Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Lý thuyết Kinh mạch và Huyệt đạo: BẤT DUNG doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (589.81 KB, 3 trang )

BẤT DUNG
Tên Huyệt:
Dung ở đây chỉ sự không tiếp nhận. Huyệt có tác dụng trị bụng đầy trướng không
thu nạp được cốc khí để tiêu hóa, vì vậy gọi là Bất Dung (Trung Y Cương Mục).
Xuất Xứ:
Giáp Ất Kinh.
Đặc Tính:
Huyệt thứ 19 của kinh Vị.
Vị Trí:
Từ rốn đo lên 6 thốn, ngang ra 2 thốn.
Giải Phẫu:
Dưới da là cân cơ chéo to, cơ thẳng to, mạc ngang, phúc mạc, trong ổ bụng là gan.
Thần kinh vận động cơ là 6 dây thần kinh gian sườn dưới và dây thần kinh bụng -
sinh dục.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D6.
Chủ Trị:
Trị thần kinh liên sườn đau, dạ dầy đau.
Phối Huyệt:
1. Phối Kỳ Môn (C.14) trị tim đau, hay ợ chua (Thiên Kim Phương).
2. Phối Đại Lăng (Tb.7) + Thượng Quản (Nh.12) trị nôn ra máu (Tư Sinh Kinh).
Châm Cứu:
Châm thẳng 0, 5 - 1 thốn, cứu 3 - 5 tráng, Ôn cứu 5 - 10 phút.
Ghi Chú: Không châm sâu quá vì có thể vào gan gây xuất huyết bên trong.
THỪA MÃN
Tên Huyệt:
Thừa = tiếp nhận. Mãn = đầy đủ. Yù chỉ công năng tiếp nhận thức
ăn đầy đủ của Vị phủ, vì vậy, g ọi là Thừa Mãn (Trung Y Cương
Mục).
Xuất Xứ:
Giáp Ất Kinh.
Đặc Tính:


Huyệt thứ 20 của kinh Vị.
Vị Trí:
Trên rốn 5 thốn, cách đường giữa bụng 2 thốn, ngang huyệt Thượng Quản (Nh.13).
Giải Phẫu:
Dưới da là cân cơ chéo to, cơ thẳng to, mạc ngang, phúc mạc. Bên phải là gan, bên
trái là dạ dầy.
Thần kinh vận động cơ là 6 dây thần kinh gian sườn dưới và dây thần kinh bụng-
sinh dục.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D7.
Chủ Trị:
Trị dạ dầy viêm cấp và mạn tính, dạ dầy đau, ruột sôi, đau do thoát vị.
Châm Cứu:
Châm thẳng sâu 0, 5 - 1, 5 thốn, Cứu 3 - 5 tráng, Ôn cứu 5 - 10 phút.

×