Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

GIÁO TRÌNH CHĂN NUÔI DÊ VÀ THỎ doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.74 MB, 123 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðAI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

PGS.TS. ðinh Văn Bình, PGS.TS. Nguyễn Xuân Trạch
Th.S. Nguyễn Thị Tú











GIÁO TRÌNH

CHĂN NUÔI DÊ VÀ THỎ
























HÀ NỘI 2008
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Chăn nuôi Dê và thỏ…………………… …………………

2





LỜI NÓI ðẦU

Dê và thỏ là hai loài gia súc quen thuộc và ngày càng ñóng vai trò quan trọng trong
việc phát triển nông nghiệp bền vững. ðây là những loài tiểu gia súc có khả năng sử dụng tốt
các nguồn tài nguyên sẵn có, ñặc biệt là các loại thức ăn ít cạnh tranh ñể cho ra các loại sản
phẩm có giá trị cao. Chính vì thế Chăn nuôi dê và thỏ là ñã ñược ñưa vào thành một học
phần (môn học) trong chương trình ñào tạo cho sinh viên ñại học các ngành chăn nuôi và thú
y ở nhiều trường ñại học. Giáo trình này ñược biên soạn ñể phục vụ giảng dạy cho sinh viên
hệ ñại học thuộc các ngành này ở Trường ñại học Nông nghiệp I. Tuy nhiên, các bậc, hệ ñào
tạo khác cũng có thể sử dụng giáo trình này làm tài liệu học tập hoặc tham khảo.

Nội dung của giáo trình ñược viết tương ñối ngắn gọn, bao gồm những kiến thức cơ
bản nhất về những vấn ñề khoa học và kỹ thuật chăn nuôi dê và thỏ. Nội dung của giáo trình
gồm có Bài mở ñầu giới thiệu khái quát về chăn nuôi dê và thỏ, sau ñó nội dung cơ bản của
giáo trình ñược chia làm hai phần là Chăn nuôi dê và Chăn nuôi thỏ. Trong mỗi phần này sẽ
có 4 chương về giống và công tác giống, dinh dưỡng và thức ăn, chuồng trại và các kỹ thuật
chăn nuôi chuyên khoa cho mỗi ñối tượng.
Ngoài giáo trình này, ñể nắm vững và sâu hơn các kiến thức về chăn nuôi dê và thỏ
sinh viên nên ñọc thêm các tài liệu tham khảo chính ñã ñược liệt kê ở cuối giáo trình.
Giáo trình Chăn nuôi dê và thỏ lần ñầu tiên ra mắt bạn ñọc chắc chắn sẽ không tránh
khỏi nhiều thiếu sót. Mong nhận ñược sự góp ý kiến của các ñồng nghiệp và sinh viên ñể lần
xuất bản sau giáo trình sẽ ñược hoàn thiện hơn.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn.
CÁC TÁC GIẢ

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Chăn nuôi Dê và thỏ…………………… …………………

3

Bài m ñu
KHÁI QUÁT VỀ CHĂN NUÔI DÊ VÀ THỎ
Bài mở ñầu này nhằm khái quát về tầm quan trọng của ngành chăn nuôi dê và chăn
nuôi thỏ trong ñời sống kinh tế-xã hội, những ñặc thù về sinh học và sinh thái cơ bản của dê
và thỏ mà con người có thể khai thác nhằm sản xuất ra những sản phẩm có giá trị cao dựa
trên những nguồn thức ăn ít bị cạnh tranh nhất. Mặt khác, chương này cũng nhằm cung cấp
cho sinh viên một tầm nhìn tổng thể về tình hình và xu thế của ngành chăn nuôi dê và thỏ
trong nước và trên Thế giới trước khi ñi vào những vấn ñề kỹ thuật cụ thể trong các chương
sau ñó.
I. KHÁI QUÁT VỀ CHĂN NUÔI DÊ
1.1. Vai trò và ý nghĩa của chăn nuôi dê
Chăn nuôi dê có một số vai trò và ý nghĩa quan trọng sau ñây:

- Cung cấp thực phẩm
Thịt và sữa dê là những loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao và rất ñược ưa chuộng.
Dê sinh sản nhanh nên người nuôi có thể bán con giống hay bán dê thịt ñược thường xuyên.
Chăn nuôi dê sữa nông hộ có thể cung cấp sữa phục vụ trực tiếp cho nhu cầu của gia ñình
hoặc bán một cách dễ dàng ñể có nguồn thu nhập hàng ngày.
- Cung cấp một số phụ phẩm
Lông và da dê có thể dùng làm áo, mũ và các tư trang khác. Sừng và xương có thể dùng
làm ñồ mỹ nghệ, vật trang trí. Ngoài ra, chăn nuôi dê còn cung cấp một nguồn phân bón có
giá trị cho cây trồng hay làm nguồn thức ăn cho cá.
- Ý nghĩa kính tế-xã hội:
+ Phương tiện an sinh cho người nghèo
Dê là con vật tương ñối rẻ hơn so với trâu bò nên thường dễ mua sắm hơn, ñặc biệt là
ñối với những nhà nghèo vừa thoát khỏi các thảm hoạ như lụt, bão hay chiến tranh. Chẳng
may mùa màng thất bát hay trong gia ñình cần tiền ñể trang trải các khoản chi tiêu cho cuộc
sống thường nhật thì có thể bán bớt một số dê là giải quyết ñược. Chính vì thế mà Mahatma
Gandi, nhà lãnh tụ nổi tiếng của Ấn ðộ, ñã từng nói "Dê là con bò của nhà nghèo". Khi ñược
nuôi con dê trở thành thứ tài sản có giá trị ñể cung cấp sản phẩm và tạo ra sự an sinh cho gia
ñình. R. M. Acharay, Chủ tịch Hội chăn nuôi dê Thế giới, cũng ñã khẳng ñịnh "Dê chính là cơ
quan bảo hiểm ñáng tin cậy của người nghèo".
+ Phương tiện phát triển kinh tế bền vững
Từ lâu người dân ở Trung Quốc và Việt Nam ñã coi việc nuôi dê là nghề dễ phát triển
kinh tế, thu lại lợi nhuận nhanh và cao do dê mắn ñẻ và có thời gian mang thai ngắn (5 tháng).
Dê là con vật dễ nuôi, dễ thích ứng, ít bệnh tật, lại tận dụng ñược các ñiều kiện tự nhiên và
nhất là không tranh chấp lương thực với người.
- Một số vai trò khác của dê
Ngoài ý nghĩa kinh tế và an sinh, con dê còn có một số vai trò khác trong ñời sống xã
hội như là một phương tiện dùng ñể làm quà tặng, cho vay vốn, dùng trong hành lễ tôn giáo
hay các trò tiêu khiển. Một số sản phẩm của dê cũng ñược dùng làm các vị thuốc.
1.2. Những lợi thế của chăn nuôi dê
Chăn nuôi dê có những lợi thế quan trọng sau ñây:

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Chăn nuôi Dê và thỏ…………………… …………………

4

- Sử dụng ñược các loại thức ăn sẵn có ít cạnh tranh
Dê là gia súc nhai lại có khả năng sử dụng các nguồn thức ăn giàu xơ, ñặc biệt là các
loại cây lùm bụi, chình ví thể có thể khai thác ñược một cách có hiệu quả các diện tích ñất
khác nhau ñể chăn nuôi. Thức ăn của dê ña dạng, phong phú, dễ tìm kiếm. Chăn nuôi ñê cần ít
diện tích ñồng cỏ. Nếu nuôi ít dê có thể chăn thả quanh nhà, dọc theo bờ ñê, bờ ruộng. Dê còn
có thể nuôi nhốt hoàn toàn trong chuồng, trong sân bãi ñể cắt cỏ lá về cho ăn hoặc có thể kết
hợp chăn thả dê dưới vườn cây ăn quả, dưới rừng cây lâm nghiệp hay vùng ñồi gò, núi ñá.
Nếu chăn thả dê dưới tán cây lâm nghiệp, cây ăn quả chúng còn giúp làm hạn chế cỏ dại, cây
bụi không có lợi phát triển, phân dê thải ra lại là nguồn phân bón tốt cho cây trồng.
- Dê có khả năng thích ứng rộng về khí hậu và ñịa hình
Dê có khả năng thích ứng rộng với nhiều vùng khí hậu và sinh thái khác nhau, kể cả
vùng khô cằn khắc nghiệt (nhờ có khả năng sử dụng nước tiết kiệm) hay ñịa thế hiểm trở (nhờ
khả năng leo trèo giỏi). Dê có thể sống ở những nơi khó khăn và khô hạn, thâm chí các gia
súc nhai lại khác có thể không chịu ñựng ñược.
- Chăn nuôi dê không ñòi hỏi vốn ñầu tư ban ñầu lớn
Vốn cần ñể nuôi dê ít hơn so với trâu bò tính theo mỗi ñầu con. Hiện nay ở Việt Nam
với giá 1 bò sữa trung bình có thể mua ñược 10-15 con dê sữa Bách Thảo hoặc 25-30 dê Cỏ
nuôi lấy thịt. Chính vì thế mà nuôi một số con dê (giá trị thấp ñối với mỗi con) sẽ ít bị rủi ro
hơn là nuôi một con bò (có giá trị lớn). Hơn nữa, nuôi dê phù hợp hơn ñối các nông hộ có
tiềm lực ñầu tư thấp với quy mô chăn nuôi nhỏ.
- Dê có sức sản xuất khá cao
Dê có tuổi ñẻ lứa ñầu tương ñối sớm (11-13 tháng tuổi), mỗi năm trung bình mỗi dê cái
sinh sản ñẻ 1,5-1,7 lứa, mỗi lứa 1,4-1,8 con. Do vậy, nếu so sánh mua 1 dê cái mới sinh ra
cùng với 1 bê cái thì sau 4 năm dê ñẻ ra ñược 23 con với tổng khối lượng là 500 kg; trong khi
ñó một con bò chỉ ñẻ ra ñược một con với khối lượng khoảng 350 kg. Do vậy chăn nuôi dê
cho phép tăng ñàn và thu hồi vốn nhanh hơn chăn nuôi trâu bò.

Tuy dê nhỏ con nhưng khả năng sản xuất sữa khá cao. Trong ñiều kiên thực tế tại Việt
Nam, nếu tính chỉ số năng suất sữa/thể trọng thì ở dê Barbari là cao nhất: 3,41, dê Bách Thảo:
2,4, trong khi ñó ở bò sữa nuôi tại Ba Vì là 2,1. Kết quả tương tự cũng thu ñược từ các nghiên
cứu ở nước ngoài.
- Dê dễ chăm sóc và quản lý
Dê là con vật nhỏ bé, hiền lành nên dễ chăm sóc quản lý và dễ vận chuyển, ñặc biệt là
trong tình trạng khẩn cấp. Chuồng trại và trang thiết bị chăn nuôi dê thường ñơn giản, dễ làm
và không tốn kém nhiều. Phụ nữ và trẻ em có thể dễ dàng chăm sóc dê.
- Thị trường tiêu thụ thịt dê thuận lợi
Thịt dê là nguồn thực phẩm có giá trị và ñược thị trường ưa chuộng, nhưng chăn nuôi dê
ở nước ta mới chỉ ñáp ứng ñược một phần nhỏ nhu cầu ñó. Như vậy, ngành chăn nuôi dê
không có khó khăn về thị trường tiêu thụ sản phẩm.
1.3. Những khó khăn và hạn chế của chăn nuôi dê
Sau ñây là những khó khăn và hạn chế chính của chăn nuôi dê:
- Dê bị coi là phá hoại cây cối
Do phàm ăn, dê ăn ñược hầu hết các loại lá cây cỏ tự nhiên và cây trồng nên có thể ăn
trụi cây cối, phá phách hoa màu trong vườn nhà và hàng xóm. Do vậy, về mặt tâm lý, nhiều
người cho rằng con dê là con vật phá hoại cây cối, chúng bứt hết những búp lá non, làm cây
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Chăn nuôi Dê và thỏ…………………… …………………

5

cối không phát triển lên ñược. Chính vì thế, một thời con dê ñã bị coi là con vật tàn phá môi
trường và cần phải tiêu diệt.
- Dê dễ bị tấn công và bắt trộm
Khi chăn thả trong môi trường tự nhiên dê dễ bị tấn công bởi các loài ăn thịt và cũng dễ
bị mất trộm do nhỏ bé và hiền lành.
- Kinh nghiệm chăn nuôi dê hạn chế
Ở nước ta, thiếu kinh nghiệm chăn nuôi là một yếu tố hạn chế làm cho nghề nuôi dê
chưa phát triển mạnh lên ñược. Kiến thức về chăn nuôi dê có ñược từ các tài liệu, do tích luỹ

và sự học hỏi từ người khác. Nhưng trên thực tế tài liệu về con dê lại rất ít, mà kinh nghiệm
thì ai biết cũng ít có ñiều kiện ñể chia sẻ cho người khác. Hơn nữa là trước ñây nuôi dê chỉ là
thả rông dựa trên các bãi chăn tự nhiên là chính, tận dụng ñất rừng, ñồi gò, công lao ñộng và
vốn nhàn rỗi, chứ chưa ai nghĩ ñến nuôi dê ñể tạo nguồn thu nhập và làm giàu.
- Chất lượng giống và công tác giống dê còn hạn chế
ðàn dê ở nước ta chủ yếu là giống dê Cỏ, tầm vóc bé, con ñực trưởng thành chỉ nặng
khoảng 30-35 kg. Thói quen của người nuôi dê là lưu giữ một ñực giống trong ñàn khá lâu,
hoặc lại chọn ngay một con ñực trong ñàn ñể làm giống, phối cho cả ñàn, dẫn ñến tình trạng
ñồng huyết. Hiện tượng ñồng huyết xảy ra trong chăn nuôi dê là rất phổ biến, dẫn ñến tình
trạng dê còi cọc, lưỡng tính dục, sinh sản kém và tỷ lệ chết cao.
Cho sinh sản sớm là một tập quán thiếu khoa học. Thông thường dê ñạt ñộ tuổi từ 5-6
tháng là ñã có thể phát dục. Nhưng ñể dê sinh sản tốt thì phải ñạt ñộ tuổi ít nhất từ 8 tháng
tuổi trở ñi. Do quản lý giống kém nên dê thường phối tự do, có con lúc phối giống chỉ ñạt 5-6
tháng tuổi, do vậy ảnh hưởng lớn ñến con mẹ, ñời con sinh ra thì còi cọc, hay ốm yếu, chất
lượng giống giảm sút.
- Người tiêu dùng chưa quen dung sữa dê
Mặc dù sữa dê thơm ngon, hàm lượng dinh dưỡng cao, dễ tiêu hoá và hấp thu, lại an
toàn nhưng hiện nay ở nước ta sữa dê vẫn chưa ñược người tiêu dùng sử dụng rộng rãi. Thông
thường người ta có ấn tượng sữa dê có mùi hôi khó uống.
- Một số hạn chế khác
+ Dê dễ bị bệnh viêm phổi và một số nội ký sinh trùng.
+ Do có giá trị thấp nên chăn nuôi dê khó tham gia các hệ thống tín dụng và bảo hiểm.
1.4. Các phương thức chăn nuôi dê
Phương thức chăn nuôi dê ñược thể hiện chủ yếu bằng chế ñộ nuôi dưỡng và biện pháp
quản lý ñàn trong quá trình chăn nuôi. Chăn nuôi dê hiện nay phổ biến có các phương thức
chính như sau:
- Chăn nuôi quảng canh
Dê ñược chăn thả hoàn toàn, chúng tự tìm kiếm và chọn lựa những loại thức ăn tự
nhiên ña dạng, ñôi khi ñược bổ xung thêm ít sắn, khoai, cám, ngô và cỏ lá tại chuồng. Việc
quản lý ñàn dê và công tác giống không ñược tiến hành theo cá thể. Nuôi dê theo phương

thức quảng canh thường có năng suất thấp nhưng yêu cầu vốn ñầu tư về giống, thức ăn,
chuồng trại thấp. Phương thức này thường ñược áp dụng ñể nuôi dê ñịa phương lấy thịt.
Những nơi có ñồi, bãi, núi ñá hay rừng cây rộng thì có thể áp dụng phương thức này.
- Chăn nuôi bán thâm canh
Dê ñược nuôi theo kiển chăn dắt hoặc cột buộc luân phiên ở khu vực quanh nhà, ñồi gò,
hoặc hình thức nuôi nhốt kết hợp với chăn thả. Ngoài các loại cỏ lá tự nhiên mà dê tự kiếm
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Chăn nuôi Dê và thỏ…………………… …………………

6

ñược khi chăn thả, chúng còn ñược cung cấp một lượng thức ăn nhất ñịnh ,kể cả thức ăn thô
(cỏ thu cắt, phụ phẩm cây trồng) và thức ăn tinh (cám, hạt ngũ cốc, tinh hỗn hợp …) và thức
ăn bổ sung khoáng. Các loại thức ăn bổ sung khoáng, muối, protein và cỏ, lá hoặc phụ phẩm
nông nghiệp thường ñược cung cấp tại chuồng vào ban ñêm và ngày mưa gió không ñi chăn
thả. Với phương thức này người chăn nuôi có thể quản lý cá thể ñược ñối với hướng nuôi dê
kiêm dụng sữa-thịt tại nông hộ.
- Chăn nuôi thâm canh
Nếu nuôi dê lấy sữa hoặc kiêm dụng sữa-thịt, nhất là ở những nơi không có ñiều kiện
chăn thả, thì có thể áp dụng phương thức nuôi thâm canh. Ở phương thức này dê ñược nuôi
nhốt trong chuồng hoàn toàn và ñược ñáp ứng nhu cầu dinh dưỡng theo từng thời kỳ sản
xuất. Nguồn thức ăn nuôi dê thâm canh bao gồm thức ăn thô xanh (các loại lá cây, cỏ tự nhiên
hoặc cỏ trồng thu cắt) và các loại thức ăn tinh (ngũ cốc, tinh hỗn hợp giàu dinh dưỡng) và các
loại thức ăn bổ sung (nắm thức ăn chứa urê và rỉ mật, tảng ñá liếm bổ xung khoáng, muối).
Rơm, cỏ khô, ngọn, lá hoặc thân cây mía và các phụ phẩm nông nghiệp khác (bã ñậu, bã
sắn ) ñều là nguồn thức ăn tốt cho dê trong phương thức chăn nuôi này. Việc chọn lọc, loại
thải con giống và ghép ñôi giao phối trong ñàn dê giống dựa trên cơ sở ghi chép theo dõi kết
quả sản xuất của cá thể nhằm từng bước nâng cao năng suất của ñàn giống.
- Nuôi dê trong các hệ thống canh tác hỗn hợp
Dê có thể nuôi chăn chung trên ñồng cỏ cùng với cừu hay các loài gia súc khác. Việc
nuôi dê có thể tiến hành dưới hình thức cho chăn thả dưới tán cây trồng lâu năm như dừa, cọ,

cao su, v.v… Chăn nuôi dê có thể là một hợp phần quan trọng trong các hệ thống canh tác hỗn
hợp VAC (Vườn-Ao-Chuồng) hay VACR (Vườn-Ao-Chuồng-Rừng).
1.5. Tình hình chăn nuôi dê trên Thế giới
Trong một thời gian dài vai trò của chăn nuôi dê trong nền kinh tế của các nước ñang
phát triển không ñược ñánh giá ñầy ñủ. Sự ñóng góp tích cực của con dê ñối với ñờì sống của
người dân, ñặc biệt là những gia ñình khó khăn về các nguồn lực cũng thường bị bỏ qua. Có
nhiều nguyên nhân cho vấn ñề này. Trước hết, dê thường khó ñếm ñược chính xác và vì thế số
lượng ñầu dê thường không ñược thống kê ñầy ñủ. Mặt khác, dê sống cũng như các sản phẩm
của chúng ít khi tham gia vào các thị trường chính thống và không phải chịu thuế nên sự ñóng
góp trong nền kinh tế quốc dân không ñược ghi chép ñầy ñủ. Hơn nữa, những người nuôi dê
thường là những người dân nghèo bị lép vế về cả mặt kinh tế và xã hội. Hậu quả là các chính
trị gia, các nhà hoạch ñịnh chính sách phát triển cũng như các nhà khoa học ñều coi nhẹ con
dê (Peacock et al., 2003).
Tuy nhiên, gần ñây nhận thức về vai trò của con dê ñã có sự thay ñổi và tiềm năng của
nó ñã bắt ñầu ñược khai thác tích cực hơn. Tuy còn có nhiều quan ñiểm khác nhau về chủ
trương phát triển, nhưng chăn nuôi dê ñang ngày càng ñược chú trọng hơn và có ñóng góp lớn
vào việc phát triển kinh tế của người dân nghèo, ñặc biệt là ở các vùng mà những gia súc khác
như bò sữa, lợn lai không phù hợp thì con dê ñược coi là con vật có thể giúp cho người nông
dân tăng thêm thu nhập, xoá ñói, giảm nghèo và vươn lên làm giàu.
Thực tế, hiện nay có khoảng 95% trong tổng số 765 triệu dê trên Thế giới ñược nuôi ở
các nước ñang phát triển và mang lại thu nhập có ý nghĩa cho người dân (bảng 1). Ở châu Á,
nước nuôi nhiều dê nhất là Trung Quốc (173 triệu con), sau ñó là Ấn ðộ (125 triệu con) và
Pakistan (53 triệu con). Chăn nuôi dê tập trung ở các nước ñang phát triển, nhưng chủ yếu ở
khu vực nông hộ qui mô nhỏ, ở những vùng khô cằn, nông dân nghèo. Ở những nước phát
triển, chăn nuôi dê có quy mô ñàn lớn hơn và chăn nuôi theo phương thức thâm canh với mục
ñích lấy sữa làm pho mát hoặc chuyên lấy thịt cho tiêu dùng trong nước hay xuất khẩu. Ngoài
ra, chăn nuôi dê thế giới cũng ñã cung cấp một khối lượng khá lớn sản phẩm về lông và da.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Chăn nuôi Dê và thỏ…………………… …………………


7

Bảng 1: Số lượng dê trên thế giới và các khu vực ( nghìn con)
Năm 2001 2003 2006
Toàn thế giới 737.175 765.511 775.211
Các nước phát triển 30.998 31.650 33.350
Các nước ñang phát triển 706.177 732.861 741.861
Châu Á 464.344 487.588 492.549
Châu Âu 18.200 18.425 18.968
Châu Phi 217.614 219.736 220.768
Châu Mý La tinh & Caribê 34.804 36.713 36.911
Theo FAO (2004), trong năm 2003 sản lượng thịt các loại của toàn thế giới ñạt 249 triệu
tấn, trong ñó, sản lượng thịt dê ñạt 4,1 triệu tấn (chiếm 1,64%). Khu vực các nước ñang phát
triển là nơi sản xuất nhiều thịt dê nhất (3,9 triệu tấn, chiếm 95,4% tổng sản lượng thịt dê),
trong ñó tập trung chủ yếu ở các nước châu Á (3,0 triệu tấn, chiếm 73,42%). Nước cung cấp
nhiều thịt dê nhất là Trung Quốc (1,5 triệu tấn), sau ñó là Ấn ðộ (0, 47 triệu tấn) và Pakistan
(0,37 triệu tấn).
Bảng 3: Sản lượng thịt và sữa dê trên thế giới năm 2001 – 2003 ( nghìn tấn)
2001 2002 2003
Khu vực
Thịt Sữa Thịt Sữa Thịt Sữa
Toàn thế giới 3.895 11.680 4.048 11.756 4.091 11.816
Các nước phát triển 182 2.585 187 2.517 188 2.538
Các nước ñang phát triển 3.713 9.095 3.861 9.239 3.903 9.278
Châu Á 2.820 6.177 2.964 6.263 3.004 6.291
Châu Âu 120 2.470 122 2.395 122 2.421
Châu Phi 810 2.686 811 2.743 814 2.745
Châu Mỹ La tinh và Caribê 132 347 137 355 138 359
Cũng theo số liệu của FAO (2004), tổng sản lượng sữa các loại trong năm 2003 của toàn
thế giới ñạt khoảng 600 triệu tấn, trong ñó sữa dê là 12 triệu tấn (chiếm 1,97%). Cũng như thịt

dê, sữa dê chủ yếu do các nước ñang phát triển sản xuất (9,3 triệu tấn, chiếm 78,52%). Các
nước châu Á cung cấp phần lớn lượng sữa này (6,3 triệu tấn, chiếm 53,24%), trong ñó ñứng
ñầu là Ấn ðộ (2,6 triệu tấn), sau ñó là Bangladesh (1,3 triệu tấn) và Pakistan (0,64 triệu tấn).
Về số lượng các giống dê, theo Acharya (1992) trên thế giới có 150 giống dê ñã ñược
miêu tả cụ thể, phần còn lại chưa ñược biết ñến và phân bố ở khắp các châu lục. Trong ñó có
63% giống dê hướng sữa, 27% giống dê hướng thịt và 5% là dê kiêm dụng lấy lông làm len.
Các nước châu Á có số giống dê nhiều nhất, chiếm 42% số giống dê thế giới. Các nước có
nhiều giống dê nhất là Pakistan (25 giống), Trung Quốc (25 giống) và Ấn ðộ (20 giống).
Ấn ðộ là nước có ngành chăn nuôi dê rất phát triển. Công tác nghiên cứu về chăn nuôi
dê ñược nhà nước ñặc biệt quan tâm chú ý. Họ có Viện nghiên cứu chăn nuôi dê, Viện Sữa
quốc gia, các trường ñại học và một số trung tâm nghiên cứu về dê.
Ở Trung Quốc, từ năm 1978 Chính phủ ñã bắt ñầu quan tâm ñến chăn nuôi dê và do ñó
mà tốc ñộ phát triển chăn nuôi dê ngày càng nhanh. Hiện tại Trung Quốc có 12 trại dê giống
sữa với giống Ximong - Saanen là giống dê phổ biến. Trung Quốc ñã sử dụng giống dê này lai
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Chăn nuôi Dê và thỏ…………………… …………………

8

với dê ñịa phương, con lai cho năng suất sữa tăng lên từ 80 - 100% ở thế hệ thứ nhất, 200% ở
thế hệ thứ hai. Hiện có tới 95% dê sữa Trung Quốc là giống Simong - Saanen và thế hệ con
lai của chúng. Trung Quốc cũng là nước ñã sử dụng kỹ thuật cấy truyền hợp tử trên dê.
Ở Philippine, việc nghiên cứu và phát triển con dê cũng ñược chính phủ quan tâm chú ý.
Một chương trình nghiên cứu và phát triển chăn nuôi dê quốc gia ñã ñược thiết lập, hiện ñã
ñưa ra và ñang tiến hành một chương trình nghiên cứu toàn diện về con dê ñể ñẩy mạnh
ngành chăn nuôi dê trong những năm tới.
ðể hội tụ các nhà khoa học cùng tham gia nghiên cứu và tổ chức trao ñổi, học tập kinh
nghiệm lẫn nhau, ñẩy mạnh phát triển chăn nuôi dê trên toàn thế giới, Hội Chăn nuôi dê thế
giới ñã ñược thành lập từ năm 1976 (International Goat Association), và cứ 4 năm họp một
lần. Khu vực châu Á cũng ñã thành lập tổ chức Chăn nuôi gia súc nhai lại nhỏ (Small
Ruminant Production System Network for Asia) với mục ñích góp phần ñẩy mạnh trao ñổi

thông tin nghiên cứu và phát triển chăn nuôi dê cừu trong khu vực.
1.6. Tình hình chăn nuôi dê ở Việt Nam
Ở Việt Nam nghề chăn nuôi dê ñã tuy ñã có từ lâu ñời, nhưng chủ yếu là nuôi quảng
canh tận dụng bãi chăn thả tự nhiên là chính, thiếu kinh nghiệm và kiến thức kỹ thuật. Phần
lớn giống dê là dê Cỏ ñịa phương nhỏ con, năng suất thấp. Nghề chăn nuôi dê với quy mô
trang trại lớn chưa ñược hình thành. Gần ñây do nhu cầu tiêu thụ thịt dê tăng nhanh, giá bán
cao nên ngành chăn nuôi dê có tốc ñộ phát triển khá nhanh (hình 1).
Hình 1: Số lượng và giá dê thịt hơi từ năm 1991 ñến 2006
Năm 2001 cả nước có 550.000 con dê; trong ñó Miền Bắc có 407.300 con (chiếm 70%);
Miền nam có 165.100 con (chiếm 30%). Năm 2006 tổng ñàn dê của cả nước có 1.457.637
con, trong ñó 55% phân bổ ở miền Bắc (801.400 con); 45% ở miền Nam (656.200 con) (Tây
Nguyên chiếm 8,1%, Duyên hải miền Trung chiếm 5,1%, ðông và Tây Nam Bộ chiếm
31,7%). ðàn dê ở vùng núi phía Bắc chiếm 36,7% tổng ñàn dê của cả nước, và chiếm 64%
tổng ñàn dê của miền Bắc. Cả nước sản xuất ñược khoảng 11.000 tấn thịt dê trong năm. Sản
lượng sữa dê của nước ta không ñáng kể (khoảng 150-180 tấn/năm).
Gần ñây Nhà nước cũng ñã có sự quan tâm trong việc ñầu tư cho nghiên cứu, xây dựng
mô hình, ñặc biệt là việc ñào tạo chuyển giao kỹ thuật thích hợp về chăn nuôi dê cho các cán
bộ kỹ thuật cũng như cho người dân. Từ 1993 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ñã
15000
28000
32000 32000
35000
38000
24000
20000
18000
13500
12000
11000
10000

8500
9000
9000
9000
0
200
400
600
800
1000
1200
1400
1600
1800
1991
199
2
1
99
3
19
9
4
1995
199
6
199
7
1
99

8
19
9
9
2000
200
1
2
00
2
2
00
3
2004
2005
200
6
2
00
7
0
5000
10000
15000
20000
25000
30000
35000
40000
Sè l−îng dª (ngh×n con) Gi¸ (®ång/kg)

Trng i hc Nụng nghip H Ni Giỏo trỡnh Chn nuụi Dờ v th

9

quyt ủnh giao nhim v nghiờn cu v phỏt trin chn nuụi dờ ủc bit l chn nuụi dờ sa,
dờ kiờm dng tht sa nc ta cho Trung tõm Nghiờn cu Dờ v Th-Vin Chn Nuụi. õy
l ủn v chu trỏch nhim nghiờn cu ton b cỏc vn ủ v chn nuụi dờ v t chc chuyn
giao k thut xõy dng ngnh chn nuụi dờ Vit Nam. T ủú ủn nay ngnh chn nuụi dờ,
ủc bit l chn nuụi dờ sa, nc ta ủó bt ủu ủc khi sc.

Bng 3: So sỏnh tỡnh hỡnh chn nuụi dờ Vit nam vi mt s nc trong khu vc

Nc Din tớch(DT)

(1000km2)
Dõn s(DS)

(Triu ng-
i)
S dờ
(Triu con)

Ghi chỳ
(So sỏnh vi Vit Nam)
Trung Quc

9.600 1284,5 172,9 (TQ)Dt=30 ln, DS=14 ln dờ=110 ln
n ủ 3.200 1.065,7 124,5 ()Dt=9 ln, DS=12,8 ln dờ=95 ln
Pakistan 804,2 150,0 52,8 Dt=2,5 ln, DS=1,8 ln dờ=38 ln
Philippine 300,3 76,5 3,2 Dt=0,95 ln, DS=0,8 ln dờ=2 ln

Thai land 513,1 62,93 0,45 Dt=1,4 ln, DS=0,75 ln dờ=0,4 ln
Indonecia 1.900 200,0 3,7 Dt =6 ln, DS =2,5 ln dờ=3,2 ln
Vietnam 329,7 83,4 1,458 Dờ=1/110TQ, =1/95, =1/38 Pakistan
Mt s ging dờ chuyờn dng, cao sn trờn th gii ủó ủc nhp vo nc ta. Nm
1994 nhp 3 ging dờ sa t n (Beetal, Jumnapari, Barbari), nm 2002 nhp 2 ging
chuyờn sa (Alpine, Saanen) v mt ging siờu tht (Boer) t M nhm nuụi thun v lai to
vi ủn dờ ủa phng ủ nõng cao nng sut ca chỳng. Kt qu nghiờn cu nhiu nm qua
cho thy, dựng dờ ủc ging Bỏch Tho, n lai vi ủn dờ cỏi C hoặc sử dụng dê đực
Boer, Saanen, Alpine lai với dê cái Bách thảo to con lai 1/2 máu ủó nõng cao nng sut chn
nuụi dờ lai về khối lợng và sản lợng sữa tăng lờn t 25-30%. Con lai cấp tiến 3/4 máu nng
xut tng lên 40-55%. n nay, ủn dê lai gia các ging dê ngy cng phỏt trin nhiu ni
v tr thnh phong tro rng khp, ủó v ủang ủúng gúp tớch cc vo vic phỏt trin kinh t,
xoỏ ủừi gim nghốo, nõng cao thu nhp cho ngi dõn nht l vựng nụng thụn min nỳi.
II. KHI QUT V CHN NUễI TH
2.1. Vai trũ v ý ngha ca chn nuụi th
Th l mt loi vt hin lnh, d mn, ủc con ngi thun húa ủó lõu ủ tr thnh con
vt nuụi cung cp thc phm, ph phm v ủem li hiu qu kinh t-xó hi.
- Cung cp tht cht lng cao
Chn nuụi th cung cp cho con ngi mt loi tht cú giỏ tr dinh dng cao hn tht
cỏc loi tht gia sỳc khỏc.
+ Hm lng protein trong tht th (21%) cao hn so vi tht bũ (17%) v tht ln
(15%).
+ T l m trong tht th (10 %) thp hn so vi tht g (17%), tht bũ (25%) hay tht
ln (29,5%).
+ Tht th giu cht khoỏng (1,2%) so vi tht bũ (0,8%) hay tht ln (0,6%).
+ Nh hm lng colesteron rt thp nờn tht th l loi thc phm ủc dựng ủ
ủiu dng cho nhng ngi b bnh tim mch.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Chăn nuôi Dê và thỏ…………………… …………………

10


- Cung cấp phụ phẩm có giá trị
+ Lông da thỏ sau khi thuộc xong có thể dùng ñể may thành mũ, áo hoặc làm ñồ thủ
công mỹ nghệ có giá trị lớn trong tiêu dùng và xuất khẩu.
+ Phân thỏ tốt hơn các loại phân gia súc khác (bảng 4). Phân thỏ có thể sử dụng ñể
bón cây, nuôi cá và nuôi giun (lấy giun nuôi gà, vịt, ngan, cá, lươn).
Bảng 4: Thành phần hoá học của phân gia súc (%)
Loại phân gia súc Chất hữu cơ

ðạm Lân Kali
Bò sữa 30 4,38 0,30 0,65
Lợn 30 6,25 0,75 0,85
Gà 52 10,00 1,25 0,90
Thỏ -Phân ướt 42 28,50 1,12 2,10
- Phân khô 83 9,20 0,82 0,60
- Dùng làm ñộng vật thí nghiệm
Thỏ là một loại tiểu gia súc rất mẫn cảm với ñiều kiện ngoại cảnh nên nó ñược dùng
nhiều làm ñộng vật thí nghiệm, ñộng vật kiểm nghiệm thuốc và chế vacxin trong y học và thú
y.
2.2. Những lợi thế của chăn nuôi thỏ
Chăn nuôi thỏ có những lợi thế cạnh tranh chính như sau:
- Khai thác ñược nguồn thức ăn sẵn có
Chăn nuôi thỏ có thể cho phép tận dụng ñược các nguồn rau, lá, cỏ tự nhiên, các sản
phẩm phụ nông nghiệp làm thức ăn. Khác với chăn nuôi lợn, gà, vịt (sử dụng 95-100% thức
ăn tinh), thỏ có khả năng sử dụng ñược nhiều thức ăn thô xanh trong khẩu phần. Trong chăn
nuôi công nghiệp, tỉ lệ thô xanh trong khẩu phần ăn của thỏ (tính theo vật chất khô) là 50-
55%. Trong chăn nuôi gia ñình, tỉ lệ thô xanh trong khẩu phần của thỏ còn cao tới 65-80%.
Như vậy, thỏ là một loại gia súc ít cạnh tranh lương thực với người cung như các gia súc và
gia cầm khác.
- Thỏ có khả năng chuyển hoá protein cao

ðặc trưng của ngành chăn nuôi là biến ñổi nguồn protein trong các loại thực vật mà
con người ít hoặc không sử dụng ñược thành nguồn protein ñộng vật có giá trị dinh dưỡng cao
nhằm ñáp ứng nhu cầu con người. Về ñiều này thỏ ñược coi là một vật nuôi hiệu quả vì chúng
có thể chuyển hóa 20% protein trong thức ăn của chúng quay trở lại trong các phần ăn ñược
cho con người. Con số này ở các vật nuôi khác như gà thịt (broiler) là 22-23%, lợn 16-18% và
bò thịt 8-12%. Mặt khác, thỏ cũng có khả năng chuyển hoá tốt các protein sẵn có trong các
thực vật giàu xơ mà sẽ là không kinh tế khi sử dụng cho lợn, gà và ñà ñiểu.
- Thỏ mắn ñẻ và sinh trưởng nhanh
Thỏ ñẻ khoẻ và tăng trọng nhanh. Một năm trung bình mỗi thỏ cái sinh sản ñẻ 6-7 lứa,
mỗi lứa 6-7con. Sau 3 tháng nuôi thỏ có khối lượng xuất chuồng 2,5-3,0 kg. Như vậy mỗi thỏ
mẹ (nặng 4-5kg) một năm có thể sản xuất ra 90-140kg thịt thỏ, cao hơn nhiều so với các loại
gia súc khác.
- Chăn nuôi thỏ tận dụng ñược lao ñộng phụ và cần ít vốn
Chăn nuôi thỏ tận dụng ñược sức lao ñộng phụ (người già, trẻ em) ñể tìm kiếm thức ăn
và chăm sóc. Hơn nữa, chăn nuôi thỏ cần vốn ñầu tư ban ñầu thấp, chuồng nuôi có thể tận
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Chăn nuôi Dê và thỏ…………………… …………………

11

dụng các vật liệu sẵn có rẻ tiền ñể làm, chi phí ñể mua con giống ban ñầu so với các gia súc
khác ít hơn rất nhiều và chỉ phải bỏ ra một lần ñầu là có thể duy trì chăn nuôi liên tục ñược.
Vòng ñời sản xuất của thỏ ngắn (nuôi 3-3,5 tháng là giết thịt, 5,5 - 6 tháng bắt ñầu sinh sản)
nên thu hồi vốn nhanh, phù hợp với khả năng của nhiều gia ñình. Do vậy, chăn nuôi thỏ phù
hợp với ñiều kiện của nhiều vùng nông thôn ở nước ta và là một phương tiện ñể khai thác tối
ña các nguồn tài nguyên sẵn có ở mỗi ñịa phương nhằm giải quyết công ăn việc làm và tăng
thu nhập cho các hộ gia ñình .
- Nguy cơ lây bệnh từ thỏ sang người thấp
Cho ñến này người ta chưa tìm thấy có bệnh truyền nhiễm nào của thỏ lây sang người.
Do vậy, mỗi khi các loài gia súc gia cầm khác bị dịch (như dịch cúm gia cầm, dịch lơn tai
xanh), người nông dân thường chuyển sang chăn nuôi thỏ với hiệu quả cao.

Như vậy, chăn nuôi thỏ vừa tận dụng ñược cây cỏ tự nhiện, phụ phẩm nông nghiệp,
tận dụng ñược sức lao ñộng phụ, vừa ñỡ tốn lương thực lại cho ra một loại sản phẩm ñặc biệt
(thịt, lông, da) có giá trị tiêu dùng, y học, thú y và xuất khẩu. Với ñiều kiện khí hậu nhiệt ñới
ở nước ta, cây cỏ bốn mùa xanh tốt, lương thực và vốn ñầu tư của người nông dân còn khó
khăn thì chăn nuôi thỏ sẽ mang lại hiệu quả kinh tế-xã hội lớn.
2.3. Những hạn chế của chăn nuôi thỏ
Chăn nuôi thỏ có hạn chế chính như sau:
- Thỏ dễ mẫn cảm với bệnh tật
Thỏ là một gia súc rất mẫn cảm với ñiều kiện ngoại cảnh nên ñòi hỏi người chăn nuôi
phải có kỹ thuật chăn nuôi tốt, ñặc biệt là khâu vệ sinh thú y, nếu không thiệt hại do bệnh tật
có thể lớn.
- Thị trường tiêu thụ thịt thỏ hạn chế
Tập quán sử dụng thịt thỏ trong dân ta còn chưa phổ thông như những loại thịt gia súc
khác và người ta thường coi thịt thỏ là loại thịt ñặc sản cần có những gia vị cũng như cách chế
biến nấu nướng ñặc biệt hơn. Chính vì thế cho ñến nay ở nước ta chưa có thịt thỏ bán sẵn tại
các chợ như thịt các gia súc khác. Hơn nữa, tỷ lệ thịt móc hàm của thỏ thịt thường chỉ ñạt 50-
55% nên giá bán 1 kg thịt thỏ móc hàm thường cao hơn các loại thịt lợn, bò, gà, ngan, ngỗng
làm cho những người có thu nhập thấp chưa có ñiều kiện sử dụng thịt thỏ hàng ngày.
- Chăn nuôi thỏ phải có thức ăn xanh
Không giống như gia cầm, lợn có thể sử dụng hoàn toàn thức ăn tinh công nghiệp ñể
nuôi, khẩu phần của thỏ cần phải có một lượng thức ăn thô xanh chiếm tới 50-70% nên chăn
nuôi thỏ cũng giống như các loài gia súc nhai lại cần phải có một diện tích ñất nhất ñịnh ñể
trồng các loại cây thức ăn nếu các nguồn thức ăn xanh tự nhiên không sẵn có.
- Vấn ñề môi trường
Nước tiểu thỏ thường có mùi khai hơn nước tiểu các loại gia súc khác nên chuồng trại
chăn nuôi thỏ nếu không làm hợp vệ sinh sẽ gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng ñến sức khỏe
con người.
- Kiến thức về chăn nuôi thỏ còn hạn chế
Nghề chăn nuôi thỏ ở nước ta còn rất mới mẻ hầu hết mang tính tự phát, chăn nuôi
nhỏ lẻ nên người chăn nuôi chỉ nuôi dựa theo kinh nghiệm của mình mà chưa ñược học tập ñể

nắm ñược kỹ thuật; vì vậy hiệu quả chăn nuôi chưa cao do bệnh dịch thường xảy ra. .
2.4. Các phương thức chăn nuôi thỏ
Có 3 phương thức chăn nuôi thỏ thường ñược áp dụng ở các nước như sau:
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Chăn nuôi Dê và thỏ…………………… …………………

12

- Chăn nuôi nông hộ với qui mô từ vài con ñến dưới 300 thỏ cái.
- Chăn nuôi trang trại với qui mô từ 300 thỏ cái trở lên, có trang trại chăn nuôi tới 1000
con thỏ cái.
- Chăn nuôi công nghiệp với qui mô từ 5 000-10 000 thỏ. Phương thức này sử dụng hệ
thống trang thiết bị hầu như tự ñộng toàn bộ nên chỉ cần sử dụng 5-6 công nhân chăn nuôi.
Ở nước ta chăn nuôi thỏ hiện nay chủ yếu theo qui mô nông hộ qui mô nhỏ thường 5-50
thỏ cái/hộ. Mấy năm gần ñây có một số nông hộ ñã chăn nuôi thỏ với qui mô lớn hơn với 300-
500 thỏ cái/hộ; có một số trang trại ñã nuôi tới 1000 thỏ cái kèm theo cả hệ thống giết mổ và
tiêu thụ sản phẩm.
2.5. Tình hình chăn nuôi thỏ trên Thế giới
ðầu thế kỷ 19 việc chăn nuôi thỏ trong chuồng ñược phát triển rộng khắp các vùng nông
thôn và ven ñô thị các nước Tây Âu. Người châu Âu ñã giới thiệu chăn nuôi thỏ tới các nước
khác như Australia, New Zealand và sau ñó ñược lan toả khắp thế giới. Năm 1996 thế giới sản
xuất khoảng 1,2 trệu tấn thịt thỏ, ñến năm 1998 con số này ước tính khoảng 1,5 triệu tấn
(bảng 6). Bình quân ñầu người tiêu thụ 280 gram thịt thỏ/năm.
Bảng 6: Các nước sản xuất thỏ chính trên thế giới năm 1998
Nước Sản lượng thịt xẻ
(nghìn tấn)
Nước Sản lượng thịt xẻ
(nghìn tấn)
Italia 300 Bồ ðào Nha 20
Nga và Ukraina 250 Moroco 20
Pháp 150 Thái Lan 18

Trung Quốc 120 Việt Nam 18
Tây Ban Nha 100 Phillippine 18
Indonesia 50 Rumani 16
Nigeria 50 Mê hi cô 15
Mỹ 35 Ai cập 15
ðức 30 Braxin 12
Tiệp Khắc 30
Ba Lan 25
Tổng cộng 22 nước
chính
1 311
Bungari 24 Các nước khác 205
Hungary 23 Tổng sản lượng thế giới
1 516
Nguồn: Lebas và Colin ( 1998)
Châu Âu ñược coi là trung tâm sản xuất và tiêu thụ thỏ thế giới. Italia là nước có ngành
chăn nuôi thỏ thịt phát triển nhất, nơi mà sản xuất thịt thỏ ñã trở thành truyền thống từ ñầu
những năm 1970, năm 1975 việc chăn nuôi thỏ ñã ñược công nghiệp hoá và ñến năm 1990
ngành chăn nuôi thỏ công nghiệp ñã phát triển bền vững khắp ñất nước, do ñó sản lượng thịt
thỏ ở nước này ñã tăng vọt từ 120 000 tấn những năm 1975 lên 300 000 tấn năm 1990.
Ở Châu Mỹ, nước Mỹ là trung tâm sản xuất và tiêu thụ thịt thỏ với sản lượng 35 nghìn
tấn/năm trong những năm 1990. Ở ñây người ta chủ yếu tiêu thụ thịt thỏ non trung bình 1,8
kg/con ñể chế biến món thịt thỏ rán. Hàng năm nước Mỹ sản xuất và tiêu thụ khoảng 195 triệu
con thỏ thịt. Ở Canada chính quyền một số bang có chính sách khuyến khích và hỗ trợ nông
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Chăn nuôi Dê và thỏ…………………… …………………

13

dân phát triển chăn nuôi thỏ. Mêhicô là ñất nước có truyền thống sản xuất thịt thỏ quy mô nhỏ
gia ñình từ 20-100 thỏ cái sinh sản dươi hình thức nuôi "sân sau" ñể tiêu thụ gia ñình kết hợp

sản xuất hàng hoá rộng khắp các vùng nông thôn và ven ñô thị. Các nước vùng Caribê chủ
yếu nuôi các giống thỏ nhỏ ñịa phương với hình thức nuôi gia ñình ñể tận dụng các thức ăn
rau cỏ.
Sản xuất thịt thỏ ở Châu Á không nhiều, tập trung chủ yếu ở một số nước như
Indonesia, Trung quốc, Philippin, Thái lan, Malaysia, Việt Nam và Bắc Triều tiên. Tuy nhiên,
nghề chăn nuôi thỏ ở Trung quốc khá phổ biến và chủ yếu cho tiêu thụ ñịa phương. Mặc dù
vậy, hàng năm khoảng 20 triệu con thỏ Angora ñược sản xuất phục vụ xuất khẩu lông và thịt
sang châu Âu. Ngoài ra ở Trung quốc các thương gia ở nhiều tỉnh thành ñã thu gom thỏ thịt
ñể xuất khẩu sang các nước có nền kinh tế tiền tệ mạnh.
Sản xuất thịt thỏ ở Châu Phi tập trung chủ yếu ở các nước cận sa mạc Sahara như
Nigeria, Ghana, Công Gô, Cameroon và Benin. Ở các nước này việc chăn nuôi thỏ ñể tiêu thụ
gia ñình là chính. Ghana có một chương trình phát triển chăn nuôi thỏ quốc gia trong ñó mỗi
gia ñình chỉ nuôi từ 3 ñến 6 thỏ sinh sản, với nguồn thức ăn chủ yếu là các rau cỏ và sắn sẵn
có ở ñịa phương ñể tự sản xuất thỏ thịt tiêu thụ gia ñình, phần thừa ra ñược ñem bán.
Năm 1998 có 23 nước tham gia vào thị trường xuất nhập khẩu thịt thỏ thế giới với sản
lượng từ 1 000 tấn thịt thỏ/năm, chiếm 95 % tổng sản lượng xuất nhập khẩu thịt thỏ thế giới.
Trong ñó có 9 nước chỉ xuất khẩu, 6 nước chỉ nhập khẩu và 8 nước khác vừa xuất khẩu vừa
nhập khẩu thịt thỏ.
Hai nước xuất khẩu thịt thỏ lớn nhất thế giới là Trung quốc (40 000 tấn/năm) và
Hungary (23 700 tấn/năm). Thịt thỏ từ Trung quốc ñược xuất khẩu sang Pháp và một số nước
châu Âu khác chủ yếu dưới dạng thân thịt ñóng gói lạnh, một phần khác ñược xuất khẩu trực
tiếp sang các nước ñang phát triển. Phần lớn thịt thỏ sản xuất ra ở Hungari ñược xuất khẩu ra
nước ngoài, trong ñó 50% ñược xuất sang Croatia; thị trường trong nước chỉ tiêu thụ khoảng
dưới 5 % tổng sản lượng thịt thỏ hàng năm tại nước này.
Các nước nhập khẩu thịt thỏ chính bao gồm Italia, Bỉ, Pháp, Anh, ðức, Hà lan, Thuỵ
sỹ và một số nước ðông Âu. Nước nhập khẩu thịt thỏ lớn nhất thế giới là Italia (30 000 tấn),
phần lớn thịt thỏ nhập khẩu vào Italia là từ Hungari, Trung quổc, Romani và Balan. Bỉ ñứng
thứ 2 về nhập khẩu thịt thỏ nhưng ñồng thời họ cũng xuất khẩu rất mạnh (10 300 tấn/năm).
Da thỏ cũng là một mặt hàng có giá trị thương mại trên Thế giới. Một số nước sản xuất
và tự tiêu thu phần lớn da thỏ ở thi trường trong nước như Nga và Balan. Một số nước khác

sản xuất da thỏ ñể bán. Pháp là nước sản xuất da thỏ thô lớn nhất thế giới với số lượng khoảng
125 triệu da thỏ/năm, 56 % trong số ñó (70 triệu da) ñược tiêu thụ trong nước, số còn lại xuất
khẩu. Úc và một số nước khác cũng sản xuất da thỏ với số lượng lớn. Phần lớn da thô từ các
nước sản xuất da ñược xuất sang các nước ñang phát triển như Bắc Triều Tiên, Phillippin , ở
ñây người ta sử dụng nguồn nhân công rẻ ñể chế biến thành các sản phẩm hoàn chỉnh sau ñó
các sản phẩm da thỏ này lại ñược xuất khẩu trở lại các nước phát triển như Mỹ, Nhật, ðức,
Italia.
2.6. Tình hình chăn nuôi thỏ ở Việt Nam
Chăn nuôi thỏ ở Việt Nam ñã có từ lâu ñời nhưng chưa ñược quan tâm nhiều. Trước
năm 1975 chăn nuôi thỏ chủ yếu tập trung ở các gia ñình nuôi thỏ có truyền thống nhiều năm
ở các thành phố như Hà Nội, Sài Gòn, ðà Lạt, Huế và một số gia ñình vùng ngoại ô các thành
phố lớn. Sau ngày miền Nam giải phóng chăn nuôi thỏ phát triển nhanh hơn. Năm 1976 −íc
tÝnh cả nước cã kho¶ng 315 000 con thỏ, trong ñó các tỉnh phía Nam có 193 000 con. Năm
1982 cả nước có 400 000 con thỏ, trong ñó miền Bắc có 190 000 con. Sau ñó số lượng thỏ lại
giảm xuống cho ñến ñầu những năm 1990 mới tăng trở lại. Từ năm 1995 ñến nay chăn nuôi
thỏ ở Việt nam ñang phát triển mạnh theo cơ chế thị trường do nhu cầu tiêu thụ thịt thỏ trong
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Chăn nuôi Dê và thỏ…………………… …………………

14

nước liên tục tăng. Hiện nay ước tính cả nước có trên 6.000.000 con thỏ, trong ñó miền Bắc
có gần 4.000 000 con. Giá bán thỏ thịt tăng từ 12.000 ñ/kg thỏ hơi lên 18.000 ñ/kg năm 2000,
25 000 ñ/kg năm 2004 và 30.000ñ năm 2006. Hiện nay do số lượng thỏ có hạn nên thịt thỏ
mới chỉ ñủ tiêu dùng nội ñịa. Nếu có nhiều thỏ ta có thể xuất khẩu ñược vì thị trường tiêu thụ
là có sẵn.
Việc nghiên cứu về phát triển chăn nuôi thỏ ñược tăng cường kể từ khi Trung Tâm
Nghiên Cứu Dê & Thỏ của Viện chăn nuôi ñược thành lập (năm 1993). N¨m 1999 Trung tâm
này ñã nhập 3 giống thỏ mới có năng suất cao từ Hungari về nuôi nhân thuần và làm tươi máu
ñàn thỏ New Zealand (nhập từ năm 1978) ñem lại hiệu quả tốt, tăng năng suất ñàn thỏ giống
cũ lên 35-40%, ñáp ứng nhu cầu con giống thỏ ngoại cao sản cho sản xuất nên ñã thúc ñẩy

người dân quan tâm chú ý ñến việc phát triển chăn nuôi thỏ ở khắp nơi trong cả nước.

CÂU HỎI ÔN TẬP:
1. Phân tích ý nghĩa kinh tế, sinh thái và xã hội của chăn nuôi dê và chăn nuôi thỏ.
2. Phân tích những lợi thế của chăn nuôi dê và chăn nuôi thỏ.
3. Phân tích những khó khăn và hạn chế của chăn nuôi dê và chăn nuôi thỏ.
4. Các phương thức chăn nuôi dê và chăn nuôi thỏ phổ biến trên thế giới và ở nước ta?
5. Phân tích tình hình chăn nuôi dê và chăn nuôi thỏ trên thế giới.
6. ðánh giá tình hình phát triển chăn nuôi dê và chăn nuôi thỏ ở nước ta.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Chăn nuôi Dê và thỏ…………………… …………………

15

7.









PHẦN I
CHĂN NUÔI DÊ




Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Chăn nuôi Dê và thỏ…………………… …………………


16

Chương 1
GIỐNG VÀ CÔNG TÁC GIỐNG DÊ
Giống có tính chất tiền ñề trong chăn nuôi nói chung cũng như trong chăn nuôi dê nói
riêng. Những kiến thức chung về giống dê và những việc cần làm ñể không ngừng nâng cao
chất lượng giống dê là là nội dung chính của chương này. Trước hết những thông tin cơ bản
về nguồn gốc và một số ñặc thù sinh học của dê sẽ ñược ñề cập. Các giống dê ñịa phương và
gíông ngoại nhập ñược nuôi phổ biến ở nước ta cũng sẽ ñược giới thiệu. Tiếp theo là những
nội dung cơ bản về chọn lọc và nhân giống dê. Phần cuối của chương nói về một số biện pháp
theo dõi và quản lý ñàn dê.
I. NGUỒN GỐC VÀ ðẶC THÙ SINH HỌC CỦA DÊ
1.1. Nguồn gốc và phân loại của dê
a Nguồn gốc dê nhà
ðã có trên 350 giống dê ñược ghi nhận và cũng ñã có nhiều nghiên cứu khác nhau về
nguồn gốc của dê nhà. Tuy còn nhiều ý kiến khác nhau về vấn ñề này song các nhà khoa học
ñều thống nhất cho rằng dê là một trong những loài vật ñược con người thuần hoá sớm nhất,
sau ñấy mới ñến chó (Zeuner, 1963). Giống như các vật nuôi khác sau khi thuần hóa, ñầu tiên
dê ñược nuôi ñể lấy thịt, sau ñó ñược nuôi ñể lấy sữa.
Nguồn gốc của dê nhà là dê rừng. Dê rừng (Capra aegagrus) trên thế giới ñược chia làm
ba nhóm:
+ Nhóm 1 là dê Bezoar (C.a aegagrus) có sừng hình xoắn (xem hình 1-1), phân bố tự
nhiên ở vùng Tây Á
+ Nhóm 2 là dê Ibex (C.a Ibex), phân bố tự nhiên ở vùng Tây Á, ñông châu Phi và châu
Âu
+ Nhóm 3 là dê Markhor (C.a Falconeri) thường có sừng quặn về phía sau (xem hình 1-
1), phân bố ở Afghanistan và vùng Kashimir-Karakorum.














Hình 1-1: Kiểu sừng của dê rừng

Khó xác ñịnh ñược thật chính xác thời gian và ñịa ñiểm lần ñầu tiên con người thuần
hóa dê rừng. Nhiều tài liệu cho rằng nơi thuần hóa các giống dê ñầu tiên là vùng núi Tây Á

b: Markhor

a
-
Bezoar

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Chăn nuôi Dê và thỏ…………………… …………………

17

vào thiên niên kỷ thứ 7-9 trước Công nguyên (Thực tế ngày nay còn cho thấy nhiều loài dê
nguyên thủy với số lượng lớn ở thung lũng ñầu nguồn sông Ấn và ở những dãy núi nằm ở phía
ñông con sông này). Có tài liệu cho rằng khu vực nuôi dê cổ nhất là ở các nước Trung ðông,
sau ñó ñến Ấn ðộ và Ai Cập, tiếp ñến là các nước phương Tây và châu Á, châu Phi. Khu vực

nuôi dê mới nhất là ở ðông Nam Á.
b. Phân loại dê nhà
Dê là gia súc nhai lại nhỏ (cùng với cừu) thuộc:
+ loài dê (Capra),
+ họ phụ dê cừu (Capra rovanae),
+ họ sừng rỗng (Bovidae),
+ bộ phụ nhai lại (Ruminantia),
+ bộ guốc chẵn (Artiodactyta),
+ lớp có vú (Mammalian).
1.2. Một số tập tính ñặc trưng của dê
a. Tập tính ăn uống
Dê là gia súc nhai lại có khả năng gặm
cỏ như trâu bò nhưng nó thích ăn lá cây, hoa
và các cây lùm bụi (xem hình 1-2), cây họ ñậu
thân gỗ hạt dài. Dê rất phàm ăn, nhưng luôn
luôn tìm thức ăn mới. Dê là con vật thích hoạt
ñộng nhanh nhẹn, chúng di chuyển rất nhanh
khi ăn xung quanh cây và bứt lá búp ở phần
ngon nhất rồi nhanh chóng chuyển sang cây
và bụi khác. Dê thích ăn ở ñộ cao 0,2-1,2m.
Chúng có thể ñứng bằng 2 chân rất lâu ñể bứt
lá, thậm chí còn trèo lên cây ñể chọn phần
ngon ñể ăn. Môi và lưỡi dê rất linh hoạt ñể vơ
ngoạm thức ăn và chọn loại thức ăn nào nó ưa
thích nhất.
Dê khó ăn thức ăn ñể sát mặt ñất,
thường phải quỳ chân trước xuống ñể ăn.
Dê là con vật có khả năng chịu khát rất giỏi. Devendra (1967) cho biết dê nặng 18-20 kg
thì một ngày cần uống 680 ml nước ở mùa hè và 454 ml nước vào mùa xuân.
Dê là loại gia súc rất sạch sẽ, không ăn các thức ăn thừa, bẩn hay lên men thối rữa; thức

ăn rơi vãi dê thường bỏ không ăn lại
b. Tập tính ngủ nghỉ
Dê thích nằm ở những nơi cao ráo thoáng mát, thích ngủ nghỉ trên những mô ñất hoặc
trên những tảng ñá phẳng và cao. Dê ngủ nhiều lần trong ngày, nhiều lúc trong khi ngủ vẫn
nhai lại.
c. Tập tính ñàn
Dê thường sống tập trung thành từng ñàn. Mỗi con có một vị trí xã hội nhất ñịnh trong
ñàn. Do vậy, những con mới nhập ñàn thường phải thử sức ñể xác ñịnh vị trí xã hội của nó.
Chọi nhau là hình thức thử sức rất phổ biến trong ñàn dê. Con ở “ñịa vị xã hội” thấp phải
phục tùng và trong sinh hoạt phải nhường con ở “ñịa vị xã hội” cao. Trong ñàn dê thường có
Hình 1-2: Tập tính ăn ngọn lá cây của dê

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Chăn nuôi Dê và thỏ…………………… …………………

18

con dê ñầu ñàn dẫn ñầu trên bãi chăn, ñàn dê di chuyển gặm cỏ theo con ñầu ñàn. Khi ở trong
ñàn dê rất yên tâm, còn khi bị tách khỏi ñàn dê tỏ ra sợ hãi. Khi ốm dê thường vẫn cố theo
ñàn cho ñến khi kiệt sức ngã quỵ xuống mới chịu.
Khứu giác và thính giác của dê rất phát triển nên dê rất nhạy cảm với tiếng ñộng dù nhỏ
như khi có tiếng chân người ñi ñến gần chuồng chúng phát hiện ñược ngay và lao xao kêu khe
khẽ như thông báo cho nhau biết. Dê ñực và dê cái ñều có tuyến hôi hình lưỡi liềm nằm ở gốc
của sừng. Tuyến hôi tiết ra mùi riêng biệt ñể dê nhận biết nhau. Ðối với dê ñây là mùi hấp dẫn
vì thế dê nuôi trong ñàn thường cọ ñầu vào nhau.
d. Tính hiếu ñộng và khéo leo trèo
Dê là loài vật có tính hiếu ñộng, thích chạy nhảy và leo trèo rất giỏi. Trung bình hàng
ngày dê ñi lại chạy nhảy 10-15km. Chúng có thể leo lên những vách núi, mỏm ñá cheo leo
nguy hiểm cạnh vực sâu, có thể di chuyển dễ dàng trên những mỏm ñá cheo leo nhất. Trong
trường hợp cần thiết con dê ñực trưởng thành có thể ñứng rất lâu trên một mỏm ñá bên bờ vực
thẳm với diện tích chỉ chừng 200-300 cm

2
. Bám móng vào những gò ñá chỉ hơi nhô lên một
chút dê có thể leo lên những sườn dốc gần như thẳng ñứng. Ngay cả dê con chỉ mới 12-15
ngày tuổi cũng ñã có thể nhảy lên những mỏm ñá cao 1-2 m.
e. Tính thích chơi trò ñùa
Dê sống ở vùng núi, thích chơi trò "leo núi cao". Mỗi con dê ñều cố leo lên cao hơn
"ñịch thủ". Chúng húc ñầu, cụng trán và có khi dùng cả móng ñể dọa nhau. Một hiện tượng
thú vị là nếu một con dê giành ñược thắng lợi, chiếm ñược chỗ cao nhất, thì các con khác liền
bỏ trò chơi ñó chuyển sang trò khác, hoặc khi không bảo vệ ñược "ngôi bá chủ" nữa thì con
"bá chủ" lại lao từ ñỉnh cao thống trị xuống dưới và "chan hòa" với ñám bạn bè.
Dê thích chơi trò “kéo co”. Người ta ñã nhìn thấy dê nghịch một ñoạn thân cây sắn dây
dài khoảng nửa mét dùng làm "dây thừng", một con ngậm chặt dây sắn và vung vẩy trước mặt
một con khác. Con này liền chạy lại và ngậm lấy một ñầu của dây, và sau ñó bắt ñầu cuộc
"kéo co".
Những bầy dê nuôi thả trong rừng thích ñùa trên những vách ñá cheo leo dựng ñứng, và
những "cú nhảy liều mạng” ñôi khi dẫn ñến tai nạn.
Dê còn có chơi trò “tự ñùa dỡn”. Người ta nhận thấy nhiều con không có một nguyên do
nào mà cũng phóng như bay theo một ñường tròn khá rộng, có khi theo một vòng cung,
thường là chạy quanh một vật chuẩn nào ñó, rồi bỗng nhiên nó dừng lại ñột ngột và không
hiểu vì sao, con vật lại chạy thật nhanh như tên bắn, nhảy theo một phía. Tất cả những vận
ñộng ñó ñều ñược thực hiện bằng kiểu "phi nước ñại", bằng những bước nhảy cóc ñặc trưng
cho loài, cũng có lúc nó nhảy chụm cả bốn vó bật ñi rất xa.
f. Tính hung hăng
Dê thường chọi nhau rất hăng, không riêng gì dê ñực mà cả dê cái cũng vậy. Chúng
dùng sừng húc vào mặt, vào ñầu, vào bụng ñịch thủ. Những con dê không sừng thì húc cả
ñầu. Cuộc chiến ñấu có khi kéo dài ñến nửa giờ. Tính thích húc nhau là do tính hung hăng hay
gây sự, hoặc do ñùa nhau, hoặc là do cử chỉ của một con dê trong ñàn mà chúng cho là khiêu
khích. ðôi khi do buồn sừng hay một lý do nào ñó mà dê tự nhiên chuẩn bị tư thế chiến ñấu,
nó lùi lại lấy ñà rồi cúi ñầu lao thẳng vào một bụi cây hoặc húc ñầu vào một mô ñất.
Khi gặp nguy hiểm, ñôi khi dê tỏ ra rất hăng, liều mạng, nhưng nhiều khi lại tỏ ra rất

nhát, dễ hoảng sợ trước một vật lạ.
g. Trí khôn ngoan và thông minh của dê
Nhiều người nuôi dê phàn nàn cho là dê ương bướng. Tuy nhiên dê cũng là con vật rất
khôn ngoan, biết quý mến người chăm sóc chúng. Dê có khả năng nhớ ñược nơi ở của mình
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Chăn nuôi Dê và thỏ…………………… …………………

19

cũng như tên của nó khi con người ñặt cho. Nó nhận biết ñược người chủ của chúng từ xa về
và thường kêu ầm lên ñể ñón chào. Nhiều lúc dê phạm lỗi bị phạt ñòn thì không kêu, nhưng
nếu bị ñánh oan thì dê kêu be be ầm ĩ ñể phản ñối.
h. Tập tính sinh dục
Dê hoạt ñộng sinh dục quanh năm và có khả năng phối giống rất mạnh. Dê ñực có tính
hay ghen nên nếu có một dê ñực khác ñến gần một dê cái thì nó húc ñầu ñánh ñuổi.
Ở dê cái sự ñộng hớn cũng rất mạnh và nhiều khi dê cái tự tìm ñến dê ñực ñể ñược giao phối.
1.3. Một số chỉ tiêu sinh lý quan trọng của dê
Một số chỉ tiêu sinh lý của dê biến ñộng như sau:


























II. GIỚI THIỆU MỘT SỐ GIỐNG DÊ PHỔ BIẾN
2.1. Các giống dê nội
a. Dê ñịa phương
Một số nơi còn gọi là dê Cỏ. Dê Cỏ có màu
lông khá khác nhau, ña số màu vàng nâu hoặc ñen
loang trắng.
Khối lượng sơ sinh 1,7-1,9 kg, 6 tháng tuổi
11-12kg; trưởng thành 30-35 kg.
Khả năng cho sữa 350-370g/ngày với chu
kỳ cho sữa là 90-105 ngày.
Tuổi phối giống lần ñầu 6-7 tháng, ñẻ 1,4
lứa/năm, bình quân 1,3 con/lứa.
Thân nhiệt (trực tràng) 38,6-40
o
C
Mạch ñập 70-80 lần/phút
Nhịp thở 12-20 lần/phút
Tần số nhai lại 1-1,5 lần/phút

ðộng dục lần ñầu 4-12 tháng
Thời gian ñộng dục 12-36 giờ (trung bình 18 giờ)
Chu kỳ ñộng dục 18-23 ngày
Thời gian mang thai 148-153 ngày
Dung lượng máu 7% thể trọng
Hemoglobin 8-14 g%
Tỷ khối huyết cầu (PCV) 30-40%
Hồng cầu 12-13 triệu/mm
3

Bạch cầu 9-10 triệu/mm
3

Thời gian ñông máu 2,5 phút
Công thức bạch cầu :
Trung tính 30-48%
Lympho 50-70%
Ái kiềm 0-2%
Ái toan 3-8%
ðơn nhân 1-4%
Hình 1-3: Dê Cỏ
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Chăn nuôi Dê và thỏ…………………… …………………

20

Thích nghi với chăn thả quảng canh.
b. Dê Bách Thảo
Là giống dê kiêm dụng sữa-thịt. Cho ñến nay
chưa xác ñịnh ñược rõ nguồn gốc (Một số người cho
rằng nguồn gốc của nó là con lai giữa dê British-

Alpine từ Pháp với dê Ấn ðộ ñã ñược nhập vào nước
ta, nuôi qua hàng trăm năm nay).
Dê Bách Thảo có màu lông ñen loang sọc trắng.
Tai to cụp xuống.
Khối lượng sơ sinh 2,6-2,8 kg, 6 tháng 19-22
kg, trưởng thành của dê cái 40-45 kg, dê ñực 75-80
kg.
Khả năng cho sữa : 1,1 -1,4 kg/ngày X chu kỳ
148-150 ngày.
Tuổi phối giống lần ñầu: 7-8 tháng, ñẻ 1,7 con/lứa và 1,8 lứa/năm.
Tính tình hiền lành, có thể nuôi nhốt hoàn toàn hoặc nhốt kết hợp chăn thả ở các vùng.

2.2. Các giống dê nhập nội
a. Dê Jumnapari
Là giống Ấn ðộ ñược nhập vào nước ta từ năm
1994.
Dê này có màu lông trắng tuyền, chân cao.
Khối lượng sơ sinh : 2,8-3,5 kg, 6 tháng 22-24 kg,
trưởng thành con cái 42-46 kg, con ñực 70-80 kg.
Khả năng cho sữa 1,4- 1,6 kg/ngày với chu kỳ
180-185 ngày.
Tuổi phối giống lần ñầu 8-9 tháng, ñẻ 1,3
con/1ứa, 1,3 lứa/năm.
Dê phàm ăn và chịu ñựng tốt với thời tiết nóng bức.

b. Dê Beetal
Là một giống dê Ấn ðộ ñược nhập về cùng lúc
với dê Jumnapari (1994).
Màu lông ñen tuyền hoặc loang trắng
Tai to dài cụp.

Khối lượng và khả năng sản xuất tương ñương
dê Jumnapari.
Dê này cũng phàm ăn nhưng hiền lành.



Hình 1-4: Dê Bách Thảo
Hình 1-6: Dê Beetal
Hình 1-5: Dê Jumnapari
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Chăn nuôi Dê và thỏ…………………… …………………

21


c. Dê Barbari
Là giống dê ñược nhập từ Ấn ðộ
Dê có thân hình thon chắc, màu lông vàng
loang ñốm trắng như hươu sao, tai nhỏ thẳng.
Khối lượng trưởng thành 30-35 kg.
Dê cái có bầu vú phát triển, khả năng cho sữa
0,9-1kg/ngày với chu kỳ 145-148 ngày.
Khả năng sinh sản tốt (ñẻ 1,8 con/lứa và 1,7
lứa/năm).
Dê này ăn rất tạp, chịu ñựng kham khổ tốt,
hiền lành, phù hợp với hình thức chăn nuôi ở nước ta.
d. Dê Alpine
Là giống dê sữa của Pháp (nuôi nhiều ở vùng
núi Alpes).
Dê có bộ lông dài, màu lông thay ñổi khác nhau
từ ñen ñến trắng, tai nhỏ và thẳng.

Khối lượng trưởng thành của con cái khoảng 60
kg, con ñực 65 kg.
Năng suất sữa 900-1000 lít/1 chu kỳ cho sữa
240-250 ngày.
Dê Alpine ñã ñược nhập vào nước ta, ñang ñược
nuôi tại Trung tâm Nghiên cứu Dê và Thỏ Sơn Tây và
tỉnh Ninh Thuận. Tinh cọng rạ của giống dê này cũng
ñược nhập về từ Pháp, ñang ñược dùng ñể lai tạo với
dê trong nước, bước ñầu ñã cho kết quả tốt.

e. Dê Saanen
Là giống dê chuyên sữa của Thụy Sĩ, nuôi nhiều
ở Pháp và các nước châu Âu.
Dê có màu lông trắng, tai vểnh nhỏ.
Khối lượng con cái trưởng thành 45-50kg, con
ñực 65-75kg.
Năng suất sữa cao 1000-1200kg sữa/chu kỳ trong
290-300 ngày.
Dê Saanen ñã ñược nhập vào nước ta và ñã dùng
lai tạo với dê Bách Thảo cho kết quả tốt.




Hình 1-7 : Dê Barbari
Hình 1-8: Dê Alpine
Hình 1-9: Dê Saanen
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Chăn nuôi Dê và thỏ…………………… …………………

22


f. Dê Boer
Là giống dê chuyên thịt, có nguồn gốc từ châu
Phi, nay ñược nuôi nhiều ở Mỹ và châu Phi. Nhiều
nước ñã nhập giống dê Boer ñể lai tạo giống dê thịt phù
hợp với ñiều kiện ở từng nước.
Lông thân màu trắng, lông ñầu và cổ màu nâu ñỏ.
Con dực nặng tới 100-160 kg, con cái nặng tới
90-110kg. Cơ bắp rất ñầy ñặn, sinh trưởng nhanh.

2.3. Các loại dê lai
Trung tâm nghiên cứu Dê và Thỏ Sơn Tây ñã tiến hành nghiên cứu hàng loạt các công
thức lai giữa các giống dê. Dê Bách Thảo ñực lai với dê cái Cỏ, cho con lai F1 và F2. Con lai
sinh trưởng và tăng trọng tốt, khả năng sinh sản và cho sữa ñều cao hơn dê Cỏ từ 25-30%; có
khả năng thích ứng với chăn nuôi ở nhiều vùng nước ta. Sử dụng dê ñực 3 giống dê ấn ðộ lai
với dê Cỏ và dê Bách Thảo, cho con lai cũng có khả năng sản xuất cao hơn so với dê Cỏ và dê
Bách Thảo thuần. S? d?ng dê ñực Saanen hoặc Alpine hoặc tinh cọnh rạ của dê ñực Pháp lai
với dê Bách Thảo tạo ra dê lai cho nang suất sữa ở con lai tăng lên ñược 35-40%.
Kết quả nghiên cứu cho thấy sử dụng dê ñực Bách Thảo, Jumnapari và Beetal lai với dê
Cỏ ñịa phương nuôi ở các vùng ñều cho con lai F1 có khả năng sinh trưởng và tăng trọng tốt
hơn nên mang lai hiệu quả kinh tế cao hơn rõ rệt so với chăn nuôi dê Cỏ thuần.
III. CHỌN LỌC VÀ NHÂN GIỐNG DÊ
3.1. Chọn lọc dê ñực làm giống
Cũng như các gia súc khác về nguyên tắc khi chọn giống dê cần phải chọn qua ñời trước
(chọn lọc theo nguồn gốc); sau ñó là chọn lọc bản thân cá thể con giống qua ngoại hình, khả
năng sản xuất, khả năng thích ứng với ñiều kiện chăn nuôi ; và cuối cùng là chọn lọc qua ñời
sau của chúng. Kỹ thuật chọn lọc theo ñời sau phức tạp và hiện nay chưa ñược áp dụng trong
công tác giống dê ở nước ta. Sau ñây là cách chọn lọc dê ñực giống theo nguồn gốc và bản
thân
a. Chọn lọc theo nguồn gốc

- Bố mẹ có lý lịch rõ ràng, có các chỉ tiêu sản xuất ñạt xuất sắc so với nhóm giống,
phẩm giống.
- Mẹ có khả năng sản xuất cao (cao sản), ñẻ từ lứa thứ 2 trở ñi (nghĩa là trong thời kỳ
dê mẹ ñang sung sức).
- Khả năng phối giống thụ thai của bố ít nhất ñạt từ 85% trở lên.
- Nên là con sinh ñôi;
b. Chọn lọc theo bản thân
- Ngoại hình
Nên chọn những con có ñặc ñiểm ngoại hình như sau:
+ Có ngoại hình ñặc trưng của giống;
+ To khỏe nhất trong ñàn;
Hình 1-10: Dê Boer
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Chăn nuôi Dê và thỏ…………………… …………………

23

+ Có ñầu ngắn, rộng, tai to và dày, thân hình cân ñối, cổ to, ngực nở, tứ chi khoẻ
mạnh, cứng cáp, chắc chắn, hai tinh hoàn ñều và to.
+ Không có dị tật ngoại hình như chân cong, mong chân quá ngắn hay quá dài.
- Hoạt tinh sinh dục:
+ Có tính hăng cao
+ Có các ñặc tính tinh dịch tốt, chỉ tiêu VAC phải ñạt từ 1 tỷ trở lên.
3.2. Chọn dê cái giống
a. Chọn lọc theo nguồn gốc
- Bố mẹ có lý lịch rõ ràng, có các chỉ tiêu sản xuất ñạt xuất sắc so với nhóm giống,
phẩm giống ;
- Mẹ có khả năng sản xuất cao (cao sản), ñẻ từ lứa thứ 2 trở ñi (nghĩa là trong thời kỳ
dê mẹ ñang sung sức).
- Khả năng phối giống thụ thai của bố ít nhất ñạt từ 85% trở lên.
- Nên là con sinh ñôi.

b. Chọn lọc bản thân
- Ngoại hình
Nên chọn những con có ñặc ñiểm ngoại hình như sau (hình 1-11):





Hình 1-11: Ngoại hình của dê cái nên chọn làm giống

+ Thể hiện ñược những ñặc trưng ngoại hình của giống;
+ ðối với dê hướng thịt thân hình cần có dạng hình chữ nhật, còn ñối với dê hướng sữa
thân hình cần có dạng hình nêm.
+ ðầu rộng hơi dài, cổ dài vừa phải, mình nở rộng, ngực sâu và dài, lưng phẳng, bụng to
vừa phải, hông rộng, da mềm, lông bông mịn, bộ phận sinh dục nở nang.
+ Chân phải dài ñể cho bầu vú không gần mặt ñất. Bốn chân thẳng, dáng ñứng nghiêm
chỉnh, các khớp gọn và thanh.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Chăn nuôi Dê và thỏ…………………… …………………

24

+ Bầu vú nở rộng, các phần cân ñối, bầu vú gắn chặt vào phần bụng, gọn ở phía trước,
hai núm vú dài và ñưa về phía trước, nhìn phía sau bầu vú nở tròn, lông bầu vú càng mịn càng
tốt, bầu vú phải treo vững, núm vú to dài từ 4-6 cm, có nhiều tĩnh mạch nổi rõ trên bầu vú,
không có núm vú kẽ.
Những dê cái có ngoại hình như sau không nên chọn làm giống (hình 1-12):


Hình 1-12: Những dê cái không nên chọn làm giống
+ ðầu dài, trụi lông tai

+ Cổ ngắn, thô
+ Lồng ngực hẹp, sườn thẳng, nhìn ngang có hình viên gạch
+ Bụng nhỏ
+ Vú thịt (trông gồ ghề, khi căng sữa bóp thấy cứng, sữa ra ít).
+ Chân móng không thẳng, ñầu gối chân trước dày, chân trước không thẳng, chân
sau vòng kiềng, cổ chân yếu, quá bẹt, khớp mắt cá ở hai chân gồ sát nhau khi ñi.
+ Xương hông hẹp và dốc.
- Khả năng sinh trưởng
Khối lượng cơ thể con vật tỉ lệ thuận với năng suất sữa và thịt (trong cùng một ñiều kiện
nuôi dưỡng), do vậy nên chọn những cá thể có chỉ tiêu sinh trưởng cao hơn mức trung bình
của ñàn. Chú ý ở các thời ñiểm sơ sinh, 6 tháng, lúc phối giống và tuổi ñẻ lứa ñầu.
- Khả năng sinh sản:
Khả năng sinh sản thể thể hiện ở tính mắn ñẻ, bởi vậy chọn dê cái giống phải có:
+ Tỷ lệ thụ thai hàng năm phải ñạt từ 85% trở lên.
+ Khoảng cách lứa ñẻ ñều ñặn, số con ñẻ ra, tỷ lệ nuôi sống, số dê con sinh ra/năm/mẹ
phải ñạt cao hơn trung bình của giống. ðối với dê Bách thảo phải chọn những con ñạt từ 3
con/năm/mẹ, còn ñối với dê Cỏ và Cỏ lai phải ñạt 2 con/mẹ/năm trở lên.
- Khả năng cho sữa
Khả năng cho sữa là chỉ tiêu rất quan trọng ñánh giá phẩm chất giống. Nên chọn những
con có sản lượng sữa hàng ngày cao, mức sụt sữa thấp và thời gian cho sữa kéo dài. Ở nước ta
với giống dê sữa Bách thảo nên chọn những dê cái có năng suất cao hơn 1,2 lít/ngày và thời
gian cho sữa ñạt 150 ngày trở lên ñể làm dê giống. Dê Cỏ vốn có khả năng cho sữa thấp thì
nên chọn những con cho 0,35-0,4lit/ngày và thời gian cho sữa khoảng 90-100 ngày sẽ ñảm
nuôi con tốt, tỷ lệ nuôi sống cao.
- Tính tình
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Chăn nuôi Dê và thỏ…………………… …………………

25

ðối với dê cái, nhất là dê hướng sữa, nên chọn những con hiền lành, dễ vắt sữa (hiện

nay trong chăn nuôi việc vắt sữa chủ yếu thực hiện bằng tay). Hiền lành và bản tính làm mẹ
cao là những ñặc ñiểm tốt ñối với dê cái giống.
- Khả năng thích nghi
Dê cái có sức chống chịu cao là dê sinh nở dễ dàng, ăn tốt và chịu ñựng ñược những
ñiều kiện ngoại cảnh tại nơi chăn nuôi, tỷ lệ cảm nhiễm ký sinh trùng và ốm ñau thấp so với
toàn ñàn.
3.3. Phương pháp nhân giống dê
Có hai phương pháp cơ bản ñể nhân giống trâu bò là nhân giống thuần và lai giống. Bất
cứ một chương trình giống nào cũng ñều dựa vào nhân thuần, lai giống hoặc phối hợp cả hai
biện pháp này.
a. Nhân giống thuần
Nhân giống thuần (hay còn gọi là nhân thuần) là cách cho giao phối giữa ñực và cái
thuộc cùng một giống ñể thu ñược ñời con mang 100% máu của giống ñó. Phương pháp này
nhằm ổn ñịnh, củng cố và nâng cao các tính trạng mong muốn của một giống sẵn có.
Nhằm có ñược tiến bộ di truyền cần xây dựng các chương trình nhân giống thuần, trong
ñó những cá thể “tốt nhất” ñược chọn lọc và ghép ñôi giao phối ñể làm bố mẹ cho thế hệ sau,
kết hợp với việc loại thải những cá thể kém chất lượng. Thông qua chọn lọc sẽ tìm ñược và
ghép ñôi giao phối những con bố mẹ tốt sao cho thế hệ sau tiến bộ hơn thế hệ trước.
Nhân giống thuần có ưu ñiểm là tạo ra ñược những ñàn con ñồng ñều hơn dê lai. Trong
nhân giống thuần hiện tượng ñẻ khó thường không phải là một vần ñề như thường gặp trong
lai giống. Tuy nhiên, nhân giống thuần cũng có những nhược ñiểm của nó là không có ñược
ưu thế lai và không phối hợp ñược những tính trạng tốt của nhiều giống. Mặc dù vậy, nhân
giống thuần là cần thiết ñể tạo nguyên liệu di truyền cho lai giống. Nhân giống thuần thường
ñược áp dụng ñối với những giống thích nghi tốt với ñiều kiện chăm sóc nuôi dưỡng và môi
trường của một ñịa phương cụ thể.
b. Lai giống
Lai giống là cho giao phối những cá thể khác giống với nhau nhằm một hay nhiều mục
ñích sau:
- Sử dụng ưu thế lai, có nghĩa là khai thác sức sống và sức sản xuất vượt trội có ñược ở
con lai so với các các thể thuộc giống thuần của bố mẹ.

- Khai thác các ưu ñiểm của các giống khác nhau, có nghĩa là ñể tổ hợp ñược các ñặc
tính tốt của giống bố và giống mẹ ở trong thế hệ con lai.
- Thay thế ñàn, có nghĩa là sử dụng các cá thể con lai vào mục ñích sinh sản.
- Tạo giống, có nghĩa là tạo ra giống mới trên cơ sở tổ hợp nguồn gen từ các giống
khác nhau.
Tuỳ theo mục ñích khác nhau mà người ta có thể tiến hành lai tạo theo các công thức lai
khác nhau như lai kinh tế, lai cấp tiến, lai luân chuyển, lai lặp lại
Ơ nước ta có 3 hướng lai tạo dê chính như sau:
- Sử dụng dê ñực Bách thảo hay dê ñực Ấn ðộ ñể lai cải tạo ñàn dê Cỏ nhằm vừa nâng
cao năng suất ñàn dê Cỏ vừa tạo ra ñàn dê cái lai nền phục vụ cho công tác lai tạo giống tiếp
theo (hình 1-13).


×