Tải bản đầy đủ (.doc) (56 trang)

đẩy mạnh xuất khẩu hàng tre mỹ nghệ sang thị trường mỹ tại công ty cồ phần vũ linh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (337.31 KB, 56 trang )

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Huyền
MỤC LỤC
SV: Lã Thị Hường Lớp: QTKD Tổng hợp
50A
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Huyền
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức bộ máy của Công ty Error: Reference source not found
SV: Lã Thị Hường Lớp: QTKD Tổng hợp
50A
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Huyền
LỜI MỞ ĐẦU
Kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh mẽ và ổn định nhờ vào các
chiến lược, chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước, trong đó phải kể đến chiến
lược hướng vào xuất khẩu và chuyển dịch cơ cấu ngành hàng. Đặc biệt, Đảng và
Nhà nước ta xác định phát triển ngành thủ công mỹ nghệ trở thành một trong những
ngành có nhiều tiềm năng phát triển bền vững, xuất khẩu lớn và có tỷ suất lợi nhuận
cao, tạo nhiều việc làm cho xã hội, nâng cao khả năng cạnh tranh của từng doanh
nghiệp, của toàn ngành trong tiến trình hội nhập vững chắc vào khu vực và thế giới.
Trên đà phát triển ngành thủ công mỹ nghệ và đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ
công mỹ nghệ Công ty cổ phần Vũ Linh đã và đang thực hiện xuất khẩu nhiều mặt
hàng thủ công mỹ nghệ. Trong số các thị trường thế giới mà Công ty xuất khẩu
hàng tre mỹ nghệ hướng tới thì thị trường Mỹ là một trong những thị trường quan
trọng nhất. Đây là thị trường có dung lượng lớn và nhu cầu khá đa dạng. Kim ngạch
xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ nói chung và kim ngạch xuất khẩu hàng tre mỹ
nghệ nói riêng của Công ty sang thị trường Mỹ ngày càng tăng qua các năm. Việc
tìm hiểu thực trạng hoạt động xuất khẩu hàng tre mỹ nghệ của Công ty sang thị
trường Mỹ trong thời gian qua, từ đó đề xuất được những giải pháp nhằm đẩy mạnh
hoạt động xuất khẩu hàng tre mỹ nghệ của Công ty sang thị trường này trong thời
gian tới là rất cần thiết. Sau một thời gian học tập tại trường Đại học Kinh tế quốc
dân và thực tập tại Công ty cổ phần Vũ Linh, em đã quyết định chọn đề tài: “Đẩy
mạnh xuất khẩu hàng tre mỹ nghệ sang thị trường Mỹ tại Công ty cổ phần Vũ


Linh” làm đề tài cho chuyên đề tốt nghiệp của mình.
Ngoài phần lời mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, chuyên đề tốt nghiệp
của em gồm ba chương chính:
- Chương 1. Giới thiệu về Công ty cổ phần Vũ Linh
- Chương 2. Thực trạng xuất khẩu hàng tre mỹ nghệ sang thị trường Mỹ của Công
ty cổ phần Vũ Linh
- Chương 3. Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng tre mỹ nghệ sang thị trường Mỹ
của Công ty cổ phần Vũ Linh.
SV: Lã Thị Hường Lớp: QTKD Tổng hợp
50A
1
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Huyền
Chương 1: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VŨ LINH
1. Quá trình ra đời và phát triển của Công ty
1.1. Lịch sử hình thành
• Tên công ty: Công ty Cổ phần Vũ Linh
• Tên giao dịch: Vu Linh Joint Stock Company
• Tên viết tắt: VL JSC
• Địa chỉ trụ sở chính: Số 19/228 Lê Trọng Tấn, Thanh Xuân, Hà Nội
• Điện thoại: 04. 35665631 Fax: 04. 35665630
• Email:
• Tài khoản tại: Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam chi nhánh
Thăng Long
• Số tài khoản: 22010000006205
• Mã số thuế: 0101034710
• Năm thành lập: Thành lập vào năm 2001
• Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103000416 do Sở Kế hoạch và
Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp lần đầu vào ngày 16 tháng 07 năm 2001 và
thay đổi lần thứ 7 ngày 01 tháng 04 năm 2008.
• Ngành nghề kinh doanh chính:

- Buôn bán, xuất khẩu, tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng (chủ yếu hàng thủ công
mỹ nghệ, vật tư máy móc, thiết bị công nghiệp, phương tiện vận tải, xe máy)
- Đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hoá
- Dịch vụ chuyển giao công nghệ
- Buôn bán lương thực, thực phẩm
- Xây dựng công nghiệp, công trình giao thông, thuỷ lợi
- Dịch vụ cho thuê máy móc, thiết bị công nghiệp
- Sản xuẩt, gia công, lắp ráp linh kiện, phụ tùng, thùng xe ô tô
- Vận chuyển hành khách
SV: Lã Thị Hường Lớp: QTKD Tổng hợp
50A
2
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Huyền
• Vốn điều lệ: 10.000.000.000 VNĐ
• Địa chỉ nhà máy sản xuất tại Yên Ninh, Ý Yên, Nam Định
• Số lượng công nhân làm việc tại nhà máy: 300 người, số lượng nhân viên
làm việc tại văn phòng 40 người.
Trong số những ngành nghề kinh doanh chính được đề cập ở trên, công ty rất
chú trọng đến lĩnh vực xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ. Lĩnh vực này mang lại
nguồn doanh thu lớn cho công ty trong những năm qua. Những sản phẩm chủ yếu
của công ty bao gồm: hàng sơn mài, gốm sứ trang trí, các sản phẩm làm từ mây tre
đan, các trang trí nội thất làm từ gỗ…
Về mức độ thường xuyên xuất khẩu các lô hàng thủ công mỹ nghệ: Trung
bình đối với sản phẩm trang trí nội thất là 10 container 40’H / tháng, và đối với đồ
dùng nội thất là 7 container 40’H / tháng.
Thị trường chính xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ gồm: Thị trường
Hoa Kỳ, Châu Âu, Nhật Bản, Singapore và Australia.
1.2. Sự thay đổi của công ty cho đến nay
Công ty thành lập vào năm 2001 theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
số 0103000416 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp lần đầu vào ngày

16 tháng 07 năm 2001 và thay đổi lần thứ 7 ngày 01 tháng 04 năm 2008.
Giai đoạn 2001- 2003: Công ty vừa mới thành lập nên gặp rất nhiều khó
khăn. Mới đầu Công ty chỉ làm bên mảng vận tải và giao nhận hàng hóa. Thuê văn
phòng đại diện ở 18 Nguyễn Công Hoan. Năm 2002 Công ty bắt đầu nhập các thiết
bị máy móc như máy xúc, đào… Chuyển văn phòng đại diện sang 36/42 Vũ Trọng
Phan.
Giai đoạn 2003- 2005: Năm 2004 Công ty bắt đầu làm thêm mảng xuất khẩu
hàng thủ công mỹ nghệ nhưng với tư cách là một Công ty thương mại. Đến năm
2005 Công ty chính thức mở xưởng sản xuất tại làng La Xuyên- Yên Linh- Ý Yên-
Nam Định và tham gia vào các công trình xây dựng.
SV: Lã Thị Hường Lớp: QTKD Tổng hợp
50A
3
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Huyền
Giai đoạn 2005- 2007: Công ty tiếp tục hoạt động trên các lĩnh vực và không
ngừng mở rộng về quy mô, nâng cao năng lực cạnh tranh cũng như uy tín đối với
khách hàng.
Giai đoạn 2007-2009: Công ty lại tiếp tục chuyển văn phòng đại diện sang
số 19/228 Lê Trọng Tấn- Thanh Xuân- Hà Nội. Công ty góp vốn đầu tư thành lập
Công ty VL Auto với 30% cổ phần. Ngoài ra còn mở rộng và nâng cấp nhà xưởng.
Giai đoạn 2009- 2011: Công ty tiếp tục góp vốn đầu tư cho Công ty Diluso
(kính thời trang cao cấp) với 25% cổ phần.
2. Đánh giá các kết quả hoạt động của Công ty
2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh
Bảng 1: Kết quả và hiệu quả hoạt động kinh doanh 5 năm từ 2006- 2010
Đơn vị tính: Nghìn đồng
Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010
Doanh thu 11.830.958 22.808.267 24.804.167 21.270.773 38.798.905
Tăng trưởng (%) 92,785 8,751 (14,245) 82,405
Chi phí 11.786.164 22.757.092 24.725.803 21.197.591 38.644.852

LNTT 44.794 51.175 78.364 73.182 154.053
LNST 32.251 36.846 56.871 47.660 115.540
Tỷ suất LN Dthu
(%)
0,273 0,162 0,229 0,224 0,298
(Nguồn: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh các năm của Công ty cổ phần Vũ
Linh)
Nhận xét
Doanh thu của Công ty tăng mạnh trong các năm, đặc biệt trong 2 năm 2007
và 2010. Năm 2007 doanh thu tăng 92,785 % so với năm 2006. Sở dĩ có sự gia tăng
đột biến này là do Công ty mở rộng quy mô và tăng doanh số xuất khẩu hàng thủ
công mỹ nghệ. Trong đó các sản phẩm làm từ tre của Việt Nam nói chung và của
SV: Lã Thị Hường Lớp: QTKD Tổng hợp
50A
4
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Huyền
Công ty nói riêng rất được thị trường thế giới ưa chuộng vào những năm đó. Như đã
nói ở trên. Công ty lại có lợi thế cạnh tranh về mặt hàng này. Năm 2010 doanh thu
cũng tăng không kém với 82,405% so với năm 2009 nguyên nhân chủ yếu là do các
nền kinh tế thế giới bắt đầu khởi sắc, Công ty nhận được nhiều đơn hàng hơn, thu
được nhiều lợi nhuận. Mặt khác là các công trình xây dựng làm từ năm 2009 nhưng
đến tận 2010 mới được nghiệm thu. Với sự tăng trưởng đột biến của 2 năm 2007 và
2010 thì năm 2008 doanh thu chỉ tăng 8,751 % so với năm 2006. Năm 2009 nền
kinh tế suy thoái toàn cầu. Công ty không nhận được nhiều đơn hàng, một số khách
hàng còn bỏ đơn hàng mà Công ty đã phải bỏ chi phí sản xuất, hàng lại không xuất
được do đó không được ghi nhận doanh thu, doanh thu giảm 14,245% so với năm
2008. Hơn thế nữa mặt hàng của Công ty không phải là mặt hàng thiết yếu. Khách
hàng chỉ mua khi thu nhập của họ thừa chi tiêu cho các khoản thiết yếu hoặc là giá
phải rất rẻ. Ngoài ra còn do chính sách thắt chặt chi tiêu và đầu tư của chính phủ.
Chi phí tăng hàng năm do giá cả thị trường tăng dẫn đến giá nhân công, giá

nguyên vật liệu đầu vào cũng tăng. Quy mô của Công ty được mở rộng, chi phí
quản lý tăng.
Tỷ suất lợi nhuận doanh thu của các năm không tăng nhiều, có năm còn
giảm. Năm 2007 doanh thu tăng đột biến nhưng tỷ suất lợi nhuận chỉ đạt 0,162%
giảm 40,659% so với năm 2006. Nguyên nhân là do Công ty quản lý chi phí không
được tốt, còn xảy ra tình trạng lãng phí nguyên vật liệu. Giá bán chưa cao, chỉ đủ bù
lại chi phí bỏ ra.
Bảng 2: Một số chỉ tiêu khác để đánh giá kết quả và hiệu quả hoạt động kinh
doanh của Công ty
Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010
Sô lđ 75 115 137 158 340
N.suất
theo DT
157.746.107 198.332.757 181.052.314 134.625.127 114.114.427
Thu nhập
b.q
2tr/tháng 2,65tr/tháng 3,75tr/tháng 4tr/tháng 5tr/tháng
SV: Lã Thị Hường Lớp: QTKD Tổng hợp
50A
5
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Huyền
Nộp
N.sách
3.845.755 12.542.342 16.285.359 10.837.160 -
( Nguồn:Phòng nhân sự và các báo cáo kết quả kinh doanh hàng năm của Công ty
cổ phần Vũ Linh )
Nhận xét
Trong giai đoạn 2006- 2010 số lượng lao đông tăng đều trong các năm. Đặc
biệt trong năm 2010 số lượng lao động tăng 115% so với năm. Như vậy Công ty
liên tục mở rộng quy mô sản xuất. Nhưng năng suất lao động theo doanh thu lại

không tăng đều qua các năm. Năng suất lao động theo doanh thu tăng trong giai
đoạn 2006- 2007 và giảm dần trong giai đoạn 2007- 2010. Nguyên nhân chủ yếu là
do 2 năm 2007 và 2008 là thời kỳ hoàng kim của mặt hàng thủ công mỹ nghệ. Đến
năm 2009 và 2010 thị trường đã bão hòa và do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế
toàn cầu.
Thu nhập bình quân của công nhân viên tăng đều trong các năm. Năm 2010
tỷ lệ lương bình quân tăng 25% so với năm 2009. Thực hiện nhiệm vụ đóng thuế
cho nhà nước thì Công ty nộp chậm 1 năm. Thuế nộp cho nhà nước chủ yếu là thuế
thu nhập doanh nghiệp. Hàng thủ công mỹ nghệ là mặt hàng được khuyến khích
xuất khẩu nên ko phải chịu thuế xuất khẩu. Đối với thuế VAT thì doanh nghiệp còn
được hoàn lại.
2.2. Đánh giá các kết quả hoạt động khác
Hàng năm Công ty tổ chức giải bóng bàn toàn Công ty. Công ty dành riêng
tầng 5 để làm chỗ chơi bóng bàn. Vào cuối giờ làm thì hầu như mọi người ở lại
chơi. Ở dưới xưởng sản xuất thì vào mỗi buổi chiều thì công nhân tham gia các hoạt
động thể thao như bóng đá, cầu lông. Vào những ngày đặc biệt thì có tổ chức liên
hoan và tổ chức thi văn nghệ giữa các tổ sản xuất. Ngoài ra Công ty còn tổ chức
thường niên các cuộc thi như “tay khéo, tay giỏi” với giá trị giải thưởng lớn để
khuyến khích công nhân làm việc và rèn luyện mình.
SV: Lã Thị Hường Lớp: QTKD Tổng hợp
50A
6
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Huyền
3. Cơ cấu tổ chức của Công ty
Sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức bộ máy của Công ty
3.1. Chức năng nhiệm vụ của Hội đồng quản trị
Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý của Công ty, có quyền nhân danh
Công ty quyết định mọi vấn đề có liên quan đến việc xác định và thực hiện mục
tiêu, nhiệm vụ, quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại
hội cổ đông. Hội đồng quản trị quyết định chiến lược của Công ty, cơ cấu tổ chức,

quyết định thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện; quyết định bổ nhiệm, miễn
nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, cách chức các chức vụ: Tổng giám đốc, Phó Tổng
giám đốc, Kế toán trưởng của Công ty; báo cáo quyết toán tài chính hàng năm lên
Đại hội đồng cổ đông, kiến nghị mức cổ tức phải trả, quyết định thời hạn trả cổ tức
và xử lý các khoản lỗ lãi phát sinh trong quá trình kinh doanh
SV: Lã Thị Hường Lớp: QTKD Tổng hợp
50A
7
Ban kiểm soát
Giám đốc
Các phòng chức năng Đơn vị kinh doanh
1. Phòng hành chính tổng hợp
2. Phòng kế toán tài chính
Phòng kinh doanh xuất
nhập khẩu
Xưởng sản xuất
Hội đồng quản trị
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Huyền
3.2. Chức năng nhiệm vụ của Ban kiểm soát
Ban kiểm soát có chức năng giúp Hội đồng quản trị kiểm tra, giám sát các
hoạt động điều hành Công ty, giám sát các đơn vị thành viên và bộ máy giúp việc
cho Giám đốc theo Nghị quyết, Nghị định của Hội đồng quản trị.
3.3. Chức năng nhiệm vụ của Ban giám đốc
Giám đốc Công ty: Là người có quyền quyết định cao nhất về tất cả các vấn
đề liên quan đến hoạt động kinh doanh của Công ty. Giám đốc có các chức năng
như: Điều hành và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của
Công ty theo Nghị quyết, Quyết định của Hội đồng quản trị, Đại hội đồng cổ đông,
Điều lệ của Công ty và tuân thủ pháp luật; xây dựng đệ trình Hội đồng quản trị phê
duyệt kế hoạch dài hạn, kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm, phương án đầu tư,
các quy chế điều hành quản lý Công ty; báo cáo trước Hội đồng quản trị tình hình

hoạt động, kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty, báo cáo hàng tháng, quý, năm.
Phó giám đốc: Là người hỗ trợ đắc lực cho giám đốc. Đóng vai trò là tham
mưu cho giám đốc trong các công tác hàng ngày, đồng thời có trách nhiệm thay mặt
giám đốc lúc cần thiết
3.4. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban
Phòng hành chính tổng hợp: Tham mưu giúp việc cho Giám đốc về công tác
hành chính quản trị, văn thư, bảo mật; thực hiện và quản lý công tác hành chính lễ
tân: Tổ chức đưa đón, tiếp và hướng dẫn khách đến vào làm việc tại phòng ban của
Công ty theo đúng quy định; đảm bảo công tác hậu cần, chế độ chính sách chung và
phương tiện đi lại của cơ quan; quản lý dụng cụ, kho tàng, nhà làm việc… và vệ
sinh cơ quan; theo dõi công trình xây dựng, sửa chữa trong cơ quan; phục vụ bữa ăn
trưa cho CBCNV.
Phòng kế toán tài chính: Là cơ quan tham mưu giúp việc cho giám đốc về
công tác hành chính, kế toán thống kê, thực hiện hạch toán kinh tế các hoạt động
sản xuất kinh doanh, dịch vụ của Công ty; tham gia ký kết các hợp đồng kinh tế,
thanh quyết toán và thanh lý hợp đồng; thực hiện quản lý các nguồn thu, chịu trách
nhiệm đảm bảo chi phí cho các hoạt động của Công ty, quản lý giám sát các khoản
SV: Lã Thị Hường Lớp: QTKD Tổng hợp
50A
8
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Huyền
chi phí trong tất cả các hoạt động của Công ty phù hợp với cơ chế quản lý tài chính
của Nhà nước cũng như của Tổng Công ty Hàng không; quản lý nguồn vốn, tài sản
của Nhà nước theo đúng chế độ quy định; đáp ứng nguồn vốn kinh doanh cho toàn
Công ty.
Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu: Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu trực
thuộc Giám đốc Công ty có các chức năng và nhiệm vụ sau: Lập phương án kinh
doanh cho từng mặt hàng cụ thể, trình Giám đốc phê duyệt, chủ động tìm kiếm đối
tác khai thác hợp đồng nội và ngoại để trình Giám đốc Công ty ký kết; thực hiện các
hợp đồng xuất nhập khẩu uỷ thác, xuất nhập khẩu trực tiếp; thực hiện các hợp đồng

xuất khẩu hàng sơn mài, gốm sứ trang trí, các sản phẩm làm từ mây tre đan, các
trang trí nội thất làm từ gỗ…; thực hiện sản xuất kinh doanh các mặt hàng phục vụ
xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ, Châu Âu, Nhật Bản, Singapore và Australia.
3.3. Chức năng nhiệm vụ của bộ phận sản xuất
Xưởng sản xuất: Xưởng sản xuất là đơn vị chức năng cơ sở, tổ chức quản lý,
tổ chức sản xuất, sử dụng và khai thác các nguồn lực để thực hiện các công việc cụ
thể tại xưởng. Phối hợp với các phòng xuất nhập khẩu của Công ty mua nguyên vật
liệu, lên kế hoạch…để đảm bảo tiến độ sản xuất .Nghiên cứu bản thiết kế , triển
khai xây dựng kế hoạch, biện pháp tổ chức sản xuất. Nắm vững, phân bổ sử dụng
các nguồn lực hiện có: số lượng, chủng loại, chất lượng, năng lực các loại thiết bị,
nguyên vật liệu của Công ty giao cho để tổ chức sản xuất đạt hiệu quả cao nhất.
Quản lý tài sản, phương tiện, thiết bị, vật tư do công ty trang bị phục vụ yêu cầu sản
xuất.
4. Các đặc điểm kinh tế - kỹ thuật chủ yếu ảnh hướng đến xuất khẩu hàng tre
mỹ nghệ sang thị trường Mỹ
4.1. Cơ chế chính sách liên quan đến xuất nhập khẩu hàng tre mỹ nghệ
4.1.1. Cơ chế chính sách của Việt Nam
Những kết quả đạt được Công ty không những thể hiện nỗ lực của bản thân
Công ty mà còn phản ánh những tác động tích cực của chính sách thương mại và
đầu tư của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong thời kỳ đổi mới.
SV: Lã Thị Hường Lớp: QTKD Tổng hợp
50A
9
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Huyền
Chính phủ đã có nhiều tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp hoạt động xuất
khẩu hàng thủ công mỹ nghệ. Ngày 24/1/2000, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết
định 132/2000/QĐ-TTg về một số chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề
nông thôn, trong đó nội dung chủ yếu là đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ
nghệ. Quyết định này đã có những quy định cụ thể đối với từng lĩnh vực như đất đai
xây dựng cơ sở sản xuất- kinh doanh, phát triển khai thác nguyên liệu phục vụ sản

xuất, các chính sách về đầu tư, tín dụng, thuế, lệ phí, hỗ trợ xúc tiến thương mại.
Hiện nay, một số bộ, ngành liên quan đang cụ thể hoá về mức độ và thủ tục thực
hiện. Theo Thông tư số 61 của Bộ Tài Chính, kể từ ngày 1/1/2002 các doanh nghiệp
trong lĩnh vực thủ công mỹ nghệ sẽ được Nhà nước hỗ trợ chi phí hoạt động xúc
tiến thương mại bằng 0,2% kim ngạch xuất khẩu thực thu trong năm. Tiếp sau đó,
Thông tư số 62 của Bộ này cũng tháo gỡ các khó khăn của doanh nghiệp về chi phí
hoa hồng môi giới xuất khẩu. Theo đó, các khoản chi phí này sẽ được hạch toán vào
chi phí bán hàng của doanh nghiệp, đối tượng hưởng hoa hồng xuất khẩu gồm cả
các doanh nghiệp, các cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài. Bên
cạnh đó, khó khăn về vay vốn ưu đãi đã được Chính phủ thông qua Quyết định
02/2001/QĐ-TTg ngày 2/1/2001 về chính sách hỗ trợ đầu tư từ Quỹ hỗ trợ phát
triển đối với các dự án sản xuất, chế biến hàng xuất khẩu và sản xuất nông nghiệp.
Như vậy, theo quy định hiện hành (kể cả các quy định bổ sung vừa nêu trên), các dự
án đầu tư sản xuất chế biến hàng xuất khẩu ngoài các ưu đãi như giảm miễn tiền
thuế đất, thuế sử dụng đất, thuế thu nhập doanh nghiệp còn được vay vốn tín dụng
đầu tư từ Quỹ hỗ trợ phát triển với lãi suất ưu đãi và điều kiện dễ dàng hơn trước.
Ngoài ra, chủ thể được xuất khẩu trực tiếp theo Nghị quyết 05/2001/NQ-CP ngày
24/5/2001 đã được mở rộng “Khuyến khích thương nhân Việt Nam thuộc mọi thành
phần kinh tế xuất khẩu tất cả các loại hàng hoá mà pháp luật không cấm, không phụ
thuộc vào ngành nghề đăng ký kinh doanh”. Các cơ sở sản xuất kinh doanh kể cả
vừa và nhỏ đều được quyền lựa chọn tham gia trực tiếp xuất khẩu hay uỷ thác xuất
khẩu. Một khuyến khích rất cụ thể nữa đã được áp dụng là chính sách thưởng xuất
khẩu cho doanh nghiệp theo 5 chỉ tiêu chuẩn: có mặt hàng mới, thị trường mới, chất
SV: Lã Thị Hường Lớp: QTKD Tổng hợp
50A
10
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Huyền
lượng cao, đạt quy mô về kim ngạch và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu theo quy định.
Có thể nói nhiều cơ chế, chính sách mới rất thông thoáng đã tạo điều kiện thuận lợi,
tiếp sức cho doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu.

Theo Quyết định số 302/QĐ-BNV ngày 2/4/2007 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ
về việc cho phép thành lập Hiệp hội Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam,
ngày 10/5, tại Hà Nội. Hiệp hội thành lập với mục đích là hợp tác, hỗ trợ, bảo vệ và
thúc đẩy cá hoạt động sản xuất kinh doanh xuất khẩu, xúc tiến thương mại, nghiên
cứu phát triển sản phẩm hàng thủ công mỹ nghệ. Tổ chức các chương trình đào tạo,
cung cấp thông tin, kỹ thuật sản xuất, cung cấp thông tin thị trường, phối hợp với
các tổ chức quốc tế và chuyên gia tư vấn quốc tế để thực hiện các buổi hội thảo
chuyên đề về thiết kế, thị trường, xu hướng Những hoạt động này đã góp phần
vào nâng cao năng lực sản xuất, năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp. Hiệp hội
cũng tổ chức hội chợ chuyên ngành Lifestyle Vietnam định kỳ mỗi năm một lần vào
tháng 4 theo tiêu chuẩn quốc tế, tạo môi trường và điều kiện cho các DN trong nước
tìm kiếm khách nhập khẩu đến giao thương. Nhiều DN ký hợp đồng ngay tại hội
chợ, và còn nhiều hợp đồng tiềm năng các DN tiếp tục giao dịch sau hội chợ. Ngoài
ra, Hiệp hội cũng sẽ phối hợp cùng với các cơ quan hoạch định chính sách và quản
lý nhà nước và các tổ chức quốc tế để tạo môi trường tốt nhất cho các doanh nghiệp
thành viên từ việc đảm bảo nguồn nguyên liệu đầu vào, hỗ trợ kỹ thuật, đào tạo,
quản lý đến công tác xúc tiến thương mại.
4.1.2. Cơ chế chính sách của Mỹ
a. Quy chế tối huệ quốc (mfn)
Hiện nay, Hoa Kỳ đổi quy chế tối huệ quốc thành quan hệ thương mại bình
thường (Normal Trade Relation-NTR). Quy chế tối huệ quốc quy định các nước là
thành viên của WTO dành cho nhau chế độ đối xử ưu đãi nhất trong quan hệ thương
mại, đặc biệt là lĩnh vực thuế quan. Trên thực tế Hoa Kỳ đã dành MFN cho tất cả
các bạn hàng của mình. Ưu đãi lớn nhất của quy chế MFN là giảm và miễn thuế
xuất nhập khẩu hàng hoá. Các sản phẩm của những nước chưa được hưởng Quy chế
SV: Lã Thị Hường Lớp: QTKD Tổng hợp
50A
11
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Huyền
tối huệ quốc vào Hoa Kỳ cao gấp từ 6-12 lần sản phẩm của các nước được hưởng

quy chế này.
Ngày 21/12/2006 Tổng thống Mỹ G.Bush đã ký duyệt Quy chế quan hệ
thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR) với Việt Nam, mở đường cho bai bên
thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ thành viên trong khuôn khổ WTO. Với sự kiện này,
đạo luật bổ sung Jackson- Vanik gồm những điều khoản hạn chế thương mại áp đặt
đối với Việt Nam sẽ không còn hiệu lực. Điều đó cũng có nghĩa, quan hệ thương
mại với Việt Nam sẽ không còn bị đem ra xem xét cân nhắc hàng năm như trước
đây, theo quy định của Jackson- Vanik. Đây cũng là sự kiện đánh dấu chấm dứt
chiến tranh lạnh, mở ra một cơ hội mới cho quan hệ thương mại giữa hai nước.
b. Hệ thống ưu đãi phổ cập (GSP)
Chương V Bộ luật Thương mại Hoa Kỳ cho phép Tổng thống Mỹ toàn
quyền dành cho các nước phát triển ưu đãi thuế quan bằng không đối với một số sản
phẩm bán từ nước đó vào Mỹ (ưu đãi GSP) và có toàn quyền rút bỏ. Những mặt
hàng miễn thuế nếu đáp ứng được các yêu cầu sau: sản phẩm được xuất khẩu trực
tiếp từ nước đang hưởng GSP sang Mỹ và sản phẩm dược chế biến hoặc sản xuất
toàn bộ hoặc hơn 35% giá trị gia tăng tại nước đang hưởng GSP. Theo Luật pháp
Hoa Kỳ, Việt Nam chỉ được hưởng ưu đãi GSP sau khi đạt được Quy chế tối huệ
quốc và phải là thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO và IMF.Cùng lúc
hai sự kiện đáng mừng, Việt Nam được thông qua Quy chế quan hệ thương mại
bình thường vĩnh viễn và trở thành thành viên của WTO trong năm 2006, tiềm năng
xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ là rất lớn, bao gồm cả mặt hàng tre công mỹ
nghệ.
c. Hiệp định thương mại Việt Nam- Hoa Kỳ
Hiệp định thương mại Việt- Mỹ được ký kết đa cho phép hai nước dành Quy
chế tối huệ quốc cho nhau mà quan trọng hơn là hàng hoá Việt Nam dễ dàng xâm
nhập vào thị trường Mỹ nhiều hơn, làm tăng khả năng cạnh tranh với mức thuế suất
chỉ còn trên 3%, trong khi đó trước ngày Hiệp định có hiệu lực mức thuế này phải
từ 40% đến 80%.
SV: Lã Thị Hường Lớp: QTKD Tổng hợp
50A

12
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Huyền
Hiệp định thương mại Việt- Mỹ mở ra một cơ hội làm ăn mới cho các nhà
đầu tư Mỹ tại Việt Nam, họ sẽ nhận được sự trợ giúp nhiều hơn nữa của Chính phủ
Mỹ thông qua các tổ chức tài chính tín dụng…
Hiệp định thương mại Việt – Mỹ tạo điều kiện để Mỹ có thể nhập khẩu
những mặt hàng mà Việt Nam có lợi thế như dầu thô, dệt may, giầy dép, thủ công
mỹ nghệ…
Hiệp định thương mại Việt- Mỹ mở ra một cơ hội mới để các doanh nghiệp
Việt Nam phải nỗ lực phấn đấu không ngừng nâng cao năng lực sản xuất kinh
doanh, học tập một phong cách kinh doanh bài bản, phù hợp với luật lệ kinh doanh
quốc tế.
Hiệp định thương mại có hiệu lực sẽ tạo ra nhiều việc làm mới, nhất là
những ngành nghề sử dụng nhiều lao động để có thể sản xuất một lượng hàng lớn
xuất khẩu vào thị trường Mỹ, góp phần giải quyết vấn đề dân số và việc làm ở Việt
Nam.
Với phương châm “Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trên thế giới,
phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển”, vì vậy việc phát triển quan hệ với Mỹ
sẽ là cơ hội tốt để chúng ta mở rộng quan hệ với các nước, các tổ chức quốc tế.
Hiệp định thương mại Việt- Mỹ có hiệu lực, mối quan hệ Việt-Mỹ cũng theo
đó sẽ có những bước phát triển toàn diện về mọi mặt: người Mỹ sẽ đến Việt Nam
nhiều hơn, ngành du lịch nhờ đó mà phát triển.Trái lại, người Việt Nam cũng sẽ đến
Mỹ nhiều hơn để quan sát, học hỏi, tiếp thu những tiến bộ mà Mỹ đã đạt được…tất
cả sẽ làm cho mối quan hệ giữa hai nước phát triển lên một tầm cao mới.
d. Một số quy chế quản lý nhập khẩu
Nhìn chung thị trường Mỹ không có quá nhiều quy chế quản lý đối với hàng
thủ công mỹ nghệ nhập khẩu. Và cũng không có nhiều văn bản quy định chi tiết với
hàng thủ công mỹ nghệ nhập khẩu. Tuy nhiên có một số quy định với một số mặt
hàng nhất định thuộc hàng thủ công mỹ nghệ. Với hàng gốm sứ, thuỷ tinh đựng
thực phẩm, có quy định rằng hàm lượng chì hoặc cadmium (một loại kim loại mềm,

trắng xanh như thiếc) có thể thôi ra từ các đồ gốm sứ và thuỷ tinh dùng đựng thực
SV: Lã Thị Hường Lớp: QTKD Tổng hợp
50A
13
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Huyền
phẩm và đồ uống hoặc làm đồ nấu nướng không được vượt quá mức cho phép của
FDA. Với hàng mây tre lá, bao gồm các sản phẩm như: chiếu, mành, rổ, giỏ, làn
xách tay, khay, thùng và các đồ dùng khác được đan hoặc bện hoặc làm từ rơm, tre,
mây, song, thanh gỗ mỏng, thân thảo, dây băng nhựa…Các mặt hàng này nhập khẩu
vào thị trường Mỹ phải tuân theo những quy định sau: Quy định của Bộ nông
nghiệp (USDA) về giám định xác xuất hàng tại cảng đến và các quy định về nhập
khẩu và kiểm dịch; Luật Liên bang về sâu bệnh ở cây (FPPA); Luật kiểm dịch thực
vật (PQA); Các quy định của cơ quan bảo tồn thuỷ sản và động vật hoang dã
( FWS) về giấy phép xuất nhập khẩu của nước xuất xứ, các quy định về tài liệu giao
hàng và hồ sơ theo dõi. Các loại rổ, rá, giỏ làm từ rơm để dùng ngoài trời sẽ không
được nhập khẩu nhưng nếu để dùng trong nhà sẽ được phép nhập khẩu vào Hoa Kỳ.
Các loại rổ, rá, giỏ…làm từ vật liệu từ cây ngô không được nhập khẩu vào Hoa Kỳ.
4.2. Thị trường tre mỹ nghệ Hoa Kỳ
Một câu nói cách ngôn của các nhà kinh tế học là:“Khi nước Mỹ hắt xì hơi,
thì cả thế giới đều bị cảm lạnh”. Điều đó cho đến nay vẫn đúng khi kinh tế Mỹ luôn
đứng cao nhất hoặc cận cao nhất trong hàng loạt các xếp hạng quốc tế. Hoa Kỳ
cũng là quốc gia nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ nhiều nhất trên thế giới. Những
năm gần đây, Hoa Kỳ có nhu cầu nhập khẩu khoảng 13 tỷ USD/ năm hàng thủ công
mỹ nghệ. Các mặt hàng thủ công mỹ nghệ chiếm thị phần nhập khẩu lớn nhất của
thị trường Hoa Kỳ là hàng mây tre, gốm sứ, thảm, rèm mành, các sản phẩm thêu, đá
quý mỹ nghệ…Nhu cầu nhập khẩu hàng tre mỹ nghệ được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 3 : Nhập khẩu một số mặt hàng thủ công mỹ nghệ của Mỹ
Đơn vị : nghìn USD
Mặt hàng
Năm

2008 2009 2010
Mây tre đan 825.958 905.140 1.018.336
( Nguồn : Unstats & Comtrade )
Đối với hàng tre mỹ nghệ, thị hiếu của người tiêu dùng Mỹ có những đặc
điểm sau:
• Có nhu cầu mua sắm định kỳ vào các dịp lễ hoặc cuối năm.
SV: Lã Thị Hường Lớp: QTKD Tổng hợp
50A
14
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Huyền
• Thích chủng loại đa dạng.
• Kiểu mẫu phù hợp thị hiếu thẩm mỹ, thay đổi theo thời gian.
• Sản phẩm độc đáo, mang tính thẩm mỹ cao.
• Giá cả hợp lý.
4.3. Văn hóa, xã hội Mỹ
4.3.1. Môi trường văn hoá
Hoa Kỳ (hay còn gọi là nước Mỹ) không có ngôn ngữ chính thức ở cấp liên
bang nhưng tiếng Anh được coi là ngôn ngữ quốc gia. Khoảng 215 triệu người
tương đương 82% dân số tuổi từ 5 trở lên nói chỉ tiếng Anh ở nhà. Nhìn chung
người dân Mỹ cổ vũ việc biến tiếng Anh thành ngôn ngữ chính thức vì nó là ngôn
ngữ chính thức tại ít nhất 28 tiểu bang. Thời gian đối với người Mỹ là rất quan
trọng. Theo họ, thời gian là một đường thẳng với những sự kiện diễn ra theo trình tự
nối tiếp. Trong vǎn hoá trình tự, tập quán là giờ nào việc đấy, bởi vậy lịch làm việc
rất có ý nghĩa với họ và họ rất coi trọng giờ hẹn, nhất nhất theo đúng lịch đã chuẩn
bị sẵn từ trước. Người Mỹ nổi tiếng có câu "Thời gian là tiền bạc” và luôn muốn
giải quyết công việc nhanh chóng và trực tiếp. Trong đàm phán, họ thường đi thẳng
vào vấn đề và bất cứ thời gian nào không dành để giải quyết công việc trước mắt bị
xem là lãng phí, và do vậy phí tiền.
Người Mỹ vốn nổi tiếng là thực tế. Họ tỏ rất tiết kiệm. Ở các thành phố,
ngoài những dòng xe sang trọng, họ vẫn dùng các loại xe cũ. Đến các toà báo lớn ở

Kansas, Sanfransico, không ít người ngạc nhiên vì đất nước nổi tiếng với những
chiếc máy tính giá rẻ, lại trang bị chỉ toàn máy cũ, thậm chí không được màn hình
phẳng. Nói về tính cách Mỹ, Tiến sĩ John White - giáo sư môn chính trị, trường đại
học Catholic đã phân tích: "Có ba thứ kết hợp nên quốc gia này. Chúng tôi tin ở sự
tự do, bình đẳng, cơ hội và vai trò của cá nhân. Cho nên, ngôn từ của chúng tôi cho
phép gọi đó là giấc mơ Mỹ, đó là những nỗ lực tạo ra tối đa không chỉ giá trị vật
chất mà còn giá trị tinh thần, những giá trị không biên giới, không rào cản. Bởi lịch
sử nước Mỹ gắn với tự do, bình đẳng, vai trò của các cá nhân”. Theo văn hoá Mỹ,
chỉ có bạn mới là người quyết định cuộc sống của bạn sẽ như thế nào và tương lai
SV: Lã Thị Hường Lớp: QTKD Tổng hợp
50A
15
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Huyền
của bạn ra sao. Người Mỹ thường không tin vào sự may rủi hoặc số phận. Họ rất tự
hào về những thành tựu cá nhân đạt được.
Bên cạnh đó, họ cũng tôn trọng sự cạnh tranh vì nó góp phần tạo ra những
con người tốt nhất và công việc tốt nhất. Cạnh tranh chính là một nguyên tắc trong
triết học Mỹ. "Chỉ có những sinh vật nào khoẻ nhất, tốt nhất mới có thể tồn tại sau
cuộc cạnh tranh sinh tồn".
Từ những khái quát về văn hoá của nước Mỹ, có thể thấy Mỹ có nhiều điều
kiện ảnh hưởng tích cực đến kinh doanh. Về tôn giáo, họ chủ yếu theo đạo Cơ Đốc.
Tôn giáo này, luôn đề cao vai trò của làm ăn chăm chỉ tạo ra của cải vật chất. Về
giáo dục, họ có trình độ dân chí cao và được giáo dục tư duy kinh doanh, khả năng
tiếp nhận những cái mới dễ dàng. Về giao tiếp, họ luôn thể hiện sự thẳng thắn, quá
trình đàm phán diễn ra nhanh chóng và trực tiếp. Phong tục tặng quà cũng là một
trong các yếu tố tác động tích cực đối với kinh doanh. Văn hoá ảnh hưởng đến tiêu
dùng (cụ thể là đối với hàng thủ công mỹ nghệ) được thể hiện ở các khía cạnh: Về
sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ: các vật dụng trang trí thường phải nặng, hoạ tiết
trang trí không quá cầu kỳ, nhưng sản phẩm phải mang tính độc đáo và tính thẩm
mỹ cao; Về phân phối: Người Mỹ chú trọng đến nhãn mác và đóng gói sản phẩm;

Về xúc tiến thương mại: người Mỹ có nhu cầu mua sắm định kỳ vào các dịp lễ hoặc
cuối năm nên việc đẩy mạnh kinh doanh và khuyến mại trong thời gian này là rất
cần thiết; Về giá cả: việc định giá phải căn cứ trên cả giá trị thật và giá trị tinh thần
của sản phẩm. Rất nhiều người Mỹ có thu nhập cao dành sự ưu ái cho những dòng
sản phẩm thủ công cao cấp nên sẵn sàng trả những mức giá rất cao.
4.3.2. Môi trường xã hội
Hoa Kỳ là một nước Cộng hoà liên bang thực hiện chế độ chính trị tam
quyền phân lập. Hiến pháp Hoa Kỳ qui định quyền lập pháp thuộc về Quốc hội,
quyền hành pháp thuộc về Tổng thống và quyền tư pháp thuộc về Toà án tối cao.
Mỗi bang có hệ thống hiến pháp và pháp luật riêng nhưng không được trái với Hiến
pháp của Liên bang.
SV: Lã Thị Hường Lớp: QTKD Tổng hợp
50A
16
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Huyền
Quốc hội Liên bang Hoa Kỳ gồm Thượng viện và Hạ viện. Ngoài quyền lập
pháp, Quốc hội còn giám sát hoạt động của bộ máy hành pháp và tư pháp. Thượng
viện gồm 100 thượng nghị sĩ, trong đó mỗi bang có hai thượng nghị sĩ. Nhiệm kỳ
thượng nghị sĩ là 6 năm. Hạ viện gồm 435 hạ nghị sĩ. Nhiệm kỳ của hạ nghị sĩ là 2
năm, số hạ nghị sĩ đại diện cho bang phụ thuộc vào dân số của bang. Cả hai viện
đều có quyền quyết định chiến tranh, kiểm soát các lực lượng vũ trang, đánh thuế,
vay tiền, phát hành tiền, điều tiết thương mại, và ban hành luật cần thiết cho hoạt
động của chính quyền.
Tổng thống là người đứng đầu cơ quan hành pháp liên bang và được bầu trực
tiếp với nhiệm kỳ 4 năm. Theo luật hiện hành, mỗi tổng thống chỉ được phục vụ
không quá 2 nhiệm kỳ. Tất cả các dự luật liên bang được Quốc hội liên bang thông
qua phải được Tổng thống ký mới trở thành luật. Hiến pháp cho phép Tổng thống
quyền phủ quyết dự luật đã được Quốc hội liên bang thông qua. Ngoài Tổng thống,
bộ máy hành pháp Hoa Kỳ còn có Phó Tổng thống, 15 bộ và trên 60 ủy ban độc lập.
Các bộ trưởng do Tổng thống bổ nhiệm và phải được Thượng viện thông qua.

Trong hệ thống hành pháp liên bang còn có Văn phòng Nhà trắng, Văn phòng quản
trị và tài chính, các hội đồng cố vấn.
Hệ thống tòa án liên bang: Hệ thống tòa án liên bang gồm Tòa án liên bang
tối cao và các tòa án liên bang khu vực. Chánh án và các thẩm phán Tòa án tối cao
liên bang do Tổng thống bổ nhiệm và Thượng viện thông qua với nhiệm kỳ suốt
đời.
Các đảng phái chính trị: Hệ thống chính trị Hoa Kỳ chủ yếu do hai Đảng Dân
chủ và Đảng Cộng hòa kiểm soát. Đảng Dân chủ quan tâm nhiều đến các vấn đề an
sinh xã hội, y tế, giáo dục và công ăn việc làm cho nguời nghèo, chủ trương tăng
cường quyền quản lý hành chính trong các lĩnh vực kinh tế và xã hội. Ngược lại,
Đảng Cộng hòa muốn giảm thiểu sự can thiệp của chính phủ đối với nền kinh tế, để
nền kinh tế vận động theo qui luật của thị trường và thường quan tâm nhiều hơn đến
các giới chủ, các thế lực tài phiệt, giới chuyên gia và các tầng lớp trung lưu.
SV: Lã Thị Hường Lớp: QTKD Tổng hợp
50A
17
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Huyền
Hoạt động vận động hành lang là một trong những đặc trưng nổi bật của hệ
thống chính trị Hoa Kỳ. Các doanh nghiệp, các công đoàn, các hiệp hội kinh doanh,
các nhóm tôn giáo, các trường đại học, các bang, các tổ chức xã hội, thậm chí cả
chính phủ nước ngoài đều tiến hành các hoạt động vận động hành lang. Đây được
coi là một hình thức đề đạt ý nguyện của dân chúng đến các các cơ quan quản lý
nhà nước; do vậy, được pháp luật Hoa Kỳ cho phép. Vận động hành lang không chỉ
đơn thuần là nêu kiến nghị hoặc nguyện vọng. Những người vận động hành lang
thường phải cung cấp các lý lẽ, chứng cứ, và thậm chí các bằng chứng khoa học có
sức thuyết phục hỗ trợ cho kiến nghị hoặc nguyện vọng của mình.
Hoa Kỳ áp dụng hệ thống luật án lệ, là hệ thống luật căn cứ vào truyền
thống, tiền lệ, tập quán và vận dụng. Tòa án đóng vai trò quan trọng trong việc diễn
giải luật căn cứ vào những cơ sở này. Nó giúp bảo đảm sự nhất quán và có thể
lường trước. Tòa án cũng là trung tâm của hệ thống pháp lý, nhưng hệ thống này

không chỉ có tòa án mà các tòa án liên bang, bang và địa phương vẫn không ngừng
diễn giải luật pháp, giải quyết tranh chấp theo luật pháp. Ngoài ra, có hàng triệu
người Mỹ vẫn giao dịch hàng ngày mà không phải đụng tới tòa án. Nhưng họ cũng
dựa vào hệ thống pháp lý.
Hệ thống luật pháp của Hoa Kỳ cũng phân biệt rõ thực thể pháp luật, cần
phân biệt giữa các loại luật khác nhau, các hành động, kiện tụng, đưa ra xét xử ở tòa
án, và các loại phương tiện khác nhau mà luật pháp cho phép đối với từng loại vụ
việc. Tòa án xét xử hai loại tranh chấp: dân sự và hình sự.
Các nguồn luật được sử dụng tại Hoa Kỳ: các đạo luật do Quốc hội thông
qua, được bổ sung bằng các quy định hành chính. Ngoài ra, các tòa án liên bang và
bang thường đối chiếu với thông luật (một tuyển tập các quyết định tư pháp, thông
tục và quy tắc chung có từ nhiều thế kỷ trước ở nước Anh và vẫn tiếp tục phát triển
cho đến nay).
SV: Lã Thị Hường Lớp: QTKD Tổng hợp
50A
18
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Huyền
4.4. Đối thủ cạnh tranh
4.4.1. Đối thủ cạnh tranh trong nước
Hàng thủ công mỹ nghệ VN nói chung, hàng tre mỹ nghệ nói riêng được biết
đến trên thị trường quốc tế từ những năm 2000 và thực sự khởi sắc vào năm 2004-
2005. Công ty cổ phần Vũ Linh là một trong các công ty tiên phong trong lĩnh vực
đẩy mạnh xuất khẩu hàng tre mỹ nghệ ra thị trường quốc tế. Với bề dày kinh
nghiệm tham gia thị trường xuất khẩu hàng tre ngay từ ngày đầu thành lập, Công ty
có ưu thế hơn hẳn về khách hàng, thị trường, công nghệ sản xuất, quản lý chất
lượng… Ngoài ra như đã nói ở trên xưởng của Công ty nằm ở giữa làng nghề nên
Công ty thực sự nắm ưu thế về giá cả, có năng lực thực hiện những đơn hàng lớn
mà các doanh nghiệp nhỏ lẻ khác khó có thể thực hiện được. Vì thực tế cho thấy
trong những năm 2004- 2005 có rất nhiều các doanh nghiệp nhận được những đơn
hàng lớn nhưng do không có kinh nghiệm triển khai sản xuất cũng như quản lý chất

lượng đã bị khách hủy hàng do chậm hoặc hàng bị trả về bị nứt do gặp khí hậu khô,
lạnh trong khi Công ty vẫn thực hiện tốt các đơn hàng nhận được và chất lượng sản
phẩm ngày càng được đánh giá cao. Tuy nhiên bên cạnh những ưu điểm đó Công ty
còn gặp nhiều khó khăn trong việc phát triển mẫu mã sản phẩm mới cũng như công
tác phát triển thị trường do thiếu năng lực tài chính. Ngoài ra việc triển khai hàng
hóa thực hiện trong làng nghề, trong dân vì xưởng không thể tự làm hết nên cần rất
nhiều vốn ứng trước.
Hiện đang có rất nhiều Công ty kinh doanh mặt hàng thủ công mỹ nghệ có
tiềm lực tài chính lớn cả ở khu vực Hà Nôi, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và một số
tỉnh ven Hà Nội như: Công ty TNHH Viễn Đông (Far Eastern Handicrafts); Công ty
TNHH Hòn Ngọc Viễn Đông: Công ty Cánh đồng xanh(Green Field); Công ty Mỹ
nghệ Duy Thành (Artex D &T); Công ty Sơn mài truyền thống (Traditional Lacquer
Co); Công ty Sơn mài Mỹ Thái (My Thai Lacquer Co)…Trong các công ty kể trên
có một số công ty cũng thành lập cũng thời điểm và một số Công ty thành lập sau
nhưng họ có tiềm lực tài chính lớn, đầu tư vào công tác phát triển mẫu mã và công
tác thị trường. Ví dụ tham gia hội chợ bằng chính năng lực tài chính của công ty
SV: Lã Thị Hường Lớp: QTKD Tổng hợp
50A
19
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Huyền
hoặc nhận được hỗ trợ của nhà nước do có sự đỡ đầu của các hiệp hội ngành nghề
trong khi đó Công ty chưa tiếp cận được các nguồn vốn như vậy.
Vì tính chất xuất khẩu đặc thù của ngành tre mỹ nghệ nên sự chia sẻ thông
tin đặc biệt là thông tin về khách hàng, thị trường, giá cả là không có nên chỉ có thể
phân tích dựa trên ưu, nhược điểm của chính Công ty và cũng chính là lợi thế và
yếu điểm so với các đối thủ cạnh tranh trong nước.
4.4.2. Đối thủ cạnh tranh trên thị trường Mỹ
Mỹ là một nền kinh tế lớn nhất thế giới, sức tiêu dùng cũng lớn nhất thế giới,
nên Mỹ thực sự là một thị trường đầy tiềm năng của tất cả các nước. Xem xét thị
trường Mỹ trước những năm gần đây , ta thấy hàng tre mỹ nghệ nhập khẩu vào Mỹ

từ rất nhiều nước, không có quốc gia nào chiếm trên 15% thị phần. Nếu chỉ xét đến
các nhà cung cấp lớn mặt hàng tre mỹ nghệ cho Mỹ, ta thấy các quốc gia xuất khẩu
hàng thủ công mỹ nghệ chủ yếu vào thị trường Hoa Kỳ gồm: Trung Quốc, Ấn Độ,
Mehico, Thổ Nhĩ Kỳ, Tây Ban Nha…Đó cũng chính là những nước có kim ngạch
xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ lớn nhất.
Bảng 4 : Một số bạn hàng lớn nhất của Hoa Kỳ
Đơn vị: triệu USD.
STT Nước/Vùng lãnh thổ Nhập khẩu Xuất khẩu
1 Canada 287.534 183.235
2 Trung Quốc 242.638 38.857
3 Mehico 169.216 101.667
4 Nhật Bản 137.831 51.499
5 Đức 84.345 29.227
6 Anh 50.758 34.065
7 Hàn Quốc 43.155 26.210
(Nguồn: Theo Vinanet)
SV: Lã Thị Hường Lớp: QTKD Tổng hợp
50A
20
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Huyền
Bảng 5 : Các nguồn nhập khẩu của Hoa Kỳ
Nước Trung Quốc Mehico Nhật Bản Canada EU Các nước khác
Tỷ trọng 15% 10% 5% 17% 19% 34%
(Nguồn: Theo Vinanet)
Trong số các đối thủ này thì Trung Quốc được đánh giá là một trong các đối
thủ đáng gườm nhất. Trung Quốc hiện đang là nguồn cung cấp chính cho thị trường
Hoa Kỳ những mặt hàng thủ công mỹ nghệ và quà tặng như mây tre lá, thêu…
tương tự như các mặt hàng mà Việt Nam đang cố gắng xuất khẩu. Hàng Trung
Quốc có mẫu mã đẹp, lượng hàng lớn nên giá thành sản phẩm thấp. Trong khi đó sự
yếu thế của hàng Việt Nam thể hiện ngay trong mẫu mã, mà vấn đề chủ yếu là chưa

phù hợp với thị hiếu của người Mỹ và giá cả thì cao hơn đối thủ do việc xuất khẩu
hàng tre mỹ nghệ sang thị trường Mỹ rất phức tạp và gặp nhiều khó khăn.
4.5. Chất lượng hàng tre mỹ nghệ của Công ty
Xét về mặt quản lý chất lượng của mặt hàng tre, nhận thấy Công ty đã thực
hiện đúng quy trình đảm bảo chất lượng, thực hiện đầy đủ các bước xử lý nguyên
liệu cũng như sử dụng các nguyên vật liệu đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, cụ thể là:
Vấn đề xử lý chống mối mọt: Do thời tiết thường xuyên thay đổi nên công tác
chống mối mọt, ẩm mốc đối với hàng tre là rất cần thiết, là một trong các yếu tố
quan trọng quyết định đến chất lượng sản phẩm. Để xử lý mối, mọt, ẩm mốc thì có
rất nhiều hóa chất. Nhưng để đảm bảo được điều kiện xuất hàng hóa sang thị
trường Hoa Kỳ thì công Công ty đã sử dụng chất Sapeco 8 của công ty Beckem
dùng để ngâm hoặc phun thẳng lên nguyên liệu mây tre trong quá trình sử lý nhằm
chống lại sự xâm nhập của mốc mọt. Đây là loại hoá chất tương đối thân thiện với
môi trường, hiệu quả chống mốc mọt khá tốt và phương pháp sử dụng đơn giản,
linh hoạt. Đặc biệt hóa chất này rất an toàn đối với sức khỏe của người sử dụng.
Vấn đề sử dụng các loại keo ép: Keo ép là hoá chất quan trọng được sử dụng
trong sản xuất các mặt hàng tre cuốn, các hàng tre ép công nghiệp, ván sàn tre. Đây
cũng là một loại hoá chất nhậy cảm được nhiều nhà nhập khẩu quan tâm đầu tiên
khi họ có nhu cầu mua hàng. Thông thường trong các loại keo có một lượng chất
Formadehyle nhất định có tác dụng giúp làm cứng các liên kết và định hình sản
SV: Lã Thị Hường Lớp: QTKD Tổng hợp
50A
21
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Huyền
phẩm. Nếu lượng hoá chất này có tỷ lệ cao sẽ không chỉ gây đọc cho người sử dụng
mà còn gây nguy hiểm cho cả công nhân sản xuất vì mùi rất khó chịu và gây ô
nhiễm môi trường. Theo tiêu chuẩn hiện nay, nếu các loại keo có chứa lượng
Formadehyle cao đều không được phép sử dụng cho các sản phẩm xuất vào thị
trường Châu Âu và Bắc Mỹ, lượng Formadehyle trung bình được chấp nhận thông
thường là dưới 3.5 mg/m²h. Vì thế khi mua keo để sử dụng, Công ty đã sử dụng keo

của các hãng có tên tuổi và đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.
Vấn đề sử dụng chất sơn phủ bề mặt: Sơn phủ bề mặt là một yêu cầu bắt
buộc đối với phần lớn các hàng hoá mây tre đan thủ công mỹ nghệ xuất khẩu. Chất
sơn phủ không chỉ có tác dụng làm đẹp sản phẩm, tạo mầu sắc mà đó chính là lớp
bảo vệ sản phẩm khỏi các xâm hại từ bên ngoài như mốc, mọt, ẩm thấp gây trương
nứt hàng Tại thị trường Mỹ, yêu cầu quan trọng nhất là hàm lượng chì phải trong
mức cho phép thì mới được nhập khẩu vào Mỹ. Tiêu chuẩn này sẽ thay đổi tuỳ theo
qui định của từng bang một. Hiện nay Công ty sử dụng các loại sơn gốc dầu như
PU, NC . Sơn này có đặc tính lá mầu sắc đa dạng, độ bám dính cao, nhanh khô nên
được ưa chuộng nhưng khá độc hại cho người sản xuất vì vấn đề nặng mùi và thực
tế là độ an toàn thực phẩm thấp.
SV: Lã Thị Hường Lớp: QTKD Tổng hợp
50A
22
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Huyền
Chương 2.
THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG TRE MỸ NGHỆ SANG THỊ TRƯỜNG
MỸ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VŨ LINH
1. Đánh giá tổng quát tình hình xuất khẩu hàng tre mỹ nghệ của Công ty sang
thị trường Mỹ
1.1. Kết quả hoạt động xuất khẩu hàng tre mỹ nghệ của Công ty sang thị trường Mỹ
Bảng 6: Doanh thu từ hoạt động xuất khẩu hàng tre mỹ nghệ giai đoạn 2006- 2010
Đơn vị tính: USD
Mặt hàng
Nội thất Trang trí nội thất Trang trí nhỏ
DT
T.Trọng
(%)
DT
T.Trọng

(%)
DT
T.Trọng
(%)
2006 38.206 30 34.384 27 54.760 43
2007 311.619 39 255.688 32 231.718 29
2008 145.262 35 83.005 20 186.763 45
2009 14.631 15 32.186 33 50.718 52
2010 208.350 40 52.088 10 260.438 50
(Nguồn: Phòng kinh doanh)
Nhận xét
Năm 2006 Công ty mới bắt đầu tham gia thị trường nhưng đa đạt được
những kết quả nhất định với doanh thu đạt 127.350 USD trong đó hàng nội thất
chiếm 30%, hàng trang trí nội thất chiếm 27%, hàng trang trí nhỏ đạt 43%. Năm
2007 doanh thu đạt 799.025 USD tăng 671.675 USD tương ứng với tốc độ tăng là
527%. Như vậy tốc độ tăng một cách chóng mặt nguyên nhân chủ yếu là do Công ty
đã nhận được nhiều đơn hàng lớn có giá trị lợi nhuận cao và sản phẩm hàng tre mỹ
SV: Lã Thị Hường Lớp: QTKD Tổng hợp
50A
23

×