BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
KHOA LUẬT
___________________
ĐINH THỊ THẮM
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỘI GIẾT NGƯỜI
TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM NĂM 1999.
THỰC TRẠNG TẠI HUYỆN HOA LƯ, TỈNH NINH BÌNH
TRONG GIAI ĐOẠN 2010 - 2012
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH: LUẬT TƯ PHÁP
Nghệ An, tháng 5 năm 2013
1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
KHOA LUẬT
___________________
ĐINH THỊ THẮM
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỘI GIẾT NGƯỜI
TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM NĂM 1999.
THỰC TRẠNG TẠI HUYỆN HOA LƯ, TỈNH NINH BÌNH
TRONG GIAI ĐOẠN 2010 - 2012
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH: LUẬT TƯ PHÁP
Giảng viên hướng dẫn : Đặng Thị Phương Linh
Sinh viên thực hiện : Đinh Thị Thắm
Mã số sinh viên : 0955031170
Lớp : 50B2 - Luật
Nghệ An, tháng 5 năm 2013
2
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Qua hơn 20 năm đổi mới, nước ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn
trong các lĩnh vực kinh tế - chính trị - văn hóa và xã hội. Tiêu biểu như: Việt
Nam trở thành thành viên tiêu biểu của tổ chức thương mại thế giới WTO; là
ủy viên không thường trực của hội đồng bảo an liên hiệp quốc; kinh tế ổn
định và có những bước tăng trưởng nhanh; đời sống nhân dân ngày càng
được nâng cao và được cải thiện hơn trước; an ninh chính trị - an toàn xã hội
được đảm bảo… Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, nước ta cũng phải
đối mặt với nhiều khó khăn thử thách lớn như sự chống phá của các thế lực
thù địch; sự suy thoái, khủng hoảng của nền kinh tế toàn cầu; sự gia tăng
của các tệ nạn xã hội, các loại tội phạm. Cũng như nhiều quốc gia khác, vấn
đề tội phạm gia tăng đang là một vấn nạn ở Việt Nam. Trong những năm gần
đây ở Việt Nam, tình hình tội phạm diễn biến hết sức phức tạp, có sự gia
tăng nhanh về số lượng các vụ phạm tội. Tội phạm hoạt động có tính chất
côn đồ, tính tổ chức, tính băng nhóm, tính liều lĩnh cao hơn trước cùng với
việc sử dụng các loại hung khí nguy hiểm để phạm tội. Điển hình cho sự gia
tăng đó là sự gia tăng các tội phạm về ma túy; tội phạm xâm phạm quyền sở
hữu; tội phạm xâm phạm về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của
con người. Như chúng ta đã biết, quyền được sống là quyền thiêng liêng,
quyền bất khả xâm phạm của con người được quy định tại các điều ước
quốc tế, tại hiến pháp của nước cộng hòa XHCN Việt Nam và BLHS. Hiện
nay, ở nước ta đang liên tục xảy ra các vụ giết người có tính chất nghiêm
trọng, đặc biệt nghiêm trọng - đó là hồi chuông cảnh báo về tình trạng bạo
lực, sự coi thường tính mạng, sức khỏe của con người cũng như sự coi
thường pháp luật. Từ thực tế đó, thiết nghĩ việc nghiên cứu về tội phạm giết
người là rất cần thiết, có ý nghĩa quan trọng trong công tác đấu tranh phòng
chống loại tội phạm này.
3
Để góp phần cùng địa phương thực hiện hiệu quả công tác đấu tranh
phòng chống tội phạm giết người, tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài “Một số
vấn đề lí luận về tội giết người trong Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999.
Thực trạng tại huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình trong giai đoạn 2010 –
2012” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Có thể nói, tội giết người là một đề tài luôn thu hút được sự quan tâm,
chú ý của nhiều nhà nghiên cứu. Điều đó thể hiện ở việc đã có nhiều công
trình khoa học nghiên cứu về đề tài này. Trong đó, có thể kể đến một số công
trình nghiên cứu như:
Thượng tá, Tiến sĩ - Nguyễn Minh Đức, phó giám đốc trung tâm nghiên
cứu tội phạm học và phòng ngừa tội phạm học của Viện kiểm sát nhân dân,
Nguyên nhân và điều kiện gia tăng tội phạm giết người.
Hoàng Công Huân (1997), Tội giết người theo Luật hình sự Việt
Nam và đấu tranh phòng chống tội phạm giết người, Nxb Hà Nội.
Đỗ Đức Hồng Hà (2007), Tội giết người trong Luật hình sự Việt
Nam và đấu tranh phòng chống loại tội phạm này, Luận văn tiến sĩ luật
học, Hà Nội.
Như vậy, đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về đề tài
này. Các công trình kể trên được các tác giả tập trung nghiên cứu ở
những phương diện và góc độ khác nhau như: Tội phạm học, hình pháp
học. Tuy nhiên, trên địa bàn huyện Hoa Lư nói riêng và trên địa bàn
tỉnh Ninh Bình nói chung chưa có nhiều công trình nghiên cứu về đề tài
này. Chính vì thế, tôi đã lựa chọn đề tài này làm đề tài khóa luận tốt
nghiệp.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của khóa luận là tìm hiểu các quy định của BLHS Việt Nam
năm 1999 về tội giết người. Đồng thời tìm hiểu thực trạng về tội giết người tại
huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình.
4
Qua đó người viết đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao
hiệu quả của công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm giết người.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Với các mục đích nêu trên, khóa luận tập trung các nhiệm vụ nghiên
cứu sau:
Thứ nhất, khóa luận phân tích một số vấn đề lí luận về tội giết người
trong BLHS Việt Nam năm 1999.
Thứ hai, tìm hiểu thực trạng về tội giết người tại huyện Hoa Lư, tỉnh
Ninh Bình. Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả
công tác đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung và tội giết người nói
riêng trên địa bàn huyện.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu một số vấn đề lí luận về quy định của Bộ
luật hình sự năm 1999 về tội giết người; thực trạng về tội giết người trên địa
bàn huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu trong phạm vi các quy định của BLHS Việt
Nam năm 1999 về tội giết người cùng với thực trạng về loại tội phạm này tại
huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình trong giai đoạn 2010 - 2012.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu đề tài này, tác giả đã sử dụng kết hợp nhiều phương pháp
nghiên cứu khác nhau. Trong đó, có một số phương pháp nghiên cứu cụ thể
sau: Phương pháp phân tích, phương pháp so sánh, phương pháp điều tra và
phương pháp tổng hợp.
6. Ý nghĩa của đề tài
Khóa luận là công trình đầu tiên nghiên cứu về thực tiễn tội giết người
trên địa bàn huyện Hoa Lư trong giai đoạn 2010 - 2012. Trên cơ sở phân tích
những quy định trong BLHS Việt Nam năm 1999 về tội giết người, phân tích
số vụ giết người trên địa bàn huyện Hoa Lư… Từ đó, rút ra những nhận xét
5
về điểm mới trong Điều 93 BLHS năm 1999, nguyên nhân, giải pháp góp
phần nâng cao hiệu quả của công tác đấu tranh phòng chống tội giết người.
Ngoài ra, kết quả của khóa luận có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong
học tập, trong xây dựng kế hoạch, chính sách, đường lối thực hiện công tác
đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung và tội giết người nói riêng trên địa
bàn huyện Hoa Lư.
7. Kết cấu đề tài
Ngoài phần danh mục từ viết tắt, phần mở đầu, phần kết luận, phần
danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận gồm có 2 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về tội giết người trong Bộ luật hình
sự Việt Nam năm 1999
Chương 2: Thực trạng tội giết người tại huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình
trong giai đoạn 2010 - 2012
6
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ TỘI GIẾT NGƯỜI
TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM NĂM 1999
1.1. Khái niệm và đặc điểm của tội giết người
a) Khái niệm
Để tìm hiểu khái niệm tội giết người, trước tiên chúng ta phải hiểu thế
nào là tội phạm? Khái niệm này dùng để chỉ tất cả các hành vi được luật quốc
gia hoặc luật quốc tế xác định mà chủ thể thực hiện phải chịu biện pháp
cưỡng chế nghiêm khắc nhất của nhà nước là hình phạt. Tuy nhiên, sự ghi
nhận khái niệm này trong luật hình sự của các nước cũng như quan điểm của
các nhà khoa học về tội phạm là không hoàn toàn giống nhau.
Một số quốc gia ghi nhận khái niệm tội phạm trong điều luật cụ thể. Có
thể kể đến như:
Theo quy định tại Điều 3 BLHS Philipines thì tội phạm được hiểu là:
“Hành vi hành động hoặc hành vi không hành động bị trừng trị về mặt hình
sự theo quy định của luật thì gọi là tội phạm” [18; 40].
Theo Điều 40 BLHS Malaysia thì tội phạm được hiểu là: “Bất cứ hành
vi nào bị Bộ luật này hoặc các đạo luật có hiệu lực tại thời điểm thực hiện
hành vi coi là phải chịu hình phạt” [18; 49].
Khoản 1 Điều 8 BLHS Việt Nam quy định: “Tội phạm là hành vi nguy
hiểm cho xã hội được quy định trong BLHS, do người có năng lực trách
nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ
quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế
độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền,
lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân
phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm
phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa”.
7
Theo cuốn Bình luận BLHS, tội phạm còn được định nghĩa như sau:
“Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội, do người có năng lực TNHS thực
hiện, có lỗi được quy định trong BLHS”.
Trên cơ sở khái niệm tội phạm được quy định tại Khoản Điều 8 BLHS
thì khái niệm tội phạm còn được định nghĩa ngắn gọn như sau: “Tội phạm là
hành vi nguy hiểm cho xã hội, có lỗi, có tính trái pháp luật hình sự và phải
chịu hình phạt”.
Từ khái niệm tội phạm quy định trong BLHS, tôi xin đưa ra khái niệm
tôi phạm dưới góc độ của một sinh viên ngành luật như sau:“Tội phạm là
hành vi có tính trái pháp luật hình sự, do người có năng lực TNHS thực hiện
với lỗi cố ý hoặc vô ý, có tính nguy hiểm cho xã hội và phải chịu hình phạt”
Có thể nói khái niệm tội phạm là khái niệm cơ bản nhất, có ý nghĩa là
cơ sở thống nhất cho việc xác định những tội phạm cụ thể trong phần các tội
phạm cụ thể của Bộ luật hình sự. Đồng thời, khái niệm tội phạm còn thể hiện
những nguyên tắc cơ bản của BLHS Việt Nam và là cơ sở để quy định khung
hình phạt cho các tội phạm cụ thể.
Xuất phát từ khái niệm tội phạm, các tội xâm phạm tính mạng được
hiểu là các hành vi nguy hiểm cho xã hội, do người có năng lực TNHS thực
hiện, có lỗi, xâm phạm đến quyền được tôn trọng và bảo vệ tính mạng của
người khác.
Các tội xâm phạm tính mạng, bao gồm: tội giết người, tội giết con mới
đẻ, tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, tội bức tử…
Hiện nay, trong Luật hình sự của nhiều quốc gia, khái niệm tội giết
người cũng như những quy định về loại tội phạm này là không thống nhất. Có
những quốc gia mô tả cụ thể những dấu hiệu của tội giết người nhưng có quốc
gia lại chỉ quy định tội danh và nêu hình phạt trong luật. Có thể kể đến như:
Điều 248 BLHS Philippines quy định: “Người nào có hành vi tước
đoạt tính mạng của người khác thì phạm tội giết người và phải chịu hình phạt
tù chung thân nếu có một trong các tình tiết sau: Nhờ người khác có hung khí
8
hỗ trợ; giết thuê; bằng cách phóng hỏa, bỏ thuốc độc; lợi dụng hoàn cảnh
thiên tai; bằng thủ đoạn tàn ác”
Điều 288 BLHS Thái Lan quy định: “Người nào có hành vi giết người
thì bị phạt tử hình hoặc phạt tù từ 15 năm đến 20 năm”
Từ thực tiễn xét xử: “Tội giết người được hiểu là hành vi cố ý tước
đoạt trái pháp luật tính mạng của người khác”
Theo cuốn Bình luận BLHS quy định: “Tội giết người được hiểu là
hành vi làm chết người khác một cách cố ý và trái pháp luật”
Có thể thấy khái niệm về tội giết người đang tồn tại dưới nhiều quan
điểm khác nhau, mỗi quốc gia có cách định nghĩa khác nhau cũng như có quy
định khác nhau về tội giết người. Tuy nhiên, các quan điểm đều tập trung
nhấn mạnh tội giết người là hành vi trái pháp luật và nhằm tước bỏ tính mạng
của người khác.Trong BLHS Việt Nam, việc quy định về tội giết người chỉ
dừng lại ở việc nêu tội danh mà không mô tả những dấu hiệu pháp lí cụ thể
của tội giết người. Trong khi đó, BLHS Philipines lại mô tả cụ thể những dấu
hiệu pháp lí của tội giết người.
Trên cơ sở khái niệm tội phạm, khái niệm tội giết người trong cuốn
Bình luận BLHS người viết xin đưa ra khái niệm về tội giết người như sau:
“Tội giết người được hiểu là hành vi trái pháp luật, do người có năng lực
TNHS thực hiện với lỗi cố ý nhằm tước bỏ tính mạng của người khác theo ý
muốn hoặc không theo ý muốn của nạn nhân”.
b) Đặc điểm của tội giết người
Mỗi tội phạm gồm có bốn đặc điểm chính là: tính nguy hiểm cho xã
hội, tính có lỗi, tính trái pháp luật và tính phải chịu hình phạt. Trên cơ sở các
đặc điểm của tội phạm, tội giết người cũng mang bốn đặc điểm chính đó. Tuy
nhiên, các đặc điểm của tội giết người có tính đặc trưng sau:
Thứ nhất, tính nguy hiểm cho xã hội
Tính nguy hiểm cho xã hội được hiểu là gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt
hại cho các quan hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ. Các quan hệ xã hội
đó bao gồm: quan hệ sở hữu,tính mạnh sức khỏe, nhân phẩm…
9
Tính nguy hiểm cho xã hội là một trong những đặc điểm cơ bản và quan
trọng nhất của tội phạm. Quyết định những thuộc tính khác của tội phạm như
tính trái pháp luật hình sự bởi những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm
nhưng tính chất nguy hiển cho xã hội không đáng kể thì không phải là tội
phạm và được xử lí bằng các biện pháp khác (Khoản 4 Điều 8 BLHS). Đây là
một trong những căn cứ, cơ sở để đánh giá mức độ nghiêm trọng cho xã hội
của hành vi phạm tội. Cũng như để xác định hành vi phạm tội đó có phải là
hành vi nguy hiểm cho xã hội hay không thì cần phải căn cứ vào các tình tiết
khác như: Tính chất của quan hệ xã hội bị xâm hại, động cơ và mục đích của
người có hành vi phạm tội, mức độ thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho các
quan hệ xã hội bị xâm hại, nhân thân của người có hành vi phạm tội…
Tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm luôn ở mức cao hơn so với các
vi phạm pháp luật khác. Đây cũng là đặc điểm quan trọng để phân biệt tội
phạm với các loại vi phạm pháp luật khác (vi phạm hành chính, vi phạm trong
dân sự).
Tuy nhiên, không phải khi nào một người thực hiện hành vi phạm tội thì
thì cũng đồng nghĩa với việc hành vi đó có tính chất nguy hiểm cho xã hội.
Bên cạnh các hành vi phạm tội có tính chất nguy hiểm cho xã hội thì cũng
phải nhắc đến các tình tiết loại trừ tính nguy hiểm cho xã hội (những tình tiết
làm mất tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi gây thiệt hại nên được quy
định trong luật hình sự để xác định những trường hợp bình thường là tội phạm
nhưng không bị coi là tội phạm khi được thực hiện trong điều kiện kèm theo
những tình tiết đó).Trong BLHS Việt Nam quy định hai tình tiết loại trừ tính
nguy hiểm cho xã hội đó là phòng vệ chính đáng và tình thế cấp thiết. Bên
cạnh đó còn có một số tình tiết khác cũng có tính chất tương tự nhưng chưa
được quy định trong BLHS Việt Nam như tình tiết cưỡng bức (phạm tội do bị
người khác cưỡng bức, ép buộc), tình tiết rủi ro (phạm tội vì do rủi ro thiên
tai, các rủi ro bất ngờ nằm ngoài dự kiến, tầm kiểm soát của người phạm tội),
tình tiết thi hành lệnh cấp trên (vì thi hành lệnh cấp trên dẫn đến phạm tội)…
10
Tính nguy hiểm cho xã hội của tội giết người được thể hiện ở chỗ nó có
thể tước đoạt đi tính mạng và chấm dứt sự sống của người khác. Hoặc nó
cũng có thể gây thương tích cho nạn nhân, ảnh hưởng đến sức khỏe của nạn
nhân khi người đó phạm tội giết người trong trường hợp phạm tội chưa đạt.
Như chúng ta đã biết, tính mạng con người, quyền được tôn trọng và bảo vệ
tính mạng của con người là một trong những khách thể quan trọng hàng đầu
được pháp luật hình sự bảo vệ. Bởi, suy cho cùng thì mọi khách thể mà pháp
luật hình sự hướng tới đều là để bảo vệ con người mà muốn bảo vệ con người
thì pháp luật phải bảo vệ quyền được sống, bảo vệ tính mạng, sức khỏe cho
con người trước khi bảo vệ các quyền và lợi ích khác của con người. Trường
hợp giết người do phòng vệ chính đáng thì tính nguy hiểm cho xã hội bị loại
trừ và không phải là tội phạm. Giết người trong trường hợp phòng vệ chính
đáng là trường sự hợp được sự cho phép của pháp luật khi mà người phạm tội
vì bảo vệ lợi ích của nhà nước, của tổ chức, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng
của mình hoặc của người khác mà giết người đang có hành vi xâm phạm các
lợi ích nói trên. Còn trường hợp giết người trong tình thế cấp thiết thì về
nguyên tắc Luật hình sự Việt Nam không chấp nhận thiệt hại về tính mạng
trong tình thế cấp thiết và thiệt hại này chỉ được chấp nhận trong những
trường hợp thật đặc biệt.
Thứ hai, tính có lỗi
Lỗi được hiểu là trạng thái tâm lí bên trong của người thực hiện hành vi
phạm tội, được thể hiện dưới hình thức lỗi vô ý hoặc cố ý. Trong lỗi vô ý lại
bao gồm: lỗi vô ý vì quá tự tin và lỗi vô ý do cẩu thả. Còn trong lỗi cố ý thì
bao gồm: lỗi cố ý trực tiếp và lỗi cố ý gián tiếp.
Lỗi vô ý vì quá tự tin là lỗi trong trường hợp người phạm tội tuy thấy
hành vi của mình có thể gây nguy hiểm cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó
sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được nên vẫn thực hiện và đã gây ra
hậu quả nguy hại đó (Điều 10 BLHS).
Lỗi vô ý do cẩu thả là trường hợp người phạm tội đã gây ra hậu quả
nguy hại cho xã hội nhưng do cẩu thả nên không thấy trước hành vi của mình
11
có thể gây ra hậu quả đó, mặc dù phải thấy trước hậu quả và có thể thấy trước
hậu quả (Điều 10 BLHS).
Một người bị coi là có lỗi khi người đó thực hiện hành vi gây thiệt hại
cho xã hội nếu hành vi đó là kết quả của sự lựa chọn và quyết định của họ
trong khi họ có đủ điều kiện để thực hiện xử sự khác phù hợp với đòi hỏi của
xã hội.
Tính có lỗi là một trong những căn cứ quan trọng để quyết định hình
phạt, khung hình phạt cũng như việc áp dụng các tình tiết tăng nặng hay giảm
nhẹ TNHS. Tuy nhiên, cũng có một số tình tiết loại trừ tính có lỗi đó là sự
kiện bất ngờ, chưa đủ tuổi chịu TNHS, không có năng lực chịu TNHS.
Một người thực hiện hành vi phạm tội luôn bị đe dọa phải áp dụng biện
pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của nhà nước là hình phạt. Mục đích của
hình phạt theo Luật hình sự Việt Nam không chỉ nhằm trừng trị mà còn để cải
tạo, giáo dục họ. Chính vì thế mục đích của hình phạt chỉ có thể đạt được nếu
hình phạt được áp dụng đối với những cá nhân có lỗi khi thực hiện hành vi
phạm tội. Còn trong trường hợp, hình phạt được áp dụng đối với những cá
nhân không có lỗi thì mục đích của hình phạt sẽ không phát huy được hiệu
quả của của nó.
Đối với tội giết người, lỗi của người phạm tội chỉ có thể là lỗi cố ý mà
không phải là lỗi vô ý. Trong đó có thể là lỗi cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián
tiếp. Sở dĩ, trong tội giết người không tồn tại lỗi vô ý là vì khi thực hiện hành
vi khách quan của tội giết người, bản thân người phạm tội rõ ràng nhận thức
được hành vi của mình có khả năng gây nguy hiểm đến tính mạng của người
đó và họ cũng mong muốn hậu quả chết người xảy ra. Hoặc tuy hậu quả chết
người là điều mà người phạm tội không mong muốn nhưng để đạt được mục
đích của mình thì họ lại có ý thức để mặc cho hậu quả đó xảy ra. Trường hợp
người đó thực hiện hành vi làm chết người do lỗi vô ý thì người đó sẽ phải
chịu TNHS về tội vô ý làm chết người chứ không phải là tội giết người.
12
Thứ ba, tính trái pháp luật hình sự
Tính trái pháp luật hình sự được hiểu là: “Làm trái những quy định của
pháp luật hình sự, xâm phạm đến các quan hệ xã hội được pháp luật hình sự
bảo vệ”.
Có thể nói, tính trái pháp luật hình sự là một trong những thuộc tính bắt
buộc phải có trong các thuộc tính của tội phạm. Giữa tính trái pháp luật và
tính nguy hiểm cho xã hội có mối quan hệ biện chứng với nhau, mối quan hệ
giữa nội dung và hình thức. Trong đó, tính trái pháp luật là dấu hiệu về mặt
hình thức còn tính nguy hiểm cho xã hội là dấu hiệu về mặt nội dung. Tuy
nhiên tính trái pháp luật vẫn có tính độc lập tương đối so với tính nguy hiểm
cho xã hội và là cơ sở quan trọng bảo đảm cho đường lối đấu tranh phòng
chống tội phạm được thống nhất, bảo đảm quyền dân chủ của công dân cũng
như thúc đẩy cơ quan lập pháp kịp thời sửa đổi, bổ sung luật cho phù hợp với
những biến đổi của tình hình chính trị, kinh tế, xã hội. Bên cạnh đó cũng
không được quá coi trọng thuộc tính tính nguy hiểm cho xã hội hoặc thuộc
tính trái pháp luật. Nếu quá coi trọng tính nguy hiểm cho xã hội mà bỏ qua
tính trái pháp luật hình sự thì sẽ dẫn đến tình trạng tùy tiện trong việc xác
được thống nhất. Nhưng ngược lại nếu quá coi trọng tính trái pháp luật hình
sự mà bỏ qua tính nguy hiểm cho xã hội thì sẽ dẫn đến tình trạng xác định tội
một cách máy móc, hình thức và thiếu tính chính xác giữa các cơ quan tiến
hành tố tụng và người tiến hành tố tụng.
Hành vi cố ý tước đoạt tính mạng của người khác một cách trái pháp
luật được hiểu là hành vi giết người không được sự cho phép của pháp luật
hoặc vượt quá giới hạn cho phép của pháp luật. Hành vi đó dù có theo ý muốn
của nạn nhân thì vẫn bị coi là hành vi giết người, có tính trái pháp luật hình sự
theo quy định trong BLHS Việt Nam.
Thứ tư, tính phải chịu hình phạt
Tính phải chịu hình phạt cũng là một trong những đặc điểm quan trọng
của tội phạm. Hình phat được hiểu là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất
được nhà nước áp dụng đối với những người có hành vi phạm tội nhằm mục
13
đích trừng trị, giáo dục, cải tạo họ đồng thời đảm bảo sự công bằng của xã
hội, sự nghiêm minh của pháp luật.
Tùy thuộc vào tính chất, mức độ nghiêm trọng cho xã hội của hành vi
phạm tội, nhân thân người phạm tội mà mỗi tội phạm có hệ thống hình phạt
khác nhau
Như vậy, tính phải chịu hình phạt là một thuộc tính của tội phạm vì nó
được xác định bởi những thuộc tính khách quan của tội phạm. Điều đó cũng
có nghĩa là bất cứ hành vi phạm tội nào, do tính nguy hiểm cho xã hội cũng
đều bị đe dọa phải chịu hình phạt là biện pháp cưỡng chế của nhà nước có
tính nghiêm khắc nhất trong hệ thống các biện pháp cưỡng chế nhà nước.
Tội giết người thuộc loại tội phạm có tính chất nghiêm trọng và đặc biệt
nghiêm trọng nên trong hệ thống hình phạt mà người phạm tội phải đối mặt
có thể là tù có thời hạn, tù chung thân, tử hình và một số hình phạt bổ sung
khác (trong trường hợp hình phạt bị áp dụng không phải là tù chung thân hoặc
hình phạt tử hình).
Như vậy với tư cách là một tội phạm cụ thể trong các tội xâm phạm tính
mạng, tội giết người cũng mang bốn đặc điểm của tội phạm. Từ bốn đặc điểm
của tội phạm giúp ta hiểu hơn bản chất của tội giết người cũng như đặc điểm
khác biệt giữa tội giết người và các tội xâm phạm tính mạng khác.
1.2. Dấu hiệu pháp lí
Dấu hiệu pháp lí của tội phạm: Là tập hợp các yếu tố để cấu thành nên
một loại tội phạm nào đó. Để một hành vi bị coi là một tội phạm nào đó và
khác với hành vi không phải là tội phạm thì nó phải thỏa mãn các dấu hiệu
pháp lí của tội phạm đó.
Cũng như các loại tội phạm cụ thể khác, khi nói đến dấu hiệu pháp lí sẽ
bao gồm các yếu tố cấu thành: Mặt khách quan, mặt chủ quan, chủ thể, khách
thể của tội phạm.
14
1.2.1. Mặt khách quan của tội giết người
Mặt khách quan của tội phạm là mặt bên ngoài của tội phạm bao
gồm những biểu hiện của tội phạm diễn ra hoặc tồn tại bên ngoài thế giới
khách quan.
Mặt khách quan của tội giết người: Là mặt bên ngoài, những biểu hiện
của tội giết người diễn ra hoặc tồn tại bên ngoài thế giới khách quan. Mặt
khách quan của tội giết người bao gồm các yếu cấu thành: Hành vi khách
quan, hậu quả, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi khách quan và hậu quả.
a) Hành vi khách quan của tội giết người
Hành vi khách quan tội giết người là hành vi cố ý tước đoạt trái pháp
luật tính mạng của người khác. Hành vi tước đoạt tính mạng của người
khác được hiểu là: Hành vi có khả năng gây ra cái chết cho con người,
chấm dứt sự sống của họ. Hành vi khách quan của tội giết người có những
đặc điểm sau:
Thứ nhất, hành vi khách quan của tội giết người được thể hiện dưới
dạng hành động hoặc không hành động. Cụ thể:
Hành động: hành động đâm, chém, vật, bắn…
Không hành động: là việc chủ thể có nghĩa vụ phải thực hiện công việc
nhất định phải có những hành động nhất định để đảm bảo sự an toàn về tính
mạng của người khác nhưng họ đã không hành động, không làm những công
việc, nghĩa vụ đó dẫn đến hậu quả chết người.
Ví dụ 1: A và B cãi nhau, A bực mình rút dao thủ sẵn trong người để
đâm B dẫn đến hậu quả B bị chết tại chỗ do bị đâm trúng tim. Như vậy hành
vi khách quan của tội giết người mà A đã thực hiện được thể hiện dưới dạng
hành động, qua hành động rút dao đâm B.
Ví dụ 2: A là cha ruột của B. A thường xuyên đau ốm, bệnh tật nên nằm
liệt giường. B ghét bỏ cha mình thường xuyên bỏ đói A dẫn đến hậu quả A
chết vì bị bỏ đói. Như vậy, hành vi khách quan của tội giết người mà B đã
thục hiện dược thể hiện dưới dạng không hành động, qua việc B đã không
thực hiện nghĩa vụ phụng dưỡng A và bỏ đói A dẫn đến hậu quả A chết.
15
Thứ hai, hành vi khách quan của tội giết người là hành vi có tính trái
pháp luật hình sự.
Những trường hợp tước bỏ tính mạng của người khác nhưng được sự
cho phép của pháp luật, thì những hành vi đó không phải là hành vi khách
quan của tội giết người. Đó là các trường hợp phòng vệ chính đáng, thi hành
bản án tử hình.
Hành vi tự tước đoạt tính mạng của bản thân mình không phải là hành
vi khách quan của tội giết người mà là hành vi tự sát.
Hành vi tước đoạt tính mạng của người khác theo ý muốn của nạn nhân
cũng là hành vi khách quan của tội giết người (Theo quy định của pháp luật
hình sự Việt Nam).
Thứ ba, hành vi khách quan của tội giết người được thể hiện dưới hình
thức dùng vũ lực hoặc không dùng vũ lực.
Dưới hình thức sử dụng vũ lực: là trường hợp người phạm tội thực hiện
hành vi phạm tội của mình bằng cách sử dụng sức mạnh vật chất để tác động
lên than thể của nạn nhân.Việc dùng vũ lực được thể hiện dưới hình thức thực
hiện trực tiếp như dùng tay chân để đấm, bóp cổ, đè lên người nạn nhân hoặc
thực hiện gián tiếp thông qua các phương tiện vật chất như dùng súng để bắn,
dùng dao để chém hoặc đâm nạn nhân…
Ví dụ: A và B là sinh viên của trường Đại học Bách khoa Hà Nội, lại
trọ cùng phòng. Vì B hay nói xấu A với mọi người trong xóm nên A rất bức
xúc. Tối chờ cho B ngủ say, A đè lên người B bóp cổ B cho đến khi B không
còn giãy giụa nữa thì A mới bỏ ra. B tử vong vì ngạt thở.
Dưới hình thức không dùng vũ lực: Không dùng vũ lực có nghĩa là
người phạm tội thực hiện hành vi giết người của mình bằng cách dùng các
thủ đoạn chứ không sử dụng sức mạnh vật chất để tác động lên thân thể của
nạn nhân.
Ví dụ như: dùng thuốc độc để đầu độc nạn nhân, giăng bẫy điện để nạn
nhân bị điện giật chết.
Thứ tư, hành vi giết người có hoặc không có sử dụng vũ khí, hung khí.
16
Trường hợp không sử dụng vũ khí, hung khí: Trong trường hợp này
người phạm tội không sử dụng vũ khí, hung khí mà sử dụng sức mạnh của cơ
thể mình để tác động lên cơ thể nạn nhân hoặc dùng các thủ đoạn để đẩy nạn
nhân vào tình trạng nguy hiểm đến tính mạng như là đẩy nạn nhân xuống
nước mà nạn nhân không biết bơi, đẩy nạn nhân từ trên cao xuống
Trường hợp sử dụng vũ khí, hung khí: Trong trường hợp này người
phạm tội sử dụng các vũ khí, hung khí để tước đoạt đi tính mạng của nạn
nhân. Đó có thể là hành vi dùng dao để giết nạn nhân, dùng điện để chích lên
cơ thể nạn nhân cho đến khi nạn nhân chết.
Như vậy, hành vi khách quan của tội giết người là hành vi tước đoạt trái
pháp luật tính mạng của người khác được thể hiện dưới hình thức dùng vũ lực
hoặc không dùng vũ lực, hành động hoặc không hành động, có sử dụng vũ
khí, hung khí hoặc không sử dụng vũ khí, hung khí… Hành vi khách quan của
tội giết người là một trong những yếu tố cấu thành quan trọng trong mặt
khách quan của tội giết người.
b) Hậu quả
Hậu quả: Là thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra cho quan hệ xã hội là
khách thể bảo vệ của luật hình sự.
Hậu quả của tội giết người là thiệt hại về tính mạng con người, xâm
phạm đến khách thể được pháp luật hình sự bảo vệ đó là quyền sống, quyền
được tôn trọng và bảo vệ tính mạng của con người.
Hậu quả chết người là dấu hiệu bắt buộc trong CTTP tội giết người. Tuy
nhiên trong trường hợp vì nguyên nhân khách quan mà hậu quả chết người
không xảy ra thì người thực hiện hành vi phạm tội vẫn bị truy cứu về tội giết
người trong trường hợp phạm tội chưa đạt.
Ví dụ 1: A đánh nhau với B và làm B chết. Trong trường hợp này hậu
quả là B chết, A có đủ năng lực TNHS, A sẽ bị truy tố về tội giết người.
Ví dụ 2: A xích mích với B, A quyết định lập kế hoạch để giết B cho bõ
tức. A ra chợ mua 2 gói thuốc chuột để đầu độc B. Trưa đó A sang nhà B lén
bỏ 2 gói thuốc vào trong nồi cơm của B. Tuy nhiên, do A mua phải thuốc giả
17
nên ý định giết B của A thất bại. Trong trường hợp này, tuy hậu quả chết
người chưa xảy ra nhưng A vẫn sẽ bị truy cứu TNHS về tội giết người nhưng
thuộc trường hợp phạm tội chưa đạt.
c) Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi khách quan và hậu quả
Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi khách quan và hậu quả của tội
phạm là mối quan hệ nhân quả giữa các hiện tượng. Trong đó, hiện tượng này
(nguyên nhân) là nguyên nhân làm phát sinh hiện tượng kia còn hiện tượng
phát sinh (hậu quả) là kết quả tất yếu của hiện tượng đó.
Việc xác định mối quan hệ nhân quả này có ý nghĩa quan trọng trong tội
giết người bởi người thực hiện hành vi phạm tội chỉ phải chịu TNHS khi hành
vi khách quan họ thực hiện là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hậu quả chết
người; đồng thời hậu quả chết người là kết quả tất yếu do hành vi khách quan
mà họ thực hiện gây ra.
Trong nhiều trường hợp, hậu quả chết người không có mối quan hệ
nhân quả với hành vi khách quan.Tức là hành vi khách quan không phải là
nguyên trực tiếp gây ra hậu quả chết người mà hậu quả chết người là do các
nguyên nhân khác thì người đó sẽ không thể bị truy cứu TNHS về tội giết
người. Trong trường hợp này, người đó sẽ bị truy cứu TNHS về tội danh khác
như tội cố ý gây thương tích…
Ví dụ: Anh An và chị Ba xảy ra mâu thuẫn, anh An bị chị Ba dùng dao
chém 1 nhát vào chân nhưng không nguy hiểm đến tính mạng. Do anh An
không cẩn thận nên vết thương bị nhiễm trùng dẫn đến hậu quả anh An bị tử
vong. Trong trường hợp này, chị Ba không thể bị truy cứu TNHS về tội giết
người vì giữa hành vi chém 1 nhát dao vào chân anh An của chị Ba và hậu
quả anh An bị tử vong không có mối quan hệ với nhau.Nguyên nhân anh An
tử vong là do anh An không cẩn thận nên vết thương bị nhiễm trùng. Tóm lại,
giữa hành vi khách quan mà chị Ba thực hiện với hậu quả anh An chết không
có mối quan hệ nhân quả với nhau. Do đó chị Ba không thể bị truy cứu TNHS
về tội giết người.
18
Như vậy, mặt khách quan là một trong bốn yếu tố cơ bản cấu thành tội
phạm giết người nói riêng và tội phạm nói chung. Không có mặt khách quan
thì sẽ không có các yếu tố khác của tội phạm và do vậy sẽ khoongc ó tội
phạm. Việc xác định chính xác mặt khách quan có ý nghĩa quan trọng trong
việc định tội, định khung hình phạt trong các trường hợp phạm tội cụ thể.
1.2.2. Mặt chủ quan của tội giết người
Mặt chủ quan được hiểu là là trạng thái tâm lý bên trong của người
phạm tội bao gồm lỗi, mục đích và động cơ.
a) Lỗi
Lỗi: Là thái độ tâm lí của con người đối với hành vi nguy hiểm cho xã
hội của mình và đối với hậu quả cho hành vi đó gây ra được biểu hiện dưới
hình thức cố ý hoặc vô ý.
Trong tội giết người chỉ có lỗi cố ý trực tiếp và lỗi cố ý gián tiếp mà
không có lỗi vô ý. Bởi theo định nghĩa về tội giết nguời thì đó là hành vi cố ý
tước đoạt trái pháp luật tính mạng của người khác.
Lỗi cố ý trực tiếp: Là lỗi của người khi thực hiện hành vi nguy hiểm
cho xã hội, thấy trước hậu quả đó và mong muốn hậu quả đó xảy ra (Khoản 1
Điều 9 BLHS).
Lỗi cố ý trực tiếp của người phạm tội giết người: là trường hợp người
phạm tội thấy trước hậu quả chết người có thể xảy ra nhưng mong muốn hậu
quả đó xảy ra nên đã thực hiện hành vi phạm tội.
Dấu hiệu của lỗi cố ý trực tiếp trong tội giết người bao gồm yếu tố lí trí
và yếu tố ý chí.
Về yếu tố lí trí: Người phạm tội nhận thức rõ được hành vi của mình
thực hiện là nguy hiểm cho xã hội. Đồng thời, người phạm tội cũng thấy rõ
hậu quả chết người do hành vi phạm tội của mình gây ra. Trong đó người
phạm tội nhận thức rõ tính nguy hiểm cho xã hội có nghĩa là họ nhận thức
được tính chất gây thiệt hại cho xã hội vi họ đang thực hiện trên cơ sở nhận
thức những tình tiết khách quan cuả nó - những tình tiết tạo nên tính gây thiệt
hại của hành vi (đối tượng tác động của hành vi phạm tội là con người). Thấy
19
trước hậu quả chết người của hành vi đó có nghĩa là sự dự kiến của người
phạm tội về sự phát triển của hành vi mà mình thực hiện. Tội giết người là
loại tội phạm có CTTP vật chất nên khi thực hiện hành vi giết người, người
phạn tội không những nhận thức rõ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành
vi mình thực hiện mà họ còn thấy trước được hậu quả chết người sẽ xảy ra
hoặc có thể xảy ra. Trong yếu tố lí trí của tội giết người việc nhận thức rõ tính
chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi và thấy trước hậu quả chết người là hai
nội dung có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Thấy trước hậu quả chết người là
sự cụ thể hóa sự nhận thức tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi còn việc
nhận thức rõ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi là cơ sở cho việc
thấy trước hậu quả của hành vi.
Về yếu tố ý chí: Người phạm tội mong muốn hậu quả phát sinh.
Người phạm tội mong muốn hậu quả phát sinh có nghĩa là hậu quả
chết người mà người phạm tội đã thấy trước hoàn toàn phù hợp với mục
đích của họ.
Ví dụ: Anh X và anh Y là hai anh em cùng cha khác mẹ.Để độc chiếm
tài sản của cha mình anh X đã lập kế hoạch để giết B. Biết B không biết bơi
nên A đã rủ B ra sông tắm. Trong lúc tắm, lợi dụng B không để ý A đẩy chiếc
phao của B ra xa dẫn hậu quả B bị chết đuối.Như vậy, trong trường hợp này,
lỗi của A là lỗi cố ý trực tiếp vì A nhận thức rõ được rằng hành vi đẩy chiếc
phao của B ra xa có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của B vì B không biết
bơi.Hơn nữa hậu quả B chết hoàn toàn phù hợp với mục đích của A muốn B
chết để độc chiếm tài sản của cha.
Lỗi cố ý gián tiếp: Là lỗi của người khi thực hiện hành vi nguy hiểm
cho xã hội nhận thức hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội thấy trước
hậu quả của hành vi tuy không mong muốn cho hậu quả xảy ra nhưng có ý
thức để mặc cho hậu quả xảy ra (Điều 9 BLHS).
Lỗi cố ý gián tiếp trong tội giết người là trường hợp người phạm tội
nhận thức được hành vi của mình có khả năng gây nguy hiểm đến tính mạng
của người khác, thấy trước hậu quả chết người có thể xảy ra nhưng để đạt
20
được mục đích phạm tội của mình thì người pham tội lại có ý thức để mặc cho
hậu quả đó xảy ra.
Dấu hiệu của lỗi cố ý gián tiếp bao gồm:
Yếu tố lý chí: Người phạm tội nhận thức rõ tính chất nguy hiểm cho xã
hội của hành vi mà mình thực hiện, thấy trước hành vi đó có thể gây nguy
hiểm cho xã hội.
Yếu tố ý chí: Người phạm tội không mong muốn hậu quả chết người
xảy ra, hậu quả chết người không phù hợp với mục đích mà họ đã đặt ra trước
khi thực hiện hành vi phạm tội. Nhưng để đạt được mục đích đã đặt ra thì họ
lại chấp nhận hậu quả chết người xảy ra.
Như vậy, trong trường hợp người phạm tội thực hiện hành vi giết
người của mình với lỗi cố ý trực tiếp hay cố ý gián tiếp thì về cơ bản yếu tố
lí trí của người phạm tội đều tương đồng như nhau. Điểm khác biệt cơ bản
trong yếu tố lí trí giữa hai loại lỗi này là trong trường hợp lỗi cố ý trực tiếp
sự thấy trước hậu quả chết người của người phạm tội có thể là thấy trước
hậu quả đó tất nhiên phải xảy ra hoặc có thể là thấy trước hậu quả đó có thể
xảy ra. Còn ở trường hợp cố ý gián tiếp thì thấy trước hậu quả chết người chỉ
có thể là thấy trước hậu quả đó có thể xảy ra mà không có trường hợp người
phạm tội thấy hậu quả đó tất nhiên xảy ra. Về yếu tố ý chí, trong trường hợp
cố ý trực tiếp người phạm tội mong muốn hậu quả chết người xảy ra còn
trong trường hợp lỗi cố ý gián tiếp người phạm tội lại không mong muốn
hậu quả chết người xảy ra, hậu quả chết người đó không phù hợp với mục
đích của họ nhưng để đạt được mục đích của mình thì họ lại có ý thức để
mặc cho hậu quả đó xảy ra.
Ví dụ: A và B là đôi bạn thân thiết của nhau. Một hôm A rủ B vào rừng
chặt củi. A vốn khỏe mạnh nên chỉ một lúc là đã chặt được cả xe củi trong khi
B vốn tính chậm chạp nên chỉ chặt được bằng một phần ba số củi của A. A
buông lời nói mỉa B: “Mày là đàn ông mà làm yếu như sên thế à”. Nghe A
nói thế, B thấy bực mình nên đã vung dao chém bừa vào người A làm A chết.
Như vậy, khi thực hiện hành động vung dao chém bừa vào người A thì bản
21
thân B nhận thức được hành vi của mình thực hiện là nguy hiểm cho xã hội,
có thể gây chết người. Nhưng do B đang bực tức nên B cứ làm, mặc cho hậu
quả như thế nào cũng được. Bản thân B không hề có ý định giết A, nhưng A
có chết thì B cũng chấp nhận.
b) Mục đích và động cơ
Mục đích của tội phạm là kết quả mà người phạm tội mong muốn đạt
được khi thực hiện hành vi phạm tội đó.
Động cơ là động lực bên trong thúc đẩy người phạm tội thực hiện hành
vi phạm tội của mình.
Mục đích của người phạm tội giết người là nhằm tước bỏ đi mạng sống
của nạn nhân, chấm dứt sự sống của họ. Mục đích không phải là dấu hiệu bắt
buộc phải có trong cấu thành tội giết người song trong một số trường hợp nó
lại là dấu hiệu bắt buộc phải có trong mặt chủ quan để làm căn cứ phân biệt
với một số trường hợp sau:
Thứ nhất, trường hợp gây thương tích dẫn đến hậu quả chết người.
Trong trường hợp này, nếu người phạm đó thực hiện hành vi với mục đích
giết người thì người đó sẽ bị truy cứu TNHS về tội giết người. Nhưng nếu
người đố thực hiện hành vi đó nhưng không có mục đích giết người thì người
đó sẽ bị truy cứu TNHS về tội cố ý gây thương tích.
Thứ hai, trường hợp nạn nhân bị tấn công bằng hung khí nguy hiểm vào
các vị trí hiểm yếu như ngực, bụng, đầu… nhưng chỉ bị thương tích. Trong
trường hợp này nếu người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội với mục đích
giết người thì sẽ bị truy cứu TNHS về tội giết người nhưng thuộc trường hợp
phạm tội chưa đạt. Còn nếu không có mục đích giết người thì sẽ bị truy cứu
TNHS về tội cố ý gây thương tích.
Thứ ba, trường hợp nạn nhân bị vướng bẫy điện dẫn đến tử vong.
Trong trường hợp này, nếu người phạm tội thực hiện việc bẫy điện với
mục đích là chống trộm thì người đó sẽ bị truy cứu TNHS về tội giết
người. Còn nếu người đó bẫy điện với mục đích chống sự phá hoại của
22
các con vật như của chuột thì người đó sẽ bị truy cứu TNHS về tội vô ý
làm chết người.
Động cơ thúc đẩy người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội có thể là
vì động cơ đê hèn, do muốn cướp tài sản của nạn nhân, giết người để thực
hiện hoặc che giấu tội phạm khác.
Động cơ và mục đích của tội giết người là căn cứ để định khung hình
phạt. Trong tội giết người có một số động cơ là tình tiết định khung tăng nặng
hình phạt như giết người vì động cơ đê hèn, giết người để lấy bộ phận cơ thể
của nạn nhân, giết người vì lí do công vụ…
Ví dụ: A và B cùng học tại trường đại học X. Hai người yêu nhau chưa
được bao lâu thì dọn về sống chung. Sau một thời gian, A và B thường xuyên
cãi vã vì A có thói trăng hoa. B có bầu và bắt A phải cưới gấp.Để chối bỏ
trách nhiệm của mình A đã dùng dao đâm liên tiếp 9 nhát lên B dẫn đến hậu
quả B chết tại chỗ. Như vậy, động cơ thúc đẩy A thực hiện hành vi giết B xuất
phát từ việc A muốn chối bỏ trách nhiệm của mình, không muốn B làm phiền
mình. Động cơ phạm tội của A là động cơ đê hèn - là một trong các tình tiết
định khung tăng nặng trong tội giết người.
1.2.3 Chủ thể của tội giết người
Chủ thể của tội phạm là người có năng lực TNHS, đạt độ tuổi luật định
và đã thực hiện hành vi phạm tội cụ thể.
Chủ thể tội giết người: Là người có năng lực trách nhiệm hình sự đạt độ
tuổi luật định và đã thực hiện hành vi giết người.
Điều 12 BLHS Việt Nam quy định: “Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải
chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm”.
Người từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách
nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt
nghiêm trọng”.
Tội giết người thuộc loại tội phạm rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm
trọng nên người đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi sẽ vẫn phải chịu
trách nhiệm hình sự về tội giết người.
23
Như vậy điều kiện để trở thành chủ thể của tội giết người bao
gồm: Có năng lực TNHS (người có khả năng này nhận thức và điều
khiển hành vi phạm tội của mình) đạt đủ độ tuổi do luật định, đã thực
hiện hành vi giết người.
Ví dụ: A là giáo viên dạy toán ở trường V. Một hôm đang ngồi uống bia
ở quán giải khát H thì gặp B là bạn học cùng trường hồi cấp 3. A, B ngồi nói
chuyện với nhau được một lúc thì hai bên lời qua tiếng lại. Lúc đó cả hai đều
chưa say, B cầm mấy vỏ trai bia đập liên tiếp vào đầu A. A gục xuống và tử
vong trên đường đi cấp cứu. Như vậy, chủ thể của tội giết người trong tình
huống này là B. B có đủ điều kiện để trở thành chủ thể của tội giết người: có
đủ khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình, đã đạt độ tuổi luật
định và B cũng là người đã thực hiện hành vi giết người.
1.2.4. Khách thể của tội giết người
Khách thể của tội phạm là các quan hệ xã hội được pháp luật hình sự
bảo vệ và bị tội phạm xâm hại. Khách thể của tội phạm là một trong bốn yếu
tố cấu thành tội phạm, có vị trí đặc biệt với ý nghĩa là những quan hệ xã hội bị
tội phạm gây ra thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại.
Khách thể của tội giết người là quyền sống, quyền được tôn trọng và
bảo vệ tính mạng của con người - đó là quyền cơ bản nhất của con người
được quy định trong Hiến pháp năm 1992 của nước Cộng hòa XHCN Việt
Nam và được pháp luật hình sự bảo vệ.
Đối tượng tác động của người phạm tội giết người là con người còn
sống. Thời gian người đó có thể bị hành vi phạm tội xâm hại bắt đầu từ khi
người đó được sinh ra và kết thúc khi người đó chết đi. Trước thời điểm sinh
ra người đó chưa tồn tại về mặt pháp lí do đó hành vi phạm tội chưa thể xâm
hại người đó được. Ngược lại khi người đó chết đi thì sẽ chấm dứt về mặt
pháp lí cũng như về mặt thực tế. Như vậy, đối tượng tác động của tội giết
người là con người còn sống. Các hành vi xâm hại bào thai, xâm hại thi thể,
hài cốt… sẽ bị truy cứu về tội khác chứ không phải tội giết người.
24
1.3. Hình phạt
Theo Điều 26 BLHS quy định: “Hình phạt là biện pháp cưỡng chế
nghiêm khắc nhất của nhà nước nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền lợi ích
hợp pháp của người phạm tội”.
Đối với tội giết người, người phạm tội có thể bị áp dụng các hình
phạt chính là tù hoặc tử hình và các hình phạt bổ sung như cấm đảm nhiệm
chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định, phạt quản chế hoặc
cấm cư trú.
1.3.1. Hình phạt chính
a) Khung tăng nặng (Khoản 1 Điều 93 BLHS)
Tình tiết định khung hình phạt là những tình tiết của tội phạm phù hợp
và thỏa mãn dấu hiệu định khung hình phạt của những tội phạm cụ thể trong
BLHS. Đây là khung có các tình tiết định khung tăng nặng của điều luật, quy
định về tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có mức phạt tù từ 12 năm đến 20
năm,tù chung thân hoặc tử hình.
Hình phạt tù được hiểu là giam người bị kết án phạt tù vào trại giam,
cách li người đó ra khỏi xã hội trong khoảng một thời gian nhất định hoặc vô
thời hạn nhằm trừng phạt họ, đảm bảo công lí và công bằng xã hội.
Hình phạt tử hình: Là hình phạt nghiêm khắc nhất trong hệ thống các
hình phạt nhằm tước bỏ quyền sống của người phạm tội, loại trừ vĩnh viễn
người đó ra khỏi xã hội. Như vậy, hình phạt tử hình chỉ được áp dụng đối với
người phạm tội giết người trong các trường hợp pháp luật quy định phải áp
dụng hình phạt tử hình. Và cũng theo quy định, người phạm tội giết người mà
là người chưa thành niên, phụ nữ đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng
tuổi thì sẽ không áp dụng hình phạt đi tử hình điều này thể hiện tinh thần nhân
đạo của pháp luật hình sự Việt Nam.
Khung tăng nặng này được áp dụng trong trường hợp người phạm tội
khi thực hiện hành vi phạm tội của mình có một hoặc nhiều các tình tiết định
khung tăng nặng như: giết nhiều người; thuê giết người hoặc giết người thuê,
giết phụ nữ mà biết là có thai, giết người một cách man rợ…
25