Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Lý thuyết Kinh mạch và Huyệt đạo: TRUNG CỰC potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (358.46 KB, 5 trang )

TRUNG CỰC
Tên Huyệt:
Huyệt ở giữa (trung) rốn và xương mu, được coi như là 2 cực, vì vậy gọi là Trung
Cực.
Tên Khác:
Khí Nguyên, Ngọc Tuyền, Trung Trụ.
Xuất Xứ:
Thiên ‘Cốt Không Luận’ (TVấn.60).


Đặc Tính:
+ Huyệt thứ 3 của mạch Nhâm.
+ Huyệt Hội của mạch Nhâm với 3 kinh âm ở chân.
+ Huyệt Mộ (chẩn đoán) của Bàng quang.
+ Là nơi tiếp thu khí của 1 nhánh Bàng quang.
+ Huyệt hội của các kinh cân - cơ của Tỳ, Thận và Can.
Vị Trí:
Thẳng dưới rốn 4 thốn hoặc trên bờ xương mu 1 thốn.
Giải Phẫu:
Huyệt ở trên đường trắng, sau đường trắng là mạc ngang và phúc mạc. Vào sâu có
ruột non khi bàng quang rỗng và không có thai; có bàng quang khi căng nước tiểu;
có tử cung khi có thai.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh L1 hoặc D12.

Tác Dụng:
Điều huyết thất bào cung, ôn tinh cung, lợi bàng quang, trợ khí hóa, lý hạ tiêu, lợi
thấp nhiệt.
Chủ Trị:
Trị kinh không đều, thống kinh, di tinh, tiểu dầm, tiểu bí, liệt dương, xuất tinh sớm,
bạch đới, hố khung chậu viêm, đường tiểu viêm nhiễm, sinh dục viêm nhiễm, phù,
thần kinh tọa đau, thận viêm.


Phối Huyệt:
1. Phối Chí Âm (Bq.67) + Lãi Câu (C.5) + Lậu Cốc (Ty.7) + Thừa Phù (Bq.36) trị
tiểu không thông (Tư Sinh Kinh).
2. Phối Kiên Tỉnh (Đ.21) trị nhau thai không ra (Châm Cứu Tụ Anh).
3. Phối Âm Giao (Nh.6) + Thạch Môn (Nh.5) trị sinh xong máu dơ ra không cầm
(Châm Cứu Tập Thành).
4. Phối Kiên Tỉnh (Đ.21) trị đẻ khó (Châm Cứu Đại Thành).
5. Phối Tam Âm Giao (Ty.6) trị sinh đẻ khó, kinh nguyệt bế (Châm Cứu Đại
Thành).
6. Phối Hợp Cốc + Tam Âm Giao (Ty.6) + Thận Du (Bq.23) trị kinh nguyệt bế
(Châm Cứu Đại Thành).
7. Phối bổ Trung Cực (Nh.3) + cứu Quan Nguyên (Nh.4) trị chứng thi quyết (Ngọc
Long Kinh).
8. Phối Tam Âm Giao (Ty.6) + Uỷ Dương (Bq.39) trị bí tiểu (Trung Quốc Châm
Cứu Học Khái Yếu).
9. Phối Âm Lăng Tuyền (Ty.9) + Hoành Cốt (Th.11) trị di tinh, liệt dương, tảo tinh
(Châm Cứu Học Thượng Hải).
10. Phối Âm Lăng Tuyền (Ty.9) + Tam Âm Giao (Ty.6) trị tiểu dầm (Châm Cứu
Học Thượng Hải).
11. Phối Tam Âm Giao (Ty.6) + Rử Cung trị kinh nguyệt không đều.
12. Châm Trung Cực (Nh.3) thấu Khúc Cốt (Nh.2) + Phục Lưu (Th.7) + Tam Âm
Giao (Ty.6) thấu Tuyệt Cốt (Đ.39) + Thuỷ Phân (Nh.9) + Thuỷ Tuyền (Th.5) trị
bệnh tim do phong thấp sinh ra phù bụng (Châm Cứu Học Thượng Hải).
13. Phối Địa Cơ (Ty.8) + Thứ Liêu (Bq.32) trị hành kinh bụng đau loại thực chứng
(Tứ Bản Giáo Tài Châm Cứu Học).
Châm Cứu:
Châm thẳng 0, 3 - 2 thốn. Cứu 15 - 20 phút.
Ghi Chú:
(Trước khi châm bảo người bệnh đi tiểu để tránh châm vào bàng quang.
(Khi bí tiểu không châm sâu.

(Có thai không châm sâu.
(Châm đắc khí thấy căng tức tại chỗ hoặc chạy xuống bộ sinh dục ngoài.
THẠCH MÔN
Tên Huyệt:
Không thông gọi là thạch. Người xưa cho rằng châm huyệt này không có con. Nếu
Thạch Môn không thông, huyệt Thạch Môn bị bế tắc thì không thể có con, vì vậy
gọi là Thạch Môn (Trung Y Cương Mục).


Tên Khác:
Lợi Cơ, Mạng Môn, Mệnh Môn, Tinh Lộ.
Xuất Xứ:
Giáp Ất Kinh.
Đặc Tính:

+ Huyệt thứ 5 của mạch Nhâm.
+ Huyệt Mộ của Tam Tiêu.
Vị Trí:
Dưới rốn 2 thốn.
Giải Phẫu:
Huyệt ở trên đường trắng. Sau đường trắng là mạc ngang, phúc mạc, vào sâu có
ruột non khi không bí tiểu tiện hoặc không có thai. có bàng quang khi bí tiểu tiện
vừa, có tử cung khi có thai trên 3 tháng.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D11.
Chủ Trị:
Trị bụng dưới quặn đau, tiêu chảy, tiểu đục, tiểu khó, băng huyết, rong huyết, kinh
bế, ăn không tiêu, phù thũng.
Phối Huyệt:
1. Phối Thương Khâu (Ty.4) trị bụng dưới đau cứng lan tới bộ sinh dục ngoài (Tư
Sinh Kinh).

2. Phối Đại Trường Du (Bq.25) trị đại tiện không tự Chủ (Châm Cứu Đại Thành).
3. Phối Đại Đô (Ty.2) + Thạch Quan (Th.18) trị khí kết, Tâm đầy cứng, táo bón
(Tâm Pháp Phụ Dư).
4. Phối Quan Nguyên (Nh.4) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Tam Tiêu Du (Bq.22) trị bí
tiểu do sinh thực khí bệnh (Châm Cứu Học Giản Biên).
5. Phối Dũng Tuyền (Th.1) + Hội Âm (Nh.1) trị lạnh vùng cơ quan sinh dục
(Châm Cứu Học Thượng Hải).
6. Phối Quan Nguyên (Nh.4) trị bụng đau sau khi sinh (Châm Cứu Học Thượng
Hải).
Châm Cứu:
Châm thẳng sâu 0, 5 - 1, 5 thốn. Cứu 20 - 40 phút.
Ghi Chú:
(Bí tiểu không châm sâu.
(Phụ nữ không nên châm cứu huyệt này vì sợ cả đời không thể có thai “Thạch Môn
châm cứu ưng tu kỵ, nữ rử chung thân dựng bất thành” (Châm Cứu Đại Thành).

×