Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Giáo trình chăn nuôi Dê và Thỏ - Chương 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1015.78 KB, 10 trang )

Chương 6
DINH DƯỠNG VÀ THỨC ĂN CỦA THỎ
Thỏ là gia súc ăn cỏ, nhưng không phải là gia súc nhai lại. ðặc ñiểm tiêu hoá thức ăn
của thỏ khác nhiều so với các gia súc ăn cỏ khác. Thỏ có khả năng tận thu nhiều loại thức ăn
sẵn có, kể cả nhiều loại phụ phẩm. Thế nhưng, nếu không nắm ñược những ñặc thù tiêu hoá
và những biện pháp kỹ thuật nuôi dưỡng thích hợp thì tổn thất trong chăn nuôi thỏ sẽ rất lớn.
Do vậy trọng tâm của chương này là làm sáng tỏ những vấn ñề này.
I. SINH LÝ TIÊU HOÁ CỦA THỎ
1.1. Cấu tạo bộ máy tiêu hoá của thỏ
Cơ quan tiêu hoá của thỏ bao gồm: miệng, thực quản, dạ dày, ruột non và ruột già
(hình 6-1).


Hình 6-1: Cấu tạo bộ máy tiêu hoá của thỏ
a. Miệng
Thỏ có công thức răng như sau:
Hàm trên: RC 2 RN 0 RH 6
Hàm dưới: RC1 RN 0 RH 5
Mỗi nửa hàm trên có 2 răng cửa và 6 răng hàm, không có răng nanh. Răng cửa trước
lớn, cạnh răng vát ở ñầu răng từ ngoài vào trong, cong lồi ra phía ngoài, có một ñường xoi ở
mặt ngoài răng. Răng cửa phía sau thô kệch và hoàn toàn bị che lấp bởi răng cửa trước. Vành
răng hàm bằng phẳng, mọc nghiêng vào bên trong, răng hàm thứ nhất và răng hàm cuối cùng
nhỏ hơn các răng hàm khác. Giữa răng hàm và răng cửa có 1 khoảng trống không có răng.
Mỗi nửa hàm dưới có 1 răng cửa và 5 răng hàm cũng phân cách bởi 1 khoảng trống
không có răng. Răng cửa không có ñường xoi, vành răng không bằng phẳng mọc nghiêng ra
phía ngoài. Răng hàm sau cùng nhỏ nhất, răng hàm ñầu tiên lớn nhất.
b. Thực quản
Thực quản chạy dài song song với ñốt sống cổ và tận cùng ñến dạ dày. Chức năng của
thực quản là ñể nuốt thức ăn.
c. Dạ dày
Thỏ có dạ dày ñơn giống như dạ dày ngựa, co giản tốt nhưng co bóp yếu. Dạ dày thỏ


luôn luôn chứa ñầy thức ăn. Nếu dạ dày lép kẹp hoặc chứa tạp chất thể lỏng là thỏ bị bệnh,
phân thải ra sẽ nhão không thành viên.
d. Ruột non
Ruột non của thỏ dài 4-6m, gồm có tá tràng, không tràng và hồi tràng. ðây là nơi têu
hoá và hấp thu protein, bột ñường và lipit tương tự như ở các loài gia súc khác.
e. Manh tràng
Manh tràng của thỏ là một túi mù thông với ñoạn nối giữa ruột non và ruột già. Manh
tràng của thỏ lớn gấp 5-6 lần dạ dày và có khả năng tiêu hoá chất xơ nhờ hệ vi sinh vật cộng
sinh gồm có protozoa, nấm và vi khuẩn có lợi. Nếu một yếu tố nào ñó làm mất cân bằng của
hệ vi sinh vật cộng sinh này (như stress, cho uống kháng sinh, khẩu phần nhiều mỡ ngheo xơ,
hay qua nhiều bột ñường, v.v.) thì các loại vi khuẩn gây hại sẽ phát triển và sản sinh ra ñộc tố
có hại cho thỏ. Nếu thiếu thức ăn thô thì dạ dày và manh tràng trống rỗng, gây cho thỏ có
cảm giác ñói. Nếu ăn thức ăn nghèo xơ hoặc ăn rau xanh, củ quả chứa nhiều nước, nẫu nát,
dễ phân huỷ thì làm thỏ rối loạn tiêu hoá như tạo khí nhiều, phân không tạo viên cứng, ñường
ruột căng khí, ñầy bụng và ỉa chảy.
f. Ruột già
Ruột già của thỏ gồm có kết tràng và trực tràng. Kết tràng ñược chia ra làm hai phần,
một phần lồi, tròn và nổi lên, một phần hẹp, có hình ống nối liền với trực tràng nằm trong
xoang chậu.
Tỷ lệ dung tích các bộ phận ñường tiêu hoá của thỏ cũng khác so với của các gia súc
khác (bảng 6-1). Ở thỏ manh tràng lớn nhất (49%).

Bảng 6-1: Tỷ lệ các bộ phận ñường tiêu hoá của các gia súc (%)
Cơ quan tiêu hoá Ngựa Bò Lợn Thỏ
Dạ dày 9 71 29 34
Ruột non 30 19 33 11
Manh tràng 16 3 6 49
Ruột già 45 7 32 6
Tổng số 100 100 100 100
Sự phát triển ñường tiêu hoá thay ñổi theo tuổi. Cơ thể thỏ sinh trưởng ñều ñặn cho

ñến tuần tuổi thứ 11-12, nhưng ñường tiêu hoá (trừ gan) ngừng phát triển ở tuần tuổi thứ 9.
Từ tuần thứ 3-9 khối lượng của từng ñoạn ruột cũng thay ñổi khác nhau. Ở tuần thứ 3, ruột
non nặng gấp ñôi ruột già, ñến tuần thứ 9 khối lượng ruột non và ruột già ñã tương ñương
nhau. Sự phát triển về ñộ dài của các ñoạn ruột thỏ cũng tương tự như phát triển khối lượng.
1.2. ðặc ñiểm tiêu hoá của thỏ
Ở thỏ thức ăn bắt ñầu ñược tiêu hoá ở miệng. Thức ăn ñược nghiền bởi răng và trộn
nước bọt. Sau khi ñược nuốt qua thực quản thức ăn xuống dạ dày. Ở dạ dày protein thức ăn
ñược tiêu hoá nhờ tác dụng của dịch vị. Nếu thiếu muối trong khẩu phần ăn thì dịch vị tiết ra
ít, thỏ sẽ không sử dụng hết protein trong thức ăn. Cấu tạo dạ dày thỏ không thích ứng với
việc tiêu hoá chất xơ. Trong dạ dày thức ăn ñược xếp thành từng lớp và cứ thế chuyển dần
xuống ruột non. Các chất protein, gluxit, lipit có trong thức ăn ñược tiêu hoá phần lớn ở tá
tràng của ruột non nhờ các men tiêu hoá của dịch ruột. Các chất dinh dưỡng cũng ñược hấp
thu chủ yếu ở ñây.
Phần thức ăn không ñược tiêu hoá ở ruột non sẽ ñược ñẩy tiếp xuống ruột già, ở ñó
các mẫu thức ăn ñược phân loại tuỳ theo kích thước. Những mảnh thức ăn xơ kích thước lớn
hơn không tiêu hoá ñược ñẩy các tiểu phần nhỏ hơn có khả năng tiêu hoá ngược trở lại vào
manh tràng, ñó là một túi ruột tịt nằm giữa ruột non và ruột già (xem hình 6-1). Những tiểu
phần thức ăn không tiêu hoá sau ñó ñược ñẩy ra ngoài theo các viên phân thường (còn gọi là
phân cứng). Manh tràng bắt ñầu tiêu hoá thức ăn xơ nhờ vi sinh vật cộng sinh và tạo ra một
loại phân ñặc biệt gọi là phân mềm hay phân ñêm.
Bảng 6-2: Thành phần hoá học của 2 loại phân thỏ
Thành phần hoá học Phân cứng Phân mềm
VCK (%) 52,7 38,6
Protein thô (%) 15,4 25,7
Chất béo thô (%) 30,0 17,8
Khoáng tổng số (%) 13,7 15,2
Như vậy, thỏ có 2 loại phân: phân cứng và phân mềm. Phân cứng có viên tròn, thỏ
không ăn. Phân mềm gồm nhiều viên nhỏ, mịn, dính kết vào nhau, ñược thải ra vào ban ñêm
gọi là “phân vitamin”, khi thải ra ñến hậu môn thì thỏ cúi xuống ăn ngay, nuốt chửng vào dạ
dày và các chất dinh dưỡng ñược hấp thu lại ở ruột non. Dựa vào ñặc tính ăn “phân vitamin”

này, người ta gọi thỏ là loài “nhai lại giả”. Thỏ con còn bú mẹ không có hiện tượng ăn phân.
Hiện tượng này chỉ bắt ñầu hình thành khi thỏ ñược 3 tuần tuổi. Phân cứng còn gọi là phân
ban ngày, phân mềm còn gọi là phân ban ñêm. Như vậy thỏ ăn phân trong môi trường yên
tĩnh. Thành phần hoá học của 2 loại phân này cũng khác nhau rõ rệt (bảng 6-2).
Vi sinh vật cộng sinh ở manh tràng yếu phân giải chất xơ, ñồng thời các quá trình gây
thối cũng xảy ra và có chất ñộc hình thành. Vì vậy không nên cho thỏ ăn thức ăn khó tiêu và
không cho ăn nhiều loại thức ăn có hàm lượng bột ñường cao hoặc dễ lên men gây bệnh ỉa
chảy. Do ruột già nhu ñộng yếu nên thức ăn dừng lại ở ruột già khá lâu. Từ khi thức ăn ñưa
vào miệng ñến lúc chuyển hoá thành phân thải ra ngoài cơ thể mất khoảng 72 giờ ở thỏ
trưởng thành và mất khoảng 60 giờ ở thỏ non. Ruột già chủ yếu hấp thu các muối và nước.
II. NHU CẦU DINH DƯỠNG CỦA THỎ
Thỏ là ñộng vật ăn thực vật, có khả năng tiêu hóa nhiều chất xơ, cho nên có thể nuôi
thỏ bằng các loại rau, cỏ, củ quả và các phế phụ phẩm. Nhưng muốn tăng năng suất trong
chăn nuôi thỏ, cần phải bổ sung thêm thức ăn tinh bột, ñạm, khoáng và vitamin ở dạng
premix hoặc ở dạng thức ăn giàu dinh dưỡng về chất ñó. ðiều quan trọng là phải biết bổ sung
các chất dinh dưỡng ñó ở lứa tuổi và thời kỳ nào ñể ñáp ứng nhu cầu dinh dưỡng khác nhau
của chúng. Cho ñến nay việc nghiên cứu sâu về nhu cầu các chất dinh dưỡng cụ thể của thỏ
chưa có nhiều. Tạm thời có thể tham khảo nhu cầu dinh dường về bột ñường, protein và chất
xơ cho các loại thỏ do INRA (1999) ñưa ra như ở bảng 6-3.
Bảng 6-3:Nhu cầu dinh dưỡng của thỏ (INRA, 1999)
Nhu cầu các chất dinh dưỡng
(g/con/ngày)

Giai ñoạn nuôi
Bột ñường Protein Xơ
- Sau cai sữa-vỗ béo 22-24
+ 0,5-1,0kg 15-35 2,5-9
+ 1,0-2,0kg 35-80 9-13
+ 2,0-3,0kg 80-110 13-17
- Hậu bị giống, nghỉ ñẻ 70 20 20-26

- Cái có chửa 90 28 26-28
- Mẹ nuôi con 28-31
+ 10 ngày ñầu 180 48
+ 11-20 ngày 205 56
+ 21-30 ngày 200 52
+ 31-40 ngày 165 44
2.1. Nhu cầu bột ñường
Bột ñường có nhiều trong thức ăn hạt ngũ cốc, khoai, sắn... Những chất này trong quá
trình tiêu hoá sẽ ñược phân giải thành ñường, cung cấp năng lượng cho cơ thể. Nhu cầu bột
ñường của thỏ có thể tham khảo ở bảng 6-3. ðối với thỏ sau cai sữa cho ñến thời kỳ vỗ béo
cần tăng dần lượng tinh bột. ðối với thỏ hậu bị (4-6 tháng tuổi) và thỏ cái giống không sinh
ñẻ thì phải khống chế lượng tinh bột ñể tránh hiện tượng vô sinh do béo quá. ðến khi thỏ ñẻ
và nuôi con trong vòng 20 ngày ñầu phải tăng lưọng tinh bột gấp 2-3 lần so với khi có chửa,
bởi vì thỏ mẹ vừa phải phục hồi sức khoẻ, vừa phải sản xuất sữa nuôi con. ðến giai ñoạn sức
tiết sữa giảm (sau khi ñẻ 20 ngày) nhu cầu tinh bột cũng cần ít hơn.
2.2. Nhu cầu protein
Protein ñóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển và sinh trưởng của cơ thể.
Nếu thỏ mẹ trong thời kỳ có chửa và nuôi con mà thiếu protein thì thỏ con sơ sinh nhỏ, sức
ñề kháng kém, sữa mẹ ít, dẫn ñến tỷ lệ nuôi sống ñàn con thấp. Sau khi cai sữa, cơ thể chưa
phát triển hoàn hảo, nếu thiếu protein thỏ con sẽ còi cọc, dễ sinh bệnh tật trong giai ñoạn vỗ
béo. Nhu cầu protein cho các loại thỏ có thể tham khảo ở bảng 6-3.
2.3. Nhu cầu chất xơ
Do ñặc ñiểm sinh lý tiêu hoá của thỏ, thức ăn thô vừa là chất chứa ñầy dạ dày và
manh tràng, vừa có tác dụng chống ñói, ñảm bảo sinh lý tiêu hoá bình thường, ñồng thời là
nguồn thức ăn cung cấp thành phần xơ chủ yếu ñể ñáp ứng nhu cầu dinh dưỡng ñối với cơ thể.
Nếu cho thỏ ăn ít rau lá cỏ mà không ñáp ứng ñược 8% vật chất khô là chất xơ thì thỏ dễ bị ỉa
chảy; ngược lại nếu tỷ lệ ñó cao quá 16% thì thỏ tăng trọng chậm, dễ bị táo phân. Nhu cầu
chất xơ cho các loại thỏ có thể tham khảo ở bảng 6-3. Khi khẩu phần ăn của thỏ không có ñủ
chất xơ hay quá nhiều bột ñường thì ñường tiêu hoá của thỏ sẽ kém nhu ñộng, gây cứng ruột,
làm cho thỏ ñau bụng và chết.

2.4. Nhu cầu vitamin
ðối với thỏ sinh sản và thỏ con sau cai sữa chưa tổng hợp ñược vitamin từ thức ăn
nên thường bị thiếu vitamin, ñặc biệt là vitamin A, D, E. Nếu thiếu vitamin A thỏ sinh sản
kém hoặc rối loại sinh lý sinh sản, thỏ con sinh trưởng chậm và các hội chứng viêm da, viêm
kết mạc niêm mạc và viêm ñường hô hấp thường xuyên xảy ra. Vitamin E thường gọi là sinh
tố sinh sản, nếu thiếu thai phát triển kém hoặc chết khi sơ sinh, thỏ ñực giống giảm tính hăng,
tinh trùng kém hoạt lực dẫn ñến tỷ lệ thụ thai thấp. Nếu thiếu vitamin nhóm B thỏ hay bị
viêm thần kinh, bại liệt, nghiêng ñầu, chậm lớn, kém ăn, thiếu máu. Nếu thiếu vitamin D thỏ
dễ bị còi cọc, mềm xương.
2.5. Nhu cầu khoáng
Khoáng cũng là thành phần dinh dưỡng quan trọng ñối với thỏ, nhất là thỏ nuôi nhốt.
Nếu thiếu canxi, phốt pho thỏ con còi xương, thỏ giống sinh sản kém, thai hay chết. Nếu
thiếu muối, thỏ hay bị rối loại tiêu hoá và chậm lớn.
2.6. Nhu cầu nước uống
Thỏ là loại gia súc có nhu cầu nhiều nước. Cơ thể thỏ sử dụng hai nguồn nước chủ
yếu: nước có trong thức ăn và nước uống. Nhu cầu nước uống phụ thuộc vào nhiệt ñộ không
khí và hàm lượng vật chất khô trong thức ăn hàng ngày. Mùa hè thỏ ăn nhiều thức ăn khô cần
lượng nước nhiều gấp 3 lần so với bình thường. Ngoài ra nhu cầu về nước của thỏ còn phụ
thuộc vào lứa tuổi và các thời kỳ sản xuất khác nhau:
- Thỏ vỗ béo và thỏ hậu bị : 0,2-0,5 lít/ngày
- Thỏ chửa: 0,5-0,6 lít/ngày
- Sau khi ñẻ: 0,6-0,8 lít/ngày
- Khi tiết sữa tối ña: 0,8-1,5 lít/ngày
Nếu cho thỏ ăn nhiều thức ăn thô xanh và củ quả, lượng nước có trong thức ăn thực
vật ñáp ứng ñược 60-80% nhu cầu nước tổng số, nhưng vẫn cần cho thỏ uống nước. Thỏ
thiếu nước còn nguy hiểm hơn thiếu thức ăn. Thỏ nhịn khát ñược ñến ngày thứ hai là bỏ ăn,
gầy dần ñến ngày thứ 10-12 là chết.
III. THỨC ĂN VÀ KHẨU PHẦN CHO THỎ

×