Tải bản đầy đủ (.doc) (87 trang)

ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới hiện nay tới thị trường tàu biển việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (471.89 KB, 87 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Năm 2008, sức phá huỷ của khủng hoảng tài chính rõ nét hơn bao giờ
hết, kéo theo nó là khủng hoảng công nghiệp. Khi kinh tế toàn cầu suy giảm
trong năm 2009, những thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam như Mỹ, Nhật
Bản, EU và một số khu vực có nguy cơ bị thu hẹp, điều này đe dọa tới kim
ngạch xuất xuất khẩu của ta. Đồng thời, các nguồn vốn đầu tư trực tiếp và
gián tiếp cũng bị giảm sút, nhu cầu nhập khẩu cho tiêu dùng cũng như phục
vụ sản xuất cũng giảm đáng kể. Do hoạt động xuất nhập khẩu bị ảnh hưởng
lớn từ cuộc khủng hoảng tài chính nên nhu cầu vận tải đặc biệt là vận tải biển
giảm sút theo, đẩy các doanh nghiệp kinh doanh vận tải biển, các doanh
nghiệp đóng tàu, cũng như hoạt động mua bán chuyển nhượng tàu biển chịu
tác động rất xấu. Ta có thể thấy, phí chuyển một container hàng từ miền Nam
Trung Quốc sang châu Âu, nếu không tính phí nhiên liệu và vận chuyển, đã
có lúc mức thấp nhất thậm chí chỉ là 0USD vào thời điểm hiện tại. Mùa hè
năm 2007, mức phí này là 1,400USD. Những chuyến tàu biển trống đến một
nửa là một dấu hiệu cho thấy ngành kinh doanh tàu biển đang phải đối mặt
với một thách thức rất lớn ít nhất là trong năm 2009.
Hơn nữa, từ khi nền kinh tế sản xuất hàng hoá ra đời cho đến nay, vận
tải hàng hoá luôn đóng vai trò là một mắt xích trọng yếu của quá trình sản
xuất, đảm trách khâu phân phối và lưu thông hàng hoá. Các nhà kinh tế học
đã ví rằng: “Nếu nền kinh tế là một cơ thể sống, trong đó hệ thống giao thông
là các huyết mạch thì vận tải là quá trình đưa các chất dinh dưỡng đến nuôi
các tế bào của cơ thể sống đó”. Và hiện nay, khi nền kinh tế thế giới đang hội
nhập một cách mạnh mẽ thì vai trò của vận tải biển càng giữ một vai trò hết
sức quan trọng.
1
Với những lý do trên, em đã mạnh dạn chọn đề tài: “ Ảnh hưởng của cuộc
khủng hoảng kinh tế thế giới hiện nay tới thị trường tàu biển Việt Nam”
2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài có mục đích đi sâu phân tích những ảnh hưởng của cuộc khủng


hoảng tới thị trường tàu biển Việt Nam. Với mục đích như vậy, đề tài có
nhiệm vụ sau:
- Làm rõ thực trạng về thị trường tàu biển Việt Nam
- Phân tích các ảnh hưởng tích cực cũng như tiêu cực của cuộc khủng
hoảng đối với thị trường tàu biển
- Từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm chống đỡ và hạn chế các ảnh
hưởng tiêu cực của cuộc khủng hoảng.
3. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài sẽ tập trung nghiên cứu về những ảnh hưởng của cuộc khủng
hoảng tới thị trường vận chuyển hàng hóa bằng tàu biển. Ngoài ra, đề tài còn
nghiên cứu những ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng đối với thị trường đóng
tàu biển và thị trường mua bán tàu biển tại Việt Nam, đặc biệt là nghiên cứu
về các doanh nghiệp Việt Nam trong thị trường.
4. Bố cục đề tài
Ngoài phần Lời nói đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ
lục… khoá luận có bố cục gồm 3 chương:
Chương 1: Khái quát về cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới hiện nay
Chương 2: Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới hiện nay
tới thị trường tàu biển Việt Nam
Chương 3: Một số giải pháp nhằm giảm ảnh hưởng tiêu cực của cuộc
khủng hoảng đối với thị trường tàu biển Việt Nam
Đồng thời, người viết xin có lời cảm ơn chân thành tới PGS.TS Nguyễn
Như Tiến và bạn bè đã giúp đỡ tạo điều kiện cho người viết hoàn thành khóa
luận này.
2
CHƯƠNG I
KHÁI QUÁT VỀ CUỘC KHỦNG HOẢNG
KINH TẾ THẾ GIỚI HIỆN NAY
I. Diễn biến, tính chất, nguyên nhân
1. Diễn biến

1.1. Mỹ - Nơi bắt đầu của cuộc khủng hoảng
Bắt nguồn từ thị trường nhà đất Mỹ, cuộc khủng hoảng nợ dưới chuẩn
đã lan rộng như một virus máy tính, làm chao đảo thị trường tài chính thế
giới. Từ cuối năm 2006, khi giá nhà đất tại Mỹ liên tục giảm đã làm cho bóng
bóng bất động sản tại Mỹ hình thành suốt hơn 5 năm về trước đột ngột vỡ và
gây ra cuộc khủng hoảng nhà đất Mỹ. Năm 2007, trên thị trường bắt đầu
những dấu hiệu về sự sụp đổ của thị trường bất động sản ở Mỹ, kinh doanh
bất động sản liên tục thất bại. Số lượng nhà tồn ước tính cao nhất từ năm
1989. Ngành kinh doanh bất động sản suy giảm với hơn 25 tổ chức cho vay
dưới chuẩn tuyên bố phá sản. Gần 1,3 triệu bất động sản nhà ở bị tịch thu để
thế chấp nợ, tăng 79% từ năm 2006.
Đến tháng 8/2007, cuộc khủng hoảng tài chính hiện tại chính thức bùng
phát. Đó là khi ngân hàng Trung Ương phải can thiệp để cấp thanh khoản cho hệ
thống ngân hàng . Ngày 17/8/2007, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ cắt tỉ suất chiết
khấu một nửa điểm phần trăm để giúp các ngân hàng đối phó với những khó
khăn về tín dụng. Nhưng có lẽ hành động này cũng không giúp được gì nhiều
cho thị trường tài chính. Sang đầu năm 2008, tình hình khan hiếm tín dụng trở
nên rõ nét hơn trong hệ thống tài chính và ngân hàng do các tổ chức này nắm
quá nhiều các tài sản liên quan tới những khoản cho vay cầm cố dưới chuẩn.
Tính đến tháng 7/2008, các tập đoàn tài chính ngân hàng của Mỹ đã
báo mất trên 435 tỉ đô la. Hơn thế nữa, không còn một ai có thể dám chắc về
3
giá trị đích thực của các khoản đầu tư tài chính – bất động sản được ước tính
là hàng ngàn tỉ đô la vẫn năm trên sổ sách của các tập đoàn này. Rồi đến cuối
tháng 9 và đầu tháng 10 năm 2008, thế giới chứng kiến sự sụp đổ hàng loạt
ngân hàng lớn, thị trường tín dụng bị tê liệt, khủng hoảng tín dụng dưới chuẩn
lan nhanh và lan rộng sang cả các khu vực khác trên thế giới. Trong tháng 9,
hai tập đoàn cho vay cầm cố Fanie Mae và Feddie Mac lớn nhất nước Mỹ
đứng trên bờ vực phá sản với những khoản thu lỗ khổng lồ. Tổng số nợ của
hai đại gia này lên tới con số 1,5 nghìn tỉ đô la Mỹ. Giá trị tài sản ròng của

Feddie và Fannie đều xuống mức 0, giá cổ phiếu của hai tập đoàn này giảm
hơn 90% so với một năm trước gây ra tâm lý hoảng loạn trên thị trường tài
chính Mỹ. Fannie và Feddie sở hữu hoặc đảm bảo cho khoảng 5.000 tỉ USD
tiền vay thế chấp, chiếm khoảng một nửa các giao dịch thế chấp ở thị trường
tài chính Mỹ, do đó chính phủ không thể không cứu hai tập đoàn này.
7/9/2008, Bộ tài chính Mỹ đã rót vào hai tập đoàn này 100 tỉ USD cho mỗi
tập đoàn, cùng với việc rót tiền vào chính phủ đã sở hữu tới 80% cổ phần của
hai tổ chức này, đây có thể xem như việc Chính phủ đã phải thực hiện quốc
hữu hóa định chế tài chính này nhằm ngăn chặn sự đổ vỡ của hai tập đoàn
này, cũng như của cả thị trường tài chính.
Một tuần sau khi tiếp quản Fannie Mae và Feddie Mac, sóng gió lại ập
tới thị trường tài chính Mỹ với tin Lehman Brothers – ngân hàng đầu tư lớn
thứ 4 ở phố wall – sau nhiều nỗ lực cứu vãn không thành đã chính thức nộp
đơn xin phá sản theo chương 11 của Hiến pháp Hoa Kỳ, với khoản nợ khổng
lồ lên tới 613 tỉ USD. Là một ngân hàng 158 năm tuổi, Lehman đã từng được
coi là một huyền thoại với những thành tích ấn tượng trong kinh doanh phải
đi tới phá sản đánh dấu vụ phá sản lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ từ trước tới
nay. Lehman buộc phải phá sản do đã tham gia vào những khoản đầu tư liên
quan tới chứng khoán phái sinh có nguồn gốc từ những khoản vay cầm cố
trên thị trường địa ốc Mỹ.
4
Cũng trong tháng 9/2008, cùng ngày Lehman chính thức nộp đơn phá
sản ngân hàng đầu tư lớn thứ ba của Mỹ - Merrill Lynch & Co bị bank of
America Corp. thâu tóm với giá 50 tỉ USD. Tiếp sau đó hai ngày, 17/9/2008,
FED phải bơm tới 85 tỉ USD để cứu tập đoàn bảo hiểm lớn nhất nước Mỹ
American International Group (AIG). Cuối tháng 9/2008, lần lượt hai ngân
hàng Washington Mutual Inc bị đóng cửa và bộ phận ngân hàng bán lẻ của
Wachovia bị bán lại cho Citigroup.
Sau hàng loạt các vụ phá sản và mua lại này, thế giới chứng kiến sự
biến mất của mô hình ngân hàng đầu tư độc lập ở phố Wall. Cả năm ngân

hàng đầu tư độc lập để trải qua những bước ngoặt số phận trong năm 2008,
Lehman Brothers buộc phá sản, Bear Stearns và Merrill Lynch bị thâu tóm,
Morgan Stanley và Goldman Sachs phải chuyển đổi mô hình sang ngân hàng
tổng hợp để nhận được sự hỗ trợ từ chính phủ.
Tiếp đến là hàng loạt các vụ phá sản các ngân hàng thương mại trên toàn
nước Mỹ, Tính hết năm 2008 có 25 ngân hàng bị phá sản và trong ba tháng đầu
năm 2009 có thêm 23 ngân hàng thương mại ở Mỹ tiếp tục phá sản một con số
quá lớn so với 3 ngân hàng phá sản trong năm 2007.
Thị trường chứng khoán Mỹ rung lên cùng những vụ phá sản, biến
động theo tất cả những tin tức trên thị trường. Các chỉ số chứng khoán chính
trên thị trường Mỹ như chỉ số công nghiệp Dow Jones trung bình đã mất 36%
trong năm 2008, mức sụt giảm tính theo năm tồi tệ nhất kể từ năm 1931 (xem
biểu đồ 1). Chỉ số S&P 500 mất 40,5% cũng trong năm 2008 và mức giảm
tính theo năm lớn nhất từ khi chỉ số này được ra đời năm 1957 (xem biểu đồ
2). Chỉ số NASDAQ giảm 42,5% trong năm 2008, cũng là mức giảm lớn
nhất trong 37 năm chỉ số này tồn tại.
5
Biểu đồ 1.1: Chỉ số chứng khoán Dow Jones trung bình của Mỹ từ năm
2007 – 2008 và dự báo đến tháng 5/2009
Nguồn: />Biểu đồ 1.2: Chỉ số S&P 500 trung bình của Mỹ từ năm 2007 – 2008 và
dự báo đến tháng 5/2009
Nguồn: />6
Hàn thử biểu của nền kinh tế Mỹ gồm ba chỉ số chính là chỉ số công
nghiệp Dow Jones, chỉ số S&P 500 và chỉ số NASDAQ đã giảm điểm từ hồi
tháng 3/2008 tuy nhiên tới tháng 9/2008 các chỉ số lao dốc không phanh với
hàng loạt tin xấu về sự sụp đổ của các tổ chức tín dụng lớn của Mỹ. Việc các
chỉ số này rơi xuống mức thấp thể hiện nên kinh tế Mỹ đang yếu đi rất nhiều.
Sự đổ vỡ trên thị trường tài chính vào tháng 9/2008 đã gây nên những
tác động tức thì tới nền kinh tế thực khi mà sản xuất toàn nước Mỹ sụt giảm
mạnh nhất trong vòng 34 năm qua với mức giảm 2,8% so với tháng 8/2008.

Bước sang tháng 10, tình hình sản xuất vẫn tiếp tục tồi tệ. Các nhà sản xuất
lớn đều phải đối mặt với nguy cơ phá sản. Điển hình là cả ba hãng xe hơi lớn
nhất nước Mỹ là General Motor (GM), Ford và Chrysler đều rơi vào tình
trạng mất thanh khoản, nguy cơ không còn đủ tiền để duy trì hoạt động. Cả ba
hãng xe này đều rơi vào tình trạng thua lỗ nặng nề trong năm 2008 buộc chính
quyền phải can thiệp và cung cấp gói cứu trợ 14 tỉ USD cho kế hoạch giải cứu
các đại gia ô tô này.
Cuối cùng, tháng 12/2008 Mỹ chính thức tuyên bố nền kinh tế rơi vào
suy thoái sau hai quý cuối của năm 2008 tốc độ tăng trưởng GDP đều ở mức
âm. Cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ đã chính thức biến thành cuộc khủng
hoảng kinh tế sau khi Mỹ tuyên bố rơi vào suy thoái. Các hoạt động sản xuất
hàng hóa dịch vụ đình trệ, mức tiêu dùng thấp kỷ lục và tỷ lệ thất nghiệp tăng
cao nhất kể từ năm 1983, các tin xấu đến dồn dập đối với nền kinh tế.
1.2. Cuộc khủng hoảng trên phạm vi toàn thế giới
Cuộc khủng hoảng từ Mỹ nhanh chóng lan ra toàn thế giới, và lây lan
sang cả các ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ khác và trở thành cuộc
khủng hoảng kinh tế toàn cầu.
Không chỉ các ngân hàng, các định chế tài chính của Mỹ bị “nhiễm
trùng” bởi bởi liên quan tới các chứng khoán phái sinh từ thị trường bất động
sản Mỹ, mà rất nhiều ngân hàng, định chế tài chính của các nước khác trên
7
thế giới vốn nắm giữ rất nhiều loại chứng khoán này đều chịu những ảnh
hưởng nặng nề từ cuộc khủng hoảng tín dụng nhà đất Mỹ.
Cơn chấn động tài chính ở Hoa Kỳ đã khiến nhiều thị trường tài chính,
nhiều ngân hàng trên khắp thế giới bị rung động theo, bởi hàng loạt ngân
hàng lớn trên thế giới đã đầu tư mua loại trái phiếu MBS này.
- Ở Anh khoảng mười ngày sau vụ Lehman có tới tám ngân hàng lớn ở
Anh đứng trên bờ vực của sự phá sản. Cổ phiếu của các ngân hàng này bị sụt
giảm liên tiếp trong ba phiên liền, buộc chính phủ Anh phải quốc hữu hóa các
ngân hàng này nhằm ngăn ngừa một sự đổ vỡ toàn hệ thống và tránh xảy ra

một cuộc khủng hoảng cho cả nền kinh tế. Trước đó một ngân hàng lớn của
Anh là Northern Rock cũng đã được chính phủ quốc hữu hóa nhằm tránh
nguy cơ phá sản.
- Ở các nước châu Âu khác, khủng hoảng cũng gây nên những hệ lụy
đau đớn cho thế giới tài chính, với sự phá sản của nhiều ngân hàng nhỏ, trong
khi nhiều định chế tài chính lớn như UBS (Thụy Sỹ), Royal Bank of Scotland,
BNP Paribas (Pháp), Fortis (Bỉ, Hà Lan) vẫn đứng trước sóng gió, cần được
giải cứu, tăng vốn và chịu những khoản thua lỗ khổng lồ.
- Ở Nhật Bản là nơi được coi là an toàn, ít bị dính líu tới những món nợ
cho vay cầm cố dưới chuẩn cũng cảm nhận được sáp lực mạnh mẽ từ cơn bão
tài chính Mỹ sau sự sụp đổ của Lehman Brothers. Các ngân hàng Nhật trước
tháng 9/2008 ít bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng tài chính, và họ còn dư
dật vốn cung ứng cho thị trường vốn ở Mỹ và châu Âu. Nhưng sau khi
Lehman sụp đổ, các trái phiếu công ty không còn được các ngân hàng Nhật
Bản mua vào vì sợ rủi ro. Do đó, các công ty đổ xô đến vay ngân hàng, ngân
hàng thì không thể tăng cho vay đột ngột và họ phải chọn lọc khách hàng.
Tình trạng này dẫn tới sự khan hiếm tín dụng trên thị trường.
Chịu tác động của sự sụp đổ của thị trường nhà đất và thị trường tín
dụng Mỹ, hầu hết các chỉ số chứng khoán chính trên thế giới khắp từ châu Âu
8
sang châu Á đều sụt giảm nghiêm trọng trong năm 2008. Nhìn vào bảng 1.1
các thị trường đều mất từ 30% tới 60% giá trị cho thấy một thời kỳ suy thoái
lớn của kinh tế thế giới.
Bảng 1.1: Toàn cảnh chứng khoán thế giới năm 2008
Thị trường Chỉ số
Giá trị đóng
cửa ngày 30/12
Tăng / giảm so
với năm
2007(điểm)

Tăng / giảm so
với năm
2007(%)
Mỹ
Dow Jones 8.668,39 4.375,57 34,6
Nasdaq 1.550,70 1.058,93 41,5
S&P 500 890,64 556,52 39,3
Anh FTSE 100 4.392,68 2.024,02 31,5
Đức DAX 4.810,20 3.138,91 39,5
Pháp CAC 40 3.217,13 2.333,23 42,0
Đài Loan Taiwan Weighted 4.589,04 3.734,01 44,8
Nhật Nikkei 225 8.859,56 5.831,85 42,1
Hồng Kông Hang Seng 14.235,50 13.325,02 48,8
Hàn Quốc KOSPI Composite 1.124,47 728,98 40,7
Singapore Straits Times 1.770,65 1.690,57 49,0
Trung Quốc Shanghai Composite 1.832,91 3.428,65 65,2
Ấn Độ BSE 30 9.716,16 10.749,14 52,2
Australia ASX 3.591,40 2.842,70 44,1
Việt Nam VN-Index 316,32 604,75 65,9
Nguồn: CNBC, Thomson Reuters, Bloomber
Sau khi thị trường tài chính nhiều nước trên thế giới chịu tác động
mạnh từ cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ, các nước trên thế giới lần lượt bị tác
9
động mạnh hơn nữa vào toàn bộ nền kinh tế do ảnh hưởng suy thoái kinh tế
Mỹ. Hàng loạt các quốc gia phát triển và các thị trường mới nổi đều tuyên bố
lâm vào suy thoái kinh tế.
2. Tính chất
2.1. Tính lây lan
Tính lan truyền của cuộc khủng hoảng được thể hiện rất rõ từ việc cuộc
khủng hoảng ban đầu chỉ xảy ra ở thị trường bất động sản Mỹ nhưng rồi sau

đó lan sang thị trường tài chính và cuối cùng trở thành một cuộc khủng hoảng
kinh tế toàn diện trên phạm vi toàn thế giới. Tính lây lan của cuộc khủng
hoảng không chỉ thể hiện ở phạm vi của cuộc khủng hoảng ngày rộng ra mà
còn thể hiện ở sự lây lan từ thị trường này sang thị trường khác. Ban đầu, chỉ
đơn thuần là cuộc khủng hoảng cho vay cầm cố dưới chuẩn ở thị trường bất
động sản Mỹ, sau đó nó đã tiếp tục lan ra lĩnh vực tài chính làm tê liệt nhiều
định chế tài chính lớn trên thế giới. Không dừng lại tại đó, các ngành sản xuất
cũng tiếp tục hứng chịu những tổn thất nặng nề. Ngành công nghiệp ô tô,
ngành công nghiệp chế tạo máy bay, ngành bán lẻ, ngành báo chí, ngành thời
trang… tất cả đều lâm vào cuộc khủng hoảng.
2.2. Tính sâu sắc
Cuộc khủng hoảng xảy ra nhanh và mức tàn phá ghê gớm, hàng loạt
các ngân hàng, định chế tài chính, các tập đoàn sản xuất lớn có uy tín trên
khắp thế giới và có bề dày lịch sử hàng trăm năm bỗng chốc tiêu tan. Mức độ
ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tới kinh tế toàn cầu là hết sức sâu sắc và
không dễ gì nền kinh tế có thể phục hồi lại trạng thái phát triển như vừa qua
trong thời gian ngắn. Hậu của cuộc khủng hoảng sẽ là một kỷ nguyên tín dụng
bị thắt chặt chứ không dễ dãi như giai đoạn phình đại tín dụng trước đó, do đó
kinh tế thế giới khó có thể hồi phục nhanh sau khủng hoảng. Có nhiều dự báo
bi quan cho rằng kinh tế thế giới sẽ chỉ phục hồi mức độ tăng trưởng như hiện
nay trong vòng mười năm nữa, hoặc những người hết sức lạc quan cũng chỉ
10
tin rằng nền kinh tế sẽ bắt đầu hồi phục vào cuối năm 2009 và mất nhiều năm
nữa để đạt lại tốc độ tăng trưởng như trong thời gian vừa qua.
Cuộc khủng hoảng mang tính sâu sắc vì nó đã tác động tới mọi mặt đời
sống chính trị xã hội. Hậu quả của cuộc khủng hoảng làm hàng triệu người trên
thế giới rơi vào cảnh thất nghiệp, khiến hàng triệu người rơi vào cảnh nghèo
đói… Để hồi phục tốc độ tăng trưởng như trước đây rất khó, nhưng để giải quyết
hết những hậu quả xã hội mà cuộc khủng hoảng gây ra còn khó hơn.
2.3. Tính toàn cầu

Từ nền kinh tế lớn nhất thế giới – Mỹ, khủng hoảng này đã lan tỏa toàn
cầu vì những tài sản đầu tư xấu của Mỹ đã được chứng khoán hóa với nhiều
thủ thuật “bốc giá” và phần lớn đã được bán lại nhiều lần trên các thị trường
chứng khoán thế giới. Sau khi cuộc khủng hoảng bùng phát được vài tháng
khắp từ châu Âu sang châu Á, Châu Mỹ,… các quốc gia đang trong một cuộc
chiến chống suy thoái kinh tế lớn nhất từ Đại suy thoái 1930 tới nay. Có thể
nói cuộc khủng hoảng mang tính toàn cầu sâu sắc.
3. Nguyên nhân
3.1. Sự sụp đổ của thị trường bất động sản Mỹ từ các hợp đồng cho
vay dưới chuẩn
Bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng dot com tại Mỹ giai đoạn 2001 – 2002
và sau vụ khủng bố 11/9/2001, để chặn đà suy thoái kinh tế Fed đã duy trì
một mức lãi suất thấp 1% trong suốt giai đoạn 2001 – 2004, và mức lại suất
tăng dần song vẫn ở mức thấp vào những năm tiếp theo khiến hình thành một
bong bóng bất động sản tại Mỹ. Giá nhà đất Mỹ trong giai đoạn năm 2001 –
2005 đã tăng 54% do mức lãi suất thấp và việc cho vay tiền quá dễ dãi của
các công ty tài chính, các ngân hàng tại Mỹ nên người ta đổ xô đi mua nhà.
Năm 2001 đánh dấu sự hình thành của bong bóng nhà đất trên thị
trường Mỹ sau khi Cục Dự trữ liên bang Mỹ 11 lần giảm lãi suất từ mức 6,5%
xuống mức 1,75% nhằm vực dậy nền kinh tế đang suy thoái sau sự sụp đổ của
11
ngành công nghiệp dot-com. Bong bóng nhà đất kéo dài suốt giai đoạn 2001-
2005, lãi suất thấp đã khuyến khích người dân mua nhà từ nguồn vay cầm cố,
đẩy giá nhà liên tục leo thang, tăng 10% năm 2002 và tăng bình quân trên
25%/năm giai đoạn 2003-2005. Sự bùng nổ giá nhà giai đoạn này là một yếu
tố quan trọng đóng góp vào sự phục kinh tế của Mỹ do lãi suất giảm làm giảm
giá trị các khoản thanh toán cầm cố hàng tháng của người dân trong khi giá
nhà tăng giúp họ có được những khoản vay mới lớn hơn để chi tiêu tiêu dùng,
thực hiện khẩu hiệu “đi mua sắm theo yêu cầu của Tổng thống và vì lòng yêu
nước”, từ đó kích thích tăng trưởng.

Tuy nhiên, sự phục hồi kinh tế của Mỹ cùng với nguy cơ lạm phát gia
tăng bởi cả những yếu tố từ cung, cầu thúc đẩy Cục Dự trữ liên bang Mỹ tăng
lãi suất trở lại, đến tháng 8/2005 lãi suất liên ngân hàng định hướng của Mỹ
(Fed Fund Rate) đạt mức 3,75%/năm và dự kiến còn tiếp tục tăng nên không
còn là mức lãi suất hấp dẫn đối với người mua nhà. Bong bóng nhà đất bắt
đầu xì hơi. Năm 2006 thị trường sụt giảm mạnh, tháng 8/2006, chỉ số xây
dựng nhà của Mỹ giảm hơn 40% so với cùng kỳ năm trước, nhen nhóm lên
nguy cơ khủng hoảng tín dụng trên thị trường cho vay cầm cố dưới tiêu
chuẩn. Các chủ nhà đất lâm vào khó khăn tài chính do cùng với việc lãi suất
tăng làm tăng giá trị hóa đơn thanh toán cho khoản vay cầm cố hàng tháng thì
giá nhà giảm làm giá trị tài sản cầm cố giảm xuống thấp hơn mức tiền vay gốc
để mua căn nhà. Tỷ lệ vỡ nợ của người vay tăng lên, đặc biệt là những người
vay dưới tiêu chuẩn vốn thường xuyên ở trong tình trạng khó khăn tài chính,
cùng với nó là sự gia tăng nhanh chóng của hoạt động xiết nợ từ các công ty
cho vay. Năm 2007, giá nhà tiếp tục giảm, doanh số bán nhà chưa bao giờ
“trượt dốc” như vậy kể từ năm 1989. Ngành công nghiệp cho vay cầm cố
dưới tiêu chuẩn sụp đổ, việc xiết nợ tài sản tăng gấp 2 lần so với năm 2006
song vẫn không thể bù đắp thua lỗ của những công ty tài chính hoạt động
trong lĩnh vực này do giá nhà đã giảm quá mạnh và rất khó khăn để bán nhà
12
thu hồi vốn. Một số công ty tài chính lớn hoạt động trong lĩnh vực này đã phải
đệ đơn xin phá sản, trong đó có Công ty tài chính New Century là công ty cho
vay cầm cố dưới chuẩn lớn thứ 2 của Mỹ. Lãi suất tiếp tục tăng càng khiến
giá nhà suy giảm hơn nữa, ảnh hưởng tiêu cực cả đến lĩnh vực cho vay đủ tiêu
chuẩn, khiến công ty tài chính cho vay bất động sản lớn nhất của Mỹ
Countrywide Financial phải cảnh báo rằng sự phục hồi trong lĩnh vực nhà đất
dự báo sẽ không thể diễn ra cho đến năm 2009 do giá nhà đang giảm “mạnh
chưa từng có ngoại trừ trong giai đoạn Đại suy thoái”.
Bong bóng bất động sản vỡ khiến cho nhiều công ty tài chính ngân
hàng liên quan tới các khoản cho vay cầm cố dưới chuẩn lần lượt rơi vào

nguy cơ vỡ nợ và phá sản.
3.2. Cơ chế giám sát hệ thống tài chính của Mỹ quá lỏng lẻo
Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu hiện nay có nguyên nhân từ
khuôn mẫu thiếu trung thực của các tổ chức tài chính và sự thiếu năng lực của
các nhà lập pháp Mỹ. [bươn chải trong khủng hoảng]
Sau một thời gian hoạt động hiệu quả, cấu trúc tài chính tiền tệ Mỹ bắt
đầu bộc lộ những khiếm khuyết lớn:
Thứ nhất, các dòng vốn luân chuyển quá nhanh, quá dễ dãi với nhiều
công cụ tài chính phát sinh phức tạp (được đánh bóng bằng hệ thống PR và
maketing) trong khi hệ thống giám sát đã lạc hậu, không đủ khả năng kiểm
soát rủi ro chéo giữa các cấu trúc của thị trường tài chính. Hệ thống giám sát
tài chính còn bộc lộ tình trạng phân tán, kém hiệu quả.
Thứ hai, hiện tượng dư thừa vốn đầu tư được bơm ồ ạt vào chứng
khoán, bất động sản. Thị trường phát sinh được bảo lãnh bằng các định chế tài
chính khổng lồ “quá lớn để có thể sụp đổ”, nên khi biến cố xảy ra đã làm cho
lòng tin của thị trường sụp đổ, hoảng loạn.
13
Thứ ba, cuộc khủng hoảng tài chính Hoa Kỳ bắt nguồn từ tín dụng địa
ốc, mà sự bùng nổ địa ốc lại bắt nguồn từ việc nới lỏng tiền tệ với lãi suất
được duy trì rất thấp trong một thời gian dài.
Với việc điều kiện tín dụng tại Mỹ những năm gần đây đã được thả
lỏng ở mức không còn có thể nới lỏng hơn được nữa. Một chính sách lãi suất
thấp mà Fed theo đuổi trong suốt giai đoạn từ năm 2001 – 2005 nhằm vực dậy
nền kinh tế cùng một cơ chế giám sát tài chính lỏng lẻo đã khiến cho những
khoản vay Alt – A (cho người nói dối vay – với ít hoặc hoàn toàn không có
giấy tờ chứng minh thu nhập), thậm chí có khoản vay loại “ninja” (con nợ
không nghề nghiệp, không thu nhập, không tài sản) cũng trở nên hết sức phổ
biến[Mô thức mới cho thị trường tài chính]. Nhờ sự nới lỏng của các luật định
mà các ngân hàng có thể bán hết những khoản vay thế chấp nhiều rủi ro nhất
của mình bằng cách đóng gói chúng lại trong những chứng khoán có tên là giấy

nợ có thế chấp (Collaterallized debt obligations – CDO). Sau đó, thị trường
chứng khoán phái sinh đều bùng nổ cả về quy mô và độ phức tạp, mà chính
điều này đã khiến cho cuộc khủng hoảng có tính lây lan, và gây nên sự sụp đổ
dây chuyền không chỉ trong phố Wall mà còn trên phạm vi toàn thế giới.
Tóm lại, cấu trúc của hệ thống tài chính tiền tệ Mỹ với quá nhiều định
chế tài chính đầu tư rủi ro và nhiều công cụ tài chính phức tạp đang được
quản lý và giám sát lỏng lẻo, cộng với hội chứng “phởn phơ” của các nhà
quản lý và đầu tư, là đặc trưng cơ bản của cuộc khủng hoảng lần này.
3.3. Toàn cầu hóa
Toàn cầu hóa vẫn được xem như một trong những động lực để thúc đẩy
kinh tế thế giới tăng trưởng nhanh. Tuy nhiên, cái gì cũng có hai mặt của nó
và mặt còn lại của quá trình toàn cầu hóa đang làm cho cuộc khủng hoảng vượt
ra ngoài phạm vi nước Mỹ với một tốc độ rất nhanh, thể hiện ở hai mặt sau:
Thứ nhất, quá trình tự do hóa trong toàn cầu hóa, hay xóa bỏ can thiệp
của chính phủ vào thị trường tài chính, thị trường vốn và các rào cản thương
14
mại, bao hàm nhiều khía cạnh. Hiện nay, ngay cả IMF cũng phải thừa nhận
rằng họ đã đẩy tiến trình tự do hóa đi quá xa và rằng, tự do hóa thị trường vốn
và thị trường tài chính đã góp phần gây ra những cuộc khủng hoảng tài chính
toàn cầu trong thập kỷ 90 và có thể gây nên sự đổ vỡ ở nhiều nền kinh tế nhỏ
mới nổi. Và giờ đây, tự do hóa dòng vốn lưu chuyển toàn cầu, tự do hóa đã
gây ra sự đổ vỡ dây chuyền trong hệ thống tài chính toàn cầu.
Trong thời đại toàn cầu hóa, khi các ngân hàng toàn cầu có mối quan hệ
tín dụng đan xen nhau nhằng nhịt, cuộc khủng hoảng tài chính của nền kinh tế
lớn nhất là Mỹ đã nhanh chóng lây lan sang các nước khác như hiệu ứng đô-
mi-nô. Cuộc khủng hoảng lần này không tha bất cứ ai; mọi nền kinh tế ít
nhiều sẽ chịu tác động của nó vì các nền kinh tế đã ngồi chung trên một con
thuyền, khi sóng to gió lớn thì không ai có thể tránh được nôn nao.
Thứ hai, quá trình tự do hóa thương mại giữa các nước trở nên nhộn
nhịp. Xuất khẩu sẽ chịu tác động kép trên cả ba phương diện: đơn đặt hàng sẽ

ít đi do bạn hàng giảm nhập khẩu vì những khó khăn về tài chính - kinh tế ở
nước họ, nhu cầu của người tiêu dùng giảm; giá cả nhiều mặt hàng tiêu dùng,
nguyên vật liệu đều giảm mạnh…và thương mại quốc tế sụt giảm nhanh
chóng. Điều này gây thiệt hại lớn cho nhiều nước có tỉ lệ xuất khẩu cao, và từ
đó giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế. Một nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới là Nhật
Bản đã rơi vào suy thoái không phải do hệ thống tài chính của nó chịu ảnh
hưởng từ sự sụp đổ của phố Wall mà do kim ngạch xuất khẩu đã lao dốc
không phanh.
3.4. Khủng hoảng niềm tin
Theo GS. Joseph Stiglitz, cuộc khủng hoảng bắt đầu tư sự sụp đổ thảm
khốc của niềm tin. Các ngân hàng đánh đố lẫn nhau về mức độ cho vay cũng
như tài sản. Những giao dịch phức tạp được tạo ra để loại bỏ rủi ro và che
15
giấu những trượt giá giá trị tài sản thực của ngân hàng. Đây là một trò chơi
mà con người ta khi bắt đầu cảm nhận thấy mùi của sự thua lỗ và nhìn vào hệ
thống tài chính, khi đó thua lỗ xuất hiện, cả thị trường xuống dốc và tất cả
mọi người đều bị thua lỗ. [trang 224, Bươn trải trong khủng hoảng]
Thị trường tài chính xoay quanh trục nguyên tắc độ tin cậy, và độ tin cậy
đó đã bị xói mòn, xuống cấp. Sự sụp đổ của Lehman là biểu tượng đánh dấu
mức độ tin cậy đã xuống một mức thấp mới và dư âm của nó sẽ còn tiếp tục.
Hiện tượng “chảy máu ngân hàng” khi người gửi tiền ồ ạt đổ xô tới các
ngân hàng để rút tiền vừa qua chính là do họ đã rơi vào tình trạng mất niềm
tin vào khả năng thanh khoản thậm chí là khả năng tồn tại của các ngân hàng.
Chính sự lao dốc trong niềm tin đối với các định chế tài chính là một
trong những nguyên nhân đẩy nền kinh tế thế giới đã rơi vào khủng hoảng
nhanh và sâu hơn.
II. Các tác dộng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới hiện nay
1. Tác dộng tích cực
1.1. Ở cấp vĩ mô
1.1.1. Cơ hội cho các quốc gia, các tổ chức liên chính phủ cải cách

việc quản lý, giám sát hệ thống tài chính
Thứ nhất, cuộc khủng hoảng giúp Chính phủ các nước nhìn nhận lại hệ
thống tài chính của riêng mình và tiến hành cải cách và lành mạnh hóa hệ
thống. Nguồn gốc sâu xa của cuộc khủng hoảng là do thời kỳ phình đại tín
dụng tại Mỹ, khi các khoản cho vay trở nên quá nhiều và người đi vay quá dễ
dàng để tiếp cận được khoản vay dẫn tới khủng hoảng nợ dưới chuẩn xảy ra.
Chính vì thế, khi lâm vào khủng hoảng các quốc gia trên thế giới đều có thể
nhận thức được vai trò của mình trong việc phải quản lý, giám sát hệ thống tài
chính thích đáng hơn. Hiện nay, khi hệ thống tài chính thế giới ngày càng trở
nên phức tạp thì các quốc gia cần phải có biện pháp tái kiến thiết, tăng tính
minh bạch trong hoạt động của các thị trường cụ thể và định chế tài chính.
16
Thứ hai, cuộc khủng hoảng gióng hồi chuông thức tỉnh các tổ chức liên
chính phủ như IMF, WB,… cần được cải tổ và thực hiện sứ mệnh của mình
một cách kịp thời hơn. Quá trình toàn cầu hóa kéo theo nó là sự tự do hóa tài
chính và các dòng vốn trên thế giới xảy ra quá nhanh và thiếu kiểm soát.
Muốn toàn cầu hóa là động lực cho tăng trưởng kinh tế toàn cầu thì các thể
chế kinh tế và chính trị quốc tế như Liên Hợp quốc, Ngân hàng thế giới, …
cần thay đổi phong cách quản trị, cách mà các tổ chức này vẫn duy trì từ sau
thế chiến thứ hai đã không còn phù hợp nữa. Nhiều người cho rằng, nền kinh
tế toàn cầu đang ngày càng phát triển và việc cải tổ lại cung cách quản trị kinh
tế thế giới là hết sức cần thiết, các tổ chức kinh tế và chính trị toàn cầu cần
thay đổi theo hướng minh bạch hơn, cân bằng hơn, có trách nhiệm và có kiểm
soát hơn. Vai trò của các tổ chức này không nên là quân cờ trong tay của
riêng một quốc gia nào kể cả Mỹ.
1.1.2. Chính phủ các nước nhìn lại các chính sách phát triển kinh tế và
đưa ra những mô hình phát triển kinh tế phù hợp hơn
Khi khủng hoảng kinh tế toàn cầu xảy ra, nhiều mô hình tăng trưởng đã
trở nên không thực sự tối ưu trong phát triển kinh tế hiện nay. Chúng bộc lộ
nhiều khuyết điểm hơn người ta vẫn ước lượng. Và đây là lúc mà những quốc

gia có mô hình tăng trưởng chưa thực sự phù hợp nên xem xét lại, nhìn lại các
chính sách của mình trong kích thích tăng trưởng kinh tế. Điển hình là
Singapore, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản,… những con hổ Á châu với
nhiều năm có tốc độ tăng trưởng kinh tế ngoạn mục nay cũng phải hứng chịu
một thực tế rằng khi khủng hoảng kinh tế xảy ra nền kinh tế của họ đã chịu
ảnh hưởng nặng nề từ sụt giảm kim ngạch xuất khẩu tới hầu hết các thị trường
trên thế giới. Lúc này, mô hình tăng trưởng kinh tế nhờ kích thích xuất khẩu
đã tỏ ra không hiệu quả.
Do đó, ngoài việc chú trọng vào sản xuất hướng về xuất khẩu thì các
nước cũng cần có những chính sách hướng tới nhu cầu nội địa. Mô hình tăng
17
trưởng nên được thay đổi theo hướng không quá phụ thuộc vào xuất khẩu tới
mức “sống nhờ xuất khẩu và chết cũng do xuất khẩu”.
Hay đối với mô hình tăng trưởng kinh tế của Mỹ đã quá chú trọng vào
kích thích tiêu dùng nội địa mà trong nhiều năm người dân Mỹ đã tiêu dùng
quá mức và nhiều năm ngân sách quốc gia bị thâm hụt. Nợ nước ngoài của
Mỹ từ năm 2001 chỉ là 3.100 tỉ USD thì tới năm 2008 đã lên tới 9000 tỉ USD.
Và cuộc khủng hoảng cũng đem lại cơ hội cho nước Mỹ xác định lại mô hình
tăng trưởng trong tương lai. Mỹ cũng nên thay đổi quan điểm về thị trường tự
do mà trước đây nó vẫn theo đuổi, chính sự tự do quá mức và thiếu kiểm soát
của nhà nước đối với thị trường tài chính đã đẩy cả nền sản xuất thực sụp đổ.
Do đó, có thể nói khủng hoảng mở ra cơ hội cho các nước nhìn nhận lại
mô hình phát triển cũng như các chính sách của mình từ đó thay đổi theo
hướng hoàn thiện hơn để tránh những cuộc khủng hoảng tương tự xảy ra
trong tương lai.
1.2. Ở cấp dộ vi mô
1.2.1. Cơ hội cho các doanh nghiệp các thể chế tài chính rà soát lại
các vấn đề quản trị và tiến hành tái cấu trúc
Thông thường chỉ các doanh nghiệp lớn mới thực hiện tái cấu trúc
thường xuyên, còn các doanh nghiệp nhỏ chỉ tiến hành tái cấu trúc khi rơi vào

trạng thái mất cân bằng (mất khả năng thanh toán, hoạt động không hiệu quả,
có khả năng bị phá sản…). Song trong thời kỳ khủng hoảng bất kỳ doanh
nghiệp nào cũng phải tiến hành tái cấu trúc không những là để phát triển mà
có khi chỉ là để tồn tại.
Đặc biệt, cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới hiện nay mà nguồn gốc sâu
xa là từ cuộc khủng hoảng tài chính khiến cho các doanh nghiệp phải thực sự
ý thức và quan tâm đặc biệt tới vấn đề cải tổ vấn đề tài chính, quản trị.
Để tái cấu trúc thành công, các doanh nghiệp cần phải thực hiện một
cách toàn diện và triệt để các nội dung sau: thứ nhất, tái cơ cấu tổ chức bộ
18
máy quản lý và nguồn nhân lực: rà soát lại và phân công chức trách, nhiệm
vụ, quyền hành của các bộ phận lao động, các cấp quản lý…; thứ hai, tái cơ
cấu hệ thống quản trị: cơ chế, chính sách, rà soát và thay đổi hợp lý các quy
trình công việc, quy chế, quy định…; thứ ba, tái cơ cấu các hoạt động: mục
tiêu chiến lược, kế hoạch kinh doanh, chủng loại sản phẩm hàng hóa…; thứ
tư, tái cơ cấu các nguồn lực: cơ cấu danh mục tài sản, cơ cấu tài chính phù
hợp với chiến lược kinh doanh trong giai đoạn mới.
1.2.2. Cơ hội cho các doanh nghiệp có năng lực tài chính tốt đầu tư
cho phát triển
Thời kỳ khủng hoảng là lúc mà các doanh nghiệp tiết ra liều thuốc đề
kháng, doanh nghiệp nào vượt qua được khủng hoảng thì doanh nghiệp đó
chắc chắn sẽ phát triển ổn định và vững mạnh. Cuộc khủng hoảng kinh tế xảy
ra như một cuộc thanh lọc sức khỏe doanh nghiệp, do đó đây là cơ hội cho các
doanh nghiệp thực sự có năng lực và nhạy cảm với những biến động của thị
trường khẳng định mình.
Do đó, đối với những doanh nghiệp có năng lực tài chính vững mạnh
khủng hoảng chính là một cơ hội thời đại tạo cho họ và không có lý do gì để
từ chối cơ hội này. Trong thời kỳ khủng hoảng, giá cả hàng hóa giảm mạnh
trong đó có cả nguyên vật liệu, máy móc, dây chuyền công nghệ mà trước khi
khủng hoảng xảy ra để sở hữu có thể phải mất rất nhiều tiền nhưng nay doanh

nghiệp hoàn toàn có khả năng mua vào để nâng cấp và mở rộng năng lực sản
xuất của mình.
Tuy nhiên, vấn đề quan trọng là doanh nghiệp đó phải có nguồn lực tài
chính thực sự và phải có những quyết định đầu tư thực sự sáng suốt và đúng
thời điểm. Bởi lẽ, trong thời kỳ khủng hoảng người tiêu dùng thắt chặt chi
tiêu, nhu cầu về hàng hóa dịch vụ giảm mạnh do đó giá của nguyên vật liệu
cũng như hàng hóa mới giảm. Một quyết định đầu tư trang thiết bị mới,
nguyên liệu phục vụ cho sản xuất phải được sử dụng có hiệu quả. Có nghĩa là
19
phải đem vào phục vụ sản xuất hay bán lại nhằm thu lợi nhuận chứ không
phải để máy móc đắp chiếu chờ hỏng hóc và tiền của doanh nghiệp lại bị sử
dụng hết sức lãng phí.
Một khi doanh nghiệp đã hội đủ các yếu tố như có nền tài chính lành
mạnh và các đơn đặt hàng thì đây là một cơ hội vô cùng hiếm có để đầu tư
cho phát triển. Nhằm đảm bảo hoạt động hiệu quả ngay trong thời kỳ khủng
hoảng và phát triển mạnh sau khi cuộc khủng hoảng và những tàn dư của nó
qua đi.
1.2.3. Cơ hội thanh lọc những yếu kém của thị trường
Sau một cuộc khủng hoảng, thị trường sẽ trở nên khỏe mạnh hơn, do
cuộc khủng hoảng đã tạo áp lực cho các thành viên thị trường hoàn thiện hơn
những lợi thế và cắt bỏ đi những phần không hiệu quả.
Các doanh nghiệp trong nền kinh tế cũng trở nên năng động hơn,
những doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả đã bị cơ chế thị trường và cuộc
khủng hoảng buộc họ chấm dứt việc kinh doanh. Trên thị trường còn lại
những thành viên với sức khỏe tốt và sẽ tiếp tục phát triển.
Nguồn lao động yếu tay nghề, không đủ trình độ và không đáp ứng
được yêu cầu công việc sẽ bị đào thải ra khỏi thị trường lao động. Do đó,
những người còn lại với thị trường sau khi cuộc khủng hoảng qua đi sẽ là
những lao động ưu tú và có năng suất lao động cao. Mặt khác, một phần
nguồn lao động bị đào thải khỏi thị trường sẽ tham gia học hỏi nâng cao trình

độ để được tiếp tục làm việc nên có thể nói rằng nguồn lao động sau khủng
hoảng sẽ có chất lượng hơn và sẽ điều này sẽ làm động lực cho phát triển kinh
tế mạnh mẽ hơn.
2. Tác động tiêu cực
2.1. Về kinh tế
2.1.1. Thị trường xuất khẩu trên phạm vi toàn thế giới bị thu
hẹp(thương mại toàn cầu giảm mạnh)
20
Chúng ta đều biết thương mại toàn cầu đã đóng góp rất lớn vào sự thịnh
vượng chung của nền kinh tế thế giới hiện nay. Tuy nhiên, khi cuộc khủng
hoảng kinh tế thế giới nổ ra thì thương mại toàn cầu đã bị tổn thương nặng nề.
Thứ nhất, xuất khẩu nhiều nước đã phát triển mạnh mẽ dựa vào sức
mua được hỗ trợ bằng tín dụng ở Mỹ và cuộc khủng hoảng tài chính đã làm
đảo chiều tất cả. Người Mỹ không còn tiêu xài mạnh tay như trước do lo ngại
về suy thoái kinh tế kéo dài, nên trong thời gian qua tiêu dùng của Mỹ đã
giảm đặc biệt là nhu cầu về các hàng hóa như ô tô, các hàng điện tử, hàng
công nghệ cao khác… do đó nhập khẩu của Mỹ những tháng cuối năm 2008
và đầu 2009 đã thu hẹp rất nhiều. Khiến những quốc gia như Nhật, Trung
Quốc,… trong đó có cả Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng nề do thị trường xuất
khẩu chính là Mỹ đã giảm mạnh. Xuất khẩu của Nhật Bản sụt giảm tới 50%
và nhập khẩu giảm 30% trong tháng 1/2009 – lần đầu tiên trong 13 năm kim
ngạch xuất khẩu của Nhật giảm mạnh đến vậy. Còn Trung Quốc thì xuất khẩu
tháng 1 giảm tới 27,5%, Đài Loan xuất khẩu giảm hơn 40%, Hàn Quốc cũng
nằm trong tình trạng tương tự.
Thứ hai, khi cuộc khủng hoảng xảy ra khắp nơi trên thế giới lại giấy lên
làn sóng bảo hộ quốc gia với những chính sách như “buy America” trong gói
kích cầu trị giá 787 tỉ đô la của Mỹ,… và hầu hết các gói kích cầu của các
nước trên thế giới đều hướng vào kích cầu nội địa và ưu tiên tiêu dùng hàng
hóa nội địa. Các quốc gia đều đang sử dụng chính sách “lợi mình hại người” -
chính sách này đã tỏ ra hết sức bất lực trong những năm xảy ra cuộc khủng

hoảng tài chính tiền tệ Đông Á,và Đại suy thoái năm 1930, thậm chí nó còn
làm cuộc khủng hoảng trầm trọng thêm. Tuy nhiên, hàng rào bảo hộ nền sản
xuất trong nước của nhiều quốc gia vẫn tiếp tục gia tăng trong cuộc khủng
hoảng hiện nay. Trong những gói kích cầu và các giải pháp cứu nhằm chống
lại suy thoái ở hầu hết các nước trên thế giới đều xuất hiện cụm từ “kích cầu
21
nội địa” nên có thể thấy viễn cảnh thương mại quốc tế sẽ tiếp tục xấu đi trong
năm 2009.
2.1.2. Thị trường sản xuất ngưng trệ
Theo WTO, thương mại trong năm nay giảm mạnh hơn so với cuối
năm ngoái do nhu cầu đi xuống khiến sản xuất ngưng trệ. Sản xuất tại Mỹ,
châu Âu và châu Á đang rơi vào tình trạng tồi tệ nhất trong 60 năm qua.
Cuộc khủng hoảng không chỉ tàn phá thị trường tài chính, thị trường
bất động sản mà nó còn làm tổn thương và lan ra cả thị trường ô tô, thị
trường các sản phẩm điện tử,…Các ngành công nghiệp, nông nghiệp đều
chịu ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng, có thể tính đến từ khi xảy
ra khủng hoảng các đại gia ô tô của Mỹ đều lâm vào khủng hoảng và nằm
trên bờ vực phá sản buộc chính phủ Mỹ phải rót tiền ra giải cứu thì mới
có thể tiếp tục tồn tại. Các hãng sản xuất ô tô lớn ở Mỹ, thậm chí là của
Nhật đều thông báo lỗ và đóng cửa nhiều nhà máy sản xuất cùng với việc
xa thải nhân công. (Số liệu ví dụ).
Từ Mỹ, Nhật, Trung Quốc, Italia, Tây Ban Nha, Nga, đâu đâu cũng
thấy các nhà máy bị đóng cửa hàng triệu người rơi vào cảnh thất nghiệp.
Khủng hoảng xảy ra người tiêu dùng khắp nơi trên thế giới đều cắt giảm chi
tiêu, do đó hàng loạt các đơn đặt hàng tới các nhà máy sản xuất đều bị hủy.
Đặc biêt, đối với những sản phẩm không thiết yếu như hàng hóa thời trang
cao cấp, ô tô, hàng điện tử, đồ chơi,…đều giảm mạnh.
2.1.3. Giảm tốc dộ tăng trưởng kinh tế thế giới và tài sản của xã hội
tiêu tan
Nghiên cứu về tác động của cuộc khủng hoảng tài chính đối với các

nền kinh tế mới nổi của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cho biết cuộc
khủng hoảng toàn cầu hiện nay đã làm mất 50.000 tỷ USD giá trị tài sản tài
22
chính của thế giới năm 2008. Không chỉ với các tài sản tài chính, tất cả
nguyên vật liệu, các loại hàng hóa trên thế giới đều giảm giá mạnh.
Các nền kinh tế phát triển rơi vào suy thoái sâu, các nền kinh tế mới nổi
như Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam,… đang giảm tốc mạnh khiến tăng trưởng
kinh tế toàn cầu đang ở trong một bức tranh u ám. Tăng trưởng kinh tế thế
giới năm 2009 có thể chỉ đạt 1,7% so với mức năm 2008 là 3,7%. Sự giảm tốc
mạnh của tăng trưởng toàn cầu sẽ có nhiều tác động tiêu cực và ảnh hưởng
trực tiếp tới đời sống người dân toàn thế giới. Những tác động tiêu cực của nó
sẽ mất rất lâu nữa mới có thể khắc phục được.
2.2. Về xã hội
2.2.1. Tình trạng thất nghiệp và tệ nạn xã hội gia tăng
Báo cáo mới đây của ILO “Các xu hướng việc làm toàn cầu (GET)
2009” đã đưa ra ba kịch bản theo đó tình trạng thất nghiệp toàn cầu trong năm
2009 so với năm 2007 có thể gia tăng trong khoảng từ 18 triệu, 30 triệu cho
tới hơn 50 triệu người lao động mất việc nếu tình hình tiếp tục xấu đi.
Riêng tại Mỹ, tháng 10/2008, chứng kiến mức cắt giảm việc làm lớn
nhất tại Mỹ kể từ năm 2004, hơn 150.000 nghìn người bị mất việc làm. Mức
cắt giảm lớn nhất là của ngành tài chính và ngành công nghiệp ô tô, hai ngành
mà vào thời điểm tháng 10 đang khủng hoảng trầm trọng. Số người xin nộp
đơn trợ cấp thất nghiệp của nước này tăng cao chưa từng có trong 25 năm trở
lại đây. Mức thất nghiệp trong tháng mười sau khi hàng loạt các ngân hàng,
định chế tài chính của Mỹ sụp đổ hoặc chao đảo là 6,5%. Trong các tháng 11
và 12 của năm là 6,8% và 7,2%. Tiếp đó, vào tháng 2/2009, nước Mỹ tiếp tục
đón nhận con số kỷ lục về thất nghiệp là 8,1% kể từ năm 1983 trở lại đây
nâng số người thất nghiệp của Mỹ lên 12,5 triệu người. Và còn nhiều dự báo
bi quan hơn nữa về mức gia tăng thất nghiệp tại Mỹ trong cả năm 2009 và tỉ
lệ thất nghiệp còn tiếp tục xấu cho hết năm 2001.

23
Không riêng gì Mỹ, các nước phát triển khác như Anh, Nhật, Đức, Ý,
….và các thị trường mới nổi như Singapore…. Cũng đóng góp những con số hết
sức ấn tượng về tỉ lệ thất nghiệp ở các quốc gia này. Nêu ra các con số…
Những con số trên góp phần minh chứng rõ nét hơn cho những dự báo
về số người thất nghiệp trên thế giới của ILO. Một kịch bản xấu về tình hình
thất nghiệp sẽ gây ra nhiều mất mát về kinh tế và cả về xã hội.
Những kết quả điều tra xã hội học cho thấy, thất nghiệp tăng cao luôn
gắn với các tệ nạn xã hội như cờ bạc, trộm cắp…, làm xói mòn nếp sống lành
mạnh, có thể phá vỡ nhiều mối quan hệ xã hội truyền thống, gây tổn thương
về mặt tâm lý và niềm tin của nhiều người. Trên thực tế các cuộc biểu tình và
tệ nạn xã hội đã gia tăng trên khắp mọi nơi.
Nước Pháp vừa phải chứng kiến “Ngày thứ 5 đen tối” vào hôm 29/1,
khi hơn 2,5 triệu công nhân thuộc các ngành dịch vụ công cộng cùng hàng
trăm nghìn học sinh, sinh viên, người nghỉ hưu và cả người thất nghiệp đã
tuần hành tại nhiều thành phố lớn của nước Pháp, yêu cầu Tổng thống
Sarkozy từ chức do để đất nước rơi vào tình trạng khó khăn nhất trong 15
năm qua. Biểu tình đã làm gián đoạn các ngành dịch vụ công cộng, gây thiệt
hại lớn cho kinh tế Pháp.
Tại Đức, ngày 3/2, hàng chục nghìn người làm việc trong khu vực dịch
vụ công cộng cũng đã tiến hành tổng bãi công tại nhiều địa phương trên cả
nước, khiến các hoạt động giao thông bị ngừng trệ và nhiều trường học phải
đóng cửa.
Trong khi đó, tại Anh đang dấy lên làn sóng các cuộc biểu tình chính
thức và không chính thức phản đối một số hãng thuê lao động nước ngoài đến
Anh làm việc trong bối cảnh số người lao động Anh thất nghiệp ngày càng
tăng. Các cuộc biểu tình phản đối đã gây gián đoạn hoạt động tại nhà máy
điện hạt nhân ở một số nơi như Cumbria, Lancashire và Nottinghamshire.
24
Tại châu Á, việc công nhân bị mất việc đã đẩy họ tới với tệ nạn xã hội

như rượu chè, cờ bạc… Những lao động trong các nhà máy của Trung Quốc
và các nước châu Á khác chỉ biết làm công việc mà họ vẫn làm nhưng nay thì
nó cũng đã không còn. Do đó, nhiều người đã rơi vào các tệ nạn xã hội. Nói
chung, khủng hoảng kinh tế luôn có nhiều kiểu tác động và nó còn có thể làm
cho nhân phẩm con người mất đi nữa.
2.2.2. Tăng số người nghèo dói trên thế giới và nhiều người vừa thoát
nghèo tiếp tục tái nghèo
Khủng hoảng kinh tế đã đẩy 53 triệu người vào cảnh nghèo đói, ước
mở đủ ăn của hàng trăm triệu người sẽ trở nên không tưởng. Cuộc khủng
hoảng cùng với sự hội nhập của nền kinh tế toàn cầu trong thời gian qua sẽ
đẩy những người dân ở các nước đang phát triển rơi vào cảnh nghèo đói một
cách nhanh chóng.
Theo nhiều cách khác nhau, cuộc khủng hoảng đã làm làm cho nỗ lực
xóa đói giảm nghèo của thế giới trong thời gian qua trở nên vô nghĩa.
Thứ nhất, các nguồn vốn tài trợ cho các chương trình xóa đói giảm
nghèo trên thế giới từ các nước giàu và từ các tổ chức tư nhân trên thế giới đều
giảm do kinh tế thế giới đang lâm vào cuộc khủng hoảng trăm năm có một.
Thứ hai, sản xuất toàn cầu giảm sút, khiến những người nông dân
không có việc làm ở các nước nghèo thêm nhiều, những nhà máy sản xuất
cũng không cần tới nhiều công nhân như trước và họ sa thải hàng triệu người
trên toàn thế giới đẩy những người này vào nguy cơ rơi vào cảnh nghèo đói.
III. Một số giải pháp nhằm giảm các ảnh hưởng tiêu cực của cuộc
khủng hoảng kinh tế thế giới hiện nay ở một số quốc gia trên thế giới
Trước những diễn biến phức tạp của cuộc khủng hoảng và tác động
không nhỏ của nó tới nền kinh tế thế giới, các ngân hàng trung ương và các
25

×