ trên
Gb :
Sb<Gb : BH dưới giá
trị
Sb=Gb : BH ngang giá
trị
Sb>Gb : BH trên giá trị
Cách xác định Sb :
Căn cứ theo quy định của
pháp luật
Căn cứ theo thảo thuận
của 2 bên
Cách xđ Sb :
Như BH TNDs
5.nguyên tắc
bồi thường
Áp dụng nguyên tắc
bồi thường thiệt hại :
khi có rủi ro xảy ra
thuộc phạm vi Bh,
DNBH chi trả bồi
thường theo hợp đồng
đã kí kết với Sbt<= giá
trị thiệt hại.
Giá trị thiệt hại thực tế ko
đc bồi thường =(giá trị
thiệt hại thực tế -Sbt)>=0
Chủ yếu áp dụng nguyên
tắc khoán : số tiền chi trả
của DNBH khi sự kiện BH
xảy ra xđ cụ thể tai thời
điểm kí kết hợp đồng.
1 số trường hợp đặc biệt
vẫn áp dụng nguyên tắc bồi
thường thiệt hại. VD : BH
trợ cấp nằm viện phẫu
thuật…
6.Nguyên tắc
thế quyền hợp
pháp
Khi rủi ro xảy ra thuộc
phạm vi BH, DNBH
chi trả bồi thường toàn
bộ thiệt hại cho chủ tài
sản sau đó thế quyền
chủ tài sản đi đòi người
thứ 3 phần thiệt hại do
lỗi của người thứ 3 gậy
nên.
Có áp dụng Không áp dụng : khi xuất
hiện người thứ 3 có lỗi,
người thụ hưởng quyền lợi
BH và gia đình nạn nhân
đc nhận đầy đủ số tiền chi
trả từ DNBH và người thứ
3.
7.BH trùng Không áp dụng nhưng
trên thực tế vẫn có thể
xảy ra do
Vô ý của KH
Cố ý để trục lợi
Có áp dụng : 1 người đc
BH có thể đc BH tại 2 hay
nhiều HĐBH với 1 hay
nhiều DNBH.
Sbt của mỗi HĐ=giá trị
thiệt hại thực tế*Sbcủa
mỗi HĐ / tổng Sb của
tất cả HĐ
Câu 4: Các cá nhân trong xã hội có thể tham gia những nghiệp vụ bảo hiểm thương mại nào?
1. Bảo hiểm nhân thọ :
Năm 1996 đánh dấu sự ra đời của ngành bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam bằng việc Bộ Tài chính cho phép
Bảo Việt triển khai thí điểm bảo hiểm nhân thọ. Đáp lại yêu cầu của quá trình mở cửa và hội nhập cũng như
yêu cầu phát triển của bản thân ngành bảo hiểm nhân thọ. Sau thời gian thí điểm, Bộ Tài chính đã lần lượt
cấp giấy phép hoạt động cho các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ nước ngoài (trong năm 1999 cấp giấy phép
cho 3 doanh nghiệp là Prudential, Manulife, Bảo Minh - CMG - nay là Daiichi Life), sau đó là AIA (năm
2000), Prevoir, ACE Life, Great Eastern Life và Cathay Life. Đến nay khối DN bảo hiểm nhân thọ đã có 11
DN, tuy nhiên chỉ có 1 DN Việt Nam là Bảo Việt và 1 DN liên doanh Vietcombank - Cardiff đi vào hoạt
động trong năm 2009 nên chưa có thị phần. Thị trường bảo hiểm nhân thọ vẫn là mảnh đất màu mỡ cho các
DN bảo hiểm nước ngoài. Khi Liên doanh Bảo Minh - CMG được bán lại toàn bộ cho hãng bảo hiểm nhân
thọ lớn của Nhật Bản là Dai-ichi Life vào năm 2007, thì thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam chỉ còn lại
Bảo Việt Nhân thọ là DN bảo hiểm nhân thọ trong nước với 32% thị phần (số liệu của Hiệp hội Bảo hiểm
Việt Nam quý III/2009). Hơn 2/3 thị trường bảo hiểm nhân thọ đang trong vòng "kiểm soát" của 9 DN bảo
hiểm nước ngoài.
Các nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ chủ yếu ở Việt Nam hiện nay gồm:
- Bảo hiểm sinh kì
- Bảo hiểm tử kì
- Bảo hiểm hỗn hợp
2. BHCN phi NT:
Tính đến nay, trên thị trường bảo hiểm Việt Nam có 28 doanh nghiệp bảo hiểm con người phi nhân thọ, kinh
doanh các nghiệp vụ bảo hiểm con người phi nhân thọ chủ yếu là :
- Bảo hiểm học sinh
- Bảo hiểm tai nạn thủy thủ, thuyền viên
- Bảo hiểm tai nạn con người(bảo hiểm tai nạn kết hợp nằm viện)
- Bảo hiểm tai nạn hành khách
- Bảo hiểm khách du lịch
- Bảo hiểm tai nạn lái xe, phụ xe và người ngồi trên xe
- Bảo hiểm trợ cấp nằm viện phẫu thuật
- Bảo hiểm sinh mạng cá nhân
- Bảo hiểm cho người sử dụng điện
- Bảo hiểm chăm sóc sức khỏe người đình sản.
Câu 5: Nguyên tắc “bồi thường thiệt hại” và nguyên tắc “khoán”trong bảo hiểm thương mại? Điều kiện
kinh tế-xã hội để Bảo hiểm nhân thọ ra đời và phát triển?
Nguyên tắc bồi thường thiệt hại:
Nguyên tắc bồi thường thiệt hại trong BHTM: số tiền bồi thường mà người được bảo hiểm nhận được trong
mọi trường hợp không vượt quá thiệt hại thực tế trong sự cố bảo hiểm. Nguyên tắc này áp dụng trong BHTS
và BHTNDS, còn trong BHCN chỉ áp dụng trong một số trường hợp đặc biệt như trợ cấp nằm viện phẫu
thuật.
Ví dụ: một chủ xe máy tham gia bảo hiểm cho toàn bộ chiếc xe của mình trị giá 20 triệu đồng. Trong một tai
nạn, xe bị hư hỏng giá trị thiệt hại là 8 triệu đồng, số tiền bồi thường mà chủ xe nhận được trong bất kỳ
trường hợp nào cũng chỉ là 8 triệu đồng.
Nguyên tắc khoán:
Nếu như trong bảo hiểm thiệt hại, việc thanh toán bồi thường bảo hiểm dựa vào nguyên tắc bồi thường thì
trong BHCN nguyên tắc chi phối việc giải quyết thanh toán tiền bảo hiểm là “nguyên tắc khoán”. Khi có sự
kiện được bảo hiểm xảy ra, doanh nghiệp BH sẽ thực hiện chi trả một khoản tiền dựa vào số tiền bảo hiểm đã
được thỏa thuận lựa chọn khi ký kết hợp đồng bảo hiểm chứ không dựa vào thiệt hại thực tế. Việc chi trả
trong BHCN chỉ mang tính trợ giúp về tài chính cho người được bảo hiểm và thân nhân hoặc hoàn lại khoản
tiền tích lũy được của người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện được bảo hiểm. Điều này là vì tính mạng và
tình trạng sức khỏe của con người là vô giá nên không thể xác định bằng một khoản tiền nào đấy.
Ví dụ: Anh A tham gia hợp đồng bảo hiểm tử kỳ với thời hạn 5 năm, với số tiền bảo hiểm theo thỏa thuận
khi ký hợp đồng là 100 triệu đồng. Trong thời gian 5 năm đó, sau khi anh ta đã nộp phí BH mà không
may anh ta gặp phải tai nạn và chết thì DNBH có tránh nhiệm thanh toán số tiền bảo hiểm 100 triệu đồng
cho người thụ hưởng quyền lợi BH được chỉ định.
Điều kiện KT-XH ra đời và phát triển của BHNT:
- Ở các nc kinh tế pt , BHNT đã ra đời và pt hàng trăm năm nay. Ngược lại một số quốc gia trên thế giới vẫn
chưa triển khai BHNT. Hầu hết các nhà kinh tế cho rằng, cơ sở chủ yếu để BHNT ra đời và pt là đk kinh tế
xã hội pt.
+ Đk kinh tế như: tốc độ tăng GDP, tốc độ sp thu nhập quốc nội tính bình quân 1 ng dân, mức thu nhập
dân cư; tỷ lệ lạm phát tỷ giá hối đoái
+ Đk xã hội: đk về dân số, Tuổi thọ bq ng dân, Trình độ học vấn, Tỷ lệ tử vong của trẻ sơ sinh.
Ngoài ra môi trường pháp lý cũng là yếu tố ảnh hưởng ko nhỏ đến sự ra đời và pt của BHNT.
Câu 6: Các nguyên tắc hoạt động của BHTM:
- Số đông bù số ít:
Hoạt động BHTM là 1 hoạt động kinh doanh nhằm mục đích sinh lợi, theo đó DNBH nhận 1 khoản tiền gọi
là phí BH để rồi có khả năng phải trả 1 khoản tiền cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được BH
khi có sự kiện BH xảy ra. Khoản tiền bồi thường hay chi trả này thường lớn hơn gấp nhiều lần so với khoản
phí mà các DNBH nhận được. Để làm được điều này, hoạt động BHTM phải dựa trên nguyên tắc số đông bù
số ít. Đây là nguyên tắc xuyên suốt, không thể thiếu được trong bất kỳ nghiệp vụ BHTM nào, theo đó hậu
quả của rủi ro xảy ra đối với 1 hoặc 1 số ít người sẽ được bù đắp bằng số tiền huy động được từ rất nhiều
người có khả năng cùng gặp rủi ro như vậy.
Thông qua việc huy động đủ số phí cần thiết để giải quyết chi bồi thường cho các tổn thất có thể xảy ra trong
cộng đồng những người tham gia BH, DNBH đã thực hiện việc bù trừ rủi ro theo quy luật số lớn.
- Rủi ro có thể được BH:
Hoạt động BHTM cung cấp các dịch vụ BH cho những cá nhân và tổ chức có nhu cầu. Tuy nhiên không phải
trong mọi trường hợp, DNBH đều chấp nhận các yêu cầu bảo đảm như: tổn thất gây ra do sự cố ý của người
được BH, tổn thất do xe được sử dụng trong tình trạng không an toàn về kỹ thuật hay không được phép lưu
hành.
+ Theo nguyên tắc này, các rủi ro đã xảy ra, chắc chắn hoặc gần như chắc chắn sẽ xảy ra thì bị từ chối
BH: hao mòn vật chất tự nhiên, hao hụt thương mại tự nhiên, xe vi phạm nghiêm trọng luật giao thông, cố ý
tự tử… Những rủi ro có thể được BH phải là những rủi ro bất ngờ, không lường trước được. Với rủi ro bị
chết là rủi ro chắc chắn xảy ra thì yếu tố ngẫu nhiên được xem xét để BH là thời điểm bị chết.
+ Nguyên nhân gây rủi ro có thể được BH phải là nguyên nhân khách quan, không cố ý.
+ Để đảm bảo nguyên tắc này, trong đơn BH luôn có các rủi ro loại trừ thuộc vào từng nghiệp vụ BH
khác nhau. Đối với các rủi ro có xác suất xảy ra khác nhau thì có những mức phí khác nhau.
+ Nguyên tắc này giúp cho DNBH:
Không phải bồi thường cho những tổn thất thấy trước mà với nhiều trường hợp như vậy chắc chắn sẽ phá
sản.
Dự tính được các mức phí chính xác.
Từ đó đảm bảo được quyền lợi cho các DN và cả người tham gia BH.
- Phân tán rủi ro
Là người nhận các rủi ro chuyển giao từ người tham gia BH, nhà BH lúc này sẽ là người phải đối mặt với
những tổn thất có thể rất lớn nếu rủi ro xảy ra. Mặc dù quỹ BH là 1 quỹ tài chính lớn, được lập bởi sự đóng
góp của nhiều người nên các DNBH có khả năng thực hiện nghiệp vụ chi trả BH. Nhưng trên thực tế không
phải lúc nào DNBH cũng luôn đảm bảo dược khả năng này (khi quỹ BH huy động còn chưa nhiều trong khi
giá trị BH lại rất lớn…). Vì vậy, các DNBH áp dụng nguyên tắc phân tán rủi ro. Có 2 phương thức phân tán
rủi ro:
+ Đồng BH: nhiều nhà BH cùng nhận BH cho 1 rủi ro lớn.
+ Tái BH: là phương thức trong đó, 1 nhà BH nhận BH nhận bảo đảm cho 1 rủi ro lớn, sau đó nhượng
bớt 1 phần rủi ro cho 1 hoặc nhiều nhà BH khác.
- Trung thực tuyệt đối
Nguyên tắc này được thể hiện ngay từ khi DNBH nghiên cứu để soạn thảo 1 HĐBH đến khi phát hành, khai
thác BH và thực hiện giao dịch kinh doanh với khách hàng.
+ Đòi hỏi DNBH phải có trách nhiệm cân nhắc các điều kiện, điều khoản để soạn thảo HĐ bảo đảm cho
quyền lợi của 2 bên.
+ Người tham gia BH: phải trung thực khi khai báo rủi ro khi tham gia BH để giúp DNBH xác định đúng
mức phí phù hợp với rủi ro mà họ đảm nhận. Ngoài ra các hành vi gian lận nhằm trục lợi BH khi thông báo,
khai báo các thiệt hại để đòi bồi thường (khai báo lớn hơn thiệt hại thực tế, sửa chữa ngày tháng của
HĐBH…) sẽ được xử lý theo pháp luật.
- Quyền lợi có thể được BH
Yêu cầu người tham gia BH phải có lợi ích tài chính bị tổn thất nếu đối tượng được BH gặp rủi ro: người
tham gia BH phải có 1 số quan hệ với đối tượng được BH và được pháp luật công nhận (quyền sở hữu, quyền
chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền tài sản, quyền và nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng đối với đối tượng được
BH.
Nguyên tắc này nhằm loại bỏ khả năng BH cho tài sản của người khác, hoặc cố tình gây thiệt hại hoặc tổn
thất để thu lợi từ 1 đơn BH.
Ngoài các nguyên tắc cơ bản trên, trong mỗi loại hình BHTM sẽ có thêm các nguyên tắc khác phù hợp với
đặc điểm của từng loại: nguyên tắc bồi thường, nguyên tắc khoán…
-Một số nguyên tắc khác
+ nguyên tăc bồi thường thiệt hại(trong BH trách nhiệm dân sự)
+ nguyên tắc khoán(trong baỏ hiểm con người)
Câu 7: Bảo hiểm trùng và cách xử lý bảo hiểm trùng trong bảo hiểm tài sản? Cho ví dụ minh họa?
Bảo hiểm trùng:
Trong BHTS nếu một đối tượng bảo hiểm đồng thời được đảm bảo bằng nhiều HĐBH cho cùng một rủi ro
với những doanh nghiệp BH khác nhau, những HĐBH này có điều kiện BH giống nhau, thời hạn bảo hiểm
trùng nhau và tổng STBH từ tất cả những hợp đồng này lớn hơn giá trị của đối tượng bảo hiểm đó thì gọi là
bảo hiểm trùng.
Trong bảo hiểm tài sản không áp dụng bảo hiểm trùng. Nhưng vẫn có thể xảy ra do cố ý hoặc do vô tình.
Cách giải quyết tùy thuộc vào nguyên nhân:
Nếu do cố ý để gian lận thì doanh nghiệp BH không chi trả đồng thời hủy bỏ hợp đồng.
Nếu do vô tình thì trách nhiệm của mỗi công ty đối với tổn thất sẽ được phân chia theo tỷ lệ trách nhiệm mà
họ đảm nhận. Cụ thể:
STBT(của hợp đồng BH A) = Giá trị thiệt hai thực tế* STBH(của hợp đồng BH A)/ ∑STBH
Trên thực tế một trong số các doanh nghiệp BH đã cấp hợp đồng cho đối tượng được BH trùng này có thể sẽ
đứng ra bồi thường theo số thiệt hai thưc tế, sau đó sẽ đòi lại các doanh nghiệp BH khác phần trách nhiệm
của họ
Câu 8: Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ? Khi nào trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ cá nhân, bên tham
gia bảo hiểm chỉ có 1 người, cho ví dụ minh hoạ?
Nội dung cơ bản của hợp đồng BH.
Một hợp đồng bảo hiểm bao gồm các nội dung sau:
- Tên, địa chỉ của doanh nghiệp bảo hiểm, bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm hoặc người thụ hưởng.
- Đối tượng bảo hiểm.
- Số tiền bảo hiểm, giá trị tài sản được bảo hiểm đối với bảo hiểm tài sản.
- Phạm vi bảo hiểm, điều kiện bảo hiểm, điều khoản bảo hiểm.
- Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm.
- Thời hạn bảo hiểm.
- Mức phí bảo hiểm, phương thức đóng phí bảo hiểm.
- Thời hạn, phương thức trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường.
- Các quy định giải quyết tranh chấp.
- Ngày, tháng, năm giao kết hợp đồng.
- Ngoài những nội dung trên, hợp đồng bảo hiểm có thể có các nội dung khác do các bên thỏa thuận.
Bên tham gia bảo hiểm bao gồm:
- Người tham gia bảo hiểm, là người ký kết hợp đồng bảo hiểm và nộp phí bảo hiểm.
- Người được bảo hiểm, là người có tính mạng, tình trạng sức khỏe, tài sản có khả năng bị rủi ro, đe dọa
hoặc có phần trách nhiệm dân sự có thể phát sinh bằng hợp đồng bảo hiểm đã được ký kết.
- Người thụ hưởng quyền lợi bảo hiểm, là người được hưởng quyền lợi khi mà rủi ro hay sự kiện bảo hiểm
xảy ra có gây nên tổn thất.
Ví dụ khi bên tham gia BHX chỉ có 1 người: : ông A mua bảo hiểm tai nạn 24/24h tại công ty bảo hiểm Bảo
Việt trong năm 2010. Khi đó, người tham gia bảo hiểm là ông A, người trực tiếp ký hợp đồng và nộp phí bảo
hiểm. Người được bảo hiểm là ông A và người được thụ hưởng quyền lợi bảo hiểm khi ông A bị tai nạn
trong phạm vi bảo hiểm mà ông A đã ký kết.
Câu 9: Thế nào là TTC,TTR, TTTB,TTBP?Hãy phân biệt tổn thất toàn bộ với tổn thất bộ phận ? Tổn
thất chung với tổn thất riêng trong nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá XNK vận chuyển bằng đường biển?
Tổn thất riêng với tổn thất bộ phận trong nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá XNK vận chuyển bằng đường
biển? Cho ví dụ minh họa?
3. Các loại tổn thất trong BHHH XNK vận chuyển bằng đường biển:
Tổn thất trong BHHHXNK BĐB là những thiệt hại, hư hỏng của hàng hóa được bảo hiểm do rủi ro gây ra.
*Căn cứ theo quy mô, mức độ tổn thất gồm:
-Tổn thất bộ phận: là Một bộ phận của lô hàng bị hư hỏng, mất mát, phá hủy. Có thể là tỏn thất về số
lượng, trọng lượng, thể tích , phẩm chất, hoặc giá trị.
Khi hàng hóa bị tổn thất bộ phận thì tùy theo điều kiện bảo hiểm mà người được bảo hiểm đã mua để xác
định được tổn thất bộ phận này có được bồi thường hay không.
Tổn thất bộ phận thương tồn tại dưới các dạng sau:
+Giảm một phần giá trị sử dụng của hàng hóa. Ví dụ bị bột ngấm nước, bị nổi mốc và chua phải làm thức
ăn gia súc.
+Giảm về số lượng như số bao, số kiện bị giao thiếu hay bị nước cuốn trôi.
+giảm về thể tích rượu, xăng, dầu đựng trong thùng bị rò rỉ ra ngoài.
+Giảm về trọng lượng như gạo hay bột bị rơi vãi do bao bì bị rách, vỡ
Hao hụt tự nhiên của hàng hóa ko được coi là tổn thất bộ phận phát sinh trách nhiệm chi trả của DN bảo
hiểm.
VD: Khi tàu gặp bão thiệt hại về một số loại hàng hóa trên tàu như sau: mất 2 bao xi măng, gạo bị ướt giảm
giá trị thương mại 25 %, dầu bị rò rỉ …
-Tổn thất toàn bộ: là toàn bộ đối tượng bảo hiểm theo một hợp đồng BH bị hư hỏng, mất mát, thiệt hại. Có
2 loại TTTB là:
+Tổn thất toàn bộ thực tế: Toàn bộ đối tượng được BH theo một HĐBH bị hư hỏng, mất mát, phá hủy khi rủi
ro xảy ra ko còn như lúc mới được bảo hiểm hay bị mất đi, tước đoạt đi ko lấy lại được nữa.
Chỉ có TTTB thực tế trong 4 trường hợp sau:
+ HH bị hủy hoại hoàn toàn:
\ hàng ko còn là vật thể BH: Ví dụ như tàu bị chìm sâu dưới đáy biển cùng với hàng hóa trên tàu và
không thể nào thu hồi lại được hoặc ví dụ như tàu và hagnf bị cháy rụi đến mức hoàn toàn không còn
gì.
\ hàng bị tước đoạt ko lấy lại được: Ví dụ như bột mỳ bị ẩm ướt, nồi mốc hoàn toàn hoặc trả sau khi
gặp rủi ro, tuy không mất đi nhưng khi pha xong không thể uống được
\ hh trên tàu mà tàu được tuyên bố mất tích:
Ví dụ: ví dụ một lô ngô được chở từ nước ngoài về Việt Nam, dọc đường ngô bị ngấm nước và bắt
đầu thối, nếu cố mang về Việt Nam thì ngô sẽ thối hết, tổn thất toàn bộ thực sự chắc chắn sẽ xảy ra.
+TTTB ước tính: là tổn thất chưa tính tới mức độ tổn thất toàn bộ thực tế nhưng không tránh khỏi tổn thất
toàn bộ thực tế. hoặc Nếu bỏ chi phí ra cứu chữa thì chi phí sẽ > giá trị thực tế.
VD: 1 tàu chở sắt thép trên hành trình vận chuyển bị đắm do bão. Nếu tiến hành trục vớt thì chi phí trục vớt
có thể lớn hơn giá trị ban đầu của lô hàng.
\ Tổn thất toàn bộ ước tính gồm 2 dạng:
= Dạng thứ nhất là: Chắc chắn tổn thất toàn bộ thực sự sẽ xảy ra.
VD: một lô ngô được chở từ nước ngoài về Việt Nam, dọc đường ngô bị ngấm nước và bắt đầu thối, nếu cố
mang về Việt Nam thì ngô sẽ thối hết, tổn thất toàn bộ thực sự chắc chắn sẽ xảy ra.
= Dạng thứ 2 là: Xét về tài chính thì coi là tổn thất toàn bộ.
• VD: vận chuyển sắt thép từ nước ngoài về Việt Nam, dọc đường tàu hỏng máy buộc phải vào Hồng Kông
để sửa chữa. Ðể chữa tàu phải dỡ sắt lên bờ, trong thời gian chữa phải lưu kho lưu bãi sắt thép, khi chữa
xong phải tái xếp sắt thép xuống tàu và đưa sắt thép về Việt Nam. Tổng các chi phí phải bỏ ra trong
trường hợp này có thể bằng hoặc lớn hơn trị giá bảo hiểm của sắt thép.)
*Căn cứ theo quyền lợi được BH:
-Tổn thất riêng: là tổn thất chỉ ảnh hưởng tới một hoặc 1 số quyền lợi được BH trên tàu.
(Trên 1 tàu: tổn thất bộ phận hay tổn thất toàn bộ là đứng trên 1 hợp đồng BH riêng rẽ)
Tổn thất riêng có thể là tổn thát toàn bộ hoặc có thể là tổn thất bộ phận xét theo từng hợp đồng BH.
TTRiêng gồn 2 loại:
+ Dướii dạng vật chất liên quan tới tài chính hàng hóa bị hư hỏng
+ Dưới dạng chi phí : chi phí bỏ ra để hạn chế tổi thất riêng hoặc chi phí khôi phục
TTR phải xảy ra ngẫu nhiên, bất ngờ mới được xem xét chi trả bồi thường.
VD: dọc đường tàu bị sét đánh làm hàng hóa của chủ hàng A bị cháy, tổn thất của hàng A là do thiên tai, chủ
hàng A phải tự chịu, hoặc đòi công ty bảo hiểm, không được phan bổ tổn thất cho chủ tàu và các chủ hàng
khác. Tổn thất trong trường hợp này là tổn thất riêng.
-Tổn thất chung: là những hi sinh or chi phí đặc biệt được tiến hành một cách cố ý và hợp lý theo lệnh của
người chịu trách nhiệm trên tàu( thuyền trưognr) nhằm cứu tàu và hàng hóa thoát khỏi sự nguy hiểm chung
và thực sự ảnh hưởng tới hành trình của tàu.
TTC gồm 2 bộ phận: Hi sinh TTC và chi phí TTC
VD: .Hi sinh TTC: Tàu gặp bão lớn fải vứt một loại hàng hóa A xuống biển để cứu toàn bộ hành trình,
Lượng hang hóa A bị vứt xuống biển là Hi sinh hàng TTC.
.Khi tàu gặp bão phải ra vào cảng lánh nạn thì chi phí tàu ra vào cảng lánh nạn, chi phí lưu kho bãi tại cảng
lánh nạn, chi phí tạm sửa chữa hư hại của tàu do hậu quả của bảo là toỏn thất chung.
a. Tổn thất chung và tổn thất riêng:
• Giống: đều căn cứ theo quyền lợi được bảo hiểm.
• Khác:
TTR TTC
-Phải xr ngẫu nhiên bất ngờ
-có thể xra trên biển hoặc bất kỳ địa
điểm nào
-TTR chỉ ảnh hưởng đến quền lợi cá
biệt vì vậy tổn thất riêng của người nào thì
người đó chịu, ko có sự đóng góp của các
bên như TTC
-TTR có thuộc trach nhiệm bồi thưởng
của DN BH hay ko tùy vào điều kiện bảo
hiểm
-cố ý và hợp lý theo lệnh của người có
trách nhiệm.
- phải ở trên biển
-ảnh hưởng tới quyển lợi của tất cả các
bên. Có sự đóng góp của các bên
-DNBH đều chịu trách nhiệm bồi thường
về mứcđóng gopa TTC của chủ hàng.
b. Tổn thất bộ phận và tổn thất toàn bộ:
• Giống: 2 loại tổn thất đều căn cứ trên quy mô và mức độ tổn thất, xét theo từng hợp đồng bảo hiểm.
• Khác:
TT Bộ phận TT toàn bộ
- một phần hàng hoặc hàng được bảo hiểm
bị giảm giá trị thực tế.
-tùy theo điều kiện bảo hiểm mà người
được bảo hiểm đã mua để xác định được tổn
thất bộ phận này có được bồi thường hay
không.
-Số tiền bồi thường thường < Sb.
- hàng hóa thực tế tổn thất hoàn toàn, bị tổn
thất hoàn toàn và trên thực tế hàng hóa không
thể đưa trở lại cho người được bảo hiểm. Hoặc
chưa tính tới mức độ tổn thất toàn bộ thực tế
nhưng không tránh khỏi tổn thất toàn bộ thực
tế. hoặc Nếu bỏ chi phí ra cứu chữa thì chi phí
sẽ > giá trị thực tế.
-Được bồi thường với bất cứ điều kiện BH
nào.
-TH tổn thất toàn bộ thực tế: Số tiền bồi
thường = Sb.
-TT toàn bộ ước tính chia thành 2 trường hợp:
+Nếu chủ hàng tuyển bố bỏ hàng: thì số tiền
bồi thường(khách hàng nhận được) = Sb. (lô
hàng thuộc về doanh nghiệp BH)
+Nếu chủ hàng ko từ bỏ hàng: DNBH giám
định chi trả bồi thường theo tỷ lệ tổn thất bộ
phận
Câu 10: Vì sao phải bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển ?Các loại rủi ro
và các loại tổn thất trong nghiệp vụ Bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển?
1.Vì sao phải BH hàng hóa XNK vận chuyển bằng đường biển?
Vận chuyển nói chung và vận chuyển hàng hóa XNK bằng đường biển nói riêng ngày càng đống vai trò quan
trọng trong thương mại quốc tế. Với KT-XH phát triển hội nhập kt toàn cầu, lượng hàng hóa XNK ngày càng
tăng về số lượn, đa dạng về chủng loại và giá trị ngày càng lớn.
-VC bằng đưong biển ngày càng phát triển rất mạnh mẽ và trở thành ngành vận tải hiện đại trong hệ thống
vận tải quốc tế, nó chiếm tới 90%tổng lượng hh XNK của toàn thế giới.
+Số lượng hh vc bằng đường biển rất rất lớn, đa dạng và thường có giá trị cao. Với sự phát triển của
KHCN ngày nay, tàu chở hàng được thiết kế với khối lượng chuyên chở càng cao.
+ VC bằng đường biển góp phần phát triển tốt các mqh của đất nước, làm thay đổi cơ cấu hàng hóa và
thay đổi cơ cấu hàng hóa và cơ cấu thị trường buôn bán quốc tế.
-Tuy nhiên, VC bằng đường biển gặp rất nhiều rủi ro, xác suất xảy ra rủi ro cao. Các RR có thể do ytố ngẫu
nhiên, kỹ thuật, xã hội, con người.
Khi RR VC xảy ra thì giá trị thiệt hại rất lớn. Vì:
- Khối lượng hàng hóa vận chuyển bằng đg biển rất lớn, đa dạng. Ngoài ra cùng với sự phát triển của
KHCN thì khối lượng hàng hóa tàu có thể chuyên chở được ngày càng cao. Do đó, khi thiệt hại xảy ra thì
mức độ thiệt hại sẽ rất lớn.
- Công tác cứu hộ, cứu nạn khi xảy ra rủi ro rất khó khăn.
- Khi hàng hóa trên hành trìnhvận chuyển, người chịu trách nhiệm hàng hóa là một người trung gian, trách
nhiệm này rất hạn chế. .Việc khiếu nại, đòi bồi thường thiệt hại rất khó khăn.
Do trách nhiệm này liên quan đến các điều kiện thương mại quốc tế. Trách nhiệm này phát sinh vào các thời
điểm khác nhau.
- Ngoài ra, với xu thế phát triển hiện nay, mua BHHH XNK là một tập quán thương mại quốc tế. Nhằm đảm
bảo an toàn và giảm thiểu thiệt hại cho các bên.
Do đó, Mặc dù không bắt buộc nhưng theo thông lệ quốc tế ngừoi mua và người bán fải mua bảo hiểm cho
hh.
2.Các loại rủi ro trong bảo hiểm hàng hóa chuyên chở bằng đường biển
a.Xét theo nguyên nhân gồm
-Thiên tai : VD các rủi ro do bão, lốc, biển động, sét mà con người ko chống lại được
- Tai nạn bất ngờ trên biển : Vd các trường hợp tàu bị mắc cạn, đắm, cháy nổ
- Do con người : như cướp biển, chiến tranh, trộm cắp, đình công, tịch thu …
=> từ góc độ khách hàng dễ nhận biết
b.theo nghiệp vụ bảo hiểm: gồm 3 loại
- Rủi ro thông thường: Là rủi ro được bảo hiểm trong những điều kiện bảo hiểm hàng hóa thông thường
(như A, B, C) .
+ RR có thể xảy ra ở cả 3 nguyên nhân trên.
+Là RR được bảo hiểm chung ở các nghiệp vụ BH
VD: RR Mắc cạn, trộm cướp, ném hàng xuống biển, mất tích, và các rủi ro phụ như rách, vỡ , gỉ, bẹp cong…
- Rủi ro thông thường gồm: Rủi ro mắc cạn, chìm đắm, cháy, đâm và, ném hàng xuống biển, mất tích, và
các rủi ro phụ như rách, vỡ, gỉ, bẹp, cong vênh, hấp hơi, mất mùi, lây hại, lây bẩn, và đập và hàng hóa
khác, nước mưa, hành vi ác ý, trộm, cắp, cướp, móc cẩu.
- Rủi ro loại trừ: Là những rủi ro thường không được bảo hiểm trong mọi trường hợp đối với bảo hiểm hàng
hóa vận chuyển bằng đường biển.
Gồm : Buôn lậu, tịch thu, phá bao vây, lỗi cố ý của người được bảo hiểm, nội tỳ, ẩn tỳ, tàu không đủ khả
năng đi biển, tàu đi chệch hướng, chủ tàu mất khả năng tài chính
- Rủi ro phải bảo hiểm riêng: Là những rủi ro loại trừ đối với bảo hiểm hàng hải. Ðó là các rủi ro đặc
biệt, phi hàng hải như chiến tranh, đình công… Các rủi ro này chỉ được bảo hiểm nếu có mua riêng, mua
thêm. Khi chỉ mua bảo hiểm hàng hải thì những rủi ro này bị loại trừ.
Câu 29: Giám định và bồi thưởng tổn thất trong BH hàng hóa XNK vận chuyển bằng đường biển?
Giám định là việc làm của DNBH hoặc người được ủy thác nhằm đánh giá, xác định nguyên nhân, mức
độ và trách nhiệm đối với tổn thất của đối tượng được bảo hiểm để làm cơ sở cho việc tính toán tiền bồi
thường. Khi hàng hóa được bảo hiểm bị tổn thất (hư hỏng, đỗ vỡ, thiếu hụt…), yêu cầu giám định trong thời
gian quy định. Sau khi giám định xong, cán bộ giám định sẽ cấp chứng từ giám định, trong đó có xác định
mức độ tổn thất hoặc mức giảm giá trị thương mại của hàng hóa làm cơ sở cho việc bồi thường.
Việc bồi thường tổn thất phải tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Nguyên tắc thứ nhất: Số tiền bảo hiểm là giới hạn tối đa của Số tiền bảo thường của DNBH. Tuy
nhiên, các khoản tiền sau (ngoài số tiền tổn thất) cũng được bồi thường như các chi phí đã chi ra để cứu vớt
hàng, chi phí cứu nạn, phí giám định, chi phí bán đấu giá hàng bị hư, tiền đóng góp TTC dù tổng số tiền bồi
thường vượt quá số tiền bảo hiểm.
- Nguyên tắc thứ hai: Bồi thường bằng tiền, không bồi thường bằng hiện vật. Thông thường nộp phí
bảo hiểm bằng loại tiền tệ nào thì sẽ được bồi thường bằng loại tiền tệ đó.
- Nguyên tắc thứ ba: Khi trả tiền bồi thường, DNBH sẽ khấu trừ các khoản tiền mà người tham gia bảo
hiểm đã đòi được từ người thứ ba.
Sau đó, DNBH bồi thường như sau:
Bồi thường TTC
DNBH bồi thường cho người tham gia bảo hiểm phần đóng góp vào TTC dù hàng được bảo hiểm theo
điều kiện bảo hiểm nào và bất kỳ tỷ lệ nào nhưng không vượt quá số tiền bảo hiểm.
Không bồi thường trực tiếp cho người tham gia bảo hiểm mà thanh toán cho người tính toán TTC do
hãng tàu (người chuyên chở) chỉ định.
Số tiền bồi thường này được cộng thêm hay khấu trừ phần chênh lệch giữa số tiền thực tế đã đóng góp
vào TTC và số tiền phải đóng góp vào TTC.
Bồi thường TTR
- Đối với tổn thất toàn bộ (TTTB) thực tế: bồi thường toàn bộ số tiền bảo hiểm;
- Đối với TTTB ước tính: bồi thường toàn bộ số tiền bảo hiểm nếu người tham gia bảo hiểm từ bỏ
hàng;
Trường hợp người tham gia bảo hiểm không từ bỏ hàng hoặc xin từ bỏ nhưng DNBH không chấp nhận,
sẽ bồi thường theo mức độ tổn thất thực tế.
- Đối với TT bộ phận (TTBP): bồi thường số kiện, số bao hàng bị thiếu, mất hay giá trị trọng lượng số
hàng rời bị thiếu, mất hoặc bồi thường theo mức giảm giá trị thương mại của phần hàng bị tổn thất.
Ngoài ra, nếu trong hợp động BH hàng hóa XNK có ấn định mức miễn thường của DNBH thì khi tổn
thất xảy ra, xác định số tiền bồi thường đối với giá trị hàng hóa bị tổn thất phải xét đến mức miễn thường
này.
Mức miễn thường là một tỷ lệ miễn giảm trách nhiệm bồi thường của DNBH khi tổn thất xảy ra đối
với hàng hóa được BH.
Có 2 loại miễn thường:
Miễn thường có khấu trừ: Theo HĐBH có áp dụng miễn thường có khấu trừ x%, nếu tổn thất xảy ra
vượt quá x% STBH thì DNBH sẽ bồi thường phần tổn thất vượt quá đó. Theo HĐBH có áp dụng miễn
thường không khấu trừ x%, nếu tổn thất vượt quá x% STBH thì DNBH sẽ bồi thường toàn bộ tổn thất.
Cần lưu ý rằng trong cả 2 trường hợp miễn thường, nếu tỷ lệ tổn thất không vượt quá tỷ lệ miễn thường
thì DNBH sẽ không chịu trách nhiệm bồi thường tổn thất.
Lưu ý: DNBH chỉ có trách nhiệm trong phạm vi STBH. Nếu STBH của hàng hóa thấp hơn GTBH (mua
BH dưới giá trị) thì DNBH chỉ bồi thường những mất mát, hư hỏng thiệt hại và các chi phí trong phạm vi
trách nhiệm của họ theo tỷ lệ giữa STBH và GTBH. Nếu STBH của hàng hóa cao hơn GTBH thì DNBH chi
bồi thường theo thiệt hại thực tế. Tuy nhiên, trong trường hợp phải tuân thủ ý kiến của DNBH để thực hiện
các biện pháp đề phòng, hạn chế tổn thất thì DNBH phải thanh toán cho người tham gia bảo hiểm những chi
phí cần thiết và hợp lý khi áp dụng những biện pháp này, dù cho tổng ST bồi thường có thể vượt quá STBH
Khi thanh toán bồi thường, DNBH có thể khấu trừ vào tiền bồi thường các khoản thu của người tham
gia bảo hiểm trong việc bán hàng hóa cứu được và đòi người thứ ba.
Trường hợp tàu bị mất tích, hàng hóa được coi là TTTB ước tính hoặc hàng bị mất mà sau khi đã bồi
thường, lại tìm thấy hàng thì số hàng đó thuộc quyền sở hữu của DNBH.
Câu 11: : So sánh BHNT vs gửi tiền tiết kiệm. BHNT vs BHCN phi NT:
So sánh BHNT với gửi tiền tiết kiệm?
1) Giống nhau:
- Mang tính anh toàn cao hơn đầu tư tiền vào những loại đầu tư khác: chơi chứng khoán, đầu tư kinh
doanh…
- Đều phải bỏ ra một khoản tiền hiện tại để thu về một khoản lớn hơn trong tương lai.
- Đều là hình thức tiết kiệm cho lâu dài để chi trả cho những khoản mặc định trong tương lai: như để
dành tiền cho con đi học, cho con một số vốn để vào đời, hoặc có thể tiết kiệm tiền để mua xe, mua nhà, vui
hưởng cuộc sống sau khi về hưu…
- Lãi suất thấp.
- Có rất nhiều hình thức, nhiều loại sản phầm cho chúng ta lựa chọn để đáp ứng được nhiều mục đích
khác nhau của người đầu tư.
- Đều có tác dụng với xã hội như: huy động vốn để đầu tư cho những dự án trung và dài hạn nhằm góp
phần phát triển đất nước.
2) Khác nhau:
Bảo hiểm nhân thọ Gửi tiền tiết kiệm
- BHNT là một hợp đồng giữa một cá nhân
và một công ty bảo hiểm nhân thọ để bảo
hiểm cho bản thân mình hoặc người thân,
hoặc giữa một tổ chức với công ty bảo
hiểm nhân thọ để bảo hiểm cho nhân viên
của mình với mục đích là đảm bảo an toàn
tài chính cho người tham gia bảo hiểm.
- Vừa mang tính tiết kiệm vừa mang tính
rủi ro. Tính rủi ro được thể hiện ở chỗ Cty
BH cam kết chi trả cho người tham gia
BHX hay người được BH một số tiền rất
lớn ngay khi họ mới tiết kiệm được một
khoản tiền rất nhỏ khi rủi ro bất thường
được BH xảy ra. Tính tiết kiệm thể hiện
một cách thường xuyên, có kế hoạch rõ
ràng và có lỷ luật
- Chỉ được lĩnh tiền khi có sự kiện BH xảy
ra hoặc HĐ đã hết hạn.
- Nộp phí định kì đúng 1 khoản đều đặn.
- Mối quan hệ trong BHNT thường khá
phức tạp: Cty BH, người tham gia BH,
người được BH và người thụ hưởng quyền
- là việc cá nhân gửi tiền vào tài khoản tiền
gửi tiết kiệm, và được xác nhận trên thẻ tiết
kiệm để được hưởng lãi theo quy định của
tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi
sẽ được bảo hiểm theo quy định của pháp
luật về bảo hiểm tiền gửi.
- Chỉ mang tính thức tiết kiệm. Không có
tính chất bảo vệ người đi gửi tiền khi họ
gặp phải những biến cố bất thường: chết,
tai nạn. Tính tiết kiệm không thường xuyên
như BHNT, mang tính chất tùy thích hơn
và tùy vào khả năn tài chính của người gửi.
-Rút tiền linh hoạt hơn.
- Gửi tiền linh hoạt hơn, theo nhu cầu tiết
kiệm và khả năng tài chính của bản thân.
- Chỉ có mối quan hệ: Người gửi tiền với tổ
lợi BH.
- Số tiền bồi thường (Sb) nhận được trong
BHNT có giá trị lớn so với gửi tiền tiết
kiệm.
chức nhận tiền gửi ( mối quan hệ trực tiếp).
- Tiền lãi nhận được không hấp dẫn như Sb
trong hợp đồng BHNT.
a. So sánh BHNT với BHCN phi NT:
**Giống:
- Đều là BHCN trong BHTM, BH cho các sự kiện liên quan, ảnh hưởg tới cuộc sống của con người
-Mục đích: nhằm khắc phục hậu quả, ổn định tài chính cho người tham gia khi gặp sự cố thuộc phạm vi bảo
hiểm
- Tác dụng: góp phần ổn định đời sống, là chỗ dựa cho người được BH; ổn định tài chính và sx KD cho DN;
Thu được phí để hình thành quỹ BH được sử dụng chủ yếu vào mục đích bồi thường, chi trả; là công cụ hữu
hiệu để huy động nguồn tiền mặt nhàn rỗi; góp phần giải quyết 1 số vấn đề về mặt XH
-Thường loại trừ các rủi ro do hành vi cố ý của người tham gia BH
**Khác:
Tiêu
thức
BHNT BH con người PNT
-Đối
tượng
BH
- Tuổi thọ của con người; chỉ liên quan đến
2 sự kiện sống và chết
-Tính mạng, tình trạng sức khỏe của con
người (bệnh tật, tai nạn, mất khả năng
LĐ). Ko liên quan đến tuổi thọ con người
-Người
được BH
-Khoảng tuổi rộng hơn, từ những em
bé dưới 12 tháng tuổi đến những người trên
65 tuổi
-Thường quy định trong một khoảng tuổi
nào đó (không được quá thấp hoặc
quá cao). Ví dụ ở Việt Nam khoảng tuổi
là 12 tháng đến 65 tuổi
Phạm
vi BH
-Các rủi ro gắn liền với tuổi thọ của con
người
-Các rủi ro có tính chất thiệt hại liên quan
đến thân thể và sức khỏe con người; độc
lập với tuổi thọ con người
Thời
hạn BH
-Trung hoăc dài hạn, thường là trên 1 năm
cho đến hết đời
-Ngắn hạn, thường là 1 năm trở xuống
Kỹ
thuật BH
-Quản lý theo kỹ thuật tồn tích nhằm mục
đích cân bằng hợp đồng trong nhiều năm
-Phải lập quỹ dự phòng toán học
-Việc định phí phức tạp,phụ thuộc vào
nhiều yếu tố, quy luật. Phí nộp 1 lần hoặc
nhiều lần
-Số phí thu được trong năm, một phần chi
trả cho tổn thất xảy ra trong năm, một phần
được gửi tiết kiệm hoặc đầu tư và tồn tích
theo phương thức lãi kép để thực hiện thanh
toán trong tương lai
-Người thụ hưởng BH được chi trả vào
thời điểm có sự kiện quy định trong HĐ xảy
ra
-Triển khai theo hình thức tự nguyện
-Quản lý theo kỹ thuật phân chia nhằm
cân bằng hợp đồng trong 1 năm
-Lập quỹ dự phòng phí chưa được hưởg
-Việc định phí đơn giản hơn. Phí thường
được nộp 1 lần khi kí kết HĐBH
-Số phí thu được trong năm sử dụng
hết để chi trả cho các tổn thất xảy ra trong
năm đó
-Những tổn thất xảy ra được thanh toán
trong 1 thời gian thỏa thuận quy định
trước
-Hầu hết triển khai tự nguyện, 1 số theo
hình thức bắt buộc
Tính
chất SP
BH
-Vừa mang tính tiết kiệm vừa mang tính
rủi ro
-Đáp ứng được nhiều mục đích khác nhau
-Tính chất RR bộc lộ khá rõ còn tính
chất tiết kiệm ko được thể hiện
-Chỉ đáp ứng được 1 mục đích là góp
của người tham gia BH: ổn định cuộc sống
khi già yếu; giúp người BH để lại cho gia
đình một STBH; đôi khi có vai trò như 1 vật
thế chấp để vay vốn…
-Chu kỳ của SP thường kéo dài và quan
hệ giữa các bên trong HĐ thì phức tạp
-Ít được triển khai cùng nghiệp vụ BH
khác
phần khắc phục hậu quả, ổn định tài chính
cho người tham gia khi gặp sự cố
-Chu kỳ của SP thường ngắn hơn
và quan hệ giữa các bên trong hợp đồng
đơn giản hơn
-Thường triển khai kết hợp với các
nghiệp vụ khác trong cùng 1 HĐBH
-Ra đời muộn hơn BH con người phi nhân
thọ vì cần đk XH
-Ra đời sớm hơn
Câu 12: Nội dung cơ bản của nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người
thứ ba? Tại sao nghiệp vụ bảo hiểm này được thực hiện dưới hình thức bắt buộc? So sánh nghiệp vụ
bảo hiểm này vơi BH vật chất thân xe.
Nội dung của nghiệp vụ:
• Đối tượng tham gia:
- Nghĩa vụ và trách nhiệm bồi thường bằng tiền của chủ xe đvới người thứ 3 theo quy định của pháp luật.
- Điều kiện phát sinh TNDS:
+ Có thiệt hại thực tế của người thứ 3 ( thiệt hại về tài sản, hàng hóa của người trên xe, người….)
+ Có hành vi trái luật hoặc bất cẩn với chủ xe, lái xe ( có thể về tình hoặc cố tình )
+ Có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại thực tế của người thứ 3 với hành vi trái luật hoặc bất cẩn của chủ
xe => chỉ chi trả những thiệt hại trực tiếp.
+ Có lỗi của chủ xe ( lái xe).
• Phạm vi bảo hiểm:
- Rủi ro được BH :
+ Tai nạn xảy ra ngẫu nhiên, bất ngờ, doanh nghiệp bảo hiểm chịu trách nhiệm chi trả bồi thường.
Liên quan đến thiệt hại thực tế của người thứ 3
VD: thiệt hại vật chất xe, hàng hóa
Kinh doanh => tài sản
Người – sức khỏe : tiền trợ cấp cho nạn nhân về viện phí, chi phí y tế, chăm sóc, nuôi dưỡng bệnh nhân,
tiền trợ cấp cho người nhà nạn nhân có trách nhiệm nuôi dưỡng, thiệt hại về thu nhập của chính nạn nhân.
- tính mạng: khoản chi phí y tế,chăm sóc y tế… từ khi nạn nhân nhập viện đến khi tử vong, chi phí
mai táng, chôn cất, tiền trợ cấp cho người mà nạn nhân có trách nhiệm nuôi dưỡng.
+ Thiệt hại về tính mạng, tình trạng sức khỏe của người tham gia cứu chữa, ngăn ngừa và hạn chế tai nạn.
+ Chi phí ngăn ngừa, hạn chế thiệt hại, dọn dẹp hiện trường
- Trường hợp loại trừ:
+ Lỗi cố ý của chủ xe, lái xe.
+ Xe vi phạm nghiêm trọng trật tự an toàn giao thông.
+ Thiệt hại về hàng hóa, người trên xe được bảo hiểm.
- Lưu ý : một số đối tượng sau ko được coi là người thứ 3
+ Tai nạn, phụ xe, những người làm công cho chủ xe.
+ Người thân của chủ xe, lái xe
+ Hành khách trên xe được BH.
+ Tài sản , hành lý.
• Mức giới hạn trách nhiệm và phí bảo hiểm:
- Mức giới hạn trách nhiệm được quy định là một số tiền cụ thể tương ứng với thiệt hại về tài sản và thiệt hại
về người với người thứ 3.
- Phí bảo hiểm : P= f + d
Với f = ∑Si.Ti / ∑Ci trong đó : Si: số vụ tai nạn fsinh TNDS đã được bthg năm thứ i. Ti: số tiền bt
bquan số vụ tai nạn phát sinh TNDS năm thứ i. Ci: số xe oi bồi thường năm i.
• Chi trả bồi thường:
- b1: xác định thiệt hại thực tế của chủ xe
- b2: xác định trách nhiệm bồi thường của DNBH
- b3: xác định số tiền đòi lại của dnbh
- b4: xác định số tiền bồi thường thực tế của dnbh= kqb2- kqb3
- b5: xác định thiệt hại ko được bồi thường của chủ xe.
Nghiệp vụ BHTNDS chủ xe cơ giới vs người T3 được thực hiện bắt buộc vì:
QUY TẮC BẢO HIỂM BẮT BUỘC TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI được ban hành
theo quyết định số 23/2003/QĐ-BTC ngày 25 tháng 2 năm 2003 của BỘ trưởng Bộ tài chính
Người sử dụng xe cơ giới – nguồn nguy hiểm cao độ không chỉ cho riêng người điều khiển xe cơ giới mà còn
gây ra những thiệt hại về người và tài sản cho người thứ ba. Bộ luật Dân sự quy định, chủ xe cơ giới phải bồi
thường thiệt hại do xe cơ giới gây ra. Nhưng trên thực tế nhiều nạn nhân, nhiều gia đình nạn nhân không
được bồi thường thiệt hại do chủ xe không đủ khả năng tài chính hoặc người gây tai nạn bị chết trong tai nạn.
Để đảm bảo mọi người dân bị thiệt hại do xe cơ giới gây ra đều được bồi thường thỏa đáng, Nhà nước quy
định bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự đối với chủ xe cơ giới.
Như vậy, bảo hiểm TNDS bắt buộc của chủ xe cơ giới trước hết nhằm mục đích nhân đạo, bảo vệ người dân.
Nếu không may bị tai nạn giao thông, họ được bồi thường thiệt hại.
Bảo hiểm TNDS bắt buộc của chủ xe cơ giới cũng có lợi cho chủ xe. Nếu không may gây tai nạn, Doanh
nghiệp bảo hiểm thay thế họ bồi thường cho người bị nạn khi được chủ xe yêu cầu, hoặc nếu họ đã bồi
thường cho người bị nạn thì doanh nghiệp bảo hiểm sẽ hoàn trả cho họ số tiền hợp lý mà họ đã bồi thường.
Mức trách nhiệm và phạm vi bảo hiểm:
1. TNDS của chủ xe môtô
a) Về người: 50 triệu đồng/người (đối với người thứ ba và hành khách theo hợp đồng vận chuyển hành
khách)
b) Về tài sản: 30 triệu đồng/vụ (đối với người thứ ba)
2. TNDS của chủ xe ô tô
a) Về ngườii: 50 triệu đồng/người (đối với người thứ ba và hành khách theo hợp đồng vận chuyển hành
khách)
b) Về tài sản: 50 triệu đồng/vụ (đối với người thứ ba)
Ngoài ra Chủ xe cơ giới có thể tham gia bảo hiểm với mức trách nhiệm cao hơn, tùy sự lựa chọn của Chủ xe.
So sánh BHTNDC của chủ xe cơ giới với BHVC xe:
• Giống nhau:
- Đối tượng tham gia đều là các chủ xe cơ giới.
- Tai nạn xảy ra ngẫu nhiên, bất ngờ được các doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường.
- Thời gian tham gia 2 nghiệp vụ bảo hiểm này thường ngắn ( khoảng 1 năm).
- Công thức xác định phí bảo hiểm P= f+d
• Khác nhau
Đặc điểm BH vật chất xe BH TNDS chủ xe với người thứ 3.
Đối tượng - Là bản thân những chiếc xe còn
giá trị và được phép lưu hành
trên lãnh thổ quốc gia.
- Chủ xe có thể tham gia đăng kí
2 loại bảo hiểm sau :
+ Đối với xe mô tô, xe máy t
hường các chủ xe tham gia bảo
hiểm toàn bộ vật chất thân xe.
+ Đối với xe ô tô, các chủ xe có
- Nghĩa vụ và trách nhiệm bồi thường
bằng tiền của chủ xe đvới người thứ 3
theo quy định của pháp luật.
- Điều kiện phát sinh TNDS:
+ Có thiệt hại thực tế của người thứ 3
( thiệt hại về tài sản, hàng hóa của
người trên xe, người….)
+ Có hành vi trái luật hoặc bất cẩn với
chủ xe, lái xe(có thể về tình hoặc cố tình)
thể tham gia toàn bộ, hoặc cũng
có thể tham gia từng bộ phận của
xe : tổng thành thân vỏ, động cơ,
hộp số….dựa trên bảng tỷ lệ
tổng thành xe
+ Có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt
hại thực tế của người thứ 3 với hành vi
trái luật hoặc bất cẩn của chủ xe => chỉ
chi trả những thiệt hại trực tiếp.
+ Có lỗi của chủ xe ( lái xe).
Phạm vi - Rủi ro được bảo hiểm bao gồm:
+ Xe bị tai nạn do đâm va, lật đổ
+ Xe bị cháy nổ, bão lụt, sét
đánh, động đất, mưa đá.
+ Xe bị mất cắp toàn bộ xe.
- Liên quan đến thiệt hại thực tế của
người thứ 3 về tài sản, tình trạng sức
khỏe, tính mạng.
Hình thức Tự nguyện Bắt buộc
Bồi thường
tổn thất
Có thể nhỏ hơn, ngang hoặc lớn
hơn giá trị bảo hiểm
Nhỏ hơn hoặc bằng mức giới hạn
trách nhiệm
Câu 13: : Hãy trình bày những nội dung cơ bản của nghiệp vụ bảo hiểm tai nạn hành khách? Vì sao
nghiệp vụ này được thực hiện dưới hình thức bắt buộc?
Nội dung cơ bản của NV BH tai nạn hành khách:
Bảo hiểm tai nạn hành khách
- mục đích:
+ Góp phần ổn định cuộc sống của bản thân hành khách ko may bị tai nạn và gia đình họ
+ Tạo điều kiện thuận lợi cho chính quyền địa phương nơi xảy ra tai nạn khắc phục hậu quả tai nạn kịp thời,
nhanh chóng
+ Xét trên phạm vi xã hội, nó còn góp phần đề phòng và ngăn ngừa tai nạn giao thông, Tăng thu cho ngân
sách Nhà nước để có điều kiện đầu tư trở lại nâng cấp xây dựng mới cơ sở hạ tầng giao thông…
- Đối tượng bảo hiểm;
Là tính mạng và tình trạng sức khỏe của tất cả hành khách đi trên các phương tiện giao thông kinh doanh
chuyên trở hành khách, ko phân biệt tuổi, nghề nghiệp.
- Phạm vi Bảo hiểm:
Là các rủi ro do thiên tai, tai nạn bất ngờ xảy ra trong suốt hành trình của hành khách gây thiệt hại đến tính
mạng và tình trạng sức khỏe của người dc bh
+ thiệt hại bao gồm: thời tiết xấu, bão lũ, sụt lở đất đá,… gây thiệt hại cho phươn tiện chuyên chở, do đó thiệt
hại đến tính mạng à tình trạng sức khỏe của hành khách
+ Tai nạn bất ngờ như đâm va, cháy nổ, lật nghiêng, do sự cố kỹ thuật của chính phương tiện, lỗi của người
điều khiển phương tiện …
Trong phạm vi bảo hiểm , ko bao gồm các rủi ro như:
o Bị tai nạn do phạm vi trật tự an toàn giao thông, vi phạm luật
o Bị tai nạndo những nguyên nhân ko liên quan trực tiếp đến quá trình vận chuyển hoặc bản thân người
tình trạng sức khỏe của hành khách gây ra
- Thời hạn hiệu lực của bảo hiểm:
Là thời gian hợp lý để thực hiện cuộc hành trình, tức là bắt đầu từ lúc hành khách lên phương tiện giao
thông và kết thúc khi hành khách rời khỏi phương tiện 1 cách an toàn tại bến,
Nếu hành khách tự ý hay vô tình rời bỏ cuộc hành trình hay lạc mất phương tiện chuyên chở thì coi như thời
hạn Bh chấm dứt
- Số tiền Bh và phí bảo hiểm:
+ STBH đc ấn định theo quy định chung đối với mỗi loại phương tiện hay một số loại phương tiện.
+ phí bảo hiểm: vì thực hiện bảo hiểm bắt buộc nên phí bảo hiểm đc tính vào giá vé. Cơ quan làm nhiệm vụ
vận chuyển hành khách bán vé cũng là người thu phí bảo hiểm. phí bảo hiểm phụ thuộc vào các yếu tố
- Số tiền bảo hiểm
- Loại phương tiện vận chuyển
- Độ dài tuyến đường hoạt động của phương tiện vận chuyển
Có 2 phương pháp tính phí đc các công ty bảo hiểm vận dụng:
- phí bảo hiểm tính trên 1 km/hành khách, cho từng loại phương tiện với giả thiết 100% hành khách đều đc
bh với STBH cho trước:
Nghiệp vụ bảo hiểm tai nạn hành khách dưới hình thức bắt buộc vì:
Khi nền kinh tế - xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu đi lại ccủa nhân dân ngày càng tăng và lưu lượng
hành khách tham gia giao thông ngày càng lớn. kéo theo đó là số lượng các loại phương tiện tham gia giao
thông ngày càng được cải tiến và hiện đại, cơ sở hạ tầng giao thông ngày càng được mở rông, nâng cấp và
hoàn thiện, song tai nạn giao thông vẫn ngày một gia tăng đã làm ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng và tình
trạng sức khoẻ của mọi hành khách.
Theo số liệu thống kê trên thế giới hàng năm có hơn 70 % lượng khách hàng tham gia giao thông đều là
những người chủ chốt trong gia đình, cơ quan và doanh nghiệp, mỗi khi tai nạn giao thông không may đến
với họ đã làm ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của mỗi gia đình, người thân, cơ quan, doanh nghiệp và
toàn xã hội.
Vì thế bảo hiểm tai nạn hành khách ra đời là hết sức cần thiết và ở nhiều nước trên thế giới đã triển khai dưới
hình thức bắt buộc.
Câu 14: Các loại hình Bảo hiểm Nhân thọ? Bảng tỷ lệ tử vong trong BHNT ? Giá trị hiện tại, giá trị
đáo hạn, giá trị giải ước trong BHNT? Cho ví dụ minh hoạ ?
. Các loại hình BHNT cơ bản.
BHNT là cam kết giữa ng bh và tham gia bh mà trg đó ng bh sẽ trả cho ng tham gia bh hoặc ng thụ hưởng
quyền lọi bh một số tiền nhất định khi có nhữg sự kiện đã định trc xảy ra; còn ng tham gia bh phải nộp phí bh
đầy đủ đúng hạn.
BHNT đáp ứng đc rất nhiều mục đích khác nhau. Thực tế có 3 loai hình BHNT cơ bản :
- BH trg trường hợp tử vong
- Bh trg trường hợp sống
- Bh nt hỗn hợp
Ngoài ra ng bh còn áp dụng các điều khoản bổ sung cho các loại hợp đồng BHNT cơ bản:
- BH tai nạn
- Bh sức khỏe
- Bh ko nộp phí khi thương tật
- Bh cho ng đóng phí
Thực chất các điều khoản bổ sung ko pải là bhnt, vì ko phị thuộc vào sinh mạng con ng mà là Bh các rủi ro
khác có liên quan đến con ng . tuy nhiên đôi khi ng tham gia bh vẫn thấy rất cần thiết pải tham gia để bổ sung
cho hợp đồng cơ bản
• Bh trg trường hợp tử vong: là loại hình phổ biến nhất trg BHNT đc chia thành 2 nhóm
- Bh tử kỳ (bh tạm thời hay bh sinh mạng có thời hạn)
Đc ký kết bh cho cái chết xảy ra trg thời gian đã quy định của hợp đồng. nếu cái chết ko xảy ra trg thời gian
đó thì ng đc bh ko nhận đc bất kỳ 1 khoản hoàn phí nào từ số phí bh đã đóng, cũng có nghĩa là ng bh ko phải
thanh toán STBH cho ng đc bh. Ngược lại nếu cái chết xảy ra trg thời gian có hiệu lực của hợp đồng, thì ng
bh pải có trách nhiệm thah toán stbh cho ng thụ hưởng quyền lợi bh đc chỉ định
Đặc điểm:
+ thời hạn bh xác định
+ trách nhiệm và quyền lợi mag tính tạm thời
+mức phí bh thấp vì ko phải lập nên quỹ tiết kiệm cho ng đc bh
Mục đích:
+ Đảm bảo các chi phí mai táng chôn cất
+bảo trợ cho gia đình và ng thân trg 1 thời gian ngắn
+thanh toán các khoản nợ nần về các khoản vay hoặc thế chấp của ng đc bh
Bh tử kỳ còn đc đa dạng hóa thành các loại hình sau:
+ BH tử ký cố định: có mức phí bh và số tiền bh cố định, ko thay đổi trg suốt thời gian có hiệu lực của
hợp đồng. mức phí thấp nhất và ng bh ko thanh toán khi hết hạn hợp đồng. hợp đồng hết hiệu lực nếu sau
ngày gia hạn hợp đồng ko nộp phí Bh. Loại này chủ yếu nhằm thanh toán cho các khoản nợ tồn đọng trg
trường hợp ng đc bh bị tử vong
+Bh tử kỳ có thể tái tục:loại này có thể đc tái tục vào ngày kết thúc hợp đồng và ko yêu cầu có thêm bằng
chứng nào về sức khỏe của ng đc bh, nhưng có sự giới hạn về độ tuổi( thường tối đa là 65). Tại lúc tái
tục, phí bh tăng lên vì độ tuổi ng đc bh lúc này tăng lên
+BH tử kỳ có thể chuyển đổi: đây là loại hình Bh tử kỳ cố định nhg cho phép ng đc bh có sự lựa chọn
chuyển đổi 1 phần hay toàn bộ hợp đồng thành1 hợp đồng bhnt trọn đời hay bhnt hỗn hợp tại 1 thời điểm
nào đó khi hợp đồng đang còn hiệu lực. phí bh đc tính dựa trên hợp đồng bhnt trọn đời hay hỗn hợp mới
theo độ tuổi của ng có hợp đồng
Loại hợp đồg này phát hành như 1 sự bảo chứng cho 1 khoản tiền vay, đông thời còn nhằm thực hiện
yếu tố tiết kiệm trg tương lai của ng đc bh
+ Bh từ kỷ giảm dần: là loại hình bh có 1 bộ pận cua STBH giảm dần hang năm theo 1 mức quy định.
Bộ pận này giảm tới 0 vào cuối kỳ hạn hợp đồng.
Đặc điểm :
+ phí bh giữ ở mức cố định
+phí thấp hơn bh tử kỳ cố định
+giai đoạn nộp phí ngắn hơn toàn bộ thời hạn hợp đồng để tránh việc thanh toán vào cuối thời hạn của
hợp đồng khi mà số tiền bh còn rất nhỏ
Loại hình này đáp ứng nhu cầu của ng tham gia khi họ phải nợ 1 khoản tiền phải trả dần
- Bh kỳ tử tăng dần: loại hình này đc phát hành nhằm jup ng tham gia bh có thể ngăn chặn yểu tố lạm
phát của đồng tiền. Để ngăn chặn cớ thể:
+ tăng số tiền bh theo tỷ lệ % đc lập hang năm
+đưa ra các hợp đồng ngắn hạn và sau đó tái tục với số tiền bh tăng dần
Vậy đặc điểm loại hợp đồng này : phí bh tăng dần theo số tiền bh và phải dựa trên tuổi tác của ng đc bh
khi tái tục hợp
- BH thu nhập gia đình: nhằm đảm bảo thu nhập cho 1 gia đình khi ko may ng trụ cột trg gia đình bị
chết . quyền lợi bh có thể nhận đc sau khi ng trụ cột chết:
+ Nhận đc toàn bộ
+ nhận đc dần từng phần cho đến khi hết hợp đồng
Nếu ng đc bh còn sống gia đình sẽ ko nhận đc bất kỳ khoản thanh toán nào từ công ty bh
- BH thu nhập gia đình tăng lên: loại hình cũng nhằm tránh lạm phát, đảm bảo các khoản thanh toán
cho gia đình ko may có ng đc bh bị chết
- Bh tử kỳ có đk : đk ở đây là: việc thanh toán trợ cấp chỉ thức hiện khi ng đc bh bị chết, ng thụ hưởng
quyền lợi trg gia đình pải còn sống
* Bh nhân thọ trọn đời (bh trường sinh)
Là loại hình cam kết chi trả cho ng thu hưởng bh 1 STBH đã dc ấn định trên hợp đồng, khi ng đc bh bị
chết vào bất cứ lúc nào kể từ ngày ký hợp đồng. ngoài ra còn có 1 số trường hợp loại hình bh này còn đảm
bảo chi trả cho ng đc bh ngay cả khi họ đến 100 tuổi
Đặc điểm:
+ STBH trả 1 lần khi ng đc bh bị chết
+ thời hạn bh ko xác định
+ phí bh có thể đóng 1 lần hoặc đóng định kỳ và ko thay đổi trg suốt quátrinhf bh
+ phí bh cao hơn so vớibh sinh mạng có thời hạn, vì rủi ro chết chắc chắn sẽ xảy ra, nên số tiền bh chắc chắn
phải chi trả
+ bhnt trọn đời là loại hình bh dài hạn, phí đóng định kỳ và ko thay đổi trg suốt quá trình bảo hiểm, do đó đã
tạo nên 1 khoản tiết kiệm cho ng thụ hưởng bh vì chắc chắn ng bh sẽ chi trả bh
Mục đích:
+ đảm bảo các chi phí mai táng chôn cất
+ đảm bảo thu nhập để ổn định cuộc sống gia đình
+ giữ gìn tài sản. tạo dựng và khởi nghiệp kinh doanh cho thế hệ sau
Hiện nay loại hình bh này thường có các loại hợp đồng sau:
- bhnt trọn đời phi lợi nhuận: loại hình này có mức phí và số tiền bh cố định suốt cuộc đời. vì vậy khi thanh
toán số tiền bh cho ng thuu hưởng ko có khoản lợi nhuận đc chia
- Bhnt trọn đời tham gia có chia lợi nhuận: loại hợp đồng này cũng tương tự như loại trên, nhưng khi thanh
toán số tiền bh cho ng thụ hưởng, họ đc chia 1 pần lợi nhuận như đã thỏa thuận trg hợp đồng
- Bhnt trọn đời đóng phí liên tục : loại hình này yêu cầu ng đc bh phải đóng phí liên tục nên số phí hàng năm
sẽ thấp hơn so với các loại hợp đồng khác và mức phí này là bằng nhau giữa các năm
Với mức pí bằng nhau giữa các năm, thời kỳ đầu ng bh thu đc mức phí lơn hơn mức cần thiết để chi trả
cho những ng chết sớm. sau 1 khoảng thời gian, xác suất tử vong của những ng tham gia ngày càng cao, số
tiền chi trả tất yếu sẽ tăng thêm.
Như vậy, khoản tiền dôi ra trg thời kỳ đầu cùng với số lãi thu đc sẽ đủ bù đắp để chi trả cho giai đoạn
sau, và hợp đồng đc duy trì ổn định
- Bhnt trọn đời phí đóng 1 lần: là loaij hình mà ng đc bh chỉ đóng phí1 lần khi ký hợp đồng , còn ng bh phải
đảm bảo chi trả bất cứ lúc nào khi cái chết của ng đc bh xảy ra, Khoản phí đóng 1 lần là khá lớn nên ng tham
gia hạn chế.
- BHNT trọn đời quy đih số lần đóng phí bh: loại hình này ko yêu cầu ng đc bh phải đóng phí liên tục hay 1
lần, mà quy định rõ số năm đóng bh, ví dụ đóng làm 5 lần , 20 lần, 15 lần, tổng số phí phụ thuộc vào số lần
đóng phí
Nếu ng đc bh chết trc khi hết hạn đóng phí thì quyền lợi bh sẽ đc thanh toán cho ng thụ hưởng và ko
phải trả thêm các khoản phí còn chưa trả hết. loại hình này phù hợp với ng sau khi nghỉ hưu, thu nhập giảm ,
việc tiếp tục đóng phí với họ là 1 gánh nặng trg khi họ vẫn còn nhu cầu đc bh
Bh trg trường hợp sống:
Thực chất ng bh cam kết trả những khoản tiền đều đặn trg 1 khoảng thời gian xác định hoặc trg suốt
cuộc đời ng tham gia bh. Nếu ng đc bh chết trc ngày đến hạn thanh toán thì sẽ ko đc chi trả bất kỳ 1 khoản
tiền nào
Đặc điểm :
+trợ cấp định kỳ cho ng đc bh trg thời gian xác định hoặc cho đến khi chết
+ phí bh đóng 1 lần
+ nếu trợ cấp định kỳ đến khi chết thì thời gian ko xác định
Mục đích:
+đảm bảo thu nhập cố định sau khi về hưu hay tuổi cao sức yếu
+giảm bớt nhu cầu phụ thuộc vào phúc lợi xã hội hoặc con cái khi tuổi già
+ bảo trợ mức sống trg những năm tháng còn lại của cuộc đời
Loại hình bh này rất phù hợp với những ng về hưu hoặc những ng ko đc hưởng tiền trợ cấp hưu trí từ
bhxh đến độ tuổi tương ứng với tuổi về hưu đăng ký tham gia, để đc hưởng khoản trợ cấp định kỳ hàng tháng
Bh nhân thọ hỗn hợp
Thực chất của loại hình bh nay là bh cả trg trường hợp ng đc bh bị tử vong hay còn sống. yếu tố tiết
kiệm và rủi ro đan xen nhau vì thế nó đc áp dụng rộng rãi ở hầu hết các quốc gia.
Đặc điểm:
+ stbh đc chi trả khi hết hạn hợp đồng hoặc ng đc bh bị tử vong trg thời gian bh
+ thời gian bh thường đóng định kỳ và ko thay đổi trg suốt thời gian bh
+ có thể dc chia lãi thông qua đầu tư phí bh và cũng có thể đc hoàn phí khi ko có điều kiện tiếp tục tham gia
Mục đích
+ đảm bảo cuộc sống gia đình và ng thân
+ tạo lập quỹ giáo dục đào tạo hưu trí trả nợ
+ dùng làm vật thế chấp vay vốn hoặc khởi nghiệp kinh doanh…
Khi triển khai bhnt hỗn hợp, các công ty bh có thể đa dạng hóa loại sp này bằng các hợp đồng có thời hạn
khác nhau, hợp đồng phi lợi nhuận, có lọi nhuận và các loại hợp đồng khác tùy theo tình hình thực tế
1. bảng tỷ lệ tử vong
là cơ sở khoa học quan trọng nhất trong quá trình xác định mức phí thuần BHNT của doanh nghiệp bảo hiểm
- KN: là bảng tổng hợp các chỉ tiêu thống kê pản ánh tình hình sinh, tử ở các độ tuổi xác định và là công cụ
quan trọng nhất để xác định phí bảo hiểm
- Cơ sở xây dựng bảng: áp dụng quy luật số lớn.
- Tỷ lệ tử vong: là tỷ số giữa số người chết trong một khoảng thời gian nhất định trên tổng số người sống
tại thời điểm khởi đầu khoảng thời gian đó
- Tỷ lệ sống( tỷ lệ sinh tồn) là tỷ số người còn sống sau một khoảng thời gian nhất định trên tổng số người
sống tại thời điểm đầu khoảng thời gian đó.
- Các loại bảng tử vong: thường có 2 loại bảng tử vong là:
+ bảng tỷ lệ tử vong dân số; cho biết mức tử vong của dân số ở một nước hay một vùng cụ thể. Được xác
định dựa vào cơ sở số liệu của các cuộc tổng điều tra dân số
+ bảng tỷ lệ tử vong kinh nghiệm: cho biết tình hình tử vong của những người đc bảo hiểm tại các công ty
BHNT, phản ánh mức tử vong thực tế đã xảy ra. Bảng này do chính bản thân DNBH tự xác định dựa vào cơ
sở số liệu điều tra về tình hình triển khai nghiệp vụ thực tế ở DNBH. Tỷ lệ tử vong thường thấp hơn so với
bảng dân số do các DNBH lựa chọn rủi ro để bảo hiểm thông qua kiểm tra sức khỏe hay dựa vào kê khai sức
khỏe.
- Kết cấu của bảng tỷ lệ tử vong; gồm 5 cột
+ cột 1: x: độ tuổi
+ cột 2: lx: số người sống ở độ tuổi x
+ cột 3: dx: số người tử vong ở độ tuổi x
+ cột 4: Px: tỷ lệ sống ở độ tuổi x
+ cột 5: qx: tỷ lệ tử vong ở độ tuổi x
X lx dx Px qx
0
1 l
x+1
= lx-dx dx=lx-l
x+1
=qx*lx
Px= l
x+1
/lx
= 1 – qx
qx= 1 – Px
= dx/lx
n
- Bảng tỷ lệ tử vong có những đặc điểm sau:
+ tỷ lệ tử vong ở độ tuổi x = 0 là khá cao
+ độ tuổi càng cao thì tỷ lệ tử vong càng tăng nhanh
+ tỷ lệ tử vong sẽ khác biệt giữa các vùng miền, ngành nghề
+ tỷ lệ tử vong ở nam thường cao hơn nữ giới
+ tỷ lệ tử vong ở vàng xây dựng sau thường thấp hơn bảng tỷ lệ tử vong xây dựng trước đó.
2. giá trị hiện tại trong BHNT
là giá trị cần được đầu tư tại thời điểm hiện tại để thu được một giá trị nào đó tại một thời điểm nhất định
trong tương lai
giá trị hiện tại = giá trị nhận được trong tương lai* [1/( 1+ lãi suất)^thời kì đầu tư ]
ví dụ: tính số tiền đầu tư cần thiết ở thời điểm hiện tại để thu được 1000.000 đồng vào cuối năm thứ 5 với lãi
suất 5% một năm
1000.000*[1/(1+0.05)^5] = 783.526 đồng
3. giá trị đáo hạn trong BHNT
là giá trị thu được tại một thời điểm nào đó trong tương lai từ quỹ được đầu tư tại thời điểm hiện tại
giá trị đáo hạn = tiền gốc*[(1+lãi suất)^thời kì đầu tư]
ví dụ: tính giá trị đáo hạn của 1000.000 đồng vào cuối năm thứ 15 với lãi suất 7% một năm
1000.000*(1+0.07)^15 = 2.7598.032 đồng
Giá trị giải ước (giá trị hoàn lại) trong BHNT?
Giá trị giải ước (giá trị hoàn lại) là số tiền NTGBH được nhận theo quy định trong Điều khoản của Hợp đồng
khi NTGBH yêu cầu hủy Hợp đồng hoặc khi Hợp đồng chấm dứt hiệu lực trước thời hạn quy định.
Khi khách hàng đã tham gia BH trong một thời gian xác định mà quyết định hủy bỏ hợp đồng thì người tham
gia bảo hiểm sẽ nhận được số tiền trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ có giá trị hoàn trả trừ đi bất kỳ khoản
nợ tồn đọng và tiền lãi tích luỹ. Một bảng trong hợp đồng chỉ rõ số tiền hoàn trả. Đối với một số hợp đồng,
công ty bảo hiểm bảo lưu quyền giữ khoản giá trị hoàn trả này trong vòng sáu tháng kể từ thời điểm thông
báo, nhưng ngày nay ít áp dụng quyền lợi này.
Giá trị giải ước ứng với mỗi năm hợp đồng vào Ngày kỷ niệm hợp đồng được xác định tại Phụ lục của Hợp
đồng.
Giá trị giải ước = dự phòng phí – phí giải ước
Trong đó: dự phòng phí là tích lũy khoản phí dư thừa trong giai đoạn đầu để chi trả cho giai đoạn sau.
Câu 15: S cần thiết phải bảo hiểm hoả hoạn ? Đối tượng, phạm vi, số tiền bảo hiểm và giá trị bảo hiểm
trong nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn?
Đối tượng và phạm vi bảo hiểm của Bảo hiểm hỏa hoạn?
1. Đối tượng bảo hiểm.
Đối tượng bảo hiểm là tài sản thuộc quyền sở hữu và quản lý hợp pháp của các đơn vị sản xuất kinh doanh,
dịch vụ, các tổ chức và cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế trong xã hội. Đối tượng này được chia ra như
sau:
- Công trình xây dựng, vật kiến trúc đã đưa vào sử dụng (trừ đất đai).
- Máy móc, thiết bị, phương tiện lao động phục vụ sản xuất kinh doanh.
- Sản xuất vật tư, hàng hóa dự trữ trong kho.
- Nguyên, vật liệu, sản phẩm làm dở thành phẩm, thành phẩm trên dây chuyền sản xuất.
- Các loại tài sản khác (kho, bãi, chợ, cửa hàng, khách sạn).
2. Phạm vi bảo hiểm.
Phạm vi bảo hiểm là giới hạn các rủi ro được bảo hiểm và giới hạn trách nhiệm của công ty bảo hiểm. Trong
bảo hiểm hỏa hoạn, người bảo hiểm có trách nhiệm bồi thường các thiệt hại và chi phí sau:
- Những thiệt hại do những rủi ro được bảo hiểm gây ra cho tài sản.
- Những chi phí cần thiết và hợp lý để hạn chế bớt tổn thất tài sản được bảo hiểm trong và sau khi hỏa
hoạn.
- Những chi phí dọn dẹp hiện trường sau khi hỏa hoạn.
Trong bảo hiểm hỏa hoạn rủi ro được bảo hiểm bao gồm:
- Rủi ro chính: “hỏa hoạn”. Rủi ro này thực chất bao gồm: cháy, sét và nổ.
+ Cháy sẽ được bảo hiểm nếu có đủ 3 yếu tố: phải thực sự có phát lửa, lửa đó không phải là lửa chuyên
dùng, lửa đó phải là bất ngờ hay ngẫu nhiên phát ra.
+ Sét: người được bảo hiểm sẽ được bồi thường khi tài sản bị phá hủy trực tiếp do sét hoặc do sét đánh
gây cháy. Nếu sét đánh mà không phát lửa hoặc không phá hủy trực tiếp tài sản thì không thuộc phạm vi
trách nhiệm bồi thường.
+ Nổ: phạm vi bảo hiểm gồm:
./ nồi hơi phục vụ sinh hoạt.
./ hơi đốt phục vụ sinh hoạt, thắp sáng hoặc sưởi ấm trong một ngôi nhà không phải nhà xưởng làm các
công việc sử dụng hơi đốt.
./ các trường hợp nổ gây ra hỏa hoạn đã nghiễm nhiên được bảo hiểm.
- Các rủi ro phụ: Bên cạnh rủi ro chính có các rủi ro phụ. Các rủi ro này chỉ có thể được bảo hiểm khi đi
kèm theo rủi ro chính, tùy thuộc vào quyết định của người tham gia bảo hiểm. Các rủi ro phụ bao gồm:
máy bay và các phương tiện hàng không khác hoặc thiết bị trên các phương tiện đó rơi vào, nổi loạn, bạo
động dân sự, đình công, bể xưởng, động đất, lửa ngầm dưới đất, giông bão, hệ thống chữa cháy rò rỉ
nước…
- Rủi ro loại trừ:
+ tổn thất do hành động cố ý hoặc đồng lõa của người được bảo hiểm gây ra.
+ những tổn thất về:
./ hàng hóa nhận ủy thác hay ký gửi trừ khi những hàng hóa đó được xác nhận trong giấy chứng nhận bảo
hiểm là được bảo hiểm và người được bảo hiểm trả thêm phí bảo hiểm theo tỷ lệ phí quy định.
./ tiền bạc, kim loại, đá quý, chứng khoán, thư bảo lãnh, tem phiếu, tài liệu, bản thảo, sổ sách kinh doanh,
tài liệu lưu trữ trong máy tính điện tử, bản mẫu, văn bằng, khuôn mẫu, bản vẽ, tài liệu thiết kế trừ khi
những hạng mục này được xác nhận trong giấy chứng nhận là được bảo hiểm.
./ chất nổ nhưng không bao gồm nhiên liệu, xăng dầu.
./ người, động vật và thực vật sống.
./ những tài sản mà vào thời điểm xảy ra tổn thất được bảo hiểm theo đơn bảo hiểm Hàng hải hoặc lẽ ra
được bảo hiểm theo đơn bảo hiểm Hàng hải, trừ phần thiệt hại vượt quá số tiền được bồi thường theo đơn
bảo hiểm Hàng hải hoặc lẽ ra được bồi thường theo đơn bảo hiểm Hàng hải.
./ tài sản bị cướp hay bị mất cắp. Trong trường hợp tài sản bị cướp, mất cắp trong khi xảy ra hỏa hoạn mà
người được bảo hiểm không chứng minh được là mất cắp thì vẫn được bồi thường.
./ những thiệt hại mang tính chất hậu quả dưới bất kỳ hình thức nào, trừ thiệt hại về tiền thuê nhà được
xác nhận trong giấy chứng nhận bảo hiểm là được bảo hiểm.
./ những thiệt hại gây ra cho bên thứ ba.
./ những thiệt hại trong phạm vi mức miễn thường.
Tại sao sự ra đời của Bảo hiểm hỏa hoạn là cần thiết khách quan?
Theo số liệu thống kê, hàng năm trên thế giới có khoảng 5 triệu vụ cháy lớn nhỏ gây thiệt hại hàng trăm tỷ đô
la. Các vụ cháy không chỉ xảy ra ở các nước có nền kinh tế chậm phát triển mà còn xảy ra ở các nước có nền
kinh tế phát triển như Anh, Pháp, Mỹ… nơi mà nền khoa học, công nghệ đã đạt đến đỉnh cao của sự hiện đại
và an toàn thì cháy vẫn xảy ra ngày một tăng cả về số lượng và mức độ nghiêm trọng.
Để đối phó với cháy, con người đã sử dụng rất nhiều biện pháp khác nhau như các biện pháp phòng cháy
chữa cháy, đào tạo nâng cao trình độ kiến thức và ý thức, thông tin tuyên truyền về phòng cháy chữa cháy.
Tuy nhiên để đối phó với hậu quả do cháy gây ra thì bảo hiểm vẫn được coi là một trong các biện pháp hữu
hiệu nhất. Ngoài ra khi tham gia bảo hiểm, người được bảo hiểm còn có thể nhận các dịch vụ tư vấn về quản
lý rủi ro, phòng cháy chữa cháy từ phía người bảo hiểm.
Ở Việt Nam, các vụ cháy xảy ra nhiều, gây thiệt hại lớn.
Có thể thấy rằng cháy có thể xảy ra bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu, với bất cứ ai, mỗi loại tài sản khác nhau thì
có khả năng xảy ra cháy khác nhau và tổn thất do cháy gây ra thường rất lớn có khi mang tính thảm họa.
Mặt khác, trong điều kiện nền kinh tế thị trường, các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân đều phải tự chủ về tài
chính. Hoạt động sản xuất, xây dựng, đầu tư, khai thác… ngày một gia tăng; khối lượng hàng hóa, vật tư luân
chuyển và tập trung rất lớn; công nghệ sản xuất đa dạng và phong phú. Nếu xảy ra cháy lớn, họ phải đương
đầu với rất nhiều khó khăn về tài chính, thậm chí có thể bị phá sản. Do đó, bên cạnh việc tích cực phòng cháy
chữa cháy thì bảo hiểm hỏa hoạn thực sự là một giá đỡ cho các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân tham gia
bảo hiểm. Vậy bảo hiểm hỏa hoạn ra đời là cần thiết khách quan.
Câu 16: Cách xác định Gb, Sb, P trong BH hỏa hoạn?
a. Gb: Giá trị bảo hiểm
Giá trị bảo hiểm trong đơn bảo hiểm hỏa hoạn chính là giá trị của tài sản được bảo hiểm. Giá trị này
được tính trên cơ sở là giá trị mua mới hoạt giá trị thực tế của tài sản tại thời điểm tham gia bảo hiểm. Tuy
nhiên, do đối tượng bảo hiểm hỏa hoạn phức tạp và thường có giá trị rất lớn nên khi xác định giá trị bảo
hiểm, người ta chia làm các loại như sau:
- Giá trị bảo hiểm của các ngôi nhà (nhà xưởng, văn phòng, nhà ở) được xác định theo giá trị mua mới hoặc
giá trị còn lại.
+ Giá trị mới là giá trị mới xây của ngôi nhà bao gồm cả chi phí khảo sát thiết kế.
+ Giá trị còn lại là giá trị mới trừ đi hao mòn do sử dụng theo thời gian.
- Giá trị bảo hiểm của máy móc thiết bị và các loại tài sản cố định khác được xác định trên cơ sở giá mua mới
(bao gồm cả chi phí vận chuyển, lắp đặt nếu có) hoặc giá trị còn lại.
- Giá trị bảo hiểm của thành phẩm và bán thành phẩm được xác định trên cơ sở giá thành sản xuất.
- Giá trị bảo hiểm của vật tư, hàng hóa trong kho, cửa hàng được xác định theo giá trị bình quân hoặc giá trị
tối đa của các loại vật tư, hàng hóa có mặt trong thời gian bảo hiểm.
b. Sb: Số tiền bảo hiểm
Số tiền bảo hiểm là giới hạn bồi thường tối đa của công ty bảo hiểm trong trường hợp tài sản được bảo
hiểm bị tổn thất toàn bộ. Số tiền bảo hiểm còn là căn cứ để xác định phí bảo hiểm. Vì thế, việc xác định
chính xác số tiền bảo hiểm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng . Cơ sở xác định số tiền bảo hiểm là giá trị bảo
hiểm
- Đối với các tài sản cố định, việc xác định số tiền bảo hiểm căn cứ vào giá trị bảo hiểm của tài sản.
- Đối với các tài sản lưu động, giá trị thường xuyên biến động, cho nên số tiền bảo hiểm có thể xác định theo
giá trị trung bình hoặc giá trị tối đa:
+ Nếu bảo hiểm theo giá trị trung bình, người được bảo hiểm ước tính và thông báo cho công ty bảo
hiểm biết giá trị số hàng hóa trung bình có trong kho, cửa hàng. Trong thời gian bảo hiểm, giá trị trung bình
này được coi là số tiền bảo hiểm, phí bảo hiểm được tính trên cơ sở giá trị trung bình. Khi tổn thất xảy ra
thuộc phạm vi bảo hiểm, công ty bảo hiểm bồi thường thiệt hại thực tế nhưng không vượt qua giá trị trung
bình đã khai báo.
Bảo hiểm theo giá trị trung bình đơn giản, dễ theo dõi, đồng thời có lợi về tính phí bảo hiểm. Nếu một
loại hàng hóa được bảo hiểm mà giá trị ít bị biến động trên thị trường áp dụng phương pháp này rất tiện.
+ Nếu bảo hiểm theo giá trị tối đa thì người được bảo hiểm ước tính và thông báo cho công ty bảo hiểm
biết giá trị của lượng vật tư, hàng hóa tối đa có thể đạt được vào một thời điểm nào đó trong thời gian bảo
hiểm. Phí bảo hiểm được tính trên cơ sở giá trị tối đa và thường được thu trước một phần. Khi tổn thất xảy ra
thuộc phạm vi bảo hiểm, công ty bảo hiểm bồi thường thiệt hại thực tế nhưng không vượt quá giá trị tối đã đã
khai báo. Đầu mỗi tháng hoặc mỗi quý (tùy theo sự thỏa thuận của 2 bên), người được bảo hiểm thông báo
cho công ty bảo hiểm số vật tư, hàng hóa tối đa thực có trong tháng hoặc trong quý trước đó. Cuối thời hạn
bảo hiểm, trên cơ sở giá trị được thông báo, công ty bảo hiểm tính giá trị số vật tư, hàng hóa tối đa bình quân
của cả thời hạn bảo hiểm và tính lại phí bảo hiểm. Nếu phí bảo hiểm tính được trên cơ sở số giá trị tối đa bình
quân nhiều hơn số phí bảo hiểm đã nộp thì người được bảo hiểm trả nốt cho công ty bảo hiểm số phí còn
thiếu. Trong thời gian bảo hiểm, nếu có tổn thất thuộc phạm vi bảo hiểm sẽ được công ty bảo hiểm bồi
thường và số tiền bồi thường không vượt quá giá trị tối đa bình quân thì phí bảo hiểm được tính dựa vào số
tiền bồi thường đã trả. Trong trường hợp này, số tiền được bồi thường được coi là số tiền bảo hiểm.
Việc áp dụng bảo hiểm theo giá trị tối đa rất phức tạp, đòi hỏi công ty bảo hiểm phải biết giá trị vật tư,
hàng hóa được bảo hiểm, theo dõi chặt chẽ số vật tư, hàng hóa đó trong suốt thời gian bảo hiểm. Những tài
sản có giá trị lớn, người bảo hiểm khó có thể tái bảo hiểm vì tính phí phức tạp và khó khăn.
c. P: Phí bảo hiểm
Phí bảo hiểm được xác định theo công thức:
P = Sb x R. Trong đó, Sb: Số tiền bảo hiểm
R: Tỷ lệ phí bảo hiểm
P: Phí bảo hiểm
Tỷ lệ phí bảo hiểm thường được chia thành 2 bộ phận là tỷ lệ phí thuần và tỷ lệ phụ phí.
R = R
1
+ R
2
Trong đó, R
1
: Tỷ lệ phí thuần
R
2
: Tỷ lệ phụ phí.
Khi xác định tỷ lệ phí thuần thường phải căn cứ vào số liệu thống kê trong một số năm trước đó như:
tổng số đơn vị rủi ro tham gia bảo hiểm bị hỏa hoạn, tổng số tiền bảo hiểm hỏa hoạn, số tiền bồi thường bảo
hiểm hỏa hoạn.
Có 2 phương pháp xác định tỷ lệ phí thuần: theo phân loại và theo danh mục.
Xác định tỷ lệ phí thuần theo phân loại
Đây là cách kết hợp các đơn vị có thể so sánh với nhau cùng một loại, sau đó, tính tỷ lệ mỗi loại, phản ánh số
tổn thất và các chi phí khác của loại đó. Phương pháp này phù hợp với những tài sản tương đối đồng nhất với
nhau như nhà ở của dân cư, các nhà thờ… Nhưng khi xác định tỷ lệ theo phân loại, cần xét các yếu tố ảnh
hưởng đến tỷ lệ phí như:
Loại vật liệu xây dựng.
Khả năng phòng cháy, chữa cháy.
Người sử dụng (chủ ở hay cho thuê).
Những vật bố trí xung quanh, bên ngoài.
Xác định tỷ lệ phí thuần theo danh mục
Theo phương pháp này, các bước xác định tỷ lệ phí bảo hiểm bao gồm:
+ Bước 1: Rà soát lại các danh mục tài sản tham gia bảo hiểm hỏa hoạn, sau đó phân loại từng loại tài sản
theo danh mục khác nhau (bởi vì mỗi loại tài sản có khả năng bị hỏa hoạn khác nhau).
+ Bước 2: Căn cứ vào ngành nghề sản xuất kinh doanh để chọn một tỷ lệ thích hợp trong bảng tỷ lệ phí có
sẵn.
+ Bước 3: Điều chỉnh tỷ lệ phí đã chọn theo các yếu tố tăng (giảm).
Việc điều chỉnh này phải căn cứ vào: vật liệu xây dựng, công tác phòng cháy, chữa cháy… Tất cả những yếu
tố này đều có thể làm tăng hoặc giảm tỷ lệ phí bảo hiểm.
Trong nghiệp vụ BH hỏa hoạn, công ty bảo hiểm cần phải quan tâm đến các yếu tố làm giảm mức độ
rủi ro vì những yếu tố này là cơ sở để giảm mức phí cơ bản. Tuy nhiên, tổng mức giảm phí về các thiết bị và
phương tiện phòng cháy, chữa cháy của mỗi đơn vị rủi ro không quá 45%. Các yếu tố làm giảm rủi ro thường
bao gồm:
Thiết bị phòng cháy, chữa cháy;
Việc trực, kiểm tra, canh gác;
Thiết bị, phương tiện chữa cháy như: công trình có hệ thống phun nước, có hệ thống dập cháy bằng
CO
2
; có hệ thống tự động dập tắt tia lửa điện, có ô tô chữa cháy và nhân viên chữa cháy; gần đôi cứu hỏa
công cộng…
Ngoài ra, nghiệp vụ BH này còn áp dụng mức miễn thường. Tùy theo từng loại tài sản được bảo hiểm mà
mức miễn thường được quy định khác nhau. Thông thường trong BH hỏa hoạn áp dụng mức miễn thường có
khấu trừ tối thiểu là 2% số tiền BH, nhưng không dưới 100 USD/mỗi vụ tổn thất và tối đa không quá 2000
USD/mỗi vụ tổn thất. Đây là mức miễn thường bắt buộc không được giảm phí. Nếu người tham gia BH
muốn lựa chọn mức miễn thường cao hơn để được giảm phí thì sẽ có thỏa thuận riêng về mức miễn thường
và tỷ lệ giảm phí.