Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

báo cáo thực tập xuất khẩu giầy dép công ty giầy đông anh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (165.47 KB, 14 trang )

Báo cáo thực tập tốt nghiệp
LỜI NÓI ĐẦU
Trong thời gian qua, cùng với sự phát triển của đất nước ngành da
giầy Việt Nam cũng đã có những bước phát triển đáng kể. Được Đảng và
Nhà Nước ta xác định là một ngành có vị trí vô cùng quan trọng trong nền
kinh tế quốc dân, nghành công nghiệp da giầy đã có những đóng góp lớn
vào sự phát triển của đất nước. Trong thời gian qua, nghành da giầy Việt
Nam đã có những bước phát triển rất đúng đắn và phù hợp với điều kiện,
môi trường kinh tế của đất nước nên đã đạt được những thành công đáng
kể, có lúc đã đứng trong 10 nước xuất khẩu giầy dép lớn nhất thế giới,
đóng góp một phần lớn vào sự phát triển của nền kinh tế đất nước.
Qua một thời gian thực tập tại công ty giầy Đông Anh, tôi thấy xuất
khẩu giầy dép là hoạt động chủ yếu của công ty, vì vậy tôi đã chọn đề tài
với nội dung về xuất khẩu giầy dép của công ty giầy Đông Anh. Đây là
một đề tài không mới nhưng nó sẽ giúp cho tôi có thêm nhiều hiểu biết
thực tế về hoạt động xuất khẩu giầy dép của công ty cũng như của ngành
da giầy Việt Nam. Sau đây tôi xin trình bày đề tài:
Thực trạng và giải pháp cho hoạt động xuất khẩu giầy dép của
công ty giầy Đông Anh.
Đề tài gồm 3 chương:
Chương I: Tổng quan công ty giầy Đông Anh
Chương II: Khái quát hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
giầy Đông Anh.
Chương III: Một số vấn đề tồn tại và đề xuất hướng nghiên cứu.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
CHƯƠNG I:
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY GIÀY ĐÔNG ANH.
1.1, Lĩnh vực Kinh doanh.
Công ty cổ phần giầy Đông Anh chính thức đi vào hoạt động từ
tháng 06/2005 với ngành nghề chính là chuyên về sản xuất các loại giầy
xuất khẩu sang thị trường Mỹ và EU, bên cạnh đó còn có các hoạt động


kinh doanh hàng hóa khác và dịch vụ du lịch. Với số vốn điều lệ ban đầu
là 10.000.000.000 vnđ, với số vốn cổ phần là 9.020.000.000 vnđ.
Sau gần 10 năm hoạt động công ty tự hào với kết quả đạt được,
nhanh chóng thích ứng các yêu cầu mới trong sản xuất kinh doanh, phát
huy tính năng động, sáng tạo, tinh thần đoàn kết nhất trí cao của tập thể
cán bộ công nhân viên để phát triển doanh nghiệp. Chính do những thành
tích đó mà Công ty đã được nhận rất nhiều các giải thưởng như: Huân ch-
ương lao động hạng 2 (2010), nhiều bằng khen, cờ khen thưởng thi đua
xuất sắc của Bộ công nghiệp, Bộ KHCNMT, UBNDTP, Sở công nghiệp
Hà Nội sản phẩm của công ty liên tục được công nhận Hàng Việt Nam
chất lợng cao và trong top đầu các sản phẩm được người tiêu dùng yêu
thích.
1.2, Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty.
Xuất phát từ tình hình, đặc điểm sản xuất kinh doanh và yêu cầu của
thị trường và để phù hợp với sự phát triển của mình, công ty đã không
ngừng nâng cao, hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý. Đến nay bộ máy tổ
chức quản lý của Công ty được chia làm ba cấp: Công ty, Xưởng, Phân
xưởng sản xuất. Hệ thống lãnh đạo của Công ty bao gồm ban giám đốc và
các phòng ban nghiệp vụ giúp cho giám đốc trong việc tiến hành chỉ đạo
quản lý.
*Ban giám đốc gồm:
Tổng giám đốc
Phó tổng giám đốc phụ trách kỹ thuật
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Phó tổng giám đốc phụ trách kinh doanh
*Hệ thống các phòng ban bao gồm:
Phòng tổ chức
Phòng tài vụ kế toán
Phòng kế hoạch xuất nhập khẩu
Phòng kinh doanh

Phòng quản lý chất lượng
Phòng cơ năng
Phòng kỹ thuật
* Ba phân xưởng:
Phân xưởng giày xuất khẩu số I
Phân xưởng giày xuất khẩu số II
Phân xưởng giày xuất khẩu số III
Mô hình tổ chức quản lý của Công ty là mô hình trực tuyến, chức
năng. Đứng đầu là giám đốc Công ty sau đó là các phòng ban nghiệp vụ
và sau nữa là các đơn vị thành viên trực thuộc. Có thể thấy rõ chức năng
của các bộ phận trong Công ty qua sơ đồ sau
1.3, Đặc điểm về sản phẩm của Công ty.
Ngành
giầy là
nghành công nghiệp nhẹ, sản phẩm của nghành vừa phục vụ cho sản xuất,
Giám Đốc
Phòng
tổ chức
Phòng
tài vụ
kế toán
Phòng
kế
hoạch
xuất
nhập
khẩu
Phòng
kinh
doanh

Phòng
quản lý
chất
lượng
Phòng

năng
Phòng
kỹ
thuật
Phân xưởng
giày XK số I
Phân xưởng
giày XK số II
Phân xưởng giày
XK số III
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
vừa phục vụ cho tiêu dùng. Đối tượng của nghành giầy rất rộng lớn bởi
nhu cầu về chủng loại sản phẩm của khác hàng rất đa dạng cho nhiều mục
đích khác nhau. Mặt khác, sản phẩm giầy phụ thuộc nhiều vào mục đích
sử dụng và thời tiết. Do đó, Công ty đã chú trọng sản xuất những sản
phẩm có chất lượng và yêu cầu kỹ thuật cao-công nghệ phức tạp, giá trị
kinh tế của sản phẩm cao.
Sản phẩm chính của Công ty là giầy dép các loại dùng cho xuất
khẩu. Đây là mặt hàng dân dụng phụ thuộc nhiều vào yếu tố thời tiết, mùa
vụ và kiểu dáng thời trang. Vì thế, trong điều kiện hiện nay, để đáp ứng
nhu cầu ngày càng cao của thị trường và thị hiếu người tiêu dùng Công ty
đã tung ra thị trường những mặt hàng giầy dép chủ yếu sau:
Giầy vải cao cấp dùng để du lịch và thể thao.
Giầy, dép nữ thời trang cao cấp.

Giầy thể thao chuyên nghiệp cho các vận động viên thể thao.
Dép da xuất khẩu các loại.
Do có sự cải tiến về công nghệ sản xuất cũng như làm tốt công tác
quản lý kỹ thuật nên sản phẩm của Công ty có chất lượng tương đương
với chất lượng sản phẩm của những nước đứng đầu châu á. Sản lượng của
công ty ngày càng tăng nhanh, biểu hiện khả năng tiêu thụ sản phẩm lớn.
1.4, Cơ sở vật chất và công nghệ sản xuất của Công ty.
Để bắt kịp nhu cầu của thị trường và những khách hàng khó tính
ban giám đốc Công ty đã tìm ra hướng đi riêng cho mình, tìm đối tác làm
ăn, ký kết hợp đồng chuyển giao công nghệ. Hiện nay dây chuyền sản xuất
chủ yếu của Công ty đều nhập từ Đài Loan, Hàn Quốc, phù hợp với điều
kiện sản xuất ở Việt Nam.
Đến nay, Công ty đã đầu tư 7 dây chuyền sản xuất với công xuất 3
triệu đôi/ năm trong đó gồm 3 dây chuyền sản xuất giầy dép thời trang, thể
thao các loại, 4 dây chuyền sản xuất giầy giầy da, giầy đặc chủng. Đây là
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
những dây chuyền hoàn toàn khép kín từ khâu may mũ giầy và form, cắt
dán “OZ” (đuờng viền quanh đế giầy), các dây chuyền có tính tự động
hoá. Trong các phân xưởng công nhân không phải đi lại, hệ thống băng
chuyền cung cấp nguyên vật liệu chạy đều khắp nơi. Chính đặc điểm quy
trình công nghệ sản xuất này đảm bảo cho dây chuyền sản xuất cân đối,
nhịp nhàng, cho phép doanh nghiệp khai thác đến mức tối đa các yếu tố
vật chất trong sản xuất.
1.5, Đặc điểm về lao động:
Nhân tố con người là nhân tố quyết định trong hoạt động sản xuất
kinh doanh, do đó, Công ty đã xác định: Lao động là yếu tố hàng đầu của
quá trình sản xuất kinh doanh. Do đó, trong những năm qua, Công ty đã
không ngừng chú trọng tới việc phát triển nguồn nhân lực cả về số lượng
và chất lượng.Điều này có thể thấy qua bảng sau:
Bảng 1: Cơ cấu lao động của Công ty.

Năm
Tổng số
CBCNV
(người)
Trình độ
đại học
(người)
Trình độ
TC - CĐ
(người)
Bậc thợ
Bình
quân
Số đào tạo
huấn luyện
(người)
Số thợ
giỏi
(người)
2007 1900 34 52 2,1/6 745 74
2008 2220 59 68 2,6/6 1229 85
2009 2536 69 68 2,78/6 1285 98
2010 2829 82 66 2,38/6 1426 142
2011 3196 119 99 2,9/6 1817 160
Nguồn: Công ty giầy Đông Anh.
Hiện nay tổng số lao động của Công ty là 3200 người trong đó có
119 người đã tốt nghiệp đại học, 99 người tốt nghiệp trung cấp, phần lớn
công nhân của công ty đã được qua các lớp đào tạo về nghiệp vụ, kỹ thuật,
công nghệ.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp

CHƯƠNG II:
KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA
CÔNG TY GIẦY ĐÔNG ANH.
2.1, Tổng quan hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Bảng 2: Báo cáo sản xuất kinh doanh công ty giầy Đông Anh
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
2009-2011.
Chỉ tiêu Đơn vị tính 2009 2010 2011 10/09 11/10
Tổng số spsx 1000 4117 4500 5036 109,3 111,91
Tổng doanh thu Triệu 85995 95000 104059 109,47 109,53
Tổng chi phí Triệu 77396 85636 90783 110,64 106
Doanh thu Thuần 8599 9364 13276 108,89 141,77
Doanh thu tiêu
thụ nội địa
Triệu 3452 4687 4863 135,78 103,75
Nộp ngân sách Triệu 1247 1500 1839 120,29 122,6
Lợi nhuận Triệu 1000 1200 1630 120 135,83
Thu nhập bình
quân
Đồng 620010 650000 685000 104,84 105,38
Nguồn: Công ty giầy Đông Anh.
Dựa vào bảng thống kê kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của
công tuy giầy Đông Anh giai đoạn 2009-2011 có thể thấy rằng hoạt động
sản xuất kinh doanh của công ty đang có chiều hướng tăng trưởng nhanh.
Trong hầu hết các chỉ tiêu đều có sự tăng trưởng mạnh, năm trước lớn hơn
năm sau.
2.2, Khái quát hoạt động xuất khẩu giầy của công ty.
Hiện nay các sản phẩm của Công ty đã được xuất khẩu sang gần 20
nước trên thế giới, trong đó thị trường xuất khẩu chủ yếu là các nước
thuộc châu Âu. Các sản phầm chủ yếu là các loại giày dép thời trang, giầy

thể thao, giầy da. Từ năm 2009, Công ty xuất khẩu sang cả thị trường châu
Mỹ, trong đó số lượng giầy xuất khẩu sang châu Âu là 2.426.060 đôi
(chiếm 69,3% tống số lượng sản xuất của công ty), đạt kim nghạch
4.091.954,9 USD (tương đương 66,8%), số còn lại được xuất khẩu sang
Châu Mỹ và một số thị trường khác.
2.2.1, Kết quả hoạt động xuất khẩu giầy
2.2.1.1, Thị trường khu vực Châu Âu.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Trong giai đoạn2007-2010, khu vực Châu Âu là thị trường xuất
khẩu lớn nhất của Công ty giầy Đông Anh. Năm 2007, số lượng sản phẩm
giầy của Công ty xuất sang khu vực thị trường này chiếm 82,9% tổng sản
lượng giầy dép xuất khẩu, năm 2010 con số này tăng lên đến 89,4% và
vào năm 2011 tỷ lệ kim nghạch xuất khẩu của công ty sang thị trường này
giảm xuống còn 69,3% do năm 2011 công ty đã mở rộng được xuất khẩu
sang thị trường Châu Mỹ.
Bảng 3: Số lượng giầy dép xuất khẩu của công ty giầy Đông Anh sang
thị trường Châu Âu.
Năm
2008 2009 2010
Số lượng
(đôi)
%
Số lượng
(đôi)
%
Số lượng
(đôi)
%
Áo 1806 0,02 2946 0,86 3542 0,08
Pháp 1610264 44,5 1227577 34,29 1302524 26,26

Đức 355428 9,8 102019 2,09 983010 2,03
Italia 1006178 21,1 723584 21,12 831341 15,59
BĐN 37926 1,0 28437 0,83 20764 0,5
Thuỵ sỹ 4326 0,1
Hà Lan 410818 7 145950 4,26 331059 5,23
Bỉ 26007 0,7 56529 1,65 96492 2.23
TBN 65017 1,0 814941 20,1 912040 16,88
Thuỵ Điển 5058 0,1 134986 3,94 171763 3,22
AiLen 42140 1,23 50200 1,2
Anh 6863 0,1 10963 0,32 12875 0,3
Ba lan 14047 0,41 20542 0,48
Hy Lạp 6140 0,1 8005 0,19
Tổng cộng 2612078 82,9 2826060 84,7 2624913 69,3
Nguồn: Công ty giầy Đông Anh.
2.2.1.2, Thị trường Châu Mỹ .
Khu vực thị trường này tương đối mới mẻ và chiếm tỷ trọng nhỏ
trong tổng lượng xuất khẩu của Công ty như minh hoạ trong bảng sau:
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Công ty giầy Đông Anh mới thâm nhập vào thị trường này từ năm
2009, với số lượng là 182413 đôi, đạt kim nghạch xuất khẩu là 302.186
USD, chiếm 10% tổng kim nghạch xuất khẩu. Đến năm 2010, con số này
bị giảm xuống còn 174018 đôi nhưng tỷ lệ trong tổng kim nghạch lại tăng
lên đạt 360.409 USD, chiếm 15,53% tổng kim nghạch xuất khẩu. Điều
này chứng tỏ đơn giá ở khu vực này tăng lên do chất lượng sản phẩm ngày
càng được cải thiện, mẫu mã ngày càng phong phú hơn. Và đến năm 2011,
số lượng xuất khẩu của Công ty sang khu vực thị trường này tăng mạnh,
chỉ còn 264.152 đôi với kim nghạch là 643.489 USD, chiếm 26,2% tổng
kim nghạch xuất khẩu.
Bảng 4: Xuất khẩu giầy dép của Công ty sang thị trường Châu Mỹ
2009-2011.


Năm
Nước
2009 2010 2011
Số lượng
( đôi )
Giá trị
(USD)
Số lượng
( đôi )
Giá trị
(USD)
Số lượng
( đôi )
Giá trị
(USD)
1.Canada 11459 23.145 10829 30.120 28780 74.145
2.Mêxicô 36121 74.237 35890 80.982 58089 124.237
3.Vênêzuêla 60789 128.098 56908 134.783 82204 217.098
4.Áchentina 32019 61.700 28679 58.126 52530 132.700
Mỹ 24918 49652 23654 52652 52912 113652
Tổng 182413 302.186 174018 360.409 264.152 643.489
Tỷ trọng trong tổng
kim nghạch xuất
khẩu
10% 11,53% 26,2%
Nguồn: Công ty giầy Đông Anh.
2.2.1.3, Thị trường các khu vực khác.
Ngoài hai khu vực thị trường chủ yếu trên, giai đoạn 2009-2011,
công ty còn xuất khẩu sang thị trường một số nước khác nhưng tỷ trọng

không đáng kể. Điều đó được minh hoạ trong bảng sau:
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Nhìn vào bảng thống kê số lượng và kim nghạch xuất khẩu của
công ty giầy Đông Anh vào các thị trượng này có thể thấy rằng: tỷ trọng
của khu vực thị trường này chiếm rất nhỏ nhưng đó đều là những thị
trường có triển vọng trong tương lai, đặc biệt là thị trường Nhật Bản.
Bảng 5: Xuất khẩu giầy dép của Công ty sang các nước khác:
2009 2010 2011
Số lượng
(đôi)
Giá trị
(USD)
Số lượng
(đôi)
Giá trị
(USD)
Số lượng
(đôi)
Giá trị
(USD)
1.Australia 3450 8.740
2.Newzeland 3200 14955
3.Israel 9008 51.825
4.Nhật 32142 33.217
5.Arập Xê út 3899 9.041
6.Thổ Nhĩ Kỳ 10370 48.594
7.Đài Loan 21084 22.096
8.Libăng 5795 52516
Tổng 14803 104.341 13570 63.590 60584 73.094
Tỷ trọng trong

tổng kim nghạch
xuất khẩu
7,1% 3,77% 4,5%
Nguồn: Công ty giầy Đông Anh.
2.3, Quy trình sản xuất kinh doanh giầy dép xuất khẩu
2.3.1, Hoạt động xuất khẩu của công ty.
Để tiến hành hoạt động xuất khẩu sang các thị trường nước ngoài,
Công ty đã sử dụng hai phương pháp chủ yếu là xuất khẩu uỷ thác và xuất
khẩu trực tiếp.
Phương thức xuất khẩu uỷ thác là phương thức trong đó Công ty
giầy Đông Anh đóng vai trò là người trung gian thay cho đơn vị sản xuất
khác ký kết hợp đồng mua bán ngoại thương, tiến hành các thủ tục cần
thiết để xuất khẩu giầy dép cho đơn vị đó, qua đó Công ty được hưởng
một khoản tiền nhất định (thường theo tỷ lệ giá trị lô hàng đó). Kim
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
nghạch xuất khẩu thu từ hình thức này chiếm khoảng 16-17% tổng kim
nghạch xuất khẩu của Công ty.
Phương thức xuất khẩu trực tiếp là phương thức trong đó Công ty
bán trực tiếp sản phẩm của mình cho khách hàng nước ngoài thông qua
các tổ chức của mình. Phương thức này giúp Công ty biết được nhu cầu
của khách hàng và tình hình bán hàng ở thị trường nước ngoài. Trên cơ sở
đó, công ty thay đổi sản phẩm và những điều kiện bán hàng trong những
trường hợp cần thiết nhằm đáp ứng tốt nhất nu cầu của khác hàng. Trong
giai đoạn 2007-2011, Công ty chủ yếu áp dụng hình thức xuất khẩu này
với mức độ áp dụng khoảng 80% doanh thu xuất khẩu của công ty và
phương thức này cũng sẽ tiếp tục được phát triển trong những năm tới.
Bên cạnh những hình thức xuất khẩu chủ yếu trên, từ năm 2011,
công ty còn sử dụng hình thức gia công quốc tế để gia công sản phẩm cho
các đơn vị nước ngoài.
2.3.1, Quy trình sản xuất giầy dép của công ty.

Dựa trên các thiết kế của công ty, nguyên liệu được nhập theo các
đầu mối thu mua trong nước. Sau đó được bộ phận kiểm định nguyên liệu
kiểm tra để chuẩn bị đưa vào quy trình sản xuất.
Quy trình sản xuất giầy được tiến hành như sau:
- Vải ( vải bạt, vải các loại ) đưa vao cắt may thành mũi giầy sau đó dập
OZ.
- Crếp ( Cao su, hoá chất) đưa vào cán, luyện, đúc, làm ra đế giầy
- Mũi giầy vải kết hợp với đế cao su hoặc nhựa tổng hợp đưa xuống xưởng
gò lắp ráp lồng mũi giầy vào form giầy, quyết keo vào đế và dán vào mũi
giầy, ráp đế giầy và các chi tiết vào mũi giầy rồi đưa vào gò.
- Gò mũ, mang gót, dán cao su làm nhãn giầy, sau đó dàn đường trang trí
lên giầy ta được sản phẩm giầy sống, lưu hoá với nhiệt độ 120- 135 độ C
ta được giầy chín.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
- Công đoạn cuối cùng là xâu dây giầy, kiểm nghiệm chất lượng và đóng
gói
CHƯƠNG III:
MỘT SỐ VẤN ĐỀ TỒN TẠI VÀ ĐỀ XUẤT HƯỚNG NGHIÊN CỨU
3.1, Thành công
Thành công đáng chú ý là các chỉ tiêu quan trọng đều có sự tăng
trưởng đáng kể như chỉ tiêu nộp ngân sách năm 2010 so với năm 2009
tăng 20,29%, năm 2011 so với năm 2010 tăng 22,26%. Chỉ tiêu thu nhập
bình quân đầu người năm 2010 so với năm 2009 tăng 4,84%, năm 2011 so
với năm 2010 tăng 5,38%. Như vậy có thể thấy rằng hoạt động sản xuất
kinh doanh của công ty ngày càng mang lại hiệu quả cho cả người lao
động và sự phát triển của đất nước.
Bên cạnh đó uy tín của công ty ngày càng tăng cao trên thị trường
xuất khẩu giầy dép. Các đơn đặt hàng mỗi năm một tăng đáng kể, tạo điều
kiện xản xuất và phát triển bền vững cho công ty. Các cúp vàng, bạc, cờ
khen thưởng… càng thêm khẳng định về chất lượng sản phẩm hàng đầu

của công ty.
3.2, Tồn tại
Bên cạnh những thành quả đạt được, hoạt động sản xuất và xuất
khẩu của công ty vẫn còn những vấn đề tồn tại, trong đó cụ thể kể đến là:
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Thị trường xuất khẩu bị thu hẹp đặc biệt là thị trường các nước trong khu
vực. Thị trường chủ yếu của công ty là thị trường Châu Âu (đặc biệt là
những nước thuộc EU). Việc tập trung vào một thị trường đó tuy có những
ưu điểm, xong bên cạnh đó còn những hạn chế nhất định như: Gặp rủi ro
do sự biến động của thị trường, hoạt động xuất khẩu quá lệ thuộc vào một
thị trường. Nếu như EU có chính sách mới ngăn cản hàng Việt Nam vào
EU thì hoạt động xuất khẩu của công ty hoàn toàn bị bế tắc. Trong khi đó
Mỹ và Nhật là những thị trường tiềm năng của công ty chưa thâm nhập
vào.
Việc tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty vẫn còn bị mất cân
đối, quá gấp gáp vào những tháng đầu và cuối năm, nhưng lại quá nhàn rỗi
vào những tháng giữa năm. Nhưng điều này lại do thị trường nhập khẩu
yêu cầu.
3.3, Nguyên nhân
Công ty vẫn áp dụng phương pháp tiếp cận với khách hàng theo
kiểu cũ. Theo đó, công ty thường không chủ động trong việc tìm kiếm
khách hàng mà ngược lại khách hàng tự liên hệ giao dịch với công ty khi
có nhu cầu. Phương pháp tiếp cận thụ động này làm cho việc mở rộng thị
trường xuất khẩu có nhiều khó khăn, phụ thuộc vào tình hình hoạt động và
khả năng tài chính của nhà nhập khẩu.
3.4, Đề xuất hướng nghiên cứu
Các hướng đề xuất được đưa ra nghiên cứu để giải quyết các vấn đề
còn tồn tại như sau:
*Về thị trường: Công ty có xu hướng củng cố và duy trì thị trường truyền
thống. Đồng thời mở rộng thị trường sang các nước trong khu vực, thị

trường Mỹ và Canada, Nhật Bản
Công ty cần thực hiện việc xuất khẩu giầy dép sang EU theo hướng sau:
- Một là, thị trường EU yêu cầu chất lượng sản phẩm cao, công ty cần kiên
trì tiếp cận đảm bảo các điều kiện hợp đồng giữ chữ tín trong kinh doanh.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
- Hai là, tăng khả năng cạnh tranh bằng giá cả, chất lượng sản phẩm, thời
gian giao hàng.
- Ba là, hàng giầy dép Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU có lợi thế
hơn Trung Quốc và Inđônêxia do không phải định hạn nghạch và chịu
thuế chống bán phá giá. Do đó, Công ty cần lưu ý bảo đảm các điều kiện
về xuất xứ C/O Form A để được hưởng ưu đãi thuế quan và tránh nghi
ngờ về xuất xứ hàng hoá.
*Về cơ cấu sản phẩm xuất khẩu:
Do nhu cầu giầy vải trên thế giới đang có xu hướng giảm mạnh làm cho
thị trường xuất khẩu bị co hẹp thay vào đó là sự phát triển mạnh mẽ của
giầy thể thao. Vì vậy, công ty nên đưa ra phương hướng tăng tỷ trọng giầy
thể thao và các loại giầy dép trong tổng số lượng giầy dép xuất khẩu.

×