Tải bản đầy đủ (.doc) (68 trang)

đồ án tổ chức sự kiện “ giải đua thuyền truyền thống toàn quốc năm 2012”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (567 KB, 68 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Cuộc sống hiện đại, xã hội ngày càng phát triển, đời sống của con người càng được
nâng cao, họ mong muốn có nhiều lĩnh vực để đáp ứng nhu cầu của mình trong đó có
nhu cầu được giải trí và xu hướng ngày nay lĩnh vực thể thao cụ thể là ngành thể thao
dưới nước đang là một lựa chọn để đáp ứng nhu cầu đó.
Tuy nhiên, cuộc sống hội nhập đã kéo theo sự gia nhập của nhiều loại hình thể
thao dưới nước hiện đại khác như lướt ván, đua thuyền buồm…làm cho người dân
quên đi những bộ môn thể thao dưới nước truyền thống đã có từ lâu đời của dân tộc
như đua thuyền rồng, lắc thúng chai…
Đây cũng là vấn đề mà nhóm quan tâm, chính vì thế tổ chức một giải đua thuyền
truyền toàn quốc nhằm gợi về những giá trị truyền thống của dân tộc đó là một điều
cần thiết.
Trong quá trình học tập tại trường với sự giúp đỡ của các thầy, cô giáo, nhóm
cũng dần hình thành nên những kĩ năng trong công việc tổ chức các sự kiện. Tổ chức “
Giải đua thuyền truyền thống năm 2012” là đề tài đồ án mà nhóm chọn.
Nội dung của đồ án bao gồm 3 chương :
Chương 1:Cơ sở lý luận về tổ chức sự kiện
Chương 2: Thực trạng về tổ chức giải đua thuyền truyền thống toàn quốc qua các
năm.
Chương 3: Tổ chức “ Giải đua thuyền truyền thống toàn quốc năm 2012”
Trong quá trình làm đố án nhóm đã cố gắng xây dựng nên ý tưởng và tìm kiếm
thông tin nhưng do chưa được cọ sát với thực tế nhiều nên nhóm có nhiều thiếu sót.
Mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô. Nhóm cũng xin chân thành cảm ơn cô
giáo bộ môn Tổ Chức Sự Kiện – Nguyễn Thị Kim Ánh đã nhiệt tình hướng dẫn nhóm
thực hiện đồ án này.
Xin chân thành cảm ơn!
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC SỰ KIỆN
1.1 Khái niệm
Tổ chức sự kiện là tất cả các chương trình, hoạt động nhằm mục tiêu hỗ trợ việc
tiếp thị trực tiếp sản phẩm, công bố chương trình mới hoặc xây dựng tên tuổi lâu dài
cho công ty, tổ chức.


Tổ chức sự kiện là tất cả những gì có tính chất “điểm tụ” thu hút số đông nhằm nói
lên mục đích nào đó của chủ nhân sự kiện khi hướng đến đối tượng của họ.
1.2 Vai trò
1.2.1. Truyền tải thông điệp
- Mỗi một sự kiện đều có thông điệp cụ thể. Muốn thông điệp được công chúng
nhớ thì doanh nghiệp phải nhắc đi nhắc lại thông điệp đó một cách nhất quán từ đầu
đến cuối.
- Thông điệp có thể được thể hiện qua hình ảnh, phông sân khấu, băng rôn treo,
quà tặng, sản phẩm trưng bày, thậm chí tiếc mục giải trí như múa, ảo thuật, trò
chơi Thông điệp cũng có thể được thể hiện qua lời như tên gọi sự kiện, bài phát biểu,
bài thuyết trình, tài liệu, v v
1.2.2. Xác định khán thính giả mục tiêu
- Mức độ thành công của một sự kiện được đánh giá thông qua số lượng và giá trị
của những khách hàng mà sự kiện đó thu hút được, kể cả những khách hàng tiềm
năng.
- Doanh nghiệp cần phải biết rõ khách hàng của mình là ai và những thông điệp gì
mà doanh nghiệp muốn truyền tải đến họ.
1.2.3. Công cụ của chiến lược truyền thông
- Tổ chức sự kiện là sự phối hợp ăn ý giữa các yếu tố: hoạt động bán hàng, quản lý
thông tin khách hàng, quan hệ công chúng, nghiên cứu thị trường, xây dựng nhãn hiệu
và thâm nhập thị trường
1.2.4. Đánh bóng thương hiệu
- Tổ chức sự kiện là cơ hội để doanh nghiệp quảng bá tên tuổi của mình trong một
năm, một chương trình giới thiệu sản phẩm mới trong 3 tháng, hoặc đơn giản chỉ là
một cuộc hội nghị khách hàng, cuộc đi chơi dã ngoại cho nhân viên, hay một buổi gặp
gỡ báo chí nhân dịp xuất khẩu chiến hàng đầu tiên.
1.3. Mục tiêu
1.3.1. Thông tin
- Doanh nghiệp cung cấp những thông tin về doanh nghiệp (mục đích, tôn chỉ hoạt
động của doanh nghiệp, các sản phẩm của doanh nghiệp, ). Dựa trên những thông tin

nhận được, công chúng sẽ hiểu rõ hơn về doanh nghiệp, biết doanh nghiệp đang làm
gì. Từ đó họ sẽ quyết định có chấp nhận và ủng hộ doanh nghiệp hay không?
1.3.2. Tiếp thị, quảng bá thương hiệu
- Gây sự chú ý cho sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiêp.
- Tạo sự quan tâm hơn nữa từ khách hàng nhằm giúp tăng doanh số bán của doanh
nghiệp.
1.3.3. Tạo mối quan hệ
- Sự kiện là nơi tập trung các đối tượng công chúng quan tâm đến hoạt động của
doanh nghiệp.
- Thông qua sự kiện, khách hàng sẽ hiểu rõ hơn về tổ chức, tạo sự tin tưởng, lòng
trung thành vào sản phẩm/ dịch vụ.
- . Là cơ hội để doanh nghiệp gặp gỡ, trao đổi và giao lưu với bạn hàng, đối tác,
các cơ quan truyền thông, cơ quan công quyền, giúp thúc đẩy thông tin hai chiều và
tăng cường quan hệ có lợi cho doanh nghiệp
1.3.4. Mục tiêu kinh doanh
- Tăng cường sản lượng bán ra thị trường.
- Giới thiệu sản phẩm mới đến khách hàng.
- Thiết lập hệ thống kênh phân phối.
- Gia tăng lợi nhuận cho tổ chức.
1.4. Quy trình tổ chức sự kiện
1.4.1. Nhận, thu thập thông tin
Thông qua bước nhận bảng yêu cầu sáng tạo (Brief) từ cấp trên (đối với những
người làm sự kiện cho chính công ty mình (In house Event) hay Khách hàng (đối với
Event Agency), người làm sự kiện phải có được những thông tin cơ bản: Mục đích, lý
do tổ chức sự kiện, thời gian, số lượng tham gia, đối tượng tham dự, các yêu cầu đối
với sự kiện… từ đó sẽ xác định được hướng đi cho công việc tổ chức sự kiện của
mình.
Thường các sự kiện tổ chức cho chính công ty thì trong bước này ta thực hiện các
công việc đánh giá tình hình, xác định mục tiêu, khán thính giả mục tiêu. Còn các sự
kiện tổ chức cho khách hàng, thường nhận bảng yêu cầu của họ và thực hiện, tuy nhiên

cũng có những trường hợp với đơn hàng là tư vấn chiến lược cho khách hàng thì ta
cũng phải tiến hành thu thập thông tin, phân tích và đưa ra các mục tiêu, đối tượng cụ
thể để định hướng cho việc tổ chức sự kiện.
1.4.2. Hình thành ý tưởng (Concept) và chủ đề(Theme)
Ý tưởng chủ đạo của một sự kiện, thường được người làm sự kiện ví như “linh
hồn của sự kiện” cho nên bước hình thành ý tưởng cho sự kiện rất quan trọng. Sau khi
đã có ý tưởng (Concept), người ta sẽ phát triển được chủ đề (Theme) của sự kiện,
những hiệu ứng về phần nhìn như thiết kế sử dụng trong chương trình, việc trang trí,
hoạt động của sự kiện sao cho phù hợp với ý tưởng đã định ra. Nếu ý tưởng là “linh
hồn” thì chủ đề là “diện mạo” của sự kiện. Chủ đề chi phối toàn bộ nội dung và các
hoạt động của sự kiện, là cái trực quan, đập vào mắt người tham dự, còn ý tưởng phải
thông qua những gì diễn ra ở sự kiện làm cho người tham dự cảm nhận được nó.
Để có một ý tưởng thuyết phục người tổ chức sự kiện phải đầu tư cho những ý
tưởng vừa độc đáo, mới lạ, ấn tượng vừa có tính khả thi, tuy nhiên, tất cả những điếu
đó không nằm ngoài khuôn khảo thông điệp mà sản phẩm cần truyền tải đến khách
hàng của nó.
Để có được ý tưởng và chủ đề, người ta phải dựa trên các thông tin về đặc điểm,
thông điệp của sản phẩm, văn hóa và hành vi tiêu dùng của khách hàng, và mục tiêu
truyền thông của sự kiện. Quá trình cùng nhau ngồi phát triển các ý tưởng để hình
thành nên ý tưởng và chủ đề người ta gọi là tấn công não.
1.4.3. Lập kế hoạch và báo giá
Từ ý tưởng chủ đạo phát triển ra nhiều ý tưởng (Idea), tuy nhiên các ý tưởng này
phải xoay quanh ý tưởng chủ đạo. Và sau khi phát triển được các ý tưởng thì phác thảo
kế hoạch (proposal) dựa trên những ý tưởng đó. Một kế hoạch hoàn hảo phải vẽ ra cho
khách hàng/cấp trên bức tranh mang tính khả thi về việc thực hiện sự kiện đó: Ý
tưởng, mục tiêu, nội dung chương trình, quá trình thực hiện, kế hoạch truyền thông,
cách thức đo lường hiệu quả…
Với một bảng kế hoạch cần chú ý hình thức viết, cách thức trình bày, cách thể hiện
nội dung diễn đạt ý tưởng, văn phong của bạn. Ngoài ra việc năm bắt “gu” chủa khách
hàng, cấp trên để có cách trình bày bảng kế hoạch tạo sự thoải mái, thiện cảm khi đọc

nội dung.
Để cho người đọc bảng kế hoạch có thể hình dung được “mặt mũi” chương trình,
thông thường phải có các thiết kế đi kèm: Bandrol, vé mời, phông sân khấu
(backdrop), tờ rơi, phối cảnh sân khấu… Càng đầu tư cho phần thiết kế, kế hoạch sẽ
càng hấp dẫn, dễ hình dung, dễ đi vào lòng người và cơ hội thắng thầu cao hơn.
Một phần không thể thiếu nữa là dự trù kinh phí (nếu làm cho công ty), hay báo
giá (nếu làm cho khách hàng). Việc dự trù kinh phí phải đi sát với bảng kế hoạch để
tránh việc bỏ qua các mục. Phải dự kiến trước danh mục hàng hóa và dịch vụ cần thiết
cho tổ chức sự kiện về số lượng, chất lượng và chi phí. Tùy loại hình sự kiện và nội
dung của nó mà chúng ta lên kế hoạch dự trù các hạng mục cho phù hợp với sự kiện.
Thông thường bảng ngân sách cho một sự kiện có các khoản mục sau:
- Địa điểm (thuê địa điểm, đò dùng tại địa điểm…)
- Dịch vụ ăn uống
- Trang trí (hoa, bóng bay, cổng chào….)
- Thiết bị truyền thông (âm thanh ánh sáng, thiết bị trình chiếu, photo, camera…)
- Văn nghệ
- Set up (sân khấu, bàn ghế,…(nếu những thứ này không có trong phí thuê địa
điểm))
- Thiết kế, in ấn (banner, backdrop, thiệp mời, menu, brochure, place card, …)
- Nhân sự (nhân công setup, dàn dựng, ca sĩ, PG, tiếp tân, đồng phục, …)
- Trò chơi, quà tặng
- Phương tiện đi lại, vận chuyển
- Giao tiếp (gọi điện thoại, gửi thiệp mời, tiếp khách, …)
- Bảo hiểm, an ninh (nếu có)
- Chi phí khác (tiền điện, nước, …)
- Chi phí dự phòng, chi phí phát sinh
Nên chủ động liên hệ nhà cung cấp để biết giá cả, và phải lưu ý đến giới hạn ngân
sách và cuối cùng là không thể không tính đến phần chi phí dự phòng cho sự kiện, tùy
thuộc quy mô mà phần này có thể là từ 5 – 10% trong toàn bộ chi phí.
1.4.4. Thuyết trình kế hoạch

Sau khi đã có trong tay kế hoạch, các thiết kế và dự toán ngân sách cho sự kiện,
bắt đầu cho bước gặp khách hàng/ cấp trên để thuyết trình kế hoạch của mình. Thông
qua việc thuyết trình, bạn phải làm cho người nghe hình dung được tiến trình thực hiện
kế hoạch sẽ như thế nào, mức độ khả thi ra sao, một số khách hàng/ cấp trên sẽ đòi hỏi
bạn cho họ thấy được cơ sở đánh giá, đo lường hiệu quả mà sự kiện mang lại cho họ.
Nếu sự kiện mà bạn thuyết trình đáp ứng được mong đợi của họ, về yêu cầu tổ chức,
mức độ khả thi, chi phí, họ sẽ chấp thuận cho bạn tiến hành.
1.4.5. Tổ chức sự kiện
Để tổ chức triển khai một kế hoạch, đầu tiên đòi hỏi phải có nhân sự thực hiện.
Nếu là người trong một công ty, cần huy động nhóm/ phòng ban của mình, nhờ sự hỗ
trợ của phòng ban khác để thực hiện, đôi khi còn phải thuê ngoài để có người hỗ trợ
thực hiện. Nếu ở một công ty sự kiện, việc này hẳn đã có quy trình riêng và có những
nhân sự được phân công phụ trách từng phần dựa trên chuyên môn của mình: Bộ phận
phụ trách khách hàng (Account), bộ phận thiết kế (Design), bộ phận ý tưởng
(Creative), bộ phận sản xuất (Production), bộ phận tài chánh (Finance), bộ phận truyền
thông đối ngoại (PR-Media)…
Nhiệm vụ của một người quản lý dự án, cụ thể là quản lý chính sự kiện này, là kết
nối các bộ phận nhằm thực hiện thông suốt sự kiện. Bạn sẽ phải lên các bảng mô tả,
phân công công việc, tiến độ (schedule) có các thời hạn cụ thể… thật chi tiết và giám
sát, đôn đốc công việc của từng bộ phận nhằm đảm bảo công tác chuẩn bị thật tốt.
Trước sự kiện (Pre-Event) sẽ có rất nhiều hạng mục cần phải tiến hành: Từ khảo
sát địa điểm, xin giấy phép, thiết kế, sản xuất cho đến thuê nhân sự, giải trí văn nghệ,
dàn dựng lắp đặt (set up), truyền thông cho chương trình, sắp xếp việc mời khách,
phương tiện đi lại (nếu có), tổng duyệt (rehearsal)… và bạn sẽ phải thật chu đáo và
nghiêm túc để hoàn thành. Ngoài ra còn phải dự phòng các rủi ro, sự cố có thể xảy ra
để có biện pháp ứng biến phù hợp.
Trong sự kiện (At-Event), với vai trò trưởng dự án, bạn sẽ là đầu não chỉ huy mọi
hoạt động. Một người chỉ huy tốt sẽ biết cách vận hành guồng máy của mình suôn sẻ,
đem lại một sự kiện làm hài lòng người tham dự lẫn Công ty/ Khách hàng.
Mọi việc vẫn chưa kết thúc mà có rất nhiều công việc khác cần giải quyết ngay sau

sự kiện (Post-Event): dọn vệ sinh ngay sau khi sự kiện kết thúc, bàn giao địa điểm cho
chủ địa điểm, trả lại các thiết bị, vật dụng thuê mua từ nhà cung cấp, rồi có thể phải
cùng nhóm làm sự kiện (Event team) ăn mừng sau khi tổ chức thành công (thậm chí là
không thành công).
1.4.6. Đánh giá
Sau đó vài ngày chúng ta phải gởi báo cáo tổng kết cho khách hàng và tổng kết,
quyết toán với công ty:
- Quyết toán chi phí, các hạng mục phát sinh thêm bớt, tính toán thù lao, thưởng
phạt cho nhân sự trong chương trình.
- Tổng kết lại những gì đã làm được, chưa làm được, đo lường hiệu quả chương
trình: bao nhiêu người tham dự, bao nhiêu người đăng ký mua hàng (nếu có), phản hồi
của họ.
- Công tác quảng cáo, truyền thông: Bao nhiêu banner đã được treo, bao nhiêu tờ
phơi đã phát, phát ở đâu, bao nhiêu bài PR đã được đưa lên báo…
- Các hình ảnh báo cáo, các link… đính kèm
Trong nhóm sự kiện cũng cần tổ chức họp tổng kết, rút kinh nghiệm… càng sớm
càng tốt ngay sau sự kiện vì điều này rất quan trọng để chúng ta có những sự kiện tiếp
theo được cải thiện theo chiều hướng tốt hơn.
Như vậy là chúng ta đã trải qua tất cả các công đoạn trong việc thực hiện một sự
kiện. Nhưng trên thực tế, những gì phải làm cho một sự kiện không chỉ gói gọn trong
một, hai trang giấy, mà nó là hàng tấn công việc của nguyên một tập thể. Nói ngắn
gọn, đằng sau một sự kiện, có rất nhiều thứ để làm.
1.5. Các loại hình sự kiện
1.5.1. Phạm vi không gian
Gồm có 2 loại:
+ Sự kiện bên ngoài
+ Sự kiện bên trong
1.5.2. Nội dung sự kiện
Tùy vào nội dung của sự kiện mà có những loại sự kiện như:
+ Họp báo là buổi họp mà khách mời là báo chí (gồm đài truyền hình, đài phát

thanh, báo viết, báo điện tử ).
Mục đích: Thường thì doanh nghiệp sẽ họp báo để thông báo một tin quan trọng
liên quan đến doanh nghiệp (khai trương, động thổ, đổi tên, giới thiệu logo), đến ho
ạt động kinh doanh (tung ra sản phẩm mới), hay các hoạt động mà xã hội tham
gia (đóng góp cho quỹ hỗ trợ ngưòi nghèo).
+ Tổ chức hội nghị, hội thảo
Hội nghị là cuộc gặp mặt của nhiều người để bàn về một số nội dung, vấn đề quan
tâm.
Mục đích của hội nghị: Thảo luận, trao đổi, thống nhất một số nội dung, vấn đề
trong chương trình công tác hoặc đang được quan tâm lưu ý. Những đề xuất, kiến nghị
hoặc dự báo vấn đề một cách có cơ sở khoa học.
+ Tổ chức khai trương
Mục đích: nói lên được ngành nghề và chuyển tải được thông điệp mà bạn muốn
nhắn gửi đển khách hàng, đó là: ”Chúng tôi đã có mặt. Chúng tôi khác với các đối thủ
cạnh tranh, chúng tôi tối hơn các đối thủ cạnh tranh và chúng tôi đang sẵn sàng phục
vụ bạn”. Doanh nghiệp phải làm cho khách hàng có ấn tượng mới lạ và tốt đẹp về buỗi
lễ khai trương.
+ Tổ chức lễ ra mắt sản phẩm.
Giới thiệu sản phẩm mới những buổi giới thiệu sản phẩm mới thường được đi kèm
với các chương trình giải trí, biểu diễn.
Mục đích: là giới thiệu sản phẩm/dịch vụ của công ty.
Kỷ niệm thành lập
Mục đích: thâm niên hoạt động trong một ngành nghề nào đó của doanh nghiệp là
một điều đáng để doanh nghiệp tự hào và tận dụng cơ hội này để củng cố sự ủng hộ,
lòng trung thành của những khách hàng trong quá khứ và hiện tại.
+ Tổ chức triển lãm
Triển lãm thương mại là sự kiện thương mại liên quan đến việc đàm phán các tỷ lệ
tài trợ cho gian hàng thương mại quảng cáo, không gian và thúc đẩy sự kiện này, tại
những triển lãm thương mại, các nhà kinh doanh có thể trưng bày sản phẩm, tìm kiếm
đối tác.

Mục đích: Tổ chức tham dự triển lãm thương mại là một hoạt động thế hệ lãnh
đạo, hoặc tổ chức để củng cố hình ảnh của mình như một nhà lãnh đạo ngành công
nghiệp trong số những người tham dự, chẳng hạn như các thành viên, khách hàng,
triển vọng và các nhà cung cấp.
+ Tổ chức sự kiện văn hoá, thể thao
Là những sự kiện gây được khá nhiều sự chú ý từ khách hàng. Những chương trình
này cần được tổ chức và quản lý một cách hợp lý và nghiêm túc. Thể hiện được tính
chuyên nghiệp trong việc tổ chức các trò chơi và các cuộc thi. Và người tham gia cần
phải được thông báo, hướng dẫn rõ ràng về những thể lệ cuộc chơi như cách thức chọn
lựa, đánh giá và trao giải thưởng.
1.5.3. Theo lĩnh vực.
+ Sự kiện chính trị
+ Sự kiện văn hóa
+ Sự kiện kinh tế
+Sự kiện xã hội
+ Sự kiện giải trí vv….
1.6. Các yếu tố ảnh hưởng
1.6.1. Thời tiết
Khí hậu thời tiết tác động trực tiếp vào tổ chức sự kiện, quyết định rất lớn khả
năng thành công của sự kiện, nhất là sự kiện tổ chức ngoài trời. Do vậy, xem xét thời
tiết để dự liệu công việc là rất cần thiết và không thể thiếu.Mỗi một mùa đều mang đến
những việc cần phải xem xét và những tin tức cần được tính đến khi chúng ta cân nhắc
quyết định về địa điểm và ngân sách tổ chức sự kiện.
Tuy không dự đoán chính xác được thời tiết song Nhà tổ chức sự kiện có thể
chuẩn bị được những vấn đề cơ bản do thời tiết gây ra. Nhà tổ chức cần lưu ý rằng thời
tiết khí hậu mang tính quy luật của tự nhiên, song tác động cụ thể của nó tới đời sống
kinh tế, văn hóa, xã hội lại phải gắn với địa hình từng khu vực. Khi tiến hành phân tích
thời tiết để dự trù công việc phải kết hợp nhuần nhuyễn hai yếu tố đó mới có thể xuyên
suốt những công việc cụ thể phải giải quyết do thời tiết gây ra.
Ở Việt Nam, thời tiết mang tính quy luật rõ nét ở hai miền rất khác nhau, vì vậy sự

ảnh hưởng của thời tiết cũng có sự khác nhau.Trước khi lên chương trình, hãy xem xét
ảnh hưởng của thời tiết tới chương trình tổ chức sự kiện tới mức nào. Cần quan hệ với
cơ quan khí tượng địa phương, cơ quan du lịch để nắm được lịch sử thời tiết đã diễn ra
như nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm, sương giá, gió mùa, v.v… trước khi đưa ra quyết
định cuối cùng. Hãy hỏi số liệu thống kê diễn biến thời tiết chính thức, không chấp
nhận một bản báo cáo bằng miệng.
Cho dù trước kia chưa bao giờ diễn ra những hiện tượng thời tiết mà ta quan tâm
(gió, mưa, tuyết, v.v…) thì các Nhà tổ chức sự kiện cần có những giải pháp dự phòng
đối với những hiện tượng thời tiết đó cho sự kiện ngoài trời, kể cả những điểm dự
phòng.
1.6.2. Văn hóa
Trên mảnh đất hình chữ S này, đi từ tỉnh này sang tỉnh khác, vùng này sang vùng
khác đã có sự khác biệt nhất định trong suy nghĩ, tập quán, văn hóa, phong tục sống…
Và ở 2 miền Nam Bắc thì sự khác biệt đó khá rõ nét. “Nhập gia” thì phải “tùy tục” vì
thế, người làm kinh doanh nói chung và người làm trong lĩnh vực tổ chức sự kiện cần
có sự am hiểu và cách hành xử phù hợp với từng khách hàng riêng ở những nền văn
hóa khác nhau.
Những người từng tổ chức sự kiện ở cả hai miền Nam, Bắc là người cần nhận biết
rõ những điểm khác biệt này và hiểu làm thế nào để tổ chức một sự kiện phù hợp với
văn hóa, tập quán, sở thích của từng vùng chứ không đơn thuần là bê y nguyên một mô
hình từ miền này áp vào miền kia.
Nhiều người tổ chức sự kiện ở Sài Gòn gặp một số rắc rối ban đầu khi lần đầu tiên
tổ chức sự kiện ở miền Bắc và ngược lại. Tuy nhiên, sau một vài lần đúc kết được kinh
nghiệm, tất cả đều thấy rằng chìa khóa cốt lõi nằm ở chỗ họ phải khám phá được
những điểm khác nhau đó để thực hiện cho phù hợp.
Ngay cả từ khâu chuẩn bị, tổ chức đã có những điểm khác biệt đòi hỏi người tổ
chức sự kiện phải nắm rõ để quá trình thực hiện của mình thuận lợi hơn. Bởi vì, người
ta hay nói là “thiên thời, địa lợi, nhân hòa”, một sự kiện được tổ chức tốt không chỉ
phụ thuộc vào năng lực của người tổ chức, mà sự hỗ trợ của những nhân tố đi kèm
cũng hết sức quan trọng” – Anh Nguyễn Đức Bộ – chuyên gia tổ chức sự kiện của

công ty MC (TPHCM) khẳng định
1.6.3. Nhân lực
Nếu như các sự kiện thương mại là phương tiện quảng bá trực tiếp, thì yếu tố để
đạt được mục tiêu quảng bá chính là chủ thể tham gia ở cả hai phía: người được truyền
tải và người thực hiện việc truyền tải thông tin. Thành công sẽ nằm ở việc xác định
đúng đối tượng khách hàng và thuyết phục họ hưởng ứng bạn trong sự kiện thương
mại đó. Đồng thời, việc tuyển chọn, huấn luyện và tạo động lực tốt cho đội ngũ nhân
viên để có thể giao tiếp với đối tượng khách hàng mục tiêu này cũng không kém phần
quan trọng.
1.6.4. Tài chính
Tài chính là vấn đề quan trọng và là hàng đầu của tổ chức sự kiện. tài chính quyết
định việc tổ chức sự kiện có thể được hay không cũng như mục tiêu sự kiện, quy mô tổ
chức sự kiện.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ TỔ CHỨC “GIẢI ĐUA THUYỀN
TRUYỀN THỐNG TOÀN QUỐC” QUA CÁC NĂM
2.1. Tổng quan về thể thao
Theo nghĩa hẹp thể thao là một hoạt động trò chơi( trình độ khác nhiều so với trò
chơi thông thường, đơn giản), một hình thức thi đấu đặc biệt. Chủ yếu và phần nhiều
bằng sự vận động thể lực , nhằm phát huy những năng lực chuyên biệt, đạt những
thành tích cao, cao nhất, được so sánh trực tiếp và công bằng trong những điều kiện
chuyên môn như nhau.
Theo nghĩ rộng, thể thao không chỉ là hoạt động thi đấu biểu diễn đặc biệt mà còn
là sự chuẩn bị cho nó cùng những quan hệ, chuẩn mực, những thành tựu đạt được
trong hoạt động này.
Phong trào thể thao là một hình thức đặc biệt của các hoạt động xã hội, có nhiệm
vụ phối hợp nâng cao trình độ văn hóa thể chất và phát triển thể thao trong nhân dân.
Phong trao thể thao là hoạt động có tính mục đích của các tổ chức nhà nước, xã hội,
nhằm phát triển thể dục thể thao. Phong trào thể thao là một bộ phận hoạt động văn
hóa, giáo dục, có vị trí và chức năng quan trọng trong giáo dục hài hòa về nhân cách
và thể chất con người.

2.2. Các sự kiện đua thuyền đã diễn ra
2.2.1. Nguồn gốc của sự kiện đua thuyền
Từ xa xưa ở Việt Nam đã có đua thuyền. Đua thuyền ở nhiều nơi không phải là trò
thi tài mà là hành vi thực hiện một nghi lễ với thuỷ thần, xuất phát từ tục cầu nước của
cư dân nông nghiệp - tín ngưỡng phồn thực.
Có nơi cuộc thi chỉ có hai thuyền, một chải “đực” mang hình chim ở mũi thuyền,
chải kia là “cái” mang hình cá. Hai biểu tượng đối ứng giao hoà âm - dương (chim trên
cao, dương - cá dưới nước, âm); khô - ướt (thuyền và nước); thuyền trôi, mái chèo
khuấy nước nhằm “đánh thức thuỷ thần” và cuộc đua ấy chỉ thực hiện vào ban đêm,
đến dạng sáng thì kết thúc. Cuộc đua thuyền của cư dân miền biển thì lại mang ý nghĩa
cầu ngư. Có địa phương tổ chức đua thuyền để tưởng niệm các anh hùng giỏi về thủy
chiến
Ngày nay, đua thuyền là một nội dung quan trọng trong chương trình của rất nhiều
lễ hội từ Bắc chí Nam, nhất là các địa phương có sông hồ hoặc gần biển. Cuộc đua
thuyền hiện nay ở nhiều địa phương không đơn thuần là một hoạt động tín ngưỡng như
bưổi ban đầu mà đã trở thành sự kiện thể thao hấp dẫn có quy mô lớn, thu hút nhiều
đối tượng tham gia. Đua thuyền đã có thêm sứ mệnh của cuộc thi tài và biểu dương
sức mạnh tập thể.
2.2.2. Giới thiệu về các sự kiện đua thuyền truyền thống đã diễn
2.2.2.1. Đua thuyền truyền thống toàn quốc năm 2009
Giải Đua thuyền truyền thống vô địch quốc gia năm 2009 sẽ chính thức khởi tranh
từ ngày 01/7 - 03/7/2009 tại sông Thạch Hãn - Thị xã Quảng Trị. Có 07 tỉnh, thành:
An Giang, Bình Thuận, Cần Thơ, Đà Nẵng, Đồng Tháp, Kiên Giang và chủ nhà
Quảng Trị tham dự.
Giải khởi tranh sáng ngày 01/7/2009 tại sông Thạch Hãn, Thị xã Quảng Trị do
Hiệp hội Thể thao dưới nước Việt Nam, Sở VHTTDL Quảng Trị và UBND Thị xã
Quảng Trị tổ chức. Giải được tổ chức trùng thời điểm kỷ niệm 200 năm lỵ Sở Quảng
Trị, 20 năm tái lập Thị xã Quảng Trị (1989 - 2009).
Tham dự giải có trên 300 VĐV thuộc 07 tỉnh, thành tham dự: An Giang, Bình
Thuận, Cần Thơ, Đà Nẵng, Đồng Tháp, Kiên Giang và Quảng Trị tranh 18 bộ huy

chương ở các nội dung 200m, 500m, 1000m thuyền 12 nam, nữ; thuyền 22 nam, nữ và
thuyền 12, 22 nam-nữ hỗn hợp.
2.2.2.2. Đua thuyền truyền thống toàn quốc năm 2010
Giải Đua thuyền truyền thống vô địch toàn quốc năm 2010 trong chương trình Đại
hội TDTT toàn quốc lần thứ VI – 2010 diễn ra từ ngày 24 – 26/4/2010 tại sông Hàn,
Tp. Đà Nẵng do Hiệp hội Thể thao Dưới nước Việt Nam và Sở VHTTDL Tp. Đà
Nẵng phối hợp tổ chức.
Tham dự giải có trên 600 tay chèo thuộc 11 tỉnh, thành: An Giang, Bình Thuận,
Tp. Cần Thơ, Đồng Tháp, Kiên Giang, Sóc Trăng, Cà Mau, Quảng Trị, Thừa Thiên
Huế, Thanh Hóa và Tp. Đà Nẵng dự tranh 18 bộ huy chương các nội dung nam, nữ và
hỗn hợp loại thuyền 12 và thuyền 22 ở các cự ly 200m, 500m và 1000m.
Qua 3 ngày tranh tài, Quảng Trị với lực lượng đồng đều, đầu tư tập trung tập luyện
trong 7 tháng đã xuất sắc đoạt ngôi Nhất toàn đoàn với 8 HCV, 7 HCB, 1 HCĐ.
Tương tự, hơn 5 tháng đầu tư trọng điểm cho các quận theo từng nội dung, chủ nhà Đà
Nẵng dự tranh đủ 18 bộ huy chương. Mặc dù qua 2 ngày thi đấu, Tp. Đà Nẵng chỉ đoạt
01 HCV, 03 HCB, 01 HCĐ, sang ngày thứ ba ở cự ly 200m được lợi thế về thuyền đua
12 và các tay chèo thuyền 12 nữ vốn không được giới chuyên môn đánh giá mạnh đã
“bất ngờ” đạt 2 HCV, đưa chủ nhà Tp. Đà Nẵng lên vị trí Nhì toàn đoàn (3 HCV, 3
HCB, 03 HCĐ). Trong khi đó, ở ngày thi đấu đầu tiên, trong thời tiết sóng to gió lớn,
sự đầu tư hơn 5 tháng của Tp. Cần Thơ có lợi thế về đường đua may mắn đoạt 02
HCV ở nội dung thuyền 12 và thuyền 22 hỗn hợp 1000m vốn không đánh giá cao đội
mạnh ở nội dung này, kết quả chung cuộc Cần Thơ vị trí Ba toàn đoàn với 2 HCV, 3
HCB, 2 HCĐ. Tổng toàn giải có 8/11 đơn vị tỉnh, thành đạt huy chương, ba đơn vị Sóc
Trăng, Cà Mau và Đồng Tháp không đạt huy chương nào.
2.2.2.3. Đua thuyền truyền thống toàn quốc năm 2011
Từ ngày 10 - 12/5/2011 tại Vịnh Mũi Né, Tp. Phan Thiết, nhằm hưởng ứng năm
Du lịch quốc gia Duyên Hải Nam bộ với chủ đề “Du lịch biển đảo 2011”, giải đua
thuyền truyền thống VĐTQ 2011 khởi tranh với 7 tỉnh tranh 12 bộ huy chương ở 4 nội
dung thuyền 10 hỗn hợp, thuyền 20 hỗn hợp, thuyền 10 nam và thuyền 10 nữ ở các cự
ly 200m, 500m, 1000m.

Giải đua thuyền truyền thống vô địch quốc gia 2011 có 300 vận động viên của 7
đội thuyền truyền thống mạnh của cả nước gồm: chủ nhà Bình Thuận, Hải Dương, Đà
Nẵng, An Giang, Quảng Trị, Cần Thơ, Kiên Giang. Các đội tuyển tham gia thi đấu
tranh 12 bộ huy chương ở 4 nội dung thuyền 10 hỗn hợp, thuyền 20 hỗn hợp, thuyền
10 nam và thuyền 10 nữ ở các cự ly 200m, 500m, 1000m.
Giải được tổ chức nhằm hưởng ứng Năm du lịch quốc gia duyên hải Nam Trung
bộ 2011 với chủ đề “Du lịch biển đảo”, đồng thời nhằm thúc đẩy phong trào tập luyện
môn Đua thuyền truyền thống ngày càng phát triển rộng khắp trên cả nước; bảo tồn và
phát huy các giá trị văn hoá, thể thao truyền thống của dân tộc mà qua đó, còn nhằm
kiểm tra, đánh giá chất lượng công tác đào tạo và huấn luyện VĐV môn Đua thuyền
trên cả nước. Bên cạnh đó, giải đấu chính là dịp để quảng bá hình ảnh, tiềm năng du
lịch, con người Bình Thuận đến với bạn bè các tỉnh trong cả nước nói riêng và quốc tế
nói chung.
2.2.3. Cách thức tổ chức các chương trình đua thuyền
2.2.3.1. Mục đích
- Nhằm thúc đẩy việc phát triển phong trào tập luyện môn Đua thuyền truyền
thống (Thuyền Rồng) ngày càng rộng khắp trong cả nước, nhằm bảo tồn và phát huy
truyền thống Văn hóa, Thể thao của dân tộc; tăng cường sự hiểu biết, giao lưu, đoàn
kết giữa các địa phương.
- Kiểm tra, đánh giá kết quả, chất lượng đào tạo, huấn luyện vận động viên đua
thuyền truyền thống trong cả nước.
- Nâng cao năng lực tổ chức thi đấu, công tác điều hành của trọng tài các môn Đua
thuyền truyền thống.
2.2.3.2. Thời gian, địa điểm
- Thời gian: từ 3 – 5 ngày
- Địa điểm: mỗi năm sẽ được tổ chức tại các tỉnh thành khác nhau
2.2.3.3. Đối tượng tham gia
- Tất cả các vận động viên Đua thuyền truyền thống của các tỉnh, thành, ngành
trong cả nước.
2.2.3.4. Tính chất và nội dung sự kiện

* Tính chất
- Tùy số lượng các đơn vị đăng ký tham gia thi đấu trên từng nội dung, Ban tổ
chức môn thi sẽ quyết định thể thức thi gồm có: Vòng đấu loại, Bán kết và chung kết.
- Mỗi nội dung phải đủ từ 03 (ba) thuyền của ba đơn vị đăng ký mới tổ chức thi
đấu.
- Chung kết: Tại các nội dung có các vòng đấu loại, bán kết sẽ có tối đa 04 (bốn)
thuyền vào thi đấu chung kết, các nội dung chung kết trực tiếp sẽ do Ban Tổ chức
quyết định.
* Nội dung
Bao gồm các nội dung thi đua thuyền cho cả nam , nữ và hỗn hợp nam, nữ cho các
loại thuyền 10 và 20 tay chèo.
2.2.4. Đánh giá
2.2.4.1. Ưu điểm
- Đây là các sự kiện lớn đánh dấu một bước phát triển chuyên nghiệp của đua
thuyền truyền thống ở Việt Nam.
- Các đội tham gia của các giải đều là những đội có thành tích đua thuyền mạnh
nhất trong cả nước nên chất lượng chuyên môn của các giải rất cao.
- Các VĐV trẻ, khỏe, có tinh thần đoàn kết trong thi đấu rất cao.
- Đẩy phong trào tập luyện môn Đua thuyền truyền thống ngày càng phát triển
rộng khắp trên cả nước.
- Góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá, thể thao truyền thống của dân
tộc.
- Giải đấu chính là dịp để BTC, các trọng tài nâng cao năng lực tổ chức thi đấu
cũng như công tác điều hành tại các giải.
2.2.4.2. Nhược điểm
- Tốn nhiều kinh phí cho việc tập huấn hay phải đi thi đấu mà không có thuyền
(chủ yếu là thuê vì không đủ kinh phí vận chuyển thiết bị thuyền đua) .
- Các tay đua rất trẻ nên chưa có kinh nghiệm trong thi đấu, kỹ năng tay nghề còn
chưa cao
- Trong suốt thời gian diễn ra thì những hình ảnh bạo lực chửi bới, văng tục của

người xem đã phần nào làm mất đi vẻ đẹp và tinh thần thể thao cao thượng của một
môn thể thao truyền thống bậc nhất của người dân Việt Nam.
CHƯƠNG III: TỔ CHỨC “GIẢI ĐUA THUYỀN TRUYỀN THỐNG TOÀN
QUỐC NĂM 2012”
3.1. Phân tích tình hình
3.1.1. Lý do
Nhằm chào đón Năm Du lịch Quốc Gia Duyên Hải Bắc Trung Bộ - Huế 2012 với
chủ đề “Du lịch di sản” sẽ được tổ chức tại tỉnh Thừa Thiên Huế, Hiệp hội Thể thao
Dưới nước Việt Nam, Sở VHTTDL Tỉnh Thừa Thiên- Huế cùng UBND Tỉnh Thừa
Thiên- Huế đã phối hợp tổ chức “Giải đua thuyền truyền thống toàn quốc năm 2012”.
“Giải đua thuyền truyền thống toàn quốc năm 2012” là dịp để tôn vinh các giá trị
văn hoá biển truyền thống đã có từ rất lâu đời của dân tộc, đó là những cuộc đua
thuyền rồng, những cuộc thi lắc thúng chai mà ngày nay đang có nguy cơ bị lãng quên
bởi một số loại hình thể thao dưới nước hiện đại khác như lướt ván, đua thuyền
buồm…
Ngoài ra giải được tổ chức cũng nhằm tuyên truyền, quảng bá về tiềm năng, lợi thế
về phát triển du lịch của vùng đất Thừa Thiên - Huế đến đông đảo du khách trong và
ngoài nước.
3.1.2. Phân tích SWOT
3.1.2.1. Điểm mạnh
Đua thuyền truyền truyền thống là một nét văn hóa có từ rất lâu của người dân
biển Việt Nam, trải qua thời gian nhưng nó vẫn giữ được những nét truyền thống vốn
có, như chúng ta đã biết bất cứ bộ môn thể thao nào cũng có một điểm mạnh và điểm
yếu nhất định và bộ môn đua thuyền truyền truyền thống cũng không ngoại lệ, cụ thể
nó có các điểm mạnh như sau:
- Các nội dung thi đấu trong bộ môn đua thuyền truyền truyền thống rất đa dạng
như đua thuyền rồng , lắc thúng chai…từ đó có thể thu hút được khán giả.
- Quy định trong giải đua thuyền truyền thống rất cụ thể từ đó các VĐV có thể
tránh được những sai sót đáng tiếc.
- Đua thuyền truyền thống là bộ môn thể thao dễ chơi, không phân biệt đối tượng

tham dự bất kì nam, nữ đều có thể tham dự.
- Bộ môn đua thuyền truyền thống không đòi hỏi kỹ năng kiến thức văn hóa nhiều
mà chỉ đòi hỏi về sức khỏe để có thể đưa con thuyền đi nhanh nhất.
3.1.2.2. Nhược điểm
Môn đua thuyền truyền truyền thống ngoài những điểm mạnh cũng có những nhược
điểm như:
- Đua thuyền truyền truyền vốn là môn ít được nhiều người quan tâm, bởi là môn
đòi hỏi sức khỏe thể lực rất cao, lại vừa nguy hiểm vì quanh năm phải tập luyện
ở giữa sông, biển.
- Quy định trong giải đua thuyền truyền thống rất cụ thể đôi khi tạo áp lực cho cả
người tham gia thi đấu và cả người tham gia cổ vũ.
- Các nội dung thi đấu trong bộ môn đua thuyền truyền truyền thống rất đa dạng
tuy nhiên nội dung thi đấu chưa được đầu tư sâu.
- Môn đua thuyền truyền thống đòi hỏi nhiều kinh phí cho việc tập huấn và phải có sự
đầu tư trong thi đấu.
3.1.2.3. Cơ hội
Lĩnh vực thể thao là một lĩnh vực luôn được công chúng quan tâm, chú ý đó là một
cơ hội lớn để chúng ta có thể phát triển được bộ môn đua thuyền truyền thống này.
Ngoài ra đất nước ta có một điều kiện địa hình thuận lợi cho việc phát triển môn
đua thuyền truyền thống đó là có nhiều biển, sông, suối. Yếu tố này sẽ góp phần
không nhỏ cho việc giải quyết vấn đề nơi tập luyện và địa điểm thi đấu cho bộ môn
này.
Sự phát triển của kinh tế đất nước kéo theo sự ra đời của các đoàn thể, tổ chức, cụ
thể như:
Ngày 16-6-2011, Bộ Nội vụ có quyết định về việc cho phép chia tách Hiệp hội Thể
thao dưới nước Việt Nam thành Hiệp hội Thể thao dưới nước Việt Nam và Liên đoàn
Đua thuyền Việt Nam. Việc thành lập Liên đoàn Đua thuyền Việt Nam là một bước
tiến quan trọng thúc đẩy sự phát triển cũng như bảo tồn và gìn giữ bộ môn thể thao
truyền thống thú vị và ý nghĩa này.
3.1.2.3. Thách thức

Bên cạnh những cơ hội có được thì môn đua thuyền truyền thống cũng có những
thách thức như:
Sự phát triển của kinh tế đất nước kéo theo là sự gia nhập của nhiều loại hình thể
thao dưới nước hiện đại, mạo hiểm đang dần đươc ưa chuông bởi giới trẻ như: lướt
ván, đua thuyền buồm…làm cho đua thuyền truyền thống ngày càng ít dần cả về quy
mô và số lượng.
Chưa có nhiều sự quan tâm, đầu tư của ngành thể thao cho bộ môn này dẫn đến đời
sống sinh hoạt thiếu thốn, trang thiết bị thi đấu nghèo nàn đã ảnh hưởng rất lớn đến
việc tập luyện và thi đấu của các vận động viên, làm giảm sút tinh thần thi đấu.
Ngoài ra đua thuyền truyền thống cũng phải chống chọi sự khắc nghiệt của thời
tiết, liên tiếp những trận mưa to kèm gió lớn đã ảnh hưởng không nhỏ tới thành tích
của các vận động viên trong thi đấu.
3.2. Ý tưởng chương trình.
“Giải đua thuyền truyền thống toàn quốc năm 2012”, lần đầu tiên được tổ chức tại
tỉnh Thừa Thiên- Huế và được diễn ra từ ngày 15 đến 18 tháng 4 năm 2012.Với chủ đề
“Thừa Thiên Huế - Điểm đến văn hóa biển Việt Nam”, chương trình sẽ đưa người xem
quay về những giá trị văn hóa biển truyền thống của dân tộc Việt Nam, đó là những
cuộc thi đua thuyền rồng truyền thống và các cuộc thi lắc thúng chai đã có từ rất lâu
mà bây giờ đang ngày càng bị mai một bởi sự gia nhập của nhiều hình thức thể thao
dưới nước hiện đại khác.
Chương trình có tất cả 22 nội dung thi đấu, trong đó có 18 nội dung thi đấu của bộ
môn đua thuyền rồng cho cả nam, nữ và hỗn hợp nam, nữ ở các loại thuyền 10 và 20
tay chèo và 4 nội dung thi đấu của bộ mô lắc thúng chai cho nam, nữ ở loại thuyền 1
tay chèo .
Giải được tổ chức trên phạm vi toàn quốc, đối tượng tham gia là các vận động viên
đua thuyền truyền thống đến từ các miền tổ quốc đó là các tỉnh(TP) Hải Phòng, Phú
Thọ, Thanh Hóa, Thừa Thiên- Huế, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Thuận , Kiên Giang.
Các vận động viên đua thuyền của các tỉnh sẽ được thi đấu tại biển Lăng Cô, một
trong những địa điểm du lịch đẹp và nổi tiếng của xứ Huế, trong không khí ấm áp của
mùa xuân cùng với những nội dung thi đấu đa dạng, được dàn dựng và chuẩn bị kỹ

lưỡng.
3.3. Lên nội dung chương trình
3.3.1. Mục tiêu chương trình.
Giải được tổ chức nhằm tìm ra các đội đua thuyền rồng ,các vận động viên lắc
thúng chai xuất sắc trong cả nước từ đó có sự đầu tư về kĩ thuật, chuyên môn để phục
vụ cho nền thể thao nước nhà, và qua đó tạo một không khí vui tươi, rộn rã cho những
người dân nơi diễn ra giải đua thuyền và những du khách đến xem và cổ vũ, đêm đến
cho họ những cảm nhận đậm nét và hiểu thêm về những giá trị văn hóa truyền thống
của miền biển nói chung và những cuộc thi đua thuyền truyền thống nói riêng của dân
tộc Việt Nam.Từ đó, góp phần giúp khơi dậy và tôn vinh các lễ hội dân gian và bảo
tồn bản sắc văn hóa của cư dân vùng ven biển.
Ngoài ra giải đua thuyền truyền thống được tổ chức nhằm quảng bá tiềm năng du
lịch của xứ Huế đến với đông đảo công chúng trong và ngoài nước từ đó thu hút khách
du lịch đến với xứ Huế nói chung và du lịch Việt Nam nói chung.
3.3.2. Thời gian, địa điểm
“Giải đua thuyền truyền thống toàn quốc năm 2012” được tổ chức kéo dài từ ngày
15/04/2012 đến ngày 18/04/2012 tại biển Lăng Cô thuộc thị trấn Lăng Cô, huyện Phú
Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Hình: Biển Lăng Cô,tỉnh Thừa Thiên - Huế
3.3.3. Đối tượng tham gia
Đối tượng tham gia bao gồm trên 400 vận động viên Đua thuyền truyền thống
nam, nữ đến từ các tỉnh (TP): Hải Phòng, Phú Thọ, Thanh Hóa, Thừa Thiên- Huế, Đà
Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Thuận , Kiên Giang và một số các đối tượng có liên quan
khác như:
 Các trưởng đoàn, huấn luyện viên của các tỉnh(TP) Hải Phòng, Phú Thọ, Thanh
Hóa, Thừa Thiên- Huế, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Thuận , Kiên Giang.
 Tổ trọng tài bộ môn thể thao dưới nước.
 Du khách và nhân dân đến xem và cổ vũ.
3.3.4. Các nội dung thi đấu
Giải có tất cả 22 nội dung thi đấu, trong đó có 18 nội dung thi đấu của bộ môn đua

thuyền rồng cho cả nam, nữ và hỗn hợp nam, nữ ở các loại thuyền 10 và 20 tay chèo
và 4 nội dung thi đấu của bộ mô lắc thúng chai cho nam, nữ ở loại thuyền 1 tay chèo
cụ thể
Nội dung 1.000m 500m 200m
Nam
Thuyền 20
Thuyền 10
Thuyền 20
Thuyền 10
Thuyền 20
Thuyền 10
Nữ
Thuyền 20
Thuyền 10
Thuyền 20
Thuyền 10
Thuyền 20
Thuyền 10
Hỗn hợp
Thuyền 20
Thuyền 10
Thuyền 20
Thuyền 10
Thuyền 20
Thuyền 10
Bảng: Nội dung thi đấu bộ môn đua thuyền rồng
Nội dung 100m 200m
Nam Thuyền 1 Thuyền 1
Nữ Thuyền 1 Thuyền 1
Bảng: Nội dung thi đấu bộ môn lắc thúng chai

3.3.5. Những quy định trong thi đấu.
Bất kì các cuộc thi đấu thể thao nào cũng có các quy định nhất định.Các quy
định sẽ làm chương trình đi đúng với theo kế hoạch, đảm bảo cho chương trình từ khi
khai mạc đến khi kết thúc diễn ra một cách tốt đẹp không có sơ xuất nào xảy ra. Ở đây
“Giải đua thuyền truyền thống toàn quốc năm 2012” cũng có các quy định trong thi
đấu như sau:( xem phần phụ lục).
3.3.6. Nội dung của chương trình.
Giải đua thuyền truyền thống toàn quốc năm 2012 với chủ đề là “Thừa Thiên Huế -
Điểm đến văn hóa biển Việt Nam” sẽ được tổ chức từ ngày 15 đến 18 tháng 4 năm
2012 bao gồm các nội dung như sau:
Nội dung trước ngày thi đấu:
Ngày Thời gian Nội dung
12/4 Cả ngày
Các cá nhân và đội đua tập
luyện, làm quen với địa
điểm thi đấu.
13/4
9h00- 10h30 Họp Ban tổ chức.
14h00-16h00
Ban tổ chức kiểm tra cơ sở
vật chất, đường đua.
14/4
9h00-10h00
Họp trưởng đoàn các tỉnh
tham gia chương trình và
bốc thăm chia bảng.
14h00-16h00
Họp Ban trọng tài, phân
công nhiệm vụ.
Nội dung các ngày diễn ra thi đấu:

Ngày Thời gian Nội dung
15/4
7h00- 8h20 Khai mạc giải
8h30-11h00
Thi đấu vòng loại, nội dung 200m và
500m nam, nữ, hỗn hợp (nam, nữ)
thuyền 20, thuyền 10.
Thi đấu vòng loại lắc thúng chai, nội
dung 100m nam, nữ, thuyền 1.
14h00-17h00
Thi đấu vòng loại nội dung 1000m nam,
nữ, hỗn hợp (nam, nữ) thuyền 20, thuyền
10.
Thi đấu vòng loại lắc thúng chai, nội
dung 200m nam, nữ thuyền 1.
16/4 8h00-11h00 Thi đấu bán kết nội dung 200m và 500
nam, nữ, hỗn hợp (nam, nữ) thuyền 20,
thuyền 10.
Thi đấu bán kết lắc thúng chai, nội dung
100m nam, nữ, thuyền 1.
14h00-17h00
Thi đấu bán kết nội dung 1000m nam,
nữ, hỗn hợp (nam, nữ) thuyền 20,
thuyền 10.
Thi đấu bán kết lắc thúng chai, nội dung
200m nam, nữ, thuyền 1.
17/4
8h00-11h00
Thi đấu vòng chung kết nội dung 200m
và 500 nam, nữ, hỗn hợp (nam, nữ)

thuyền 20, thuyền 10.
Thi đấu chung kết lắc thúng chai, nội
dung 100m nam, nữ, thuyền 1
14h00-16h00
Thi đấu chung kết nội dung 1000m nam,
nữ, hỗn hợp (nam, nữ) thuyền 20, thuyền
10.
Thi đấu chung kết lắc thúng chai, nội
dung 200m nam, nữ, thuyền 1.
18/4 7h30- 9h00 Lễ bế mạc- tổng kết – trao giải
3.3.7. Lập nội dung giấy phép thực hiện chương trình.
Việc quan tâm đầu tiên khi thực hiện một giải đua thuyền là phải xin được giấy phép
thực hiện chương trình từ các cơ quan chức năng có trách nhiệm trong lĩnh vực thể
thao cụ thể là Bộ VHTTDL Việt Nam. Những hồ sơ cần thiết để xin giấy phép thực
hiện “Giải đua thuyền truyền thống toàn quốc năm 2012” là : Đơn xin cấp phép tổ
chức giải, Bản cam kết tổ chức giải đúng theo quy định và một số giấy tờ khác có liên
quan khác.
3.3.8. Lên nội dung cho việc quảng bá chương trình
Khi xây dựng một chiến lược truyền thông cần lựa chọn được những công cụ
truyền thông tích hợp phù hợp để có thể truyền thông một cách hữu hiệu nhất.
Trong ‘‘Giải đua thuyền truyền thống toàn quốc năm 2012’’ căn cứ vào mục tiêu và
hiệu quả của chiến lược truyền thông, khi lựa chọn các phương tiện quảng cáo, sau khi
đã xem xét nhiều mặt, tính chất và mục đích của giải, nhóm đã chọn ra các phương
tiện để quảng cáo cho giải một cách phù hợp nhất như sau:
- Quảng cáo trên truyền hình
- Quảng cáo trên báo
- Quảng cáo ngoài trời
Đối với một sự kiện thể thao, truyền thông là một điều tất yếu là quan trọng
nhất, nó quyết định đến sự thành bại của chương trình. Ở từng phương tiện truyền
thông, chúng tôi sẽ đi sâu để phân tích kĩ hơn

3.3.8.1. Thông cáo báo chí
Thông cáo báo chí là một hình thức tiếp cận hữu hiệu với giới truyền thông,
thông qua thông cáo báo chí giới truyền thông sẽ đưa tin cho sự kiện một cách hiệu
quả. Chúng tôi sẽ tiến hành soạn thảo và in 20 bản thông cáo báo chí và gởi đài truyền
hình Việt Nam và các đài truyền hình cùng giới báo chí của các tỉnh có vận động viên
tham gia sự kiện.
Thông cáo báo chí có nội dung đơn giản, dễ hiểu nhưng phải đầy đủ các thông
tin về “Giải đua thuyền truyền thống toàn quốc năm 2012. Hạn chế tối đa những thông
tin không cần thiết. ( Có bản thông cáo báo chí kèm theo)
3.3.8.2. Quảng cáo trên truyền hình
Quảng cáo trên truyền hình là một trong những công cụ đưa tin hữu hiệu, vì
tính hiệu quả và khả năng tiếp cận với đông đảo quần chúng nhân dân của nó rất cao,
chuyển tải thông tin về ngày, giờ, địa điểm tổ chức “Giải đua thuyền truyền thống toàn
quốc năm 2012” một cách chính xác và nhanh chóng.
Vì đây là giải đua thuyền truyền thống có quy mô toàn quốc và được tổ chức tại
tỉnh Thừa Thiên-Huế nên chúng tôi quyết định chọn các kênh VTV1, VTV3 và TRT1
(đài truyền hình tỉnh Thừa Thiên Huế) để đưa bản tin cho “Giải đua thuyền truyền
thống toàn quốc năm 2012”, các kênh này có tính chất phổ biến đối với nơi tổ chức
giải và đông đảo công chúng trong cả nước.
- Khi đưa tin lên truyền hình chúng tôi sử dụng hình ảnh Poster kèm theo lời thoại
của biên tập viên được thể hiện như sau:

×