Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

sử dụng phương pháp ước lượng hàm sản xuất và chi phí sản xuất nhằm hoạch định chính sách phát triển sản phẩm bánh kẹo của công ty cổ phần bánh kẹo hải hà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (251.06 KB, 31 trang )

MỤC LỤC
Trang
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu đề tài………………………………….3
1.1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứ……………………………….4
1.2 Mục tiêu nghiên cứu đề tài.……………………………………….4
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.……………………………… 4
1.4 Nguồn số liệu nghiên cứu…………………………………….4
1.5 Kết cấu đề tài…………………………………………………… 5
Chương 2: Tóm lược một số vấn đề lý luận về phương pháp ước lượng
hàm sản xuất và chi phí sản xuất………………………………………….6
2.1 Một số định nghĩa, khái niệm cơ bản…………………………… 6
2.2 Ước lượng hàm sản xuất và chi phí sản xuất…………………… 8
2.2.1. Ước lượng hàm sản xuất …………………………………………… 8
2.2.2. Ước lượng chi phí sản xuất……………………………………… ….9
2.2.3. Ý nghĩa của việc ước lượng hàm sản xuất và chi phí sản xuất… …10
2.3 Các nghiên cứu liên quan về công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà 11
2.3.1. Những công trình nghiên cứu liên quan đến hàm sản xuất và chi phí
sản xuất ………………………………………………………………… 11
2.3.2. Những công trình nghiên cứu liên quan khác 11
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và các kết quả phân tích tình hình
hoạt động của công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà ………………………12
3.1 Phương pháp nghiên cứu…………………………………… 12
3.1.1. Phương pháp thu thập dữ liệu………………………………………12
3.1.2. Phương pháp phân tích dữ liệu…………………………………… 12
3.2 Giới thiệu chung về thị trường bánh kẹo Việt Nam và công ty
cổ phần bánh kẹo Hải Hà …………… …………… ………………… 13
3.2.1.Khái quát về thị trường bánh kẹo Việt Nam…………………….……13
1
3.2.2. Khái quát về công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà……………… … 15
3.3 Thực trạng và các nhân tố tác động đến hoạt động sản xuất kinh
doanh của công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà………………………………18


3.3.1 Thực trạng hoạt động SXKD của công ty những năm gần đây…… 18
3.3.2. Đánh giá tổng quan tình hình và ảnh hưởng nhân tố môi trường đến
hoạt động của công ty………………………………………………….… 25
Chương 4: Các kết luận và đề xuất với vấn đề nghiên cứu………….…27
4.1 Các kết luận và phát hiện qua việc nghiên cứu tình hình hoạt động
của công ty…………………………………………………………………27
4.2 Dự báo triển vọng phát triển sản phẩm bánh kẹo của công ty cổ
phần bánh kẹo Hải Hà .….…………………………………………………28
4.3 Các đề xuất, kiến nghị nhằm phát triển sản phẩm bánh kẹo của
công ty nói riêng và của thị trường bánh kẹo Việt Nam nói chung ……….29
Kết luận…………………………………………………………………….30
Tài liệu tham khảo………………………………………………………….31
2
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ
chế thị trường là một bước ngoặt lớn có tính chất cơ bản để nước ta có thể đứng
vững và phát triển kịp với nền kinh tế thế giới và khu vực.Sự chuyển đổi này đã
kéo theo sự chuyển hướng trong việc lập kế hoạch chiến lược kinh doanh của
mỗi doanh nghiệp.Cơ chế này đã mở ra một thời kỳ mới đầy cơ hội phát triển
cũng như nhiều thách thức lớn đối với các thành phần kinh tế cũng như các
doanh nghiệp ở Việt Nam.
Trong nền kinh tế thị trường, mỗi doanh nghiệp muốn tồn tại và phát
triển cần phải có phương án sản xuất kinh doanh phù hợp để đạt hiệu quả kinh
tế cao. Để đứng vững trong môi trường cạnh tranh khắc nghiệt ấy thì hoạt
động sản xuất kinh doanh bắt buộc phải mang lại hiệu quả. Như vậy, doanh
nghiệp phải thường xuyên cải tiến mẫu mã sản phẩm để phù hợp với thị hiếu
của người tiêu dùng, nâng cao chất lượng, đặc biệt là phải tiết kiệm được chi
phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm để tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp
trên thị trường và đồng thời giúp doanh nghiệp tự khẳng định mình.

Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là cơ sở để các nhà quản lý
doanh nghiệp phân tích, đánh giá tình hình sử dụng lao động, vật tư, tiền vốn
có hiệu quả hay không. Từ đó đề ra các biện pháp và các quyết định phù hợp
cho sự phát triển sản xuất kinh doanh và yêu cầu quản lý doanh nghiệp.
Mặc dù chịu tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, sự cạnh
tranh trên thị trường bánh kẹo, giá nguyên vật liệu đầu vào tăng (như giá bột
mì, đường) nhưng Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà vẫn sản xuất ổn định,
tiêu thụ tăng cao. Vì lý do trên nhóm em đã quyết định tiến hành nghiên cứu
3
đề tài: “ Sử dụng phương pháp ước lượng hàm sản xuất và chi phí sản xuất
nhằm hoạch định chính sách phát triển sản phẩm bánh kẹo của công ty cổ
phần bánh kẹo Hải Hà” với mong muốn sẽ góp phần hoàn thiện hơn phương
án sản xuất kinh doanh của công ty, giúp công ty có thể phát triển mạnh hơn
trong quá trình hội nhập.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài
- Hệ thống hóa những lý luận cơ bản, phương pháp ước lượng đối với hàm
sản xuất và chi phí sản xuất.
- Đề tài nghiên cứu về thực trạng cũng như thành tựu và hạn chế trong hoạt
động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà.
- Sử dụng phương pháp ước lượng hàm sản xuất và chi phí sản xuất, căn cứ
vào kết quả phân tích thu được đưa ra những gợi ý về chính sách cho các
nhà quản lý doanh nghiệp.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tế về
phương pháp phân tích hồi quy để ước lượng hàm sản xuất và chi phí sản
xuất nhằm hoạch định chính sách phát triển sản phẩm của công ty.
Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần bánh
kẹo Hải Hà từ giai đoạn 2007 đến nay và đề xuất một số giải pháp nhằm
nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm bánh kẹo Việt Nam từ nay đến 2015,
tầm nhìn đến 2020.

1.4. Nguồn số liệu nghiên cứu:
Các số liệu dùng để nghiên cứu đề tài chủ yếu là các số liệu thứ cấp,
lấy từ các phòng ban trong công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà như: Phòng kế
hoạch - thị trường, Phòng tài vụ. Ngoài ra là lấy số liệu ở tổng cục thống kê,
các trang web …
4
1.5. Kết cấu đề tài
Ngoài các phần tóm lược, lời cảm ơn, mục lục, danh mục bảng biểu,
danh mục sơ đồ, hình vẽ , kết cấu đề tài gồm 4 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu đề tài
Chương 2: Tóm lược một số vấn đề lý luận cơ bản về phương pháp ước
lượng hàm sản xuất và chi phí sản xuất
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và các kết quả phân tích tình hình
hoạt động của công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà
Chương 4: Các kết luận, thảo luận và đề xuất với hoạt động sản xuất kinh
doanh của công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà.
Đề tài là một vấn đề hết sức phức tạp đặc biệt với sinh viên như nhóm em
vì trình độ hiểu biết còn hạn chế, kinh nghiệm của bản thân chưa có, việc thu
thập và xử lí thông tin gấp và gặp nhiều khó khăn. Chính vì vậy nội dung bài
viết còn nhiều vấn đề chưa được đề cập đầy đủ và còn nhiều thiếu sót. Em
rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến, chỉ bảo của thầy cô bạn bè về nội
dung cũng như cách trình bày.
Cuối cùng em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo, thạc sỹ Ninh
Thị Hoàng Lan đã giành thời gian đóng góp nhiều ý kiến quý báu, bổ sung
cũng như chỉnh lý nội dung và hình thức giúp em hoàn thành đề tài nghiên
cứu này.
5
CHƯƠNG 2: TÓM LƯỢC MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ
LUẬN VỀ PHƯƠNG PHÁP ƯỚC LƯỢNG HÀM SẢN
XUẤT VÀ CHI PHÍ SẢN XUẤT

2.1. Một số định nghĩa, khái niệm cơ bản
Sản xuất là sự tạo ra hàng hóa hay dịch vụ từ các yếu tố đầu vào hoặc
nguồn lực: máy móc, thiết bị, đất đai, nguyên vật liệu….
Hàm sản xuất là một mô hình toán học biểu diễn lượng sản lượng tối đa
có thể sản xuất được từ những yếu tố đầu vào xác định, với trình độ công
nghệ và lao động hiện có.
Q = f ( X
1
, X
2
,…,X
n
)
Q : lượng đầu ra tối đa có thể thu được.
X
1
, X
2
,…,X
n
: số lượng yếu tố đầu vào được sử dụng trong quá trình
sản xuất.
Có 4 dạng hàm sản xuất thông thường :
* Hàm sản xuất tuyến tính
Q= f( K, L)= aK+ bL
* Hàm sản xuất Leontief
Q = f( K, L) = min(aK, bL)
* Hàm sản xuất Cobb- Douglas
Q= f (K, L) = AK
α

L
β
( A, α ,B> 0)
* Hàm sản xuất CES
Q = f( K,L) = ( K
p
+ L
p
)
γ/p
với p ≤ 1 , p ≠ 0, γ >0
Phân biệt sản xuất ngắn hạn và dài hạn :
6
• Ngắn hạn là khoảng thời gian có ít nhất một yếu tố đầu vào cố định.
Mọi thay đổi trong sản lượng đạt được do thay đổi các yếu tố đầu vào biến
đổi.
• Dài hạn là khoảng thời gian đủ để tất cả các yếu tố đầu vào đều biến
đổi. Sản lượng thay đổi do sự thay đổi của tất cả các đầu vào.
Sản xuất trong ngắn hạn, thông thường vốn cố định, sản lượng thay đổi
là do yếu tố đầu vào lao động thay đổi.
Do đó, hàm sản xuất ngắn hạn có dạng: Q = f (L).
Sản phẩm bình quân của lao động: AP
L
= Q/L
Sản phẩm cận biên của lao động: MP
L
= dQ/dL
Quy luật sản phẩm cận biên giảm dần ( hay quy luật hiệu suất sử dụng
các yết tố đầu vào có xu hướng giảm dần).
Nội dung quy luật: khi gia tăng tiếp những đơn vị của một đầu vào biến đổi

trong khi cố định các đầu vào khác thì số lượng sản phẩm đầu ra sẽ tăng dần,
tuy nhiên tốc độ tăng sẽ ngày càng giảm ( khi đó MP sẽ giảm), đạt đến một
điểm nào đó số lượng sản phẩm đầu ra sẽ đạt cực đại ( MP=0) rồi sau đó
giảm xuống ( khi đó MP âm).
Sơ đồ mối quan hệ giữa Q, MP
L
, AP
L
:
Mối quan hệ giữa AP
L
v à MP
L
:
• Nếu MP
L
> AP
L
thì tăng lao động sẽ làm cho AP
L
tăng lên.
• Nếu MP
L
< AP
L
thì tăng lao động sẽ làm giảm dần.
• Khi MP
L
= AP
L

thì AP
L
đạt giá trị lớn nhất.
Chi phí sản xuất ngắn hạn :
• Tổng chi phí sản xuất ( TC ) : là toàn bộ các phí tổn mà doanh
nghiệp phải bỏ ra để sản xuất kinh doanh hàng hóa dịch vụ.
7
• Tổng chi phí cố định ( TFC ) : là tổng giá trị bằng tiền trả cho đầu
vào cố định và không thay đổi khi sản lượng thay đổi.
• Tổng chi phí biến đổi ( TVC ) : là tổng giá trị bằng tiền trả cho những
đầu vào biến đổi và thay đổi theo mức sản lượng.
• TC = TFC + TVC
Chi phí bình quân :
• Chi phí biến đổi bình quân (AVC): là mức chi phí biến đổi tính cho
bình quân mỗi đơn vị sản phẩm. AVC= TVC/Q
• Chi phí cố định bình quân (AFC): là mức chi phí cố định tính bình
quân cho mỗi đơn vị sản phẩm. AFC= TFC/Q
• Tổng chi phí bình quân (ATC): là mức chi phí tính bình quân cho
mỗi đơn vị sản phẩm.ATC= TC/Q = AVC + AFC
Chi phí cận biên ngắn hạn (SMC): là sự thay đổi trong tổng chi phí
khi sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm.
Mối quan hệ giữa các đường chi phí trong ngắn hạn:
• AFC giảm khi sản lượng tăng, bằng khoảng cách theo chiều dọc giữa
hai đường ATC và AVC.
• AVC có dạng hình chữ U, bằng SMC tại điểm cực tiểu của AVC
• ATC có dạng hình chữ U, bằng SMC tại điểm cực tiểu của ATC
• SMC có dạng hình chữ U, cắt các đường ATC và AVC tại điểm cực
tiểu của các đường này.
Phân tích hồi quy:
• Phân tích hồi quy là một kỹ thuật thống kê dùng để ước lượng giá trị

các tham số bằng cách sử dụng dữ liệu của các biến số kinh tế.
• Nội dung của phân tích hồi quy: gồm 4 bước:
8
o Ước lượng tham số: xác định biến; thu thập số liệu về các biến; xác
định dạng hàm; ước lượng ( sử dụng các phần mềm).
o Kiểm định ý nghĩa thống kê
o Đánh giá sự phù hợp của mô hình
o Dự báo
2.2. Ước lượng hàm sản xuất và chi phí sản xuất
2.2.1. Ước lượng hàm sản xuất
* Hàm sản xuất:
Để ước lượng hàm sản xuất ta thường dùng hàm sản xuất bậc 3:
Q = aK
3
L
3
+ bK
2
L
2
Tuy nhiên dạng hàm này là thích hợp nhất cho việc ứng dụng phân
tích hàm sản xuất trong ngắn hạn, hơn là ứng dụng trong dài hạn.
Khi vốn được cố định (
K K=
), hàm sản xuất ngắn hạn bậc 3 là:

3 2
3 2
3 2
Q = aK L + bK L

= AL + BL
( trong đó
3
A = aK

2
B = bK
)
Với hàm sản xuất: Q = AL
3
+ BL
2
( A < 0 và B > 0 )
* Sản phẩm bình quân của lao động: AP
L
= Q/L = AL
2
+ BL
Sản phẩm bình quân của lao động tiến tới giá trị cực đại tại L
a
đơn vị
lao động. Điều này xảy ra khi dAP/dL = 2AL + B = 0.
Ta tìm được: L
a
= -B/2A
* Sản phẩm cận biên của lao động: MP
L
= dQ/dL = 3AL
2
+ 2BL

Sản phẩm cận biên của lao động tiến tới giá trị cực đại tại L
m
đơn vị
lao động. Xác định giá trị L
m
khi Q
LL
= 0 ta được: L
m
= -B/3A
2.2.2. Ước lượng chi phí sản xuất
9
Để ước lượng hàm chi phí, số liệu cần phải có là mức độ sử dụng của
một hay nhiều đầu vào cố định.
Khi thu thập số liệu về chi phí cần loại bỏ ảnh hưởng của lạm phát.
* Hàm chi phí biến đổi có dạng: TVC = aQ + bQ
2
+ cQ
3
* Khi đó hàm chi phí biến đổi bình quân và chi phí cận biên lần lượt là:
AVC= a + bQ+ cQ
2
SMC= a + 2bQ + 3cQ
2
Khi Q = 0, AVC = a, phải có giá trị dương. Vì đường chi phí biến đổi
bình quân có cùng chiều dốc xuống cho nên b phải là số âm. Như vậy, các
tham số của hàm chi phí phải có điều kiện về dấu là: a > 0, b < 0, và c > 0.
Khi hàm chi phí biến đổi được xác định có dạng bậc ba thì hàm AVC
và SMC có dạng bậc hai.
=> Do cả ba đường chi phí này đều có các tham số giống nhau nên ta chỉ cần

ước lượng một trong các hàm này.
2.2.3. Ý nghĩa của việc ước lượng hàm sản xuất và chi phí sản xuất
- Hàm sản xuất cho ta thấy được mối quan hệ giữa sản lượng đầu vào
và đầu ra. Từ mô hình ước lượng hàm sản xuất doanh nghiệp tiến hành xem
xét việc kết hợp các yếu tố đầu vào vốn và lao động đã phù hợp hay chưa.
Nhờ có mô hình ước lượng hàm sản xuất doanh nghiệp có thể dự đoán được
sản lượng mà doanh nghiệp sẽ sản xuất khi sử dụng một lượng đầu vào nhất
định của vốn và lao động, để từ đó doanh nghiệp định ra các chiến lược sản
xuất, sử dụng các yếu tố đầu vào sao cho hiệu quả nhất.
- Ước lượng hàm chi phí sản xuất giúp doanh nghiệp dự đoán chi phí
phải bỏ ra trong khi sản xuất một mức sản lượng Q nhất định, từ đó xem xét
xem chi phí mà doanh nghiệp sẽ bỏ ra có hợp lý không? những chi phí nào
doanh nghiệp có thể kiểm soát được? Có thể cạnh tranh với các hãng khác
10
không? Từ hàm chi phí sản xuất doanh nghiệp có thể xác định được hàm chi
phí biến đổi bình quân và hàm chi phí cận biên để từ đó tính toán mức giá
bán hàng hóa trên thị trường một cách tối ưu nhằm đạt được lợi nhuận tối đa.
2.3. Tổng quan những công trình nghiên cứu có liên quan.
2.3.1. Những công trình nghiên cứu liên quan đến hàm sản xuất và chi
phí sản xuất.
Qua việc tìm hiểu, nhóm em thấy đã có một số luận văn của các anh chị
khoá trên nghiên cứu về vấn đề này như:
- Tên đề tài: “ Sử dụng phương pháp ước lượng hàm sản xuất và chi phí
sản xuất nhằm hoạch định chính sách phát triển sản phẩm bia của công ty cổ
phần bia Hà Nội – Hải Dương”
Sinh viên : Đoàn Thị Thuỳ __Lớp: K43F5
Luận văn đã phân tích và đánh giá hoạt động sản xuất và chi phí sản
xuất của sản phẩm bia của công ty cổ phần bia Hà Nội – Hải Dương. Nhưng
lại chưa đưa ra hướng phát triển ( dự báo sản lượng, chi phí sản xuất) của
công ty căn cứ vào hàm đã ước lượng.

2.3.2. Những công trình nghiên cứu liên quan khác.
- Tên luận văn: ”Giải pháp nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm mì ăn
liền ATEEXEFOOD của công ty TNHH Vinh Quý”
Sinh viên: Vũ Thế Vinh __ Lớp: K39F5
Luận văn đã phân tích và đánh giá sức cạnh tranh của sản phẩm mì ăn
liền ATEEXEFOOD. Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng
cao sức cạnh tranh cho sản phẩm mì ăn liền ATEEXEFOOD của công ty
TNHH Vinh Quý trên thị trường Quảng Ninh:
+ Giải pháp thuộc về nguồn lực của doanh nghiệp.
+ Giải pháp về marketing của sản phẩm.
11
- Tên luận văn: “Một số giải pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh sản
phẩm bánh kẹo của công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu giai đoạn hiện nay”
Sinh viên: Trịnh Thị Mỹ Linh __Lớp: K39F3
Luận văn đã hệ thống hoá được một số lý luận cơ bản về cạnh tranh trên
th ị trường. Đồng thời đánh giá được thực trạng sức cạnh tranh sản phẩm
bánh kẹo của công ty, phân tích những thành tựu đạt được và những hạn chế
còn tồn tại. Luận văn cũng đã đưa ra một số giải pháp và kiến nghị đối với
Nhà nước giúp cho công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu có thể nâng cao sức
cạnh tranh sản phẩm của công ty mình trong giai đoạn hiện nay.
Ngoài các công trình nghiên cứu kể trên thì còn có nhiều công trình
nghiên cứu về đề tài “nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm “. Nhưng hầu
hết các đề tài đã từng nghiên cứu về mặt hàng thực phẩm bánh kẹo, để phát
triển sản phẩm họ đều tập chung nghiên cứu chủ yếu vào các chiến lược bên
ngoài như tìm hiểu thị trường, quảng bá sản phẩm, tìm hiểu về các kênh
phân phối, tiêu thụ hàng hóa…các chiến lược phát triển sản phẩm bên ngoài
này cũng tác động rất lớn tới việc phát triển sản phẩm, thương hiệu của công
ty.Các chiến lược này chỉ có tác dụng trong một thời gian ngắn bởi các
doanh nghiệp khác cũng có thể làm theo khiến cho các chiến lược này mất
tác dụng.

Vì thế cần phải đi sâu tìm hiểu về bên trong của doanh nghiệp, tình
hình sản xuất ra sao, chi phí sản xuất của doanh nghiệp đã thực sự hiệu quả
chưa, như vậy mới tạo ra khả năng cạnh tranh bền vững. Đề tài nghiên cứu
của nhóm em đã đưa ra một mô hình ước lượng dựa trên kết quả kinh doanh
đã có của doanh nghiệp, từ đó doanh nghiệp chủ động hơn trong việc tính
toán về chi phí, sản lượng sản xuất để mang lại hiệu quả nhất cho doanh
nghiệp.
12
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ
CÁC KẾT QUẢ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT
ĐỘNG CỦA CÔNG TY CP BÁNH KẸO HẢI HÀ
3.1. Phương pháp nghiên cứu.
3.1.1. Phương pháp thu thập dữ liệu:
Dữ liệu cho đề tài chủ yếu là nguồn dữ liệu thứ cấp, loại dữ liệu là dữ
liệu theo thời gian được thu thập từ một số nguồn sau:
- Dữ liệu theo quý về lao động, sản lượng, chi phí của công ty được thu
thập từ quý III năm 2007 đến quý II năm 2010 dựa vào các bảng báo cáo tài
chính của công ty trong giai đoạn này. Lao động được tính bằng chi phí nhân
công chia cho tiền lương bình quân/ người; tổng chi phí biến đổi được tính
bằng tổng chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công.
- Chi phí biến đổi bình quân được tính toán có tính đến ảnh hưởng của
tỷ lệ lạm phát tại thời điểm thu thập dữ liệu trên trang web của Tổng cục
thống kê.
- Thu nhập bình quân/ người/ tháng được lấy trên trang chủ của công ty
và các bài viết liên quan.
3.1.2. Phương pháp phân tích dữ liệu
Đề tài nghiên cứu này có sử dụng các phương pháp phân tích kinh tế
như: phương pháp phân tích thống kê, phương pháp so sánh, ứng dụng
phương pháp kinh tế lượng ( sử dụng phần mềm eview, excel,…).
3.2. Giới thiệu chung về thị trường bánh kẹo Việt Nam và công ty cổ

phần bánh kẹo Hải Hà.
3.2.1. Khái quát về thị trường bánh kẹo Việt Nam.
3.2.1.1. Tình hình cung - cầu

- Cung trên thị trường bánh kẹo:
13
Trong những năm gần đây, thị trường bánh kẹo Việt Nam phát triển rất
sôi động. Với chủ trương, chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước, có rất
nhiều doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau tham gia sản xuất
và kinh doanh sản phẩm bánh kẹo, tạo nên một thị trường phong phú và đa
dạng, đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của người dân.
Nguồn bánh kẹo cung ứng trên thị trường chủ yếu do 2 nguồn chính: sản
xuất trong nước và nhập khẩu. Theo ước tính, hiện có khoảng 30 doanh nghiệp
trong nước, hàng trăm cơ sở sản xuất nhỏ và một số công ty nhập khẩu bánh
kẹo nước ngoài đang tham gia thị trường. Các doanh nghiệp trong nước với
một loạt các tên tuổi lớn như Kinh đô (bao gồm cả Kinh đô miền Bắc và Kinh
đô miền Nam), Bibica, Hải Hà, Hữu Nghị, Orion Việt Nam ước tính chiếm tới
75%-80% thị phần còn bánh kẹo nhập ngoại chỉ chiếm 20%-25%. Các doanh
nghiệp trong nước ngày càng khẳng định được vị thế quan trọng của mình trên
thị trường với sự đa dạng trong sản phẩm (cho nhiều đối tượng khách hàng
khác nhau), chất lượng khá tốt, phù hợp với khẩu vị của người Việt Nam.
- Cầu trên thị trường bánh kẹo:
Tỷ lệ tiêu thụ bánh kẹo theo bình quân đầu người ở Việt Nam còn thấp
so với tốc độ tăng trưởng dân số. Hiện nay, tỷ lệ tiêu thụ mới chỉ khoảng 2,0
kg/người/năm ( tăng từ 1,25 kg/người/năm vào năm 2003)
Nhưng trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của nền kinh tế
và sự gia tăng trong quy mô dân số với cơ cấu trẻ, ngành bánh kẹo đã có tốc độ
tăng trưởng cao và ổn định tại Việt Nam. Tổng giá trị thị trường ước tính năm
2009 khoảng 7673 tỷ đồng, tăng 5,43% so với năm 2008- đây là mức tăng thấp
nhất kể từ năm 2005 do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Tuy

nhiên, sự hồi phục của nền kinh tế sau khủng hoảng đã tác động tích cực đến
nhu cầu tiêu dùng bánh kẹo, theo đó doanh số ngành bánh kẹo được dự tính
tăng trưởng khoảng 6,12% và 10% trong năm 2010-2011. Theo báo cáo của
14
BMI về ngành thực phẩm và đồ uống, tốc độ tăng trưởng doanh số của ngành
bánh kẹo (bao gồm cả socola) trong giai đoạn 2010-2014 ước đạt 8%-10%.
Thị trường bánh kẹo có tính chất mùa vụ, sản lượng tiêu thụ tăng mạnh
vào thời điểm sau tháng 9 âm lịch đến tết Nguyên Đán, trong đó các mặt hàng
chủ lực mang hương vị truyền thống Việt Nam như bánh trung thu, kẹo cứng,
mềm, bánh quy cao cấp, các loại mứt, hạt… được tiêu thụ mạnh.
3.2.1.2. Tình hình giá cả

Theo nghiên cứu thị trường của ngành thì giá bán sản phẩm bánh kẹo
của Việt Nam trên thị trường hiện nay đa phần là thấp hơn so với các sản phẩm
bánh kẹo nhập khẩu (chính ngạch) từ 10%-20%.
Một đặc điểm khá quan trọng của ngành bánh kẹo đó là nguyên vật liệu
đầu vào nhập khẩu của ngành bánh kẹo chiếm tỷ trọng khá lớn, trong đó bột mì
(nhập khẩu gần như toàn bộ ), đường( nhập khẩu một phần). Chính vì vậy, sự
tăng giá của các nguyên vật liệu này trên thị trường thế giới trong thời gian gần
đây và khả năng tăng tiếp trong thời gian tới sẽ gây ảnh hưởng nhất định đến
giá thành sản phẩm bánh kẹo.
Có thể thấy rằng, giá bánh kẹo tại Việt Nam ít biến động thường xuyên
như các sản phẩm khác mà thường được giữ cố định trong một thời gian từ 3-6
tháng, và có xu hướng tăng lên chứ rất hiếm khi giảm xuống. Trong bối cảnh
giá các nguyên vật liệu đầu vào chủ yếu là đường và bột mì có xu hướng tăng
cao vào cuối năm 2010 và đầu năm 2011, cộng với một số yếu tố khác nên
nhiều khả năng giá bánh kẹo vụ tết Nguyên Đán 2011 sẽ tăng từ 10-15%.
3.2.2. Khái quát về công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà
3.2.2.1. Giới thiệu chung về công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà
Tên doanh nghiệp: công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà.

Tên tiếng anh: Haiha Confectionery Joint-Stock Company.
Tên viết tắt: Haihaco.
15
Giám đốc hiện tại: ông Trần Hồng Thanh.
Địa chỉ: số 25- Đường Trương Định – Quận Hai Bà Trưng – TP Hà Nội.
Điện thoại: (84-4)8632956- 8632014
Fax: (84-4)8631683- 8638730
Email:
Địa chỉ website: www.haihaco.com.vn
Vốn pháp định: 36.500.000.000 đ
Loại hình doanh nghiệp: công ty cổ phần
Quy mô doanh nghiệp: quy mô lớn.
3.2.2.2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà, tên giao dịch quốc tế là Haiha
Confectionery Joint-Stock Company (HAIHACO). Công ty được thành lập
ngày 25/12/1960, gần 50 năm phấn đấu và trưởng thành, từ một xưởng làm
nước chấm và magi đã trở thành một trong những nhà sản xuất bánh kẹo
hàng đầu Việt Nam với quy mô sản xuất lên tới 20.000 tấn sản phẩm/năm.
Năm 2003 công ty thực hiện cổ phần hóa theo nghị quyết số
192/2003/QĐ-BCN ngày 14/11/2003 của Bộ Công Nghiệp. Từ tháng 1/2004
công ty chính thức hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần theo giấy
chứng nhận đăn ký kinh doanh số 0103003614 do Sở Kế Hoạch và đầu tư
thành phố Hà Nội cấp ngày 20/01/2004 và thay đổi lần thứ hai ngày
13/08/2007.
Công ty chấp nhận niêm yết cổ phiếu tại trung tâm giao dịch chứng
khoán Hà Nội theo Quyết định số 312/QĐ-TTGDHN ngày 08/11/2007 của
giám đốc trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội và đã chính thức giao
dịch từ ngày 20/11/2007.
Hiện nay công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà là một trong những thương
hiệu bánh kẹo hàng đầu tại Việt Nam. Với sản lượng bình quân hàng năm

16
trên 15.000 tấn, Hải Hà ngày càng khẳng định vị thế trên thị trường trong
nước và khu vực. Các sản phẩm bánh kẹo mang thương hiệu HAIHACO
như: kẹo “chew Hải Hà”, kẹo xốp mềm, kẹo Jelly ”Chip Hải Hà”
, bánh quy, bánh kem xốp… luôn nhận được sự ủng hộ nhiệt tình từ người
tiêu dùng.
3.2.2.3. Chức năng, nhiệm vụ của công ty
- Chức năng:
• Sản xuất, kinh doanh trong và ngoài nước bao gồm các lĩnh vực bánh
kẹo và chế biến thực phẩm.
• Kinh doanh nhập khẩu: các loại vật tư sản xuất, máy móc thiết bị, sản
phẩm chuyên ngành, hàng hóa tiêu dùng và các loại sản phẩm khác.
• Đầu tư xây dựng, cho thuê văn phòng, nhà ở, trung tâm thương mại.
• Kinh doanh các ngành nghề khác không bị cấm theo các quy định của
pháp luật.
- Nhiệm vụ:
• Chấp hành mọi quy định, các chế độ về quản lý và sử dụng tiền vốn,
vật tư tài sản, nguồn lực thể hiện hoạch toán kinh tế đảm bảo duy trì và phát
triển vốn, nộp ngân sách đúng quy định.
• Tăng cường chiều sâu với mục đích không ngừng nâng cao uy tín,
chất lượng sản phẩm, tăng năng suất lao động, đa dạng hóa chủng loại sản
phẩm.
• Xây dựng các phương án kinh doanh và phát triển theo kế hoạch mục
tiêu, chiến lược của công ty.
• Đầu tư công nghệ tiên tiến, không ngừng đào tạo đội ngũ công nhân
viên có trình độ chuyên môn tay nghề giỏi.
17
• Bảo vệ uy tín doanh nghiệp, thực hiện đúng tiêu chuẩn vệ sinh an toàn
thực phẩm, tiêu chuẩn bảo vệ môi trường theo quy định của Nhà nước.
• Thực hiện phân phối lao động, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập

cho người lao động, chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho cán bộ nhân
viên ở công ty.
3.2.2.4. Năng lực sản xuất và nguyên vật liệu sản xuất
Công suất dây chuyền sản xuất của công ty từ năm 2007 đã được nâng
lên từ 20 triệu tấn lên 40 triệu tấn. So với các công ty bánh kẹo khác ( Kinh
Đô, Bibica, Orion, ), thì công suất của công ty ở mức trung bình
Chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu giá thành
sản phẩm, 80-85%. Nguyên liệu chính để công ty sản xuất bánh kẹo là bột
mì, đường, chất phụ gia, bơ, sữa,… Trong đó bột mì phải nhập khẩu gần
như toàn bộ, đường nhập khẩu một phần. Giá nguyên liệu trong năm 2008
tăng gần như gấp đôi so với năm
2007 đã ảnh hưởng đáng kể đển doanh
thu và lợi nhuận của công
ty. Tuy nhiên, hầu như tất cả các công ty sản
xuất bánh kẹo tại Việt Nam đều phải nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài.
3.3. Thực trạng và các nhân tố tác động đến hoạt động sản xuất kinh
doanh của công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà.
3.3.1. Thực trạng hoạt động SXKD của công ty những năm gần đây
Mô hình nghiên cứu được biểu diễn dưới dạng hàm hồi quy tuyến tính
và được xây dựng dựa trên các giả thuyết sau:
- Đặc trưng mô hình hàm sản xuất - biến sản lượng Q là biến nội sinh,
có nghĩa là giá trị của nó được xác định bởi mô hình.
- Biến độc lập như lao động,… là biến ngoại sinh.
- Các giả thuyết đối với mô hình hồi quy tuyến tính được thỏa mãn.
18
Thực tế tại công ty này trong giai đoạn từ năm 2007- 2010 số vốn cố định
thay đổi không đáng kể, có thể coi như vốn K cố định tại thời điểm nghiên
cứu hàm sản xuất và hàm chi phí.
3.3.1.1. Ước lượng hàm sản xuất trong ngắn hạn:
Q = AL

3
+ BL
2
* Ước lượng giá trị các tham số:
a) X ác đ ịnh biến: các biến có mặt trong hàm sản xuất ngắn hạn là vốn(K),
lao động(L), sản lượng đầu ra(Q), nhưng vốn cố định.
b) Thu thập số liệu: việc thu thập số liệu về K, L, Q được tiến hành dựa vào
các báo cáo tài chính, bảng cân đối kế toán của phòng tài vụ công ty.
Ta có bảng số liệu sau khi đã phân tích:
quý Q (sản lượng) kg L (số lao động) L
3
L
2
1(2007) 4000000 350 42875000 122500
2(2007) 4400000 355 44738875 126025
3(2007) 4790000 400 64000000 160000
4(2007) 4850000 430 79507000 184900
1(2008) 4948000 380 54872000 144400
2(2008) 4800000 375 52734375 140625
3(2008) 5100000 450 91125000 202500
4(2008) 5300000 460 97336000 211600
1(2009) 5456000 475 107171875 225625
2(2009) 5868000 480 110592000 230400
3(2009) 6190000 480 110592000 230400
4(2009) 6358000 490 117649000 240100
1(2010) 6377000 500 125000000 250000
2(2010) 6200000 520 140608000 270400
3(2010) 6589000 535 153130375 286225
4(2010) 6750000 550 166375000 302500
c) Xác định dạng hàm: trong ngắn hạn thì dạng hàm thường sử dụng là hàm

bậc 3 :
3 2
3 2
3 2
Q = aK L + bK L
= AL + BL
( trong đó
3
A = aK

2
B = bK
)
Ta có, hàm sản xuất: Q = AL
3
+ BL
2
( A < 0 và B > 0 )
d) Ước lượng: sử dụng phần mềm eview và phương pháp OLS.
19
Kết quả ước lượng như sau:
Dependent Variable: Q
Method: Least Squares
Date: 05/08/11 Time: 07:42
Sample: 1 16
Included observations: 16
Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.
L3 -0.056273 0.006851 -8.213485 0.0000
L2 52.74617 3.321668 15.87942 0.0000
R-squared 0.873021 Mean dependent var 5498500.

Adjusted R-squared 0.863952 S.D. dependent var 846106.5
S.E. of regression 312084.3 Akaike info criterion 28.25640
Sum squared resid 1.36E+12 Schwarz criterion 28.35298
Log likelihood -224.0512 Durbin-Watson stat 1.592477
A= -0.056273, B=52.74617. phù hợp với kỳ vọng ban đầu( A<0,B>0)
- Phương trình ước lượng hàm sản xuất: Q= -0.056273L
3
+52.74617L
2
- Sản lượng bình quân của lao động được ước lượng là:
AP
L
= -0.056273 L
2
+52.74617L
- Sản lượng trung bình của lao động ước lượng đạt giá trị cực đại tại L
a
đơn vị lao động. Ta có:
L
a
=-B/2A=-(-0.056273)/(2*52.74617)=5.33432E-04
- Sản lượng cận biên của lao động ước lượng là:
MP
L
=3AL
2
+2BL=3*(-0.056273)L
2
+ 2*52.74617L
=0.168819L

2
+105.49234L
- Sản phẩm cận của lao động sẽ đạt giá trị cực đại tại L
m
đơn vị lao động.
Với L
m
=-B/3A= -52.74617/(3*-(0.056273))=312.44214
* Kiểm định ý ng ĩa thống kê:
p-value(A)≈0.0000, p-value(B)≈0.0000.
Do đó các tham s
ố A, B đều có ý nghĩa thống kê.
* Đánh giá sự phù hợp của mô hình:
20
Hệ số xác định: R
2
=0.873021=87.3021%, tức 87.3021% sự biến động
của biến phụ thuộc được giải thích bởi mô hình( hay sự biến thiên của sản
lượng bánh kẹo phụ thuộc vào số lượng lao động được thuê); còn lại 12.6979%
sự biến động của biến phụ thuộc được giải thích bởi các yếu tố ngoài mô hình.
* Dự báo: ( theo chuỗi thời gian đơn giản): Q
t
= a+bt
quý
T
Q (sản lượng) kg
1(2007) 1 4000000
2(2007) 2 4400000
3(2007) 3 4790000
4(2007) 4 4850000

1(2008) 5 4948000
2(2008) 6 4800000
3(2008) 7 5100000
4(2008) 8 5300000
1(2009) 9 5456000
2(2009) 10 5868000
3(2009) 11 6190000
4(2009) 12 6358000
1(2010) 13 6377000
2(2010) 14 6200000
3(2010) 15 6589000
4(2010) 16 6750000
kết quả chạy eview như sau:
Dependent Variable: Q
Method: Least Squares
Date: 05/23/11 Time: 08:29
Sample: 1 16
Included observations: 16
Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.
C 4020500. 94903.05 42.36428 0.0000
T 173882.4 9814.640 17.71663 0.0000
R-squared 0.957301 Mean dependent var 5498500.
Adjusted R-squared 0.954251 S.D. dependent var 846106.5
S.E. of regression 180973.0 Akaike info criterion 27.16655
Sum squared resid 4.59E+11 Schwarz criterion 27.26313
Log likelihood -215.3324 F-statistic 313.8790
Durbin-Watson stat 1.110757 Prob(F-statistic) 0.000000
21
ta có : â= 4020500, b = 173882.4 > 0, điều này có nghĩa là sản lượng Q có
xu hướng tăng theo thời gian.

Phương trình ước lượng: Q
t
= 4020500+173882.4t. giá trị p-value của a,b
đều sấp xỉ 0 nên chúng đều có ý nghĩa thống kê.R
2
=95.73%, điều này có
nghĩa mô hình giải thích được 95,73% sự biến động của sản lượng.
3500000
4000000
4500000
5000000
5500000
6000000
6500000
7000000
2 4 6 8 10 12 14 16
Q
Dự báo sản lượng bánh kẹo sản xuất của công ty trong 4 quý năm 2011:
quý 1/2011: t=17. Q
17
= 4020500+173882.4*17=6976501
quý 2/2011: t=18. Q
18
= 4020500+173882.4*18=7150383
quý 3/2011: t=19. Q
19
= 4020500+173882.4*19=7324266
quý 4/2011: t=20. Q
20
= 4020500+173882.4*20=7498148

Cũng qua bảng số liệu thu thập được, ta thấy sản lượng bánh kẹo qua các
năm có sự biến động theo thời gian. Cụ thể, sản lượng tăng cao trong các quý
III, IV; điều này là phù hợp với thực tế vì đây là thời điểm giáp tết Nguyên Đán
nên nhu cầu tiêu dùng mặt hàng bánh kẹo tăng cao.
Như vậy, công ty có thể dựa vào tính chu kỳ này để đưa ra những quyết
định quản lý phù hợp( như tăng (giảm) lao động hay tăng ca, tăng kíp … vào
thời điểm có mức tiêu thụ cao để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng).
22
3.3.1.2. Ước lượng hàm chi phí biến đổi: TVC = aQ + bQ
2
+ cQ
3
• ước lượng các tham số:
- xác định biến: Q, TVC
- thu thập số liệu: về Q, TVC dựa vào sổ sách kế toán, của công ty.
Ta có bảng số liệu sau khi đã phân tích như sau:
OBS QUY TVC Q Q2 Q3
1 I/2007 12500 4.000 16.00000 64.0000
2 II/2007 13700 4.400 19.36000 85.1840
3 III/2007 14000 4.790 22.94410 109.9022
4 IV/2007 15000 4.850 23.52250 114.0841
5 I/2008 15300 4.948 24.48270 121.1404
6 II/2008 14000 4.800 23.04000 110.5920
7 III/2008 15500 5.100 26.01000 132.6510
8 IV/2008 16000 5.300 28.09000 148.8770
9 I/2009 16400 5.456 29.76794 162.4139
10 II/2009 16500 5.868 34.43342 202.0553
11 III/2009 18000 6.190 38.31610 237.1767
12 IV/2009 18500 6.358 40.42416 257.0168
13 I/2010 18900 6.377 40.66613 259.3279

14 II/2010 18000 6.200 38.44000 238.3280
15 III/2010 19000 6.589 43.41492 286.0609
16 IV/2010 20400 6.750 45.56250 307.5469
- x ác đ ịnh d ạng h àm: TVC = aQ + bQ
2
+ cQ
3
. (
a>0,b<0,c>0)
- ước lượng: sử dụng eview, với phương pháp OLS.Kết quả :
Dependent Variable: TVC
Method: Least Squares
Date: 05/09/11 Time: 08:35
Sample: 1 16
Included observations: 16
Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.
Q 4997.616 1041.901 4.796633 0.0003
Q2 -678.5947 379.9513 -1.786004 0.0974
Q3 55.55856 34.07714 1.630376 0.1270
R-squared 0.972680 Mean dependent var 16356.25
Adjusted R-squared 0.968477 S.D. dependent var 2260.964
S.E. of regression 401.4297 Akaike info criterion 14.99530
Sum squared resid 2094896. Schwarz criterion 15.14016
Log likelihood -116.9624 Durbin-Watson stat 2.421226
23
- Phương trình ước lượng hàm chi phí biến đổi hồi quy của công ty là:
TVC= 4997.616Q- 678.5947Q
2
+ 55.55856Q
3

Khi đó, hàm chi phí biến đổi bình quân ước lượng được là:
AVC= 4997.616- 678.5947Q+ 55.55856Q
2
Hàm chi phí cận biên ước lượng là:
SMC=4997.616- 2*678.5947Q+ 3*55.55856Q
2
=4997.616- 1357.1894Q+ 166.67568Q
2
Và chi phí biến đổi bình quân sẽ đạt giá trị nhỏ nhất khi mức sản
lượng bằng:Q
m
=-b/2c= -(-678.5947)/(2*55.55856)=6.107 (tấn)
AVC
min
=4997.616- 678.5947*6.107+ 55.55856*6.107
2
=2926.198203
Kết quả ước lượng cho thấy, hệ số ước lượng của các biến Q,Q
2
,Q
3
có dấu
phù hợp với kỳ vọng ban đầu( a>0,b<0,c>0), phù hợp với lý thuyết quy luật
sản phẩm cận biên giảm dần.
* Kiểm định ý nghĩa thống kê:Giả sử, mức ý nghĩa cho phép của các tham số
là: 10%, ta có:
p-value là mức ý nghĩa chính xác của các tham số ước lượng.
+/ Kiểm định cặp giả thiết: H
0
: a=0 và H

1
: a≠0
p-value(a)=0.0003=0.03%<10%. Bác bỏ H
0
, thừa nhận H
1
Vậy tham số a có ý nghĩa về mặt thống kê , và đó là kết luận có độ tin
cậy tới 99.97% .
+/ Kiểm định cặp giả thiết: H
0
: b=0 và H
1
: b≠0
p-value(b)=0.0974=9.74%<10%. Bác bỏ H
0
, thừa nhận H
1
Vậy, tham số b có ý nghĩa thống kê tại mức 10%.
+/ Kiểm định cặp giả thiết: H
0
: c=0 và H
1
: c≠0
p-value(c)= 0.127=12.7%>10%. Chưa có cơ sở để bác bỏ H
0
.
24
Vậy tham số c không có ý nghĩa thống kê tại mức ý nghĩa 10%.

Đánh giá sự phù hợp của mô hình:

Hệ số xác định: R
2
= 0.972680 = 97.268%. Điều này có nghĩa là 97.268%
sự biến động của biến phụ thuộc được giải thích bởi mô hình hay sự biến
động của chi phí biến đổi thực sự phụ thuộc vào sản lượng bánh kẹo sản
xuất ra.

D
ự b áo:
Như vậy qua mô hình ta thấy chi phí biến đổi tăng mạnh
khi công ty tăng sản lượng. Tuy nhiên các nhà hoạch định cần căn cứ vào
từng thời điểm để có thể quyết định mức sản lượng hợp lý đồng thời có thể
hạn chế việc ứ đọng vốn mà vẫn đáp ứng được nhu cầu của khách.
3.3.2. Đánh giá tổng quan tình hình và ảnh hưởng nhân tố môi trường
đến hoạt động của công ty
3.3.2.1. Thuận lợi:
- Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam cao ( khoảng trên 7%/ năm)
đã cải thiện nhu nhập của người dân khiến nhu cầu đối với bánh kẹo và các
loại thức uống đóng hộp, nước giải khát ngày một tăng, qua đó kích thích
hoạt động sản xuất của các công ty bánh kẹo nói chung và của công ty bánh
kẹo Hải Hà nói riêng
- HAIHACO là một trong năm nhà sản xuất bánh kẹo hàng đầu Việt
Nam,là đối thủ cạnh tranh trực tiếp của các công ty như Bibica, Kinh Đô
miền Bắc với quy mô tương đối về thị phần, năng lực sản xuất và trình độ
công nghệ. HAIHACO được đánh giá có thế mạnh về sản xuất bánh xốp và
kẹo.Doanh thu của HAIHACO chiếm 6,5% thị phần bánh kẹo cả nước.
- HAIHACO sở hữu một trong những thương hiệu mạnh nhất Việt
Nam, sản phẩm bánh kẹo Hải Hà liên tục được người tiêu dùng bình chọn là
“ Hàng Việt Nam chất lượng cao” trong nhiều năm.
25

×