Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

các quy luật phát triển mạng lưới logistic kinh doanh thương mại liên hệ việc áp dụng quy luật tập trung hóa trong phát triển mạng lưới kho hàng tại metro cash&carry vietnam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (227.77 KB, 29 trang )

MỤC LỤC

MỤC LỤC............................................................................................................1
A. CƠ SỞ LÝ THUYẾT.......................................................................................3
I.Khái niệm và vai trò của mạng lưới cơ sở logistics.......................................3
1.Khái niệm...................................................................................................3
2.Vai trò........................................................................................................3
II.Các quy luật phát triển mạng lưới cơ sở logistics kinh doanh......................3
1.Quy luật chuyên doanh hóa.......................................................................3
2.Quy luật tập trung hóa...............................................................................5
3.Quy luật hiện đại hóa.................................................................................6
B.LIÊN HỆ THỰC TIỄN VIỆC ĐẢM BẢO QUY LUẬT TẬP TRUNG HÓA
TRONG PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI KHO HÀNG CỦA METRO
CASH&CARRY VIETNAM...............................................................................8
I.Tổng quan về Metro Cash&Carry Vietnam...................................................8
II.Thực trạng phát triển, quy hoạch mạng lưới kho hàng hóa tại Metro
Cash&Carry Vietnam.....................................................................................11
1.Loại hình kho hàng hóa...........................................................................11
2.Quy hoạch mạng lưới các trung tâm phân phối của Metro Cash&Carry
Vietnam.......................................................................................................14
3.Tồn tại trong mạng lưới các trung tâm phân phối của Metro Cash&Carry
Vietnam.......................................................................................................25
III. Giải pháp hoàn thiện mạng lưới kho hàng hóa của METRO Cash&Carry
Vietnam...........................................................................................................26
1.Tái bố trí sắp xếp các khu vực trong kho.................................................26
2.Tăng số lượng các kho hàng....................................................................26
3.Giải pháp về nguồn nhân lực ..................................................................27
1


KẾT LUẬN.........................................................................................................29


LỜI NÓI ĐẦU
Cùng với sự phát triển của xã hội lồi người nói chung và sự phát triển của nền
kinh tế, khoa học – cơng nghệ nói riêng, logistic đang ngày càng phát triển và đóng
một vai trị hết sức quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp và cả nền kinh tế. Logistic là
công cụ liên kết các hoạt động kinh tế: Tối ưu hóa chu trình lưu chuyển của sản xuất,
kinh doanh từ khâu đầu vào đến khi sản phẩm đến tay người tiêu dùng cuối cùng; mở
rộng thị trường trong bn bán quốc tế, góp phần giảm chi phí, hồn thiện và tiêu
chuẩn hóa chứng từ trong kinh doanh đặc biệt trong buôn bán và vận tải quốc tế. Đối
với các doanh nghiệp, logistic góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, giảm chi phí cho
q trình sản xuất, tăng cường sức cạnh tranh; tạo ra giá trị gia tăng cho khách hàng
trong hệ thống kênh phân phối hàng hóa với hiệu quả chi phí cao nhất.
Để đạt được những thành cơng nhất định như trên, thì một trong những nội
dung cơ bản mà các doanh nghiệp phải thực hiện là “Quy hoạch mạng lưới các cơ sở
logistic”. Thực hiện tốt cơng việc này, doanh nghiệp có thể tăng trình độ dịch vụ
khách hàng với tổng chi phí thấp nhất. Đây chính là mục đích chính mà đề tài của
Nhóm 4 hướng đến: “Các quy luật phát triển mạng lưới Logistic kinh doanh thương
mại. Liên hệ việc áp dụng quy luật tập trung hóa trong phát triển mạng lưới kho
hàng tại Metro Cash&Carry Vietnam”.
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, báo cáo gồm 2 phần:
Phần A: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Phần B: LIÊN HỆ THỰC TIỄN TẠI METRO CASH&CARRY VIỆT NAM
Do hạn chế về trình độ, thời gian cũng như tài liệu tham khảo nên báo cáo này
còn nhiều thiếu sót, rất mong nhận được những đánh giá và nhận xét của thầy cô cũng
như các bạn để báo cáo này được hồn thiện hơn. Chúng tơi xin chân thành cảm ơn!

2


A. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
I.


Khái niệm và vai trò của mạng lưới cơ sở logistics

1. Khái niệm
Mạng lưới cơ sở logistics kinh doanh thương mại là tổng thể các cơ sở
logistics trực tiếp cung cấp dịch vụ khách hàng, liên kết với nhau và phát triển theo
những quy luật của nền kinh tế và của quá trình phân phối, vận động hàng hóa.
Như vậy trong kinh doanh thương mại, mạng lưới cơ sở logistics kinh doanh
bao gồm:
− Mạng lưới bán lẻ: Trực tiếp cung cấp dịch vụ logistics cho người tiêu dùng trực
tiếp thông qua hành vi thương mại bán lẻ.
− Mạng lưới kho: trực tiếp cung cấp dịch vụ logistics cho khách hàng mua buôn
thông qua hành vi thương mại bán bn.
Tóm lại, mạng lưới cơ sở logistics kinh doanh bán buôn là mạng lưới kho,
mạng lưới cơ sở logistics kinh doanh bán lẻ là mạng lưới các cửa hàng ban lẻ.
2. Vai trò
− Vai trò dịch vụ khách hàng: Cung cấp dịch vụ khách hàng, thỏa mãn nhu cầu
mua hàng của khách hàng, đặc biệt thỏa mãn dịch vụ thời gian. Khi tăng số lượng và
quy mô các cơ sở logistics, trình độ dịch vụ khách hàng tăng lên.
− Vai trị chi phí: Số lượng và quy mơ mạng lưới cơ sở logistics kinh doanh ảnh
hưởng đến chi phí. Khi tăng số lượng và quy mơ các cơ sở logistics, chi phí dự trữ có
xu hướng tăng, cịn chi phí vận chuyển có xu hướng giảm (mạng lưới kho) hoặc tăng
(mạng lưới bán lẻ).
→ Như vậy, vai trò của mạng lưới cơ sở logistics bán lẻ chủ yếu là dịch vụ cịn
của mạng lưới kho là chi phí và dịch vụ.
II.

Các quy luật phát triển mạng lưới cơ sở logistics kinh doanh

1. Quy luật chuyên doanh hóa

a. Khái niệm
Chuyên doanh hóa mạng lưới cơ sở logistics là quá trình hình thành và phát
triển các cơ sở logistics kinh doanh chuyên cung cấp dịch vụ cơ sở logistics theo
nhóm, phân nhóm, loại hoặc tên hàng kinh doanh nhất định.
3


Thực chất của chun doanh hóa là sự phân cơng xã hội trong hệ thống cơ sở
logisticstheo thị trường và mặt hàng kinh doanh nhằm thỏa mãn tốt hơn nhu cầu mua
hàng của khách hàng và giảm chi phí.
b. Tính tất yếu của quy luật
− Do có trình độ chun mơn hóa tất yếu trong tồn bộ nền kinh tế, trong hệ
thống kênh phân phối, trong đó có kênh cơ sở logistics.
− Do yêu cầu nâng cao trình độ dịch vụ khách hàng:
+ Đối với bán lẻ: dịch vụ mặt hàng – đảm bảo cơ cấu phong phú, đầy đủ về số
lượng và đảm bảo về chất lượng.
+ Đối với bán buôn: đảm bảo số lượng, cơ cấu và chất lượng; hoàn chỉnh mặt
hàng ( biến đổimặt hàng); tăng tốc độ cung ứng cho khách hàng.
− Do đặc tính thương phẩm của hàng hóa: Yêu cầu hệ thống cơ sở logistics riêng
biệt đảm bảo chất lượng hàng hóa.
∗ Hình thức và mức độ chun doanh hóa
− Hình thức: Phụ thuộc vào cách phân loại hàng hóa – cách xác định chuỗi, nóm
hàng theo cơng dụng, khách hàng, tần số nhu cầu, giá…
− Mức độ chuyên doanh: Kích thước của phối thức mặt hàng kinh doanh –
chuyên doanh theo chiều rộng: liên doanh, chuyên doanh nhóm; chiều dài: phân
nhóm…
− Yêu cầu: Phát triển được chiều sâu (biến thể), đảm bảo nhu cầu đồng bộ khi
mua hàng của khách hàng, đảm bảo chất lượng hàng hóa.
c. Đặc điểm của chuyên doanh hóa
− Ưu điểm:

Nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng; chuyên mơn hóa hệ thống cơ sở
logistics, do đó nâng cao năng suất lao động và thiết bị, giảm chi phí.
− Nhược điểm:
+ Chuyên doanh hóa chỉ thỏa mãn nhu cầu hàng hóa ở giới hạn hẹp, do đó để
đảm bảo doanh thu kinh tế, phạm vi phục vụ phải rộng và do đó bán kính hoạt
động xa ảnh hưởng đến trình độ dịch vụ khách hàng về thời gian.

4


+ Chuyên doanh hóa hạn chế nhu cầu đồng bộ khi mua hàng của khách hàng do
đó giảm trình độ dịch vụ cơ cấu hàng mua (đặc biệt trong kinh doanh bán lẻ).
d. Căn cứ để chuyên doanh hóa
− Đặc điểm của nhu cầu mua hàng: Nhu cầu định kỳ, hàng ngày; nhu cầu đồng
bộ đơn chiếc; nhu cầu mua theo đơn hàng cung cấp tại nhà hay tại cửa hàng.
− Đặc điểm của hàng hóa: Hàng hóa (nhóm) có nhiều biến thể hay ít; hàng có
đặc tính thương phẩm hay phức tạp không?
− Thị trường: Mật độ dân số, sức mua; sự hình thành các khu vực chuyên doanh,
mạng lưới đối thủ cạnh tranh.
− Mạng lưới và điều kiện giao thơng vận tải.
2. Quy luật tập trung hóa
a. Khái niệm
Tập trung hóa mạng lưới cơ sở logistics là quá trình tăng tỉ trọng các cơ sở
logistics có quy mơ lớn, tăng trưởng quy mơ bình qn mạng lưới cơ sở logistics.
Các chỉ tiêu đánh giá quy mô của một cơ sở logistics kinh doanh: doanh số doanh thu; diện tích; số lượng lao động; cơng suất (kho); số nơi cơng tác (cửa hàng
bán lẻ)
b. Tính tất yếu của quy luật
− Do tăng trưởng kinh tế, tăng trưởng kênh cơ sở logistics, phát triển quy mơ
mạng lưới.
− Do q trình tập trung hóa: tích tụ, tập trung dưới các nỗ lực kinh doanh và

cạnh tranh
− Do sự phát triển của khoa học và kỹ thuật tạo mọi điều kiện để tăng tốc độ cung
cấp dịch vụ khách hàng
c. Đặc điểm của những cơ sở quy mô lớn
∗ Ưu điểm:
+ Nâng cao trình độ dịch vụ khách hàng, đặc biệt là dịch vụ mặt hàng: cơ cấu
hàng hóa phong phú, thỏa mãn yêu cầu lựa chọn, mua hàng đồng bộ; có nhiều
điều kiện dịch vụ bổ sung cho khách hàng.

5


+ Quy mơ lớn có nhiều điều kiện để chun mơn hóa và hiện đại hóa nâng cao
trình độ dịch vụ khách hàng, nâng cao năng suất lao động.
+ Do doanh số lớn mà chi phí cơ sở logistics bình quân trên một đơn vị doanh số
giảm (tính kinh tế nhờ quy mơ); giảm dự trữ và do đó giảm chi phí dự trữ. Điều
này được thể hiện theo quy tắc căn bậc hai:
D =D n
0
i

Trong đó:
D0 : Giá trị dự trữ tối ưu nếu tập trung dự trữ vào một vị trí
D : Gtrị dự trữ trung bình mỗi điểm dự trữ trong trường hợp dự trữ ở trên
i

n : Số lượng kho (hoặc cửa hàng) trước khi tập trung
∗ Hạn chế:
+ Tăng quy mơ có thể tăng bán kính phục vụ, giảm trình độ dịch vụ khách hàng,
giảm hiệu lực cơ sở logistics

+ Tăng quy mô kho đồng nghĩa với tập trung hóa dự trữ, giảm số lượng kho, tăng
chi phí vận chuyển hàng hóa
+ Mở rộng quy mô không tương xứng với phát triển doanh số sẽ làm tăng chi phí,
giảm hiệu lực kinh doanh
d. Căn cứ để tập trung hóa
− Căn cứ vào trình độ tập trung thị trường: mật độ, dân số, sức mua
− Khả năng phát triển doanh số, phát triển mặt hàng kinh doanh
− Điều kiện giao thông vận tải
− Khả năng tài chính của doanh nghiệp
3. Quy luật hiện đại hóa
a. Khái niệm
Hiện đại hóa là q trình tạo nên cơ sở vật chất – kỹ thuật cơ sở logistics hiện
đại và triển khai các hoạt động cơ sở logistics theo các phân phối tiên tiến.
b. Tính tất yếu của quy luật
6


− Do sự phát triển của khoa học – công nghệ trong nước và trên thế giới
− Do yêu cầu nâng cao trình độ dịch vụ khách hàng, nâng cao năng suất lao động,
giảm chi phí cơ sở logistics, tăng khả năng cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường
c. Đặc điểm
∗ Ưu điểm:
− Tạo phương pháp công nghệ mới, đổi mới q trình cung cấp dịch vụ khách
hàng: hồn thiện, tăng tốc độ quá trình cơ sở logistics bán buôn; tạo điều kiện áp dụng
các phương pháp bán hàng tiến bộ trong việc cung cấp dịch vụ cơ sở logistics bán lẻ
(các phương pháp bán hàng tiến bộ). Do vậy, nâng cao văn minh thương mại
− Nâng cao năng suất lao động cơ sở logistics, giảm chi phí
− Tăng khả năng cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh
d. Căn cứ để hiện đại hóa
− Thành tựu và điều kiện áp dụng khoa học – kĩ thuật trong nước và trên thế giới

− Khả năng phát triển doanh số, lợi nhuận do đầu tư khoa học, công nghệ
− Khả năng tài chính doanh nghiệp

7


B. LIÊN HỆ THỰC TIỄN VIỆC ĐẢM BẢO QUY LUẬT TẬP TRUNG HÓA
TRONG PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI KHO HÀNG CỦA METRO
CASH&CARRY VIETNAM

I. Tổng quan về Metro Cash&Carry Vietnam
Cty TNHH METRO Cash&Carry Việt Nam
− Tên giao dịch quốc tế: METRO Cash&Carry Vietnam Co., Ltd
− Tên viết tắt: METRO Cash&Carry Viet Nam ltd
− Loại hình doanh nghiệp: 100% vốn đầu tư nước ngồi
− Quốc gia: Germany
− Nhóm doanh nghiệp: Cơng ty vốn nước ngồi
− Địa chỉ trụ sở: Khu B, khu đơ thị mới An Phú, Quận 2, TP.Hồ Chí Minh
− Điện thoại: 5190390
− Số fax: 5190370

− Website: www.metro.com.vn
− Ngành nghề kinh doanh: Bách hóa, Cơng nghệ phẩm, Da giầy, Hàng gia dụng,
Hàng lưu niệm, Sành sứ, May mặc, Mỹ phẩm, Hoa tươi, Trái cây, Lương thực - thực
phẩm, Thực phẩm chế biến, Thủy hải sản, Nông sản thực phẩm tươi sống, Vật liệu
xây dựng, Trang trí nội thất, Kim khí điện máy, Ăn uống, giải khát, Thủ công mỹ
nghệ khác, Đồ gỗ, Máy móc thiết bị, Trang thiết bị văn phịng, Linh kiện phụ tùng
thay thế, Nhà hàng, Sắt thép, Thương mại, Điện tử, Điện lạnh, Điện thoại di động,
Sách, Văn phòng phẩm, Khác.
− Lĩnh vực kinh doanh: Thương mại dịch vụ

− Giám đốc: Anastasions Michaelidis
− Giám đốc tại Việt Nam: Randy Guttery
Thông tin từ Sở Công thương thành phố Hồ Chí Minh
( )

8


METRO Cash&Carry hiện đang có mặt tại 29 quốc gia với hơn 650 trung tâm
bán sỉ tự phục vụ. Công ty có mơ hình kinh doanh đơn giản và hiệu quả: Cash and
Carry - nghĩa là Trả tiền mặt và tự vận chuyển. Khách hàng trọng tâm của Metro là
những nhà buôn lẻ, nhỏ và vừa như các khách sạn, nhà hàng và nhà cung cấp suất ăn
công nghiệp. Tất cả khách hàng cần đăng ký và được cấp thẻ khách hàng mới có thể
mua hàng tại các trung tâm của Metro. Điều này có nghĩa METRO Cash&Carry
khơng phục vụ nhu cầu tiêu dùng cá nhân mà là mơ hình bán Sỉ hiện đại, được “may
đo” theo nhu cầu của các công ty và doanh nghiệp.
METRO Cash&Carry bắt đầu hoạt động phân phối sỉ Cash & Carry tại Việt
Nam năm 2002. Hiện nay cơng ty có 17 trung tâm bán sỉ Cash & Carry tại 14 tỉnh
thành; 4 trung tâm phân phối tại Lâm Đồng, Bình Dương, TP Hồ Chí Minh và Hà
Nội. Ngày 2/11/2011, tại thành phố Cần Thơ, Metro Cash&Carry Việt Nam đã khai
trương trạm trung chuyển cá đầu tiên tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
Bảng 1: Các Trung tâm bán sỉ của METRO Cash&Carry Vietnam

9


STT

Khai trương


Trung tâm bán sỉ

Vị trí (tỉnh/thành phố)

1

28/3/2002

METRO Bình Phú

Quận 6, Tp. Hồ Chí Minh

2

5/12/2002

METRO An Phú

Quận 2, Tp. Hồ Chí Minh

3

31/7/2003

METRO Thăng Long

Huyện Từ Liêm, Hà Nội.

4


22/12/2004

METRO Hưng Lợi

Q. Ninh Kiều, Tp. Cần Thơ.

5

5/12/2005

METRO Hồng Bàng

Q. Hồng Bàng, Tp. Hải Phòng.

6

13/12/2005

METRO Đà Nẵng

Q. Hải Châu, Tp. Đà Nẵng

7

14/12/2006

METRO Hiệp Phú

Quận 12, Tp. Hồ Chí Minh.


8

19/9/2007

METRO Hồng Mai

Q. Hồng Mai, Hà Nội.

9

9/7/2009

METRO Biên Hòa

Tp. Biên Hòa, Đồng Nai.

10

2/9/2010

METRO Long Xuyên

Tp. Long Xuyên, An Giang

11

13/10/2010

METRO Quy Nhơn


Tp. Quy Nhơn, Bình Định

12

17/11/2010

METRO Bình Dương

Thị Xã Thủ Dầu Một, Bình Dương.

13

23/12/2010

METRO Vũng Tàu

Tp. Vũng Tàu, Bà Rịa - Vũng Tàu.

14

21/9/2011

METRO Vinh

Tp. Vinh, Nghệ An.

15

29/9/2011


METRO Hạ Long

Tp. Hạ Long, Quảng Ninh.

16

15/12/2022

METRO Nha Trang

Tp. Nha Trang, Khánh Hịa.

17

5/4/2012

METRO Bn Ma Thuột Tp. Bn Ma Thuột, Đắk Lắk

10


II. Thực trạng phát triển, quy hoạch mạng lưới kho hàng hóa tại Metro
Cash&Carry Vietnam.
1. Loại hình kho hàng hóa
Dưới áp lực của dịch vụ khách hàng, của chất lượng và tiêu chuẩn đạo đức kinh
doanh thì nhà kho trở thành điểm đến đầu tiên cho mọi công cuộc đổi mới chuỗi cung
ứng. METRO CASH & CARY VIETNAM – nhà phân phối sỉ hàng đầu Việt Nam đã
nhận thức được điều này và họ đã quyết định sử dụng các trung tâm phân phối thay
cho các kho hàng hóa thơng thường.
Trung tâm phân phối (distribution center ) không chỉ là một kho chứa hàng

thông thường như nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn nghĩ. Kho hàng ngày nay không
đơn thuần là nơi hay cơ sở để chứa hàng nữa - chí ít là đối với những công ty thông
thái về chuỗi cung ứng. Nó chính là trung tâm phân phối, nó đảm bảo dịng chảy hàng
hóa liên tục và gia tăng nhiều giá trị để hoàn thành tốt đơn hàng. Vai trò của trung tâm
phân phối ngày càng trở nên quan trọng hơn trong việc đảm bảo một chuỗi cung ứng
vận hành thơng suốt và hồn hảo. Đặc biệt, trung tâm phân phối là điểm tiếp xúc nhạy
cảm nhất giữa cung và cầu trong mỗi doanh nghiệp. Vì vậy, sứ mạng chủ chốt của
trung tâm phân phối là dung hòa được các yêu cầu từ cung và cầu.
− Từ phía cung, TTPP phải đảm bảo tính hiệu năng (efficiency), bao gồm quản lý
tồn kho hiệu quả, vận tải tối ưu, vận hành trung tâm một cách hồn hảo.
− Từ phía cầu, trung tâm phân phối phải đảm bảo được khả năng đáp ứng cao và
nhanh (response). Đây là một trong những sứ mạng vơ cùng quan trọng, địi hỏi mức
độ linh hoạt và thích ứng rất cao. Nhu cầu khách hàng không chỉ dừng lại ở việc nhận
được một kiện hàng, mà cả những giá trị kiện hàng có thể đem lại.
Về cơ bản, chức năng chính của trung tâm phân phối là:
− Xử lý và hoàn thành đơn hàng.
− Quản lý việc vận chuyển hàng (trung tâm phân phối là đầu não điều tiết toàn bộ
hoạt động phân phối một cách nhịp nhàng)
Bảng 2: So sánh Trung tâm phân phối và Nhà kho truyền thống

11


Nhà kho truyền thống

Trung tâm phân phối
Đặc điểm chung

Nơi lưu trữ hàng


Trung tâm chuyển hàng nhanh

Tách biệt, hoạt động độc lập

Tích hợp với chuỗi cung và cầu của DN

Là điểm tạo ra chi phí (cost center)

Là nơi tạo ra lợi nhuận (profit center)

Tập trung vào hiệu năng

Hiệu năng nhưng vẫn linh hoạt đáp ứng
mọi nhu cầu của khách hàng

Cứng nhắc, định hướng vào hàng hóa

Linh hoạt, định hướng vào dịch vụ và giá
trị gia tăng

Khơng có giá trị gia tăng

Cá biệt hóa sản phẩm để tăng giá trị

Vận hành theo mơ hình Logistics truyền
thống

Tích hợp với hệ thống phân phối và chuỗi
cung


Hoạt động bị trùng lặp, thừa thãi

Mọi sự thừa thái được giảm thiểu

Một chiều

Gắn kết với chiến lược, con người, quy
trình và cơng nghệ của doanh nghiệp
Cơ sở hạ tầng

Lớn, tập trung

Nhỏ, phân phối theo vùng

Lãng phí khơng gian chứa hàng

Tận dụng tối đa không gian chưa hàng

Không gian phục vụ cho việc lưu trữ
(storage – oriented use of space)

Điểm trung chuyển giúp hàng hóa di
chuyển nhanh, cộng với các dịch vụ giá
trị gia tăng

Con người và cơ cấu tổ chức
Mỗi nhân viên, công nhân chỉ làm một
việc

Xây dựng nhóm đa kỹ năng


Duy trì thói quen và kinh nghiệm cũ

Xây dựng kỹ năng mới

Tư duy kinh doanh như chuyện thường
ngày

Tư duy định hướng vào khách hàng ở
mọi cấp bậc

Mô hình quản lý quan liêu nhà nước,
thiếu sự tin tưởng và phân quyền

Trao quyền cho nhân viên
Công nghệ
12


Tự giải quyết các vấn đề theo quan điểm
của từng cá nhân

Giải quyết các vấn đề với sự hỗ trợ của
công nghệ

Hệ thống lạc hậu, không kết nối với các
bên liên quan

Hệ thống CNTT tích hợp với các bên
tham gia vào hoạt động phân phối


Chậm và thiếu chính xác trong việc hỗ
trợ dự báo

Hỗ trợ thông tin dự báo ngay lập tức (real
time)

Quá chú trọng vào tài sản: hàng hóa, đội
xe và nhà kho

Chú trọng vào thông tin

Các kỹ năng về công nghệ lạc hậu

Các kỹ năng về công nghệ mới thông qua
đào tạo và tái đào tạo
Kết quả

Thời gian xử lý đơn hàng

Tăng nhanh gấp đơi

Mức độ chính xác đơn hàng được vận
chuyển

Tốt hơn 20%

Thời gian dịch vụ khách hàng

Tốt hơn 50%


Không gian chứa hàng

Tận dụng tốt hơn 10% - 20%

Mức độ chính xác tồn kho

99.9%

Hàng hóa bị hư hại

Giảm 75%

Năng suất lao động của công nhân

Tăng 5% - 40%

Chi phí di chuyển sản phẩm trong kho

Giảm 10% - 20%

13


2. Quy hoạch mạng lưới các trung tâm phân phối của Metro Cash&Carry
Vietnam
a. Các nhân tố ảnh hưởng đến quy hoạch
∗ Nhân tố nguồn hàng
− Các trung tâm phân phối mặt hàng tươi sống của Metro, bao gồm Trung tâm
phân phối rau quả Đà Lạt và Trung tâm phân phối hàng tươi sống Bình Dương đều

được đặt gần nguồn cung cấp. Do đặc điểm của các mặt hàng này, Metro đặc biệt chú
trọng đến thời gian vận chuyển từ hàng nhà cung đến kho của doanh nghiệp cũng như
thời gian vận chuyển từ các Trung tâm phân phối đến các Trung tâm bán sỉ của Metro.
Để tăng tối đa thời gian bảo quản hàng hóa trong kho lạnh, Metro đã lựa chọn giải
pháp thông minh là đặt các Trung tâm phân phối gần nguồn cung cấp hàng hóa. Tuy
điều này làm tăng chi phí vận chuyển nhưng lại đảm bảo độ tươi ngon rau quả và các
hàng tươi sống khác, do đó tăng trình độ dịch vụ khách hàng.
− Việc đặt các Trung tâm phân phối gần nguồn hàng còn thuận lợi cho việc kiểm
tra và giám sát quá trình sản xuất và cung ứng rau quả, hàng tươi sống của các nhà
cung cấp.
∗ Nhân tố thị trường mục tiêu
Các trung tâm phân phối của Metro đều được đặt tại các điểm tiêu thụ lớn như
Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Thị trường mục tiêu của Metro là các nhà buôn lẻ, nhỏ và
vừa như các nhà hàng, khách sạn, nhà cung cấp suất ăn công nghiệp… Số lượng và
mật độ của các nhà buôn nhỏ lẻ này cao hơn ở những thành phố lớn, và vì vậy lượng
hàng hóa tiêu thụ ở các trung tâm kinh tế này sẽ lớn hơn so với các khu vực khác. Để
đảm bảo tốc độ cung ứng cũng như chất lượng hàng hóa, các TTPP của Metro đều
được đặt gần các Trung tâm bán sỉ của các khu vực này.
Với sự tăng trưởng của Metro trong những năm gần đây và định hướng phát
triển trong tương lai, các TTPP hiện tại sẽ nhanh chóng trở nên q tải và khơng phục
vụ đầy đủ nhu cầu của các trung tâm bán sỉ, vì vậy để tránh tình trạng đứt hàng, Metro
đã và đang triển khai kế hoạch bổ sung thêm các kho hàng mới đồng thời tăng quy mô
các kho hàng hiện tại.
∗ Nhân tố điều kiện giao thông

14


Để giảm chi phí đầu tư và duy trì hoạt động, các TTPP của Metro đều được đặt
tại các vùng ngoại thành, trong các khu công nghiệp. Khoảng cách từ các TTPP này

đến các trung tâm bán sỉ không quá xa. Tuy nhiên, vì mỗi TTPP lại phụ trách cung
ứng hàng cho nhiều trung tâm bán sỉ nên nhìn chung bán kính phục vụ của Metro vẫn
tương đối lớn, chẳng hạn như TTPP hàng tươi sống Bình Dương phải chịu trách
nhiệm cung cấp hàng cho toàn bộ các Trung tâm bán sỉ của Metro trên cả nước, so
sánh khoảng cách từ TTPP này đến các trung tâm bán sỉ ở khu vực phía Bắc, ta dễ
dàng nhận thấy chi phí vận chuyển là khá lớn. Thêm nữa, điều kiện hạ tầng cơ sở giao
thơng của Việt Nam cịn nhiều bất cập, điều này cũng góp phần làm tăng chi phí vận
chuyển và giảm chất lượng dịch vụ khách hàng.
b. Số lượng, quy mơ và vị trí các trung tâm phân phối
Hiện nay Metro có 4 trung tâm phân phối và một trạm trung chuyển cá:
− Trung tâm phân phối rau quả Đà Lạt
− Trung tâm phân phối hàng tươi sống Bình Dương
− Trung tâm phân phối hàng thực phẩm khơ và hàng phi thực phẩm TP.HCM
− Trung tâm phân phối Hà Nội
− Trạm trung chuyển cá Cần Thơ
∗ Trung tâm phân phối rau quả Đà Lạt
− Vị trí: Tọa lạc tại tỉnh Lâm Đồng, một trong những nơi sản xuất rau củ quả ơn
đới chính của miền Nam
− Chủng loại sản phẩm: các loại rau, củ, quả tươi sống
− Nghiệp vụ logistics: sơ chế, phân loại, đóng gói, dán nhãn và chuyển giao về
cho các TTPP của Metro ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh
− Nhiệm vụ:
+ Tăng cường sự hiểu biết và hợp tác giữa tất cả các đối tác trong chuỗi cung ứng
hàng hóa.
+ Trao đổi kinh nghiệm, chuyển giao kỹ thuật, phương pháp nuôi trồng và thu
hoạch tiên tiến giữa nông dân với nhau, với sự trợ giúp của các chuyên gia.
+ Giới thiệu các giống cây trồng cũng như các sản phẩm mới.

15



+ Phát triển sản phẩm mang thương hiệu riêng dành cho các khách hàng chuyên
nghiệp và xuất khẩu.
+ Xây dựng các tiêu chuẩn phân loại và đánh giá chất lượng sản phẩm.
+ Cải thiện vật liệu và qui cách đóng gói sản phẩm.
+ Thực hiện các giải pháp kiểm sốt nhiệt độ sản phẩm tuơi sống từ khi thu
hoạch tại nông trại cho đến khi tiêu thụ.
+ Cải thiện các điều kiện và phương tiện bảo quản sản phẩm.
+ Áp dụng các nguyên tắc thực hành về an toàn vệ sinh thực phẩm và phù hợp
với tiêu chuẩn HACCP (kiểm soát điểm tới hạn).
∗ Trung Tâm Phân Phối hàng tươi sống Bình Dương
− Vị trí: Nằm trong khu Cơng Nghiệp Việt Nam – Singapore, Trung Tâm Phân
Phối Bình Dương là một trong những TTPP dành riêng cho các mặt hàng tươi sống
lớn nhất của Metro tại Việt Nam.
− Chủng lọai sản phẩm: rau củ quả, cá, thịt, hàng đông lạnh và hàng tươi sống
nhập khẩu.
− Nghiệp vụ logistics: kiểm nhận, phân loại, đóng gói, dán nhãn và chuyển giao
về cho các trung tâm bán sỉ của Metro trên toàn quốc.
− Nhiệm vụ:
+ Phối hợp sự nỗ lực của tất cả các thành phần tham gia vào chuỗi cung ứng
thông qua việc cải thiện các quy trình làm việc, chia sẻ trang thiết bị, cơ sở vật chất
cũng như thông tin và tổng hợp được lợi thế kinh tế nhờ sản lượng lớn.
+ Kiểm soát chặt chẽ các điều kiện sản xuất, bảo quản, vận chuyển theo các
nguyên tắc an toàn vệ sinh thực phẩm từ khâu cung ứng tới tiêu thụ.
+ Kiểm sốt chặt chẽ chất lượng hàng hóa trước khi giao tới các trung tâm bán sỉ
của Metro.
+ Hỗ trợ các nhà sản xuất nhỏ, nông dân, ngư dân là những người không đủ điều
kiện đảm báo các phương tiện kho bãi, vận chuyển và kiểm sóat nhiệt độ phù hợp cho
hàng tươi sống.
∗ Trung Tâm Phân Phối hàng thực phẩm khô và hàng phi thực phẩm

TP.HCM
16


− Vị trí: Được xây dựng trong cùng khu văn phịng chính tại Q.2, TP.HCM,
TTPP An Phú
− Chủng loại sản phẩm: hàng thực phẩm khô và hàng phi thực phẩm trong nước
và nhập khẩu
− Nghiệp vụ logistics: kiểm nhận, phân loại, đóng gói, dán nhãn và chuyển giao
về cho các trung tâm bán sỉ của Metro trên toàn quốc.
− Nhiệm vụ:
+ Tối ưu hóa các điều kiện giao nhận vận chuyển hàng thực phẩm khô và phi
thực phẩm.
+ Hỗ trợ các NCCHH nhỏ và vừa cò thể giao hàng đến tất cả các trung tâm bán sỉ
của Metro trên toàn quốc trong thời gian ngắn nhất với mức chi phí thấp nhất.
+ Cải thiện tình trạng đứt hàng tại các trung tâm bán sỉ của Metro.
∗ Trung Tâm Phân Phối Hà Nội
− Vị trí: Nằm ở khu cơng nghiệp Quang Minh,
− Chủng loại sản phẩm: tất cả các loại hàng hóa từ thực phẩm tươi sống đến thực
phẩm khơ và phi thực phẩm.
− Nghiệp vụ logistics: kiểm nhận, phân loại, đóng gói, dán nhãn và chuyển giao
về cho các TTPP của Metro khu vực phía Bắc và một lượng nhỏ cho khu vực phía
Nam.
− Nhiệm vụ:
+ Hồn chỉnh mạng lưới kho bãi và hệ thống kho vận trên toàn quốc.
+ Cải thiện điều kiện hoạt động, bảo quản, vận chuyển trong mạng lưới cung ứng
ở khu vực phía Bắc.
+ Kiểm sốt chặt chẽ chất lượng hàng hóa trước khi giao về Trung tâm bán sỉ.
+ Hỗ trợ các nhà sản xuất nhỏ, nông dân, ngư dân trong việc đảm bảo các phương
tiện kho bãi, vận chuyển và kiểm soát nhiệt độ phù hợp cho từng chủng loại hàng hóa.

∗ Trạm trung chuyến cá Cần Thơ

17


− Vị trí: Trạm trung chuyển thủy hải sản này được xây dựng trong khuôn viên
trung tâm bán sỉ METRO Cash&Carry Cần Thơ (phường Hưng Lợi, quận Ninh Kiều,
TP Cần Thơ.)
− Chủng loại sản phẩm: các sản phẩm cá tươi và chế biến của bằng sông Cửu
Long (ĐBSCL) Trạm này mỗi năm sẽ đáp ứng gần 2 triệu kg cá cho các trung tâm
Metro
− Nghiệp vụ logistics: phân loại, trữ lạnh, chế biến đóng gói, dán nhãn phân phối
đến các trung tâm bán sỉ METRO trên cả nước.
− Nhiệm vụ:
+ Triển khai các tiêu chuẩn chất lượng trong ngành cá và thủy sản
+ Tập huấn và chứng nhận nông dân
+ Triển khai các hệ thống cung ứng cá có thể truy nguyên nguồn gốc, và phát
triển cơ sở hạ tầng dọc theo suốt chuỗi cá nội địa.
+ Cung cấp cho khách hàng trong nước thủy hải sản chất lượng cao được sản
xuất theo hướng bền vững và chế biến theo các tiêu chuẩn quốc tế về vệ sinh an tòan
thực phẩm.
+ Tới đây, thông qua trạm trung chuyển thủy hải sản này, METRO Cash&Carry
Việt Nam sẽ hỗ trợ cho nông dân ĐBSCL xuất khẩu thủy hải sản, đặc biệt là xuất
khẩu cá tra ra tòan thế giới qua hệ thống METRO Cash&Carry hiện có mặt tại 30
quốc gia và vùng lãnh thổ.
∗ Thực trạng hoạt động của các kho hàng tại Metro hiện nay và các dự án
kho hàng khác:
Về cơ bản, các TTPP vẫn đang đáp ứng đủ nhu cầu của các trung tâm bán sỉ,
tuy nhiên với sự phát triển nhanh chóng và tiến tới mục tiêu có 21 trung tâm bán sỉ
METRO Cash&Carry tại Việt Nam vào cuối năm 2012, Metro đã và đang đầu tư mở

rộng và nâng cấp chuỗi cung ứng của mình.
Đối với thực phẩm tươi sống, Metro hợp tác với Công ty Kho lạnh Swire đang
xây dựng thêm một kho trung tâm tại khu vực phía Bắc. Hiện tại, các sản phẩm sữa và
đông lạnh được trữ tại hai kho bảo quản lạnh của Swire. Metro hi vọng vào cuối năm
2012, khoảng 70 - 75% các sản phẩm bao gồm hàng phi thực phẩm sẽ được lưu thông
qua các kho trung tâm này.

18


Về chuỗi cung ứng rau quả tươi, ông Guttery – Giám đốc Metro tại VIệt Nam cho biết: “Hiện Metro đã có một trạm trung chuyển rau quả tươi tại Đà Lạt. Trạm
trung chuyển này đã đi vào hoạt động được hơn 5 năm và đang trở nên quá nhỏ. Vì
thế, năm 2012, chúng tơi sẽ xây dựng một trạm trung chuyển có diện tích và quy mơ
lớn hơn, có thể đáp ứng nhu cầu phát triển của Metro trong vòng 5-6 năm tới. Về cơ
bản, trạm trung chuyển mới này mỗi năm có thể cung ứng từ 15 triệu đến 20 triệu kg
các sản phẩm rau củ quả của Đà Lạt cho tất cả các trung tâm Metro trên cả nước”.
Một dự án khác mà Metro đang tiến hành thực hiện là xây dựng một trạm trung
chuyển rau quả tươi ở ngoại ô Hà Nội. Hiện tại, phần lớn rau quả của Metro có xuất
xứ từ Đà Lạt. Cơng ty đang thực hiện một dự án ở phía Bắc để thu mua rau quả theo
mùa từ khu vực này. Về cơ bản, khí hậu ở phía Bắc giống với khí hậu ở Đà Lạt nên có
thể cung ứng nhiều loại sản phẩm khác nhau theo mùa. Metro có kế hoạch là, ít nhất
khu vực phía Bắc sẽ là nguồn cung ứng cho các trung tâm Metro tại khu vực miền Bắc
và nếu có thể, sẽ vận chuyển vào thị trường phía Nam. Bằng cách này, Metro sẽ đáp
ứng được mọi nhu cầu của khách hàng.
c. Cơ cấu kho hàng
∗ Theo kênh logistics: Metro sử dụng kênh logistics nhiều cấp

Kho nguồn hàng
Hệ thống kho hàng của Metro
Cơ sở logistics khách hàng ( Các Trung tâm bán sỉ)


19


∗ Theo đặc trưng quyền sở hữu và sử dụng
Metro sử dụng cả kho dùng chung (Các trung tâm phân phối và trạm trung
chuyển) và kho thuê.
METRO Cash&Carry hợp tác với Công ty Kho vận DHL xây dựng một kho
trung tâm có quy mơ lớn tại Bình Dương cho các loại sản phẩm khô, bao gồm các mặt
hàng phi thực phẩm. Metro cũng xây một kho trung tâm khác tại Hà Nội. Theo ông
Randy Guttery, Tổng giám đốc METRO Cash&Carry Việt Nam, hiện tại, về cơ bản,
gần 60% thực phẩm khô của Metro đều được chuyển về các kho trung tâm này.
Ông Guttery cho biết: “Đối với thực phẩm tươi sống, Metro hợp tác với Công
ty Kho lạnh Swire. Hiện tại, các sản phẩm sữa và đông lạnh được trữ tại hai kho bảo
quản lạnh của Swire. Chúng tôi hy vọng, vào cuối năm 2012, khoảng 70 - 75% các
sản phẩm của chúng tôi bao gồm hàng phi thực phẩm sẽ được lưu thông qua các kho
trung tâm này”.
∗ Theo trình độ chun mơn hóa (theo mặt hàng)
− Kho tổng hợp: Trung Tâm Phân Phối Hà Nội
− Kho chuyên doanh: Trung Tâm Phân Phối Rau Quả Đà Lạt, Trung Tâm Phân
Phối hàng tươi sống Bình Dương, Trạm trung chuyến cá Cần Thơ
− Kho hỗn hợp: Trung Tâm Phân Phối hàng thực phẩm khô và hàng phi thực
phẩm TP.HCM

d. Vận hành và quản lý các trung tâm phân phối
Nhận rõ tầm quan trọng của yếu tố công nghệ thông tin trong kinh doanh, ngay
từ giữa thập niên 90, Metro đã đầu tư gần 25 triệu USD cho hệ thống quản trị dây
chuyên cung ứng SCM và bộ phần mềm quản lý các mối quan hệ với khách hàng
CRM. Đây là một bước đi sáng suốt và hợp lý. Chỉ trong vòng chưa đầy 2 năm, toàn
bộ hoạt động cung ứng của Metro đã đi vào ổn định, số hàng hoá thất thoát cũng giảm

đáng kể.
∗ Hệ thống quản trị dây chuyền cung ứng SCM

20


Phần mềm SCM (Supply chain management ) hỗ trợ Metro trong việc phối hợp
hoạt động của doanh nghiệp với các nhà cung cấp để được cung ứng đầu vào nhanh và
hiệu quả nhất. Về cơ bản, SCM sẽ cung cấp giải pháp cho toàn bộ các hoạt động đầu
vào của doanh nghiệp, từ việc đặt mua hàng của nhà cung cấp, cho đến các giải pháp
tồn kho an toàn. SCM tích hợp hệ thống cung ứng mở rộng và phát triển một môi
trường kinh doanh thực sự, cho phép công ty giao dịch trực tiếp với khách hàng và
nhà cung cấp ở cả hai phương diện mua bán và chia sẻ thông tin.
Hoạt động của phần mềm SCM tại Metro
Metro xây dựng một hệ thống phần mềm liên kết giữa các Trung tâm phân phối
với các Trung tâm bán sỉ của doanh nghiệp và các nhà cung ứng. Khi sản phẩm của
nhà cung ứng sắp tiêu thụ hết tại các TTPP của Metro, hệ thống sẽ tự động gửi thư
nhắc nhở để nhà cung ứng vận chuyển thêm sản phẩm. Cịn khi một sản phẩm nào đó
sắp tiêu thụ hết tại các Trung tâm bán sỉ thì hệ thống sẽ gửi thơng báo đến TTPP
tương ứng của mình để được nhận thêm hàng. Việc xuất hoá đơn và thanh toán cũng
được thực hiện tự động. Hệ thống sẽ giúp cả Metro và các nhà cung ứng tiết kiệm
đáng kể thời gian, giảm thiểu hàng tồn kho và giảm các chi phí xử lý đơn đặt hàng.
Ưu điểm lớn nhất của phần mềm này là khả năng giúp doanh nghiệp trong việc
vận chuyển một số lượng nhất định sản phẩm phù hợp với nhu cầu của thị trường, do
đó cho phép Metro có thể giảm thiểu lượng hàng tồn kho.
Vậy cơng nghệ nào sẽ ảnh hưởng đến dây chuyền cung ứng?
Công nghệ nổi bật chính là RFID (Radio Frequency Identification - Nhận dạng
tần số sóng vơ tuyến). Đây là một kỹ thuật nhận dạng sóng vơ tuyến từ xa, cho phép
đọc dữ liệu trên con bọ điện tử mà không cần tiếp xúc trực tiếp với nó nhờ sự trợ giúp
của sóng vơ tuyến. Bộ nhớ của con bọ nhiều gấp 64 lần so với một mã vạch. Bên cạnh

đó, thơng tin lưu giữ trên con bọ có thể được sửa đổi bằng sự tương tác của một máy
đọc. Dung lượng lưu trữ cao của những nhãn thông minh này sẽ cho phép chúng cung
cấp các thông tin đa dạng như thời gian lưu trữ, ngày bán, giá và thậm chí cả nhiệt độ
sản phẩm. Với công nghệ mới, các thẻ RFID có thể “nói” chính xác sản phẩm là gì, nó
đang nằm ở đâu, khi nào hết hạn, hay bất cứ thơng tin nào mà bạn muốn lập trình cho
nó. Công nghệ RFID sẽ truyền tải vô số dữ liệu về địa điểm bán hàng, nơi để sản
phẩm, cũng như các chi tiết khác trong dây chuyền cung ứng. Nói cách khác, nó sẽ có
tác động rất lớn lên dây chuyền cung ứng. Vào tháng 11/2004, Tập đoàn METRO đã
bắt đầu đưa Công nghệ RFID này ứng dụng vào trong toàn bộ Tập đoàn.
Kệ hàng thông minh

21


Kệ hàng sử dụng Công nghệ nhận dạng bằng tần sóng vô tuyến (RFID) để tự
động phát hiện các trường hợp sản phẩm bị lấy đi hoặc đặt sai vị trí. Đế kệ hàng thông
minh này được ráp khít với Đầu đọc RFID. Khi một mặt hàng đã được liên kết với Bộ
phát và nhận tín hiệu RFID bị lấy đi hay được đặt lên kệ, thiết bị này sẽ nhận ra sự
thay đổi và tức thì cập nhật dữ liệu hàng tồn vào Hệ thống quản lý tồn kho. Nếu tồn
kho thấp hơn một mức cụ thể nào đó, nhân viên cửa hàng sẽ tự động nhận được tín
hiệu. Nhờ thế, hàng sẽ được chất lên kệ kịp lúc, tránh được tình trạng thiếu hàng bán
trên kệ. Kệ thông minh là một trong những công nghệ sáng tạo được sử dụng tại các
Trung tâm phân phối và Trung tâm bán sỉ của Metro trên tồn thế giới. Nó giúp Metro
tiết kiệm được rất nhiều chi phí và thời gian kiểm kê hàng hóa.
∗ Phần mềm quản lý các mối quan hệ khách hàng CRM
CRM là viết tắt của từ Customer Relationship Management - Quản trị quan hệ
khách hàng. Đó là chiến lược của các công ty trong việc phát triển quan hệ gắn bó với
khách hàng qua nghiên cứu, tìm hiểu kỹ lưỡng nhu cầu và thói quen của khách hàng,
tiếp cận và giao tiếp với khách hàng một cách có hệ thống và hiệu quả, quản lý các
thơng tin của khách hàng như thông tin về tài khoản, nhu cầu, liên lạc… nhằm phục

vụ khách hàng tốt hơn.
Thông qua hệ thống quan hệ khách hàng, các thông tin của khách hàng sẽ được
cập nhật và được lưu trữ trong hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu. Nhờ một cơng cụ dị
tìm dữ liệu đặc biệt, Metro có thể phân tích, hình thành danh sách khách hàng tiềm
năng và lâu năm để đề ra những chiến lược chăm sóc khách hàng hợp lý. Ngồi ra,
doanh nghiệp cịn có thể xử lý các vấn đề vướng mắc của khách hàng một cách nhanh
chóng và hiệu quả.
Các loại dữ liệu mà Metro thu thập được thông qua CRM
− Phản ứng của KH đối tác với các chiến dịch khuyếch trương và khuyến mãi
− Ngày thực hiện đơn hàng và vận chuyển
− Số liệu về mua hàng và bán hàng
− Thông tin về tài khoản KH
− Các dữ liệu đăng ký qua Web
− Các hồ sơ hỗ trợ và dịch vụ
− Các dữ liệu nhân khẩu học
Với sự trợ giúp của chương trình CRM, Metro có thể:
22


− Cung cấp cho khách hàng các dịnh vụ tốt hơn
− Nâng cao hiệu quả của trung tâm hỗ trợ khách hàng
− Trợ giúp nhân viên bán hàng thực hiện đơn hàng một cách nhanh nhất
− Đơn giản hoá tiến trình tiếp thị và bán hàng
− Phát hiện các khách hàng mới
− Tăng doanh thu từ khách hàng
∗ Các ứng dụng khác
Ngồi SCM và CRM, hiện nay Metro cịn ứng dụng một vài công nghệ khác
giúp cho việc quản lý và vận hành các TTPP đạt hiệu quả cao hơn.
Trao đổi dữ liệu điện tử (EDI)
Comarch hiện là nhà cung cấp dịch vụ này cho Metro từ năm 2003. Trong giai

đoạn đầu của dự án, ECOD giúp Metro gửi đơn hàng điện tử cho nhà cung cấp. Nhờ
vào hệ thống ECOD chuyển đơn hàng điện tử, nhà cung cấp tiết kiệm nhiều thời gian
và chi phí trong q trình nhận và xử lý đơn hàng giấy. Theo kế hoạch, dự án sẽ mở
rộng kết nối ra với tất cả nhà cung cấp và tiến hành với nhiều loại chứng từ khác.

23


Cửa hàng MMS
Là Hệ thống quản lý hàng hóa của Tập đoàn METRO cấp cửa hàng. Cửa hàng
MMS không ngừng cung cấp phần mềm cho SAF Superstore (phần mềm hoạch định
tồn kho tự động ) cùng các dữ liệu như Dữ liệu gốc các mặt hàng, số liệu bán hàng.
Dựa trên dữ liệu đầu vào này, phần mềm SAF Superstore dự đoán doanh số của từng
mặt hàng riêng lẻ trong một khoảng thời gian xác định và đưa ra đề xuất dựa trên
những dự báo này để tối ưu hóa số lượng đơn hàng.
Hệ thống quản lý đơn hàng tích hợp (POM)
Bao trùm tất cả hoạt động quản lý từ tiếp nhận đơn đặt hàng đến phát hành hóa
đơn, soạn chỉ dẫn bốc dỡ hàng khi có yêu cầu để tiến hành giao hàng hóa/dịch vụ. Hệ
thống quản lý đơn hàng tích hợp sử dụng các tập tin sản phẩm để kết hợp và xác nhận
trước dữ liệu về đơn đặt hàng như: số hiệu mặt hàng, mã số khuyến mãi, giá v.v...Hệ
thống sẽ chuyển đơn hàng đến cho nhà sản xuất theo phương thức điện tử thông qua
EDI và đồng thời cập nhật vào hệ thống thanh toán.
Hệ thống quản lý kệ hàng
Là hệ thống điện tử được các Giám đốc phân loại hàng của Tập đoàn METRO
sử dụng để lập sơ đồ kệ hàng, còn gọi là Biểu đồ trưng bày hàng hóa. Những sơ đồ
này chỉ ra chính xác vị trí và loại mặt hàng nào sẽ được đặt lên kệ bán hàng. Các sơ đồ
này sẽ tự động gửi tới danh mục hàng hóa mới nhất và Dữ liệu động thông qua Hệ
thống quản lý tồn kho của Tập đoàn METRO. Nhờ vào sơ đồ kệ hàng mô tả chi tiết,
nhân viên cửa hàng có thể sắp xếp hàng hóa sao cho dễ dàng, thân thiện đối với khách
hàng và đạt được mục đích khuyến khích mua hàng.

Hệ thống quản lý tồn kho
Là một hệ thống thông tin được máy tính hỗ trợ, ghi nhận và quản lý hàng hóa
theo từng mặt hàng cụ thể liên quan đến số lượng và giá trị của các trường Kế hoạch
hàng hóa, đặt hàng, hàng nhập kho, kiểm toán, hàng xuất kho, quy trình kiểm tra hàng
xuất và phát hành hóa đơn. Mục đích của Hệ thống quản lý tồn kho là kiểm soát hàng
tồn kho và theo dõi kết quả. Hệ thống quản lý tồn kho này có thể cung cấp cho các
công ty bán lẻ những thông tin đánh giá, kiểm soát về nhà cung cấp, khách hàng và
hàng hóa. Các hệ thống hoạch định hàng hóa tự động sẽ tự động dựa vào nhu cầu để
phát hiện nguy cơ thiếu hụt, chênh lệch giữa nguồn cung và các đơn tái đặt hàng, làm
cho các quy trình này trở nên đơn giản và giảm được chi phí.
Hệ thống quản lý tồn kho di động

24


Máy tính được lắp đặt trên xe hàng có kết nối với máy tính trung tâm máy tính
không dây của cửa hàng thông qua sóng vô tuyến. Với hệ thống quản lý tồn kho di
động, mọi chức năng quản lý tồn kho có thể được thực hiện từ bất kỳ vị trí nào trong
cửa hàng hay nhà kho.
Hệ thống tồn kho thông thường
Là một hệ thống thông thường được điều khiển bằng tay, thực hiện chức năng
thường xuyên (hằng ngày) tập hợp số hàng tồn kho trong cửa hàng của mỗi sản phẩm
dựa vào dữ liệu tồn kho trên kệ hàng, hàng nhập và điểm bán hàng.
Phần mềm Cmplus
Phần mềm do Tập đoàn METRO sử dụng để triển khai hiệu quả việc Quản lý
phân loại. Phần mềm này được cung cấp cho tất cả các bên có liên quan đến Quy trình
quản lý phân loại thông qua Internet. Chương trình này tập hợp tất cả các dữ liệu nội
bộ cũng như bân ngoài có liên quan đến quy trình quản lý phân loại, phân tích và cấu
trúc thông tin cũng như sử dụng nó để rút kinh nghiệm, cụ thể sử dụng cho lập danh
mục các chủng loại hàng. Phần mềm CMplus sẽ được kết nối với phần mềm

Spaceman, được sử dụng để hỗ trợ Quản lý kệ hàng.
Phần mềm Spaceman
Là phần mềm (do AC Nielsen phát triển) nhằm hỗ trợ khâu Quản lý kệ hàng.
Spaceman đáp ứng được nhiều yêu cầu như: Chương trình này cho phép việc theo dõi
các kệ hàng trên màn hình một cách đơn giản và nhiều dữ liệu về kệ hàng cũng sẽ
được xử lý như một phần trong chức năng của Hệ thống quản lý kệ hàng.

3. Tồn tại trong mạng lưới các trung tâm phân phối của Metro Cash&Carry
Vietnam
− Trên thực tế, hiện nay các Trung tâm phân phối của Metro vẫn đang hoạt động
như các trạm trung chuyển, tức là chủ yếu thực hiện chức năng quản lý việc vận
chuyển hàng hóa, chức năng xử lý và hồn thành đơn hàng vẫn chưa được khai thác
triệt để. Do đó, có thời điểm, trong một ngày, một trung tâm Metro có thể phải tiếp
nhận từ 300 đến 320 đợt giao hàng. Nếu biết cách khai thác hệ thống các kho trung
tâm, một ngày, mỗi trung tâm bán sỉ Metro chỉ phải tiếp nhận từ 6 đến 7 đợt giao
hàng. Mọi thứ sẽ được tập trung lại với số lượng lớn hơn. Điều này cho phép việc vận
chuyển hàng đến các trung tâm Metro hiệu quả hơn, đồng thời các trung tâm Metro sẽ
có lượng hàng trữ nhiều hơn.

25


×