Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

lập một dự án để triển khai ước lượng hàm sản xuất ngắn hạn của một mặt hàng cụ thể của doanh nghiệp sản xuất với hai yếu tố đầu vào vốn và lao động

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (503.28 KB, 27 trang )

Đề tài 3: Lập một dự án để triển khai ước lượng hàm sản xuất ngắn hạn của một mặt
hàng cụ thể của doanh nghiệp sản xuất với hai yếu tố đầu vào vốn và lao động trong
đó yếu tố vốn là cố định.
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.TÍNH CẤP THIẾT NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Trong nền kinh tế hiện nay với tỷ lệ lạm phát cao, mọi thứ giá cả đều tăng cao, mỗi
doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển cần có những phương án sản xuất kinh doanh phù hợp
để đạt hiệu quả kinh tế cao. Vì vậy doanh nghiệp phải thường xuyên cải tiến mẫu mã sản phẩm
để phù hợp với thị hiếu của người tiêu dung, nâng cao chất lượng và quan trọng là phải tiết
kiệm được chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm để tăng khả năng cạnh tranh của doanh
nghiệp.
Đối với mỗi một công ty khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh thì việc lựa chọn
các yếu tố đầu vào cũng như công tác quản trị chi phí sản xuất là rất quan trọng, trong đó vốn
và lao động là hai yếu tố không thể thiếu, quyết định phần lớn đến sự tồn tại của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, làm thế nào để sử dụng thật hiệu quả những yếu tố đầu vào, cắt giảm chi phí mà vẫn
đạt được mức lợi nhuận tối đa.
Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là căn cứ để doanh nghiệp phân tích, đánh giá
tình hình sử dụng lao động, vật tư, tiền vốn… có hiệu quả hay không; để từ đó đưa ra các biện
pháp và quyết định phù hợp cho sự phát triển của doanh nghiệp.
2. XÁC LẬP VÀ TUYÊN BỐ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Đó chính là những lý do mà nhóm thảo luận chúng tôi đã lựa chọn đề tài: “Lập một dự
án để triển khai ước lượng hàm sản xuất ngắn hạn của một mặt hàng cụ thể của doanh
nghiệp sản xuất hanoimilk với hai yếu tố đầu vào vốn và lao động trong đó yếu tố vốn là cố
định”.
3. MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1 Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu về mặt thiết lập mô hình ước lượng hàm chi phí sản xuất ngắn hạn và các
phương pháp tính, trên cơ đó đề ra các giải pháp ứng dụng vào thực tiễn nhằm nâng cao chất
lượng công tác ước lượng hàm chi phí và tính giá thành sản phẩm dịch vụ.
3.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Đề tài tập trung vấn đề nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tế về phương pháp ước


lượng hàm chi phí sản xuất nhằm hạch định chính sách phát triển sản phẩm của công ty.
Ở đề tài này phạm vi nghiên cứu là về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của
Công ty CP sữa Hà nội ( Hanoi milk).
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
Dữ liệu cho đề tài chủ yếu là nguồn dữ liệu thứ cấp, loại dữ liệu là dữ liệu theo thời gian
được thu thập từ một số nguồn sau:
- Dữ liệu theo quý về lao động, sản lượng, chi phí của công ty được thu thập từ quý I
năm 2009 đến quý IV 2011 dựa vào các bảng báo cáo tài chính của công ty trong giai đoạn này.
Lao động được tính bằng chi phí nhân công chia cho tiền lương bình quân/ người; tổng chi phí
biến đổi được tính bằng tổng chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công.
- Chi phí biến đổi bình quân được tính toán có tính đến ảnh hưởng của tỷ lệ lạm phát tại
thời điểm thu thập dữ liệu trên trang web của Tổng cục thống kê.
- Thu nhập bình quân/ người/ tháng được lấy trên trang chủ của công ty và các bài viết
liên quan.
3.2.2. Phương pháp phân tích dữ liệu
Phương pháp phân tích thống kê, phân tích so sánh, phương pháp kinh tế lượng được sử
dụng trong nghiên cứu này.
Mô hình nghiên cứu được biểu diễn dưới dạng hàm hồi quy tuyến tính và được xây
dựng dựa trên các giả thuyết sau:
- Đặc trưng mô hình hàm sản xuất - biến sản lượng Q là biến nội sinh, có nghĩa là giá trị
của nó được xác định bởi mô hình.
- Biến độc lập như lao động,… là biến ngoại sinh.
- Các giả thuyết đối với mô hình hồi quy tuyến tính được thỏa mãn.
5. KẾT CẤU CỦA NGHIÊN CỨU
Nội dung bài báo cáo gồm phần tổng quan và 3 chương:
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ SẢN XUẤT TRONG NGẮN HẠN
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VỀ ƯỚC LƯỢNG HÀM SẢN XUẤT
TRONG NGẮN HẠN CỦA DOANH NGHIỆP
CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP VÀ ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN ƯỚC LƯỢNG HÀM

SẢN XUẤT CỦA DOANH NGHIỆP
CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ SẢN XUẤT TRONG NGẮN HẠN
1.1. MỘT SỐ LÝ THUYẾT CƠ BẢN VỀ SẢN XUẤT TRONG NGẮN HẠN
1.1.1. Khái niệm
Sản xuất là sự tạo ra hàng hóa hay dịch vụ từ các đầu vào hoặc nguồn lực : máy móc ,
thiết bị , đất đai , nguyên vật liệu….
Hàm sản xuất là một mô hình toán học biểu diễn lượng sản lượng tối đa có thể sản xuất
được từ những yếu tố đầu vào xác định, với trình độ công nghệ và lao động hiện có.
Q = f ( X
1
, X
2
,…,X
n
)
Q : lượng đầu ra tối đa có thể thu được.
X
1
, X
2
,…,X
n
: số lượng yếu tố đầu vào được sử dụng trong quá trình sản xuất.
Có 4 dạng hàm sản xuất thông thường :
* Hàm sản xuất tuyến tính
Q= f( K, L)= aK+ bL
* Hàm sản xuất Leontief
Q = f( K, L) = min(aK, bL)
* Hàm sản xuất Cobb- Douglas
Q= f (K, L) = AK

α
L
β
( A, α ,B> 0)
* Hàm sản xuất CES
Q = f( K,L) = ( K
p
+ L
p
)
γ/p
với p ≤ 1 , p ≠ 0, γ >0
Phân biệt sản xuất ngắn hạn và dài hạn :
• Ngắn hạn là khoảng thời gian có ít nhất một yếu tố đầu vào cố định. Mọi thay đổi trong
sản lượng đạt được do thay đổi các yếu tố đầu vào biến đổi.
• Dài hạn là khoảng thời gian đủ để tất cả các yếu tố đầu vào đều biến đổi. Sản lượng thay
đổi do sự thay đổi của tất cả các đầu vào.
Chi phí sản xuất :
•Tổng chi phí sản xuất ( TC ) : là toàn bộ các phí tổn mà doanh nghiệp phải bỏ ra để sản
xuất kinh doanh hàng hóa dịch vụ.
•Chi phí cố định ( TFC ) : là tổng giá trị bằng tiền trả cho đầu vào cố định và không thay
đổi khi sản lượng thay đổi.
•Chi phí biến đổi ( TVC ) : là tổng giá trị bằng tiền trả cho những đầu vào biến đổi và thay
đổi theo mức sản lượng.
•TC = TFC + TVC
Chi phí bình quân :
•Chi phí biến đổi bình quân (AVC): là mức chi phí biến đổi tính cho bình quân mỗi đơn vị
sản phẩm.
•Chi phí cố định bình quân (AFC): là mức chi phí cố định tính bình quân cho mỗi đơn vị
sản phẩm.

• Tổng chi phí bình quân (ATC): là mức chi phí tính bình quân cho mỗi đơn vị sản phẩm.
• Chi phí cận biên : là sự thay đổi trong tổng chi phí khi sản xuất thêm một đơn vị sản
phẩm.
1.1.2. Các chỉ tiêu về sản xuất trong ngắn hạn
- Sản phẩm trung bình
- Sản phẩm cận biên
1.2. Nội dung ước lượng hàm sản xuất
1.2.1. Hàm sản xuất:
Để ước lượng hàm sản xuất ta thường dùng hàm sản xuất bậc 3:
Q = aK
3
L
3
+ bK
2
L
2
Tuy nhiên dạng hàm này là thích hợp nhất cho việc ứng dụng phân tích hàm sản xuất
trong ngắn hạn, hơn là ứng dụng trong dài hạn.
Khi vốn được cố định (
K K=
), hàm sản xuất ngắn hạn bậc 3 là:

3 2
3 2
3 2
Q = aK L + bK L
= AL + BL
( trong đó
3

A = aK

2
B = bK
)
Với hàm sản xuất: Q = AL
3
+ BL
2
Đặt X=L
3
và W =L
2
ta có:
Q = AX+ BW ( A < 0 và B > 0 )
=> Đây chính là dạng hàm mà ta có thể sử dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất để tiến
hành ước lượng.
* Sản phẩm bình quân của lao động:
AP = Q/L = AL
2
+ BL
Sản phẩm bình quân của lao động tiến tới giá trị cực đại tại L
a
đơn vị lao động. Điều này
xảy ra khi dAP/dL = 2AL + B = 0.
Ta tìm được: L
a
= -B/2A
* Sản phẩm cận biên của lao động:
MP= dQ/dL = 3AL

2
+ 2BL
Sản phẩm cận biên của lao động tiến tới giá trị cực đại tại L
m
đơn vị lao động. Xác định
giá trị L
m
khi Q
LL
= 0 ta được: L
m
= -B/3A
1.2.2. Ước lượng chi phí sản xuất
Để ước lượng hàm chi phí, số liệu cần phải có là mức độ sử dụng của một hay nhiều đầu
vào cố định.
Khi thu thập số liệu về chi phí cần loại bỏ ảnh hưởng của lạm phát.
* Hàm chi phí biến đổi có dạng: TVC = aQ + bQ
2
+ cQ
3
* Khi đó hàm chi phí biến đổi bình quân và chi phí cận biên lần lượt là:
AVC= a + bQ+ cQ
2
SMC= a + 2bQ + 3cQ
2
Khi Q = 0, AVC = a, phải có giá trị dương. Vì đường chi phí biến đổi bình quân có cùng
chiều dốc xuống cho nên b phải là số âm. Như vậy, các tham số của hàm chi phí phải có điều
kiện về dấu là: a > 0, b < 0, và c > 0.
Khi hàm chi phí biến đổi được xác định có dạng bậc ba thì hàm AVC và SMC có dạng
bậc hai.

=> Do cả ba đường chi phí này đều có các tham số giống nhau nên ta chỉ cần ước lượng một
trong các hàm này sẽ thu được kết quả dùng cho các hàm khác.
1.2.3. Ý nghĩa của việc ước lượng hàm sản xuất và chi phí sản xuất
- Hàm sản xuất cho ta thấy được mối quan hệ giữa sản lượng đầu vào và đầu ra. Từ mô
hình ước lượng hàm sản xuất doanh nghiệp tiến hành xem xét việc kết hợp các yếu tố đầu vào
vốn và lao động đã phù hợp hay chưa. Nhờ có mô hình ước lượng hàm sản xuất doanh nghiệp
có thể dự đoán được sản lượng mà doanh nghiệp sẽ sản xuất khi sử dụng một lượng đầu vào
nhất định của vốn và lao động, để từ đó doanh nghiệp định ra các chiến lược sản xuất, sử dụng
các yếu tố đầu vào sao cho hiệu quả nhất.
- Ước lượng hàm chi phí sản xuất giúp doanh nghiệp dự đoán phí phải bỏ ra trong khi
sản xuất một mức sản lượng Q nhất định, từ đó xem xét xem chi phí mà doanh nghiệp sẽ bỏ ra
có hợp lý không? Có thể cạnh tranh với các hãng khác không ? Từ hàm chi phí sản xuất doanh
nghiệp có thể xác định được hàm chi phí biến đổi bình quân và hàm chi phí cận biên để từ đó
tính toán mức giá bán hàng hóa trên thị trường nhằm đạt được lợi nhuận tối đa.


CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VỀ ƯỚC LƯỢNG HÀM SẢN XUẤT
TRONG NGẮN HẠN CỦA DOANH NGHIỆP
2.1 TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHI
PHÍ SẢN XUẤT CỦA DOANH NGHIỆP
2.1.1 Tổng quan tình hình về công ty cổ phần HÀ NỘI MILK
 Lĩnh vực kinh doanh :
• Sản xuất và buôn bán: sữa bò, sữa đậu nành, các sản phẩm từ sữa.
• Chế biến các sản phẩm nông sản, thực phẩm, các loại nước uống, nước trái cây.
• Buôn bán nguyên liệu, thiết bị vật tư và sản phẩm ngành sữa, ngành chế biến thực phẩm.
• Kinh doanh bất động sản, khách sạn, nhà hàng, siêu thị.
• Kinh doanh, nuôi trồng, chế biến thủy hải sản.
• Chăn nuôi bò sữa, vùng nguyên liệu.
• Đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hang hóa.
 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty

Công ty cổ phần sữa Hà Nôi được thành lập theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số
0103000592 do Sở đầu tư và kế hoạch Thành Phố Hà Nội cấp ngày 02/11/2001. Ngày
08/03/2002, Công ty cổ phần sữa Hà Nội khởi công xây dựng nhà máy chế biến sữa Hà Nội tại
địa bàn xã Quang Minh, huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc dưới hình thức là chi nhánh của công
ty theo giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của chi nhánh số 1913000036 do Sở kế hoạch và
đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc cấp ngày 19/03/2002. Đến ngày 05/05/2006, Công ty cổ phần sữa Hà
Nội đã chuyển cơ sở kinh doanh từ Thành phố Hà Nội về tỉnh Vĩnh Phúc và hoạt động theo
giấy đăng ký kinh doanh lần 1 số 1903000210 ngày 05/05/2006 do Sở kế hoạch và đầu tư
Thành phố Hà Nội cấp, công ty có 13 lần thay đổi đăng ký kinh doanh, lần gần nhất là ngày
25/08/2008 do Sở kế hoạch và đầu tư Thành phố Hà Nội cấp ngày 25/08/2008 với tổng số vốn
điều lệ của công ty là 100.000.000.000 đồng.
Nhà máy có công suất 150 triệu lit sữa/năm ,là một trong những nhà máy có quy mô
công suất lớn ở Việt Nam với tổng mức đầu tư lên đến 100 tỷ đồng, với dây chuyền kỹ thuật
tiên tiến do tập đoàn Tetra pak – Thụy Điển cung cấp cùng đội ngũ cán bộ kỹ thuật giỏi và
công nhân lành nghề.
Công ty được ủy ban chứng khoán nhà nước cấp giấy chứng nhận niêm yết và phát
hành cổ phiếu ra công chúng. Tại thời điểm 31/12/2008, cổ phiếu của công ty đang được niêm
yết tai trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội với mã chứng khoán la HNM.
Trụ sở chính của công ty đặt tại : Km 9, đường Bắc Thăng Long – Nội Bài, Khu công
nghiệp Quang Minh, xã Quang Minh, huyệ Mê Linh, Thành phố Hà Nội và có các chi nhánh
tại các địa điểm sau :
• Chi nhánh công ty cổ phần sữa Hà Nội tại phòng 201, Lầu 2, tòa nhà Saigon House, số
306-308 phố Hoàng Diệu, phường 5, quạn 4,TP.Hố Chí Minh.
• Nhà máy chế biến thực phẩm Hà Nội – chi nhánh công ty cổ phần sữa Hà Nội Xóm Bãi,
xã Uy Nỗ, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội.
 Vị thế Công ty
• Sản phẩm của Hanoimilk có mặt trên 64 tỉnh thành tuy nhiên thị trường tiêu thụ chính là
miền Bắc và Bắc miền Trung. Kênh phân phối truyền thống của Công ty thông qua các
nhà phân phối đến các điểm bán lẻ tại các tỉnh như Hà Nội, Hải phòng, Thái Nguyên,
Thanh Hoá, Nam Định, Hải Dương,

• Hanoimilk cũng nhắm vào khai thác đối tượng tiêu dụng là trẻ em (là đối tượng tiêu
dùng nhiều nhất và thường xuyên nhất, chiếm 41% nhu cầu thị trường sữa) với lượng
khách hàng tiêm tăng là trẻ em từ 5-14 tuổi chiếm 30% dân số.
 Chiến lược Phát triển và Đầu tư
• Trong những năm tới Hanoimilk sẽ tập trung mọi nguồn lực phát triển ngành kinh doanh
chính là sản xuất, kinh doanh các sản phẩm về sữa.
• Tăng cường đầu tư hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật để không ngừng nâng cao chất
lượng sản phẩm, đảm bảo tốc độ tăng trưởng cho các năm tới bình quân trên 10%/năm.
• Xây dựng chiến lược sản phẩm tập trung vào đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho khách
hàng với các mục tiêu giúp phát triển toàn diện về trí tuệ, thể lực cũng như chiều cao và
thuận tiện trong sử dụng.
 Các dự án lớn
• Dừng triển khai liên doanh xây dựng nhà máy ở Miền Nam trên khu đất tại Bình Dương.
• Dừng việc đầu tư mua trại bò Tuyên Quang với giá trên 15 tỷ đồng do việc chỉ hỗ trợ ký
thuật với các trang trại lớn, mở rộng thu mua.
• Không dùng đến 20% vốn điều lệ đầu tư, kinh doanh tài chính, bất động sản.
• Rút vốn đầu tư dự án liên doanh sản xuất bao bì với Công ty bao bì Đức Tấn
 Triển vọng Công ty
• Người tiêu dùng tại Việt Nam ngày càng đánh giá cao và hiểu rõ lợi ích khi sử dụng các
sản phẩm từ sữa mang lại.
• Hanoimilk đã trở thành một trong những thương hiệu sữa nổi tiếng ở Việt Nam, đặc biệt
là ở các tỉnh, thành phố phía Bắc, với nhãn hiệu IZZI, Yotuti, Hanoimilk Fresh…
• Vùng nguyên liệu bò sữa của các địa phương cung cấp cho Công ty đang phát triển với
tốc độ nhanh.
• Hệ thống bán hàng và nhà phân phối của Hanoimilk ngày càng được củng cố và phát
triển trên 63 tỉnh, thành của cả nước.
2.1.2
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHI PHÍ SẢN XUẤT CỦA DOANH NGHIỆP
2.1.2.1 Thuận lợi
Nằm trong xu thế chung của các nước đang phát triển trên thế giới, nhu cầu về sản phẩm

sữa của Việt Nam ngày càng tăng lên. Doanh số của ngành sữa tăng lên qua các năm. Điều này
chứng tỏ khủng hoảng kinh tế không ảnh hưởng nhiều đến việc tiêu thụ sữa ở Việt Nam.
Thu nhập tăng lên của người dân tăng, GDB bình quân hang năm tăng(Khoảng 7%). Do
đó nhu cầu về các sản phẩm sữa ngày càng tăng lên, thị trường sữa ngày càng có sự tham gia
của nhiều hang sữa cả trong nước và nước ngoài với nhiều sản phẩm phong phú.
Trong những năm qua, Công ty luôn luôn bám sát định hướng đề ra và có những kế
hoạch kinh doanh phù hợp với sự phát triển của ngành trong tương lai.
Giá sữa tăng từ 10-20% trong 2 năm qua là động lực cho việc tăng trưởng doanh thu bán
sữa.
Thuế nhập khẩu sữa ở Việt Nam thấp hơn so với thế giới: 3-5% với sữa bột và khoảng -
20% với sữa nguyên hộp
Quan tâm đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm
chính là việc phát triển thương hiệu một cách bền vững nhất của Công ty Hà Nội Milk. Thương
hiệu Hà Nội Milk đã và đang từng bước tạo được chỗ đứng trong lòng người tiêu dùng bằng
chất lượng, hương vị độc đáo và giá cả hợp lý, sản phẩm đa dạng phù hợp với nhiều nhu cầu
khác nhau.
2. Khó khăn:
Bên cạnh những thuận lợi kể trên, Công ty sữa Hà Nội Milk cũng đang phải đối mặt với
những khó khăn chung của ngành như:
- Nguyên liệu sữa trong nước chỉ đáp ứng đc 20% nhu cầu sản suất, còn 80% phải nhập
khẩu.Do đó Hà Nội milk cũng chịu nhiều áp lực từ nhà cung cấp sữa( Các nước NewZealand,
Úc, …)phụ thuộc nhiều vào diễn biến giá nguyên liệu tức các nước này.
Chính sách của nhà nước: Sữa nằm trong mục các sản phẩm bị kiểm soát giá(theo thong
tư 104 của chính phủ)
Thị hiếu của người tiêu dùng: Sản phẩm sữa ngày càng đa dạng phong phú , Hà Nội
milk phải cạnh tranh về chất lượng, sự đa dạng của sản phẩm, sức mạnh của thương hiệu…và
cạnh tranh về giá.
Áp lực từ các sản phẩm thay thế: sự cạnh tranh về thị phần sản phẩm trong ngành: Ví dụ
sữa đậu lành làm giảm thị phần của sữa nước…
2.2. THỰC TRẠNG ƯỚC LƯỢNG HÀM SẢN XUẤT CỦA DOANH NGHIỆP

2.2.1. Tổng quan tình hình sản xuất của doanh nghiệp
2.2.1.1. Hoạt động kinh doanh.
Trong những năm trước thì công ty luôn đạt doanh số bán hàng cao, đỉnh điểm là năm
2006, khi đó sữa của công ty bao trùm miền Bắc . Năm 2007 – 2008 xảy ra sự cố trên toàn
quốc là sữa pha bột ( không nguyên chất 100% như trên bao bì ) và sự cố melamine làm cho
doanh số công ty giảm xuống khá nhiều.
Doanh số 9 tháng đầu năm đã vượt 18% so với kế hoạch chỉ tiêu đề ra, tương đương
314,88 tỷ đồng, tăng độ bao phủ lên toàn quốc từ 30.000 điểm bán hang lên tới 40.000 điểm.
Tăng số lượng nhà phân phối lên tới 92 nhà trên toàn quốc, đồng thời tăng cường mối quan hệ
với các nhà phân phối trên toàn quốc nhằm trao đổi thông tin về thị trường và sản phẩm một
cách kịp thời.
Những tháng cuối năm, tốc đô bao phủ đẵ giảm 20%, thu gọn từ 90 nhà phân phối
xuống 70 nhà phân phối trên toàn quốc. Tuy nhiên hiện nay đang từng bước được phục hồi.
Duy trì thị phần và phát triển đều ở các vùng, miền. Đồng thời không ngừng phát triển
và mở rộng các kênh bán hang ngoài kênh truyền thống như kênh công nghiệp, trường học,
kênh bán hang siêu thị….
Là doanh nghiệp niêm yết trên sàn giao dịchính theo chứng khoán, công ty luôn phải
tuân thủ những yêu cầu khắt khe về chế độ theo dõi kế toán, hạch toán cung như định kỳ thông
báo tình hình tài chính theo quy định. Do vậy công ty luôn :
• Tuân thủ theo đúng các chuẩn mực kế toán và các quy định của nhà nước , hoàn thành các
báo cáo đinh kỳ theo quy định và báo cáo kiểm toán , quyết toán thuế hàng quý,năm. Nộp
thuế và các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
• Thực hiện nghiệp vụ kế toán bằng phần mềm đem lại hiệu quả chính xác và thuận tiện cho
việc thống kê quản lý.
• Cập nhật thường xuyên và đưa ra những chính sách về tài chính phù hợp với sự phát triển của
công ty và phù hợp với xu hướng thị trường.
• Vượt qua khó khăn khách quan như tỷ giá ngoại tệ và lãi suất ngân hàng tăng cao, bộ phận kế
toán tài chính luôn phải đảm bảo nguồn vốn và quay vòng nhanh ,phục vụ cho hoạt động sản
xuất kinh doanh hiệu quả.
• Tuy nhiên, hiện tại cơ cấu vốn chưa đủ mạnh để đề phòng rủi do về tài chính cũng như cho

đầu tư phát triển và quỹ phúc lợi khác.
2.2.1.2 Những sự kiện quan trọng & quá trình phát triển
Công ty Cổ phần Sữa Hà Nội được thành lập ngày 02/11/2001 theo giấy chứng nhận
ĐKKD số 0103000592 do Sở Kế Hoạch và Đầu tư Hà Nội cấp ngày 02/11/2001, đăng ký thay
đổi lần 15 theo số 0103026433 do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hà Nội cấp ngày 22 tháng 12 năm
2009. Ngành nghề kinh doanh chính:
- Sản xuất và buôn bán: Sữa bò, sữa đậu nành, các sản phẩm từ sữa; chế biến các sản
phẩm nông sản thực phẩm, các loại nước trái cây; Buôn bán nguyên liệu, thiết bị vật tự và sản
phẩm ngành sữa, ngành chế biến thực phẩm;
- Tư vấn đầu tư nông, công nghiệp; xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp; Kinh
doanh bất động sản, khách sạn, nhà hàng, siêu thị; Kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp; Kinh
doanh, nuôi trồng, chế biến thuỷ sản; Đào tạo công nhân kỹ thuật hệ Trung cấp và Cao đẳng.
- Mua bán xuất khẩu đồ dùng cá nhân và gia đình, vật phẩm quản cáo, tranh ảnh, đồ
chơi (trừ đồ chơi có hại cho giáo dục nhân cách, sức khỏe của trẻ em hoặc ảnh hưởng tới an ninh,
trật tự an toàn xã hội), máy móc thiết bị văn phòng, văn phòng phẩm; Đại lý mua; Đại lý bán, ký
gửi hàng hoá.
Ngày 08/03/2002, Công ty Cổ phần Sữa Hà Nội khởi công xây dựng Nhà máy Chế biến
Sữa Hà Nội tại địa bàn xã Quang Minh, huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc dưới hình thức là chi
nhánh của Công ty theo giấy ĐKKD hoạt động chi nhánh số 1913000036 do Sở Kế hoạch và
Đầu tư cấp ngày 19/03/2002. Nhà máy có công suất trên 40 triệu lít sữa/ năm, là một Nhà máy có
quy mô lớn ở Việt Nam tại thời điểm đó với tổng mức đầu tư trên 100 tỷ đồng. Nhà máy Chế
biến Sữa Hà Nội đã được Uỷ ban Nhân dân Vĩnh Phúc cấp Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư số
1746/CNƯĐĐT ngày 09/05/2002.
Ngày 04/04/2002, Công ty Cổ phần Sữa Hà Nội đã chính thức ký hợp đồng mua thiết bị
chế biến sữa đồng bộ và hiện đại của Tập đoàn Tetra Pak- Thuỵ Điển. Sau hơn một năm xây
dựng, lắp đặt thiết bị và chạy thử nghiệm, Nhà máy đã hoàn thành và chính thức đi vào hoạt
động.
Tháng 10/2004, Nhà máy chế biến Sữa Hà Nội đạt mức sản lượng 100 triệu sản phẩm.
Ngày 5/5/2006, Công ty Cổ phần Sữa Hà Nội đã chuyển cơ sở kinh doanh từ Thành phố
Hà Nội về Tỉnh Vĩnh Phúc, Sở Kế hoạch và Đầu tư Vĩnh Phúc đã cấp Giấy CNĐKKD số

1903000210 ngày 05/05/2006.
Trong năm 2006, hoà cùng với sự phát triển vượt bậc của thị trường chứng khoán Việt
Nam, Công ty Cổ phần Sữa Hà Nội đã nộp hồ sơ đăng ký giao dịch chứng khoán tại Trung tâm
Giao dịch chứng khoán Hà Nội và đến ngày 27/12/2006, cổ phiếu của
Công ty đã được chính thức giao dịch tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội với
mã cổ phiếu HNM.
Sau hơn 7 năm hoạt động, Hanoimilk với dòng sản phẩm chủ lực hiện tại là IZZI và sữa
tươi 100% đang giành được sự tin yêu của người tiêu dùng, với tốc độ tăng trưởng hoạt động
luôn ở mức cao so với tốc độ tăng trưởng chung của toàn ngành, từng bước khẳng định thương
hiệu Hanoimilk là một thương hiệu mạnh trong ngành sản xuất sữa tại Việt Nam.
Cuối năm 2008, “cơn bão melamine” tràn vào Việt Nam, Hanoimilk trở thành tâm điểm
của cơn bão và bị chịu ảnh hưởng nặng nề nhất: người tiêu mất tin tưởng vào thương hiệu
Hanoimilk, doanh thu sụt giảm, sản phẩm bị thu hồi hàng loạt… Công ty đã phải đối mặt với rất
nhiều khó khăn thách thức.
Trước tình thế khó khăn đó, Đại hội đồng cổ đông thường niên lần thứ VIII ngày 12
tháng 4 năm 2009 đã bầu Tiến sĩ Hà Quang Tuấn là Chủ tịch Hội đồng quản trị mới của Công ty
và thông qua Chương trình cải tổ do ông Tuấn đề xuất. Kể từ đó Hanoimilk bước vào công cuộc
cải tổ triệt để và đổi mới toàn diện. Hanoimilk đang trên con đường trở thành Công ty sữa
chuyên nghiệp đạt các tiêu chuẩn quốc tế và đang khao khát trở lại vị trí thứ 3 vốn có của mình.
Với cam kết và quyết tâm mang đến cho người tiêu dùng những sản phẩm dinh dưỡng
cao cấp, Hanoimilk đã hợp tác cùng các Tập đoàn hàng đầu thế giới như Tetra Pak. Fontera,
EAC, Platinit…cho ra đời sản phẩm sữa IZZI mới đạt tiêu chuẩn quốc tế với hai dưỡng chất đốt
phá Palatinose và Synergy 1 vào đầu năm 2009. Đây là bước nhảy vọt rất quan trọng của
Hanoimilk, đưa Công ty lên tầm cao mới.
Cũng vào đầu năm 2010. Hanoimilk tung ra sản sản phẩm sữa chua ăn Hanoimilk mới
với Synbiotics – kết hợp giữa Probiotics và Prebiotics; Sữa chua ăn Hanoimilk mới đang được
khách hàng ưa chuộng và đánh giá là ngon nhất và vượt trội so với các sản phẩm cùng lo
2.2.2. Phân tích mô hình ước lượng hàm chi phí sản xuất
2.2.2.1 Ước lượng hàm sản xuất:
Q = AL

3
+ BL
2
Sau khi tìm hiểu nghiên cứu ta có bảng số liệu sau:
Thời gian Q L L2 L3
Quý I (2009) 510 350 122500 42875000
Quý II (2009) 550 358 128164 45882712
Quý III (2009) 605 425 180625 76765625
Quý IV(2009) 630 430 184900 79507000
Quý I (2010) 665 472 222784 105154048
Quý II (2010) 690 500 250000 125000000
Quý III (2010) 750 540 291600 157464000
Quý IV (2010) 720 534 285156 152273304
Quý I (2011) 715 528 278784 147197952
Quý II (2011) 780 580 336400 195112000
Quý III (2011) 802 730 532900 389017000
Quý IV (2011) 840 776 602176 467288576
Trong đó: Đơn vị sản lượng: nghìn hộp
Đơn vị lao động: người
Sử dụng dữ liệu để ước lượng mô hình sản xuất ta được kết quả sau:
Đặt L
2
= L2; L
3
= L3
Mô hình hàm sản xuất được ước lượng bằng phương pháp OLS, và sau đó đưa vào một
số kiểm định chuẩn đoán.
Sử dụng phần mềm Eviews với số liệu ở bảng trên ta có bảng ước lượng
Dependent Variable: Q
Method: Least Squares

Date: 04/18/12 Time: 02:57
Sample: 1 12
Included observations: 12
Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.
L3 -5.58E-06 3.10E-07 -17.98862 0.0000
L2 0.005636 0.000203 27.77342 0.0000
R-squared 0.824807 Mean dependent var 688.0833
Adjusted R-squared 0.807288 S.D. dependent var 100.7584
S.E. of regression 44.23197 Akaike info criterion 10.56778
Sum squared resid 19564.67 Schwarz criterion 10.64860
Log likelihood -61.40671 Hannan-Quinn criter. 10.53786
Durbin-Watson stat 0.758330
 Phương trình hàm hồi quy : Q = - 0.00000558L
3
+ 0.005636L
2
Kết quả ước lượng cho thấy, hệ số hồi quy của các biến L
3
, L
2
có dấu phù hợp với kỳ
vọng ban đầu và đều có ý nghĩa thống kê.
Hệ số xác định R
2
hiệu chỉnh bằng 0.824807 là khá cao. Điều này có nghĩa là 82.4807%
sự biến thiên của sản lượng sữa phụ thuộc vào số lượng lao động được thuê.
Với Prob có giá trị bằng 0.0000 cho thấy mô hình đưa ra là phù hợp.
Cũng theo số liệu thu thập được, ta thấy sản lượng sữa qua các năm có sự biến động
theo thời gian. Cụ thể, sản lượng tăng cao trong quý III và quý IV
 Như vậy, công ty có thể dựa vào tính chu kỳ này để đưa ra những quyết định quản lý

phù hợp ( như tăng, giảm lao động…)
2.2.2.2. Ước lượng hàm chi phí biến đổi:
TVC = aQ + bQ2 + cQ3
Ta có bảng số liệu sau khi đã phân tích như sau:
Thời gian AVC
(điều chỉnh)
Q Q
2
Q
3
Quý I (2009) 420,000
510
260100 132651000
Quý II (2009) 381,818
550
302500 166375000
Quý III (2009) 356,053
605
366025 221445125
Quý IV(2009) 314,859
630
396900 250047000
Quý I (2010) 286,235
665
442225 294079625
Quý II (2010) 257,916
690
476100 328509000
Quý III (2010) 202,007
750

562500 421875000
Quý IV (2010) 274,956
720
518400 373248000
Quý I (2011) 290,237
715
511225 365525875
Quý II (2011) 268,197
780
608400 474552000
Quý III (2011) 250,216
802
643204 515849608
Quý IV (2011) 210,623
840
705600 592704000
Kết quả ước lượng như sau:
 Phương trình hàm hồi quy :
TVC = 1277633Q – 2329.602Q
2
+ 1.280307Q
3
Kết quả ước lượng cho thấy, hệ số hồi quy của các biến Q,Q
2
,Q
3
có dấu phù hợp với kỳ
vọng ban đầu và đều có ý nghĩa thống kê.
Hệ số xác định R
2

hiệu chỉnh bằng 0.888779 là khá cao. Điều này có nghĩa là 88,8779%
sự biến thiên của chi phí biến đổi phụ thuộc vào sản lượng sản xuất ra.
Giả sử 5% là mức ý nghĩa cho phép cao nhất của các tham số:
Ta có: P
value
(a)= 0.0038= 0.38%<5%
Vậy a có ý nghĩa thống kê là kết luận có xác suất sai là 0.38%, hay có thể tin tưởng tới
99.62% là a≠0.
Ta có: P
value
(b)= 0.0432= 4.32%<5%
Vậy b có ý nghĩa thống kê là kết luận có xác suất sai là 4.32%, hay có thể tin tưởng tới
95.628% là b≠0.
Ta có: P
value
(c)= 0.1143= 11.43%>5%
Vậy c không có ý nghĩa thống kê.
Như vậy qua mô hình ta thấy chi phí biến đổi tăng mạnh khi công ty tăng sản lượng.
Tuy nhiên các nhà hoạch định cần căn cứ vào từng thời điểm để có thể quyết định mức sản
lượng hợp lý đồng thời có thể hạn chế việc ứ đọng vốn mà vẫn đáp ứng được nhu cầu của
khách.
2.3. NHỮNG KẾT LUẬN VÀ PHÁT HIỆN QUA NGHIÊN CỨU
2.3.1. Những kết quả đạt được
Trong quá trình nghiên cứu về thị trường sữa của Việt Nam nói chung và của công ty
Công ty Cổ phần Sữa Hà Nội (Hanoimilk) nói riêng chúng tôi xin đưa ra các kết luận và phát
hiện qua việc nghiên cứu tình hình hoạt động của công ty như sau:
Là doanh nghiệp (DN) sữa tư nhân đầu tiên tại Việt Nam, kể từ khi thành lập năm 2001,
Công ty cổ phần sữa Hà Nội (Hanoimilk) đã vượt qua không ít thử thách của nền kinh tế thị
trường để ngày càng lớn mạnh, vươn lên trở thành một trong những đơn vị hàng đầu của ngành
công nghiệp chế biến sữa, tạo được niềm tin nơi người tiêu dùng với hàng loạt sản phẩm sữa

mang nhãn hiệu IZZI, Hanoimilk…
Trước những khó khăn gặp phải ban lãnh đạo và tập thể cán bộ công nhân viên của
Hanoimilk đã sớm ý thức và thực hiện công tác duy trì công thức chế biến và quy trình chất
lượng theo các tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia và quốc tế. Kể từ tháng 4 năm 2009, Hanoimilk đã
bước vào công cuộc cải tổ toàn diện và sâu rộng để quyết tâm vươn lên cạnh tranh bằng chất
lượng. Hanoimilk đã đầu tư hàng chục tỷ đồng để đại tu và nâng cấp dây chuyền thiết bị máy
móc hiện đại đạt các tiêu chuẩn chất lượng quốc tế. Đồng thời hệ thống quản lý chất lượng
cũng đã được nâng cấp và duy trì ở mức tối ưu, tương đương với hệ thống quản lý chất lượng
của các công ty sữa lớn trên thế giới. Bà Nguyễn Thị Hồng, Tổng giám đốc Hanoimilk chia sẻ:
Với mục tiêu chất lượng là vũ khí cạnh tranh, cuối năm 2009, Công ty đã đầu tư hơn 9 tỷ đồng
đại tu dây chuyền thiết bị. Là DN đầu tiên trong ngành sữa cả nước được nhận chứng chỉ quản
lý chất lượng ISO 22000 và HACCP, Hanoimilk luôn siết chặt hai hệ thống này để kiểm soát
chất lượng ngay từ khâu nhập nguyên liệu đầu vào (chủ yếu từ New Zealand và Đan Mạch) đến
suốt quá trình sản xuất, lưu kho và bán hàng.
Kể từ tháng 4 năm 2009, Hanoimilk đã bước vào công cuộc cải tổ toàn diện và sâu rộng
để quyết tâm vươn lên cạnh tranh bằng chất lượng Chính vì vậy, Năm 2009 Công ty vinh dự
được nhận Cúp vàng "Top 10 thương hiệu hội nhập WTO", doanh thu từ các sản phẩm sữa đạt
gần 187 tỷ đồng, tăng hơn 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Đặc biệt, Năm 2009 Công ty vinh
dự được nhận Cúp vàng "Top 10 thương hiệu hội nhập WTO", doanh thu từ các sản phẩm sữa
đạt gần 187 tỷ đồng, tăng hơn 20% so với cùng kỳ 2008. Và tháng 1 năm 2010, Hanoimilk đã
đưa ra thị trường sản phẩm sữa tiệt trùng IZZI bổ sung hai dưỡng chất quý giá là Palatinose
giúp trẻ em tăng cường năng lượng cho trí não và Synergy 1 tăng khả năng hấp thụ can xi. Sản
phẩm đã được gửi đi phân tích chất lượng và nhận được chứng chỉ công nhận chất lượng của
Viện nghiên cứu dinh dưỡng Karlasuhe – CHLB Đức.
Cũng trong năm 2010, Hanoimilk đã đưa ra thị trường Sản phẩm sữa chua có đường
Hanoimilk bổ sung hệ dưỡng chất đặc biệt Synbiotics = Probiotic + Prebiotic, cung cấp cho
người sử dụng hàng tỷ lợi khuẩn và chất xơ, giúp tăng cường khả tiêu hóa và khả năng miễn
dịch. Sản phẩm đã được đông đảo người tiêu dùng ưa chuộng và được một số chuyên gia dinh
dưỡng đánh giá cao về chất lượng và công dụng.
Trong năm 2011, Hanoimilk tiếp tục đầu tư rất lớn vào Marketing (chủ yếu cho thương

hiệu IZZI) và đã mang lại được những bước thành công ban đầu. Cụ thể là Quý 2/2011, sau 3
quý liên tiếp lỗ, Hanoimilk đã bắt đầu có lãi với hơn 860 triệu đồng. Và ở báo cáo mới nhất,
kết quả kinh doanh cả năm 2011 đã cho thấy mức lãi 2,1 tỷ đồng, dù lợi nhuận thuần từ hoạt
động kinh doanh vẫn lỗ 365,2 triệu đồng. Một con số lợi nhuận khiêm tốn nhưng là đổi thay
lớn so với chỉ tiêu giảm lỗ với lợi nhuận -1,8 tỷ đồng đề ra trước đó; đặc biệt là trong quý cuối
năm, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh đã cho lãi trở lại.
Theo báo cáo vừa công bố, thì giá nguyên liệu đầu vào từ năm 2010 đến nay tăng 37%
tuy nhiên giá bán sản phẩm của Hanoimilk tăng không quá 10%. (Về vấn đề này, ông Hà
Quang Tuấn – Chủ tịch hội đồng quản trị Hanoimilk cho biết: “Ban lãnh đạo Hanoimilk đã
cùng cán bộ công nhân viên và công nhân của Công ty kiên định và kiên trì đi theo con đường
chất lượng. Chúng tôi kiên quyết không cho phép thay đổi công thức chế biến để hạ giá thành
sản phẩm. Thay vào đó chúng tôi đã phải tiết kiệm và cắt giảm chi phí quảng cáo, chí phí bán
hàng và chấp nhận lợi nhuận rất thấp). Kết thúc năm 2011, Hanoimilk chỉ đạt lợi nhuận sau
thuế trên 2 tỷ đồng nhưng điểm nổi bật trong năm 2011 của Hanoimilk là sự cắt giảm rất mạnh
về chi phí bán hàng, từ mức 54,73 tỷ đồng trong năm 2010 xuống còn 37,41 tỷ đồng. Chi phí
quản lý doanh nghiệp cũng giảm đáng kể, từ mức 12,75 tỷ đồng trong năm 2010 xuống còn
10,44 tỷ đồng.
Đặc biệt với sự cố gắng nỗ lực của toàn công ty thì ngày 11 tháng 4 năm 2012, Viện
Kiểm nghiệm An toàn Vệ sinh Quốc gia đã cấp Giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn kỹ thuật
quốc gia cho các sản phẩm của Công ty cổ phần Sữa Hà Nội “Hanoimilk”.
2.3.2. Những tồn tại và nguyên nhân
Do tâm lí ‘chuộng ngoại’ của người tiêu dùng Việt Nam làm cho thị phần của công ty
còn ở mức thấp ( Thị phần sữa ngoại chiếm 60%)
Mặc dù đã cố gắng rất nhiều tuy nhiên uy tín thương hiệu của Hanoimilk vẫn chưa lấy
lại được trong tâm trí người tiêu dùng do cuối năm 2008, khi “cơn bão melamine” tràn vào Việt
Nam, Hanoimilk trở thành tâm điểm của cơn bão và bị chịu ảnh hưởng nặng nề nhất (tháng
8/2009 bộ y tế công bố 3 sản phẩm của hanoimilk có chứa chất melamine là: Sữa chua có
đường Hanoimilk; Sữa bột gầy 2 và Sữa bột whole milk 1) và đồng thời trên toàn quốc xảy ra
sự cố sữa pha bột không đúng 100% dấy lên phong tào tẩy chay sữa bột của người tiêu dùng,
người tiêu dùng mất niềm tin vào thương hiệu Hanoimilk, doanh thu sụt giảm, sản phẩm bị thu

hồi hàng loạt. Sự phản ứng của thị trường tiêu dùng trước thông tin một số sản phẩm sữa
Hanoimilk nhiễm melamine ngay lập tức thể hiện rõ nét. Là một tấm gương phản chiếu triển
vọng hoạt động doanh nghiệp. Doanh thu thuần năm 2008 đạt 349 tỷ đồng, lỗ là 50 tỷ đồng, và
ngay trong quý 4/2008, lợi nhuận của Hanoimilk đã chứng kiến khoản lỗ lên tới 41,459 tỷ
đồng; lũy kế cả năm lỗ 37,698 tỷ đồng (vốn chủ sở hữu 129,672tỷđồng), đồng thời giá cổ phiếu
HNM trên sàn HNX thời điểm đó đón đợt sụt giảm mạnh với hơn chục phiên nối dài,từ mức
giá trên 15.000đồng rơi xuống còn 8.800 đồng Điều này đã khiến Hanoimilk lâm vào tình
trạng vô cùng khó khăn,
Năm 2009, do ảnh hưởng của hậu “cơn bão melamine” doanh thu thuần chỉ đạt 274 tỷ
đồng, lợi nhuận sau thuế đạt được 12,8 tỷ. Có thể khái quát hiệu quả kinh doanh của Hanoimilk
thông qua một số chỉ tiêu tài chính sau Tổng tồn kho cuối năm 2008 lên gần 100 tỷ đồng, trong
đó tồn kho nguyên vật liệu chính là hơn 80 tỷ đồng liên quan đến các lô sữa bột thương mại cần
thanh lý, nhiều mặt hàng có nguy cơ quá hạn sử dụng phải thu hồi. Người tiêu dùng mất lòng
tin vào thương hiệu Hanoimilk, đời sống hàng trăm CBCNV bị đe doạ. Cổ phiếu Hanoimilk
giảm sâu dưới mệnh giá, các nhà đầu tư có nguy cơ mất vốn.
Các sản phẩm của Hanoimilk có chất lượng vượt trội nhưng đang phải bán với giá thấp
so với đối thủ cạnh tranh. Để người tiêu dùng hiểu rõ giá trị sản phẩm của Hanoimilk và có thể
bán được với giá cao hơn, Hanoimilk cần có các chương trình Marketing mạnh và đồng bộ để
tạo ra sự khác biệt và khẳng định chỗ đứng của sản phẩm trên thị trường. Điều này là rất khó
khăn trong điều kiện tài chính hiện nay của Hanoimilk;
Việc mất giá của Đồng Việt Nam và biến động về tỷ giá ngoại tệ vẫn là một vấn đề nan
giải đối với Hanoimilk. Tỷ giá tăng làm chi phí sản xuất tăng do nguyên liệu của công ty được
nhập khẩu chủ yếu ở nước ngoài. Theo thống kê trong năm 2011, với 80% nguyên vật liệu đầu
vào là nhập khẩu, đã khiến Hanoimilk nhận bất lợi từ “cú sốc” tăng tỷ giá USD/VND tới 9,3%
hồi tháng 2 đẩy chi phí sản xuất tăng cao trong khi thị trường sữa cạnh tranh ngày một khốc
liệt…
Giá cả nguyên vật liệu đầu vào tăng mạnh trong khi giá bán không thể tăng theo tỷ lệ
tăng giá của nguyên vật liệu. Trong khi đó chi phí sản xuất tại Nhà máy Hanoimilk chỉ được cải
thiện cho đến khi hoàn thiện xong Dự án mở rộng và nâng cấp Nhà máy.
Giá sữa vẫn nằm trong top đàu các nước trên thế giới do giá nguyên liệu tăng (tính từ

đầu năm 2010 đến này, giá nguyên vật liệu đầu vào tăng vọt, trong đó các nguyên vật liệu
chính như sữa và đường tăng tới 37%.).
Công ty phụ thuộc vào công tác kế hoạch sản xuất, cung ứng vật tư nguyên vật liệu từ
thị trường nước ngoài. Cho nên, Công ty phải chịu những rủi ro chung từ phía nhà cung ứng và
tỷ giá, do vậy khả năng tự chủ của công ty thấp. Nhà cung ứng nguyên vật liệu trong nước
chiếm tỷ lệ chưa đáng kể và còn hạn chế về chất lượng do người chăn nuôi chưa biết cách bảo
quản sữa dẫn tới chất lượng bị giảm.
 Kết luận
Sau đây là bảng tổng kết tốc đố tăng trưởng một số chỉ tiêu tài chính của Hanoimilk sau
khi cổ phần hóa.
Đơn vị tính: %
Chỉ tiêu Năm
2005
Năm
2006
Năm
2007
Năm
2008
Năm
2009
Năm
2010
Tỷ lệ tăng
trưởng DT
-100 15 1 5 -19 13
Lợi nhuận 10 4 4 -17 6 -10
VCSH -100 122 49 -25 19 -15
ROA 10 4 4 -17 6 -10
ROE 38 6 7 -29 8 -17

 Dự báo triển vọng phát triển sản phẩm sữa của công ty cổ phần sữa Hanoimilk


Thị trường sữa có tiềm năng phát triển do:
+ Dân số: Theo thống kê mới nhất của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tháng 7/2011,
dân số nước ta hiện đứng hàng thứ 13 trên thế giới, xấp xỉ 87 triệu người. Dân số Việt Nam
tiếp tục tăng, với mức tăng hơn 1 triệu người/năm, tương đương với dân số của một tỉnh trung
bình. Và tính đến cuối năm 2011dân số nước ta đạt gần 88 triệu người còn tiếp tục tăng trưởng
theo Tổng cục Thống kê dự báo dân số Việt Nam sẽ đạt 95,3 triệu người vào năm 2019;
102,7 triệu người vào năm 2029 và 108,7 triệu người vào năm 2049.
+ Thu nhập của người dân Việt Nam ngày càng tăng tạo tiền đề cho sự phát triển của
ngành. Theo con số của Bộ Công thương, năm 2011 nhiều chỉ số vĩ mô của Việt Nam đang tốt
lên đáng kể, với tổng GDP ước khoảng 119 tỷ USD. GDP đầu người đạt 1.300
USD/người/năm. Và theo thống kê thì nhu cầu về sử dụng sữa vẫn đang tiếp tục tăng với tốc
độ từ 20% - 30% hàng năm, mở ra cơ hội cho các công ty sữa trong đó có Hanoimilk. Người
tiêu dùng sẽ dần hiểu và đánh giá đúng giá trị dinh dưỡng của sữa hoàn nguyên
+ Theo đánh giá của các chuyên gia về dinh dưỡng và thực phẩm, chất lượng sữa nội
hiện không thua kém sữa ngoại. Theo ông Nguyễn Công Khẩn, Cục trưởng An toàn vệ sinh
thực phẩm, sau khi kiểm tra chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm và tiến hành so sánh hàm
lượng các chất trong sữa nội và ngoại, Bộ Y tế đã có kết luận rằng, đa phần sữa ngoại và nội
nổi tiếng đều có chung thành phần dinh dưỡng thiết yếu, có chăng là cách liệt kê, sắp xếp các
chất khác nhau… Ông Trần Đăng Tuấn, Tổng giám đốc Công ty CP sữa Hà Nội (Hanoi milk),
cũng nói: “Với nguyên liệu ngoại nhập từ Australia, NewZeland, dây chuyền sản xuất theo tiêu
chuẩn quốc tế, nhưng chi phí sản xuất, nhân công trong nước thấp nên giá sữa bột nội rẻ hơn.
Sữa ngoại phải chi thuế, tỷ giá, vận chuyển, nuôi trung và quảng cáo, nên mỗi hộp sữa phải
gánh tới 40 – 60% chi phí này, đẩy giá bán tăng cao”.
Bên cạnh những triển vọng phát triển trên công ty còn phải đối mặt với nhiều khó khăn
thách thức:
Sự cạnh tranh ngày càng gay gắt khi Việt Nam gia nhập WTO, cụ thể là việc
giảm thuế nhập khẩu mặt hàng này, tăng khả năng xuất hiện các thương hiệu mạnh trên thế

giới trên thị trường nội địa. Nguồn nguyên liệu sản xuất trong nước sản xuất chưa đáp ứng
được nhu cầu của các nhà máy bia trong nước. Nguyên liệu sản xuất sữa chủ yếu là nhập khẩu
do đó rất phụ thuộc vào nguồn cung cấp từ nước
ngoài.
CHƯƠNG 3. CÁC GIẢI PHÁP VÀ ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN ƯỚC LƯỢNG HÀM SẢN
XUẤT CỦA DOANH NGHIỆP
3.1. MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG HƯỚNG CỦA DOANH NGHIỆP
3.1.1. Mục tiêu
Hanoimilk quyết tâm trở thành công ty hàng đầu trong lĩnh vực chế biến sữa và thực phẩm
tại thị trường Việt Nam. Xây dựng và phát triển Hanoimilk thành Công ty chuyên nghiệp
và đẳng cấp quốc tế trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh sữa và các sản phẩm từ sữa; từ đó
mang lại lợi ích tối đa cho người lao động, các cổ đông, các đối tác và xã hội.
3.1.2 Phương hướng phát triển công ty cổ phần Hà Nội milk.
3.1.2.1 Phương hướng phát triển trung và dài hạn
Trong những năm tới Hanoimilk sẽ tập trung mọi nguồn lực phát triển ngành kinh doanh
chính là sản xuất, kinh doanh các mặt hang về sữa. Tăng cường đầu tư hệ thống cơ sở vật chất
kỹ thuật để không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo tốc độ tăng trưởng cho các
năm tới bình quân trên 10%/năm. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, đời sống người dân
ngày càng được cải thiện và nâng lên, do đó nhu cầu sữa của người dân dặc biệt là trẻ em ngày
càng tăng cao. Nắm bắt xu thế này, Hanoimilk đã xác định thị trường mục tiêu của mình là
phân khúc khách hàng từ 3-12 tuổi. Công ty đã xây dựng chiến lược sản phẩm tập trung vào
đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho khách hàng với các mục tiêu giúp phát triển toàn diện về trí
tuệ, thể lực cũng như chiều cao và thuận tiện trong sử dụng. Đây là một chiến lược hết sức
đúng đắn phù hợp với nhu cầu thị trường và chủ trương của Nhà nước ta trong việc nâng cao
sức khỏe và thể trạng của nhân dân.
Bên cạnh đó, việc xác định thị trường mục tiêu là trẻ em từ 3-12 tuổi cũng thể hiện chiến
lược kinh doanh đúng đắn của Hanoimilk. Đây là chiến lược cạnh tranh đối đầu trực tiếp với
các đối thủ lớn với tiềm lực kinh tế mạnh như Vinamilk, Dutch Lady bằng cách phát triển vào
những thị trường ngách, nơi mà các đối thủ trên không tập trung. Đồng thời thị trường này
cũng là một thị trường rất tiềm năng với tỉ trọng tiêu dùng sữa xét theo lứa tuổi và quy mô dân

số trong độ tuổi trẻ em rất cao, giúp công ty đứng vững và ngày càng phát triển trong kinh
doanh.
3.1.2.2. Các chương trình, nhiệm vụ mục tiêu năm 2012
Tổ chức sản xuất đáp ứng yêu cầu chỉ tiêu kinh doanh bán hàng BP 2012.
Duy trì và phát triển chính sách chất lượng sản phẩm với giá cả hợp lý và phấn đấu là
doanh nghiệp sữa đầu tiên đạt chứng nhận sản phẩm phù hợp quy chuẩn quốc gia do Viện
Kiểm nghiệm an toàn Vệ sinh Thực phẩm Quốc gia cấp.Rà soát hệ thống thiết bị của
nhà máy, phục vụ cho dự án mở rộng và dự án cải tạo nhà máy.

×