DANH MỤC PHỤ LỤC
Số thứ tự Tên phụ lục Trang
Phụ lục 1 Lệnh lệnh cấp container 21
Phụ lục 2 Lệnh lệnh hạ container 22
Phụ lục 3 Final final loading list 23
Phụ lục 4 Lệnh lệnh giao hàng 24
Phụ lục 5 Giấy giấy mượn container về kho riêng 25
Phụ lục 6 Giấy giấy xin sử dụng lại container 26
Sinh viên Nguyễn Thị Thanh Hương, Lớp A11, K45D Page 1
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
VOSCO : Công ty cổ phần Vận tải biển Việt Nam
OPS : bộ phận khai thác
OPS CY : bộ phận khai thác tại bãi
EQC : bộ phận quản lý thiết bị/container
HĐQT : Hội đồng quản trị
MA : Container rỗng sẵn sàng đóng hàng
MD : Container rỗng bị hư hỏng
FV : Container chờ trả hàng cho khách hàng
DO : Lệnh giao hàng
M/f : Bản lược khai hàng hoá
Booking : thoả thuận lưu khoang
Longstay : Container rỗng nằm lâu trên bãi
EIR : phiếu giao nhận container
Loading list : danh sách xếp hàng
final loading list : danh sách container xếp lên tàu
KHKT : khoa học kỹ thuật
Sinh viên Nguyễn Thị Thanh Hương, Lớp A11, K45D Page 2
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành báo cáo kiến tập giữa khoá này, em xin gửi lời cảm ơn chân
thành tới:
Các thầy giáo, cô giáo trường đại học Ngoại thương đã tận tình truyền đạt
kiến thức nền tảng cơ sở, kiến thức chuyên sâu về vận tải - dịch vụ vận tải
container và cả kinh nghiệm sống quý báu, thực sự hữu ích cho bản thân em
trong thời gian kiến tập và cả sau này.
Cô giáo Phạm Thị Huyền Trang đã hết lòng hỗ trợ và giúp đỡ em từ khi chọn
đề tài, cách thức tiếp cận thực tiễn tại đơn vị cho đến khi hoàn thành báo cáo.
Các cô chú và các anh chị công tác tại phòng Vận tải container Công ty cổ
phần Vận tải biển Việt Nam đã tạo cho em cơ hội được kiến tập tại phòng. Đặc
biệt, em xin gửi lời biết ơn sâu sắc tới anh Đào Văn Long, phó phòng Vận tải
container đã nhiệt tình hướng dẫn và cung cấp thông tin, số liệu liên quan đến
đề tài nghiên cứu, giúp em hoàn thành báo cáo này đúng thời gian và nội dung
quy định.
Cuối cùng, em chúc quý thầy cô cùng các cô chú, các anh chị làm việc tại
phòng Vận tải Container Công ty Vận tải biển Việt Nam dồi dào sức khỏe,
thành công, hạnh phúc trong cuộc sống.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên Nguyễn Thị Thanh Hương, Lớp A11, K45D Page 3
LỜI MỞ ĐẦU
Dịch vụ vận tải ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền mậu dịch thế
giới. Ngày nay, hàng hóa trao đổi giữa các nước hết sức dồi dào đã kích thích
phương tiện vận tải phát triển và chính vận tải đã giúp nhanh chóng mang hàng
hoá đến thị trường bốn phương do thu ngắn khoảng cách không gian và thời
gian. Và lịch sử đã chứng minh rằng các cuộc cách mạng lớn đã diễn ra trong
đời sống xã hội con người đều được phản ánh trong ngành vận tải. Trong đó,
cuộc cách mạng “container hoá” trong chuyên chở hàng hoá đã trực tiếp làm
thay đổi sâu sắc về nhiều mặt, không phải chỉ trong ngành vận tải mà trong cả
các ngành kinh tế khác.
Vận chuyển hàng hóa bằng container ra đời đã mang lại hiệu quả kinh tế rất
to lớn. Với những đặc trưng như: thời gian chuyên chở ngắn, đảm bảo độ an
toàn cao cho đối tượng chuyên chở, giảm chi phí chuyên chở tới mức thấp nhất,
…vận tải container ngày càng chiếm ưu thế trong hệ thống vận tải trên thế giới
và đang phát triển với một tốc độ chóng mặt. Nếu như trong giai đoạn đầu,
cuộc cách mạng container mới chỉ diễn ra theo chiều rộng thì ngày nay, cuộc
cách mạng ấy đang diễn ra theo chiều sâu và ngày càng hoàn thiện với việc sử
dụng các container loại lớn ở hầu hết các cảng biển trên thế giới.
Qua thời gian kiến tập tại phòng Vận tải container thuộc Công ty cổ phần
Vận tải biển Việt Nam em được tìm hiểu về quá trình hình thành phát triển
cũng như thực tế quản lý khai thác container tại Công ty và càng tin tưởng vào
triển vọng phát triển của dịch vụ vận tải container. Tuy nhiên, trong tình hình
nền kinh tế có nhiều biến động và cạnh tranh khốc liệt ngày hôm nay thì để tồn
tại và phảt triển, Công ty cần xây dựngcho minh một quy trình khai thác và
quản lý container một cách hợp lý. Trên cơ sở lý luận, kiến thức được nhà
trường trang bị kết hợp với thực tế và được sự hướng dẫn tận tình của cô giáo
Phạm Thị Huyền Trang, em đã mạnh dạn chọn đề tài: "Tìm hiểu chung về
Công ty cô phần Vận tải biển Việt Nam (VOSCO) và quy trình khai thác
vỏ container tại VOSCO" làm báo cáo kiến tập giữa khoá.
Sinh viên Nguyễn Thị Thanh Hương, Lớp A11, K45D Page 4
I. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI BIỂN
VIỆT NAM (VOSCO)
1.1. Vài nét về lịch sử hình thành và phát triển của VOSCO
Công ty Vận tải biển Việt Nam, tiền thân của Công ty cổ phần Vận tải
biểnViệt Nam thành lập vào ngày 1/7/1970 theo quyết định của Bộ giao thông
vận tải trên cơ sở hợp nhất ba đội tàu Giải phóng, Tự lực, Quyết thắng và một
xưởng vật tư. Đến tháng 3 năm 1975, Bộ giao thông vận tải quyết định tách
một bộ phận lớn phương tiện và lao động của Công ty để thành lập Công ty vận
tải ven biển (Vietcoship là Vinaship sau này) với nhiệm vụ chủ yếu là tổ chức
vận tải trên các tuyến trong nước. Cũng từ đây Công ty Vận tải biển Việt Nam
(VOSCO) chỉ còn tập trung làm một nhiệm vụ là tổ chức vận tải nước ngoài,
phục vụ xuất nhập khẩu và nhanh chóng xây dựng đội tàu vận tải biển xa. Một
bước ngoặt quan trọng nữa là tới ngày 01/01/2008, Công ty chuyển đổi sang
hình thức công ty cổ phần với tên gọi: CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI BIỂN
VIỆT NAM, tên tiếng Anh là VIETNAM OCEAN SHIPPING JOINT STOCK
COMPANY (VOSCO).
Ba mươi chín năm (1970 – 2009) là chặng đường lịch sử về sự trưởng thành
trong xây dựng và phát triển của Công ty cổ phần Vận tải biển Việt Nam. Công
ty luôn giữ vững và phát huy truyền thống “Dũng cảm, kiên cường, thông
minh, sáng tạo” của chiến sĩ giao thông vận tải. Trong những năm chiến tranh
ác liệt, cán bộ chiến sĩ hải quan, thuyền viên, công nhân viên của công ty đã
không ngại hy sinh gian khổ vượt lên bom đạn thuỷ lôi, bám biển, hoàn thành
xuất sắc nhiệm vụ vận tải chi viện miền Nam và các tỉnh Khu 4. Từ năm 1975
đến nay, công ty lại hăng hái đi đầu trong sự nghiệp khôi phục và phát triển
kinh tế đất nước, luôn là lá cờ đầu trong ngành giao thông vận tải.
Với những đóng góp to lớn như trên, Công ty đã được nhà nước trao tặng
nhiều danh hiệu cao quý như: Năm 1989, Công ty được nhà nước tặng thưởng
Huân chương lao động hạng nhất. Công ty đã ba lần được nhận cờ của chính
phủ (1990- 1992 -1998), hai lần nhận cờ của Bộ giao thông vận tải (1994-
1997). Năm 1999, công ty được Chủ tịch nước tặng Huân chương độc lập hạng
Sinh viên Nguyễn Thị Thanh Hương, Lớp A11, K45D Page 5
ba về thành tích 5 năm (1994- 1997), nhà nước đã khen thưởng 56 Huân
chương kháng chiến chống Mỹ cứu nước (KCCMCN) hạng nhất, 32 hạng hai,
161 hạng ba, và 48 Huân chương KCCMCN cho cá nhân tập thể trong thời kỳ
chống Mỹ.
1.2. Trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị hạch toán phụ
thuộc của VOSCO
Công ty có trụ sở chính tại: số 215, phố Lạch Tray, phường Đằng Giang,
quận Ngô Quyền, Hải Phòng; Tel: (84 – 31) 3731090; Fax: (84 – 31) 3731007;
Email : ; ; Website: www.vosco.vn.
Công ty có 9 chi nhánh tại các tỉnh: Quảng Ninh, Hà Nội, Đà Nẵng, Quảng
Ngãi, Quy Nhơn, Nha Trang, Vũng Tàu, Hồ Chí Minh, Cần Thơ. Ngoài ra,
Công ty còn có 6 đơn vị hạch toán phụ thuộc là: xí nghiệp đại lý sơn, xí nghiệp
đại lý dầu nhờn, đại lý giao nhận vận tải đa phương thức, trung tâm thuyền
viên, Trung tâm Huấn luyện thuyền viên và xí nghiệp sửa chữa cơ khí. Công ty
cũng có 1 văn phòng đại diện tại Bangkok – Thailand. Bên cạnh đó, Công ty
còn tham gia góp vốn vào các tổ chức: công ty cổ phần chứng khoán Hải
Phòng, ngân hàng thương mại cổ phần Hàng hải Việt Nam và công ty cổ phần
Hàng hải Hà Nội.
1.3. Mục tiêu và ngành nghề kinh doanh của VOSCO
a. Mục tiêu hoạt động của VOSCO
Công ty cổ phần vận tải biển Việt Nam được thành lập để huy động có hiệu
quả các nguồn vốn cho hoạt động đầu tư, kinh doanh các dịch vụ hàng hải và
các lĩnh vực khác nhằm mục tiêu thu lợi nhuận tối đa hợp pháp; tạo công ăn
việc làm ổn định cho người lao động; tăng cổ tức cho các cổ đông; đóng góp
cho ngân sách Nhà nước và phát triển Công ty ngày càng lớn mạnh.
b. Ngành nghề kinh doanh của VOSCO
- Kinh doanh vận tải biển: hàng khô, hàng container, dầu thô, dầu sản phẩm, khí
ga, hoá chất; và vận tải đa phương thức;
- Dịch vụ bốc, dỡ hàng hoá tại cảng biển, khai thác kho, bãi và dịch vụ giao nhận,
kho vận;
- Kinh doanh tài chính và kinh doanh bất động sản;
- Dịch vụ đại lý tàu biển; dịch vụ đại lý vận tải; dịch vụ môi giới hàng hải;
- Dịch vụ cung ứng tàu biển; dịch vụ sửa chữa tàu biển, sửa chữa container;
Sinh viên Nguyễn Thị Thanh Hương, Lớp A11, K45D Page 6
- Đại lý phụ tùng, thiết bị chuyên ngành hàng hải; đại lý mua bán, ký gửi hàng
hoá;
- Đại lý bán vé máy bay;
- Dịch vụ cung ứng và xuất khẩu lao động; đào tạo và huấn luyện thuyền viên;
- Dịch vụ vui chơi giải trí; kinh doanh khách sạn, nhà hàng, cho thuê văn phòng;
1.4 Cơ cấu tổ chức của VOSCO
a. Đại hội cổ đông của VOSCO
b. Hội đồng quản trị của VOSCO
Sinh viên Nguyễn Thị Thanh Hương, Lớp A11, K45D Page 7
Ông Vũ Hữu Chinh - Chủ tịch Hội đồng quản
trị
Ông Đặng Thanh
Quang – Ủy viên hội
đồng quản trị kiêm
Phó Tổng giám đốc
phụ trách kỹ thuật
Ông Lê Ngọc Minh –
Ủy viên hội đồng
quản trị kiêm Phó
Tổng giám đốc phụ
trách phía Nam
Ông Nguyễn Duy
Nhì - Ủy viên hội
đồng quản trị, Bí thư
Đảng uỷ Công ty
Ông Trần Trọng Phúc –
thành viên hội đồng
thành viên kiêm Tổng
giám đốc điều hành của
Tổng Công ty Bảo hiểm
Bảo Việt
Ông Bùi Việt Hoài– Phó Chủ tịch Hội đồng
quản trị kiêm Tổng giám đốc điều hành
c. Ban kiểm soát của VOSCO
Sinh viên Nguyễn Thị Thanh Hương, Lớp A11, K45D Page 8
Ông Đặng Hồng Trường – thành
viên ban kiểm soát – Phó Trưởng
phòng Kế hoạch và Đầu tư
Ông Châu Quang Khải -
Trưởng Ban kiểm soát - Chủ
tịch Công đoàn Công ty
Ông Lê Anh Sơn – thành viên ban
kiểm soát - Trưởng Ban Tài chính
Tổng công ty Hàng hải Việt Nam
d. Bộ máy hành chính của VOSCO
Sinh viên Nguyễn Thị Thanh Hương, Lớp A11, K45D Page 9
Tàu chở hàng rời và hàng khô, tàu chở dầu sản phẩm và tàu chở Container
Đại hội đồng cổ đông
Ban kiểm soát
Phó Tổng giám đốc phụ
trách khai thác
Phó Tổng giám đốc phụ
trách kỹ thuật
Phó Tổng giám đốc phụ
trách phía Nam
Phòng Tổ chức
Tiền lương
Phòng Tài chính
Kế toán
Phòng Kế hoạch và
Đầu tư
Phòng Hànhchính
Phòng Thanh tra,
Bảo vệ, Quân sự
Phòng Khai thác
thương vụ
Phòng Vận tải Dầu khí
Phòng Vận tải
Container
Phòng Hàng hải
Đại lý tàu biển và
logistics
Chi nhánh Hà Nội
Chi nhánh Quảng
Ninh
Chi nhánh Quy Nhơn
Chi nhánh Nha Trang
Chi nhánh Đà Nẵng
Chi nhánh Quảng Ngãi
Văn phòng đại diện ở
Thái Lan
Ban Quản lý an toàn và
chất lượng
Phòng Kỹ thuật
Phòng Kỹ thuật tàu dầu
Trung tâm thuyền viên
Trung tâm Huấn luyện
thuyền viên
Phòng Vật tư
Đại lý dịch vụ Sơn
Đại lý kinh doanh dầu
nhờn
Xí nghiệp sửachữa và dịch
vụ tàu biển
Chi nhánh Hồ Chí
Minh
Chi nhánh Vũng
Tàu
Chi nhánh Cần
Thơ
Hội đồng quản trị (Chủ tịch
HĐQT)
Phó Chủ tịch HĐQT kiêm
Tổng giám đốc điều hành
Đại lý tàu bỉên và
dịch vụ hàng hải
Hiện tại, VOSCO có 1700 nhân
viên. Trong đó, bộ phận cán bộ
công nhân viên làm việc trên bờ
gồm 450 người còn bộ phận sĩ quan
thuyền viên công tác trên biển gồm
1345 người.
1.5. Nhật ký thực tập tại Phòng Vận tải Container của VOSCO
- Ngày 1/7/2009: nộp giấy giới thiệu và xin thực tập tại Phòng Vận tải container
tại Công ty cổ phần Vận tải biển Việt Nam (VOSCO)
- Từ ngày 1/7/2009 đến ngày 5/7/2009: tìm hiểu về VOSCO và bắt đầu viết báo
cáo giới thiệu tổng quan về Công ty.
- Ngày 6/7/2009 nộp giấy giới thiệu và viết đơn xin thực tập tại Phòng Vận tải
container của VOSCO.
- Từ ngày 6/7/2009 đến ngày 11/7/2009 nghiên cứu về các nghiệp vụ của các bộ
phận trong phòng Vận tải container của VOSCO: ngày 6/7/2009 nghiên cứu
nghiệp vụ của bộ phận thị trường (Sales/ Marketing);ngày 7/7/2009 nghiên cứu
nghiệp vụ của bộ phận khai thác (Operation- OPS); ngày 8/7/2009 nghiên cứu
nghiệp vụ của bộ phận quản lý thiết bị (Equipment Control- EQC); ngày
9/7/2009 nghiên cứu nghiệp vụ của bộ phận chứng từ (Documentation- DOC);
ngày 10/7/2009 nghiên cứu nghiệp vụ của bộ phận kế toán, thương vụ
(Accounting).
- Từ ngày 13/7/2009 đến ngày 20/7/2009 nghiên cứu về quy trình khai thác vỏ
container tại bộ phận EQC của phòng Vận tải container cũng như thu thập
những chứng từ có liên quan tới quy trình này tại các bộ phận khác như: bộ
phận bán hàng, bộ phận OPS… Bắt đầu viết báo cáo về quy trình khai thác vỏ
container.
- Từ ngày 20/7/2009 đến ngày 26/7/2009 hoàn thành báo cáo giới thiệu tổng quan
về VOSCO và quá trình khai thác vỏ container.
Sinh viên Nguyễn Thị Thanh Hương, Lớp A11, K45D Page 10
II. QUY TRÌNH KHAI THÁC VỎ CONTAINER TẠI VOSCO VÀ MỘT
SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ CỦA QUY TRÌNH
KHAI THÁC VỎ CONTAINER TẠI VOSCO
2.1. Mục đích của quy trình khai thác vỏ container tại VOSCO
Quy trình khai thác container mô tả toàn bộ các công việc theo dõi, quản lý
trạng thái các container của phòng Vận tải container và các bộ phận có liên
quan theo trình tự và thời gian nhằm mục đích phục vụ hiệu quả sản xuất kinh
doanh của Công ty.
2.2. Phạm vi áp dụng của quy trình khai thác vỏ container tại VOSCO
Quy trình này áp dụng đối với bộ phận quản lý vỏ container (EQC), bộ phận
khai thác tàu, bộ phận thị trường và bộ phận nghiệp vụ tại các đầu bến trong
việc khai thác và theo dõi toàn bộ số lượng vỏ container của Công ty đang sở
hữu và quản lý. Trong đó, bộ phận EQC giữ vai trò chủ đạo và thực hiện những
chức năng sau: điều phối vỏ; thuê/cho thuê vỏ; mua bán vỏ; sữa chữa/ thuê sửa
chữa, đảm bảo chất lượng vỏ. Công việc cụ thể như sau:
• Dựa vào dự báo lượng vỏ cần thiết từ bộ phận Marketing, nếu cần thiết sẽ điều
chuyển vỏ container (giữa các Depot, các cảng…) hoặc tiến hành các nghiệp
vụ SWAP (Direct Interchange), Free Use với các hãng tàu khác.
• Kiểm tra tình trạng vỏ, và tiến hành (thuê) sửa chữa vỏ (khi cần thiết)
• Nhận báo cáo từ các cầu tàu, bãi và cập nhật hệ thống
• Kiểm tra, xác nhận tiền phạt lưu bãi, lưu container, phí lưu container.
• Lập các báo cáo (hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng…) về danh sách vỏ sẵn sàng
tại các bãi, lượng vỏ Longstay, vỏ đặc biệt, vỏ hư hỏng
• Đàm phán, theo dõi các hợp đồng mua, bán, thuê, cho thuê vỏ.
Công việc của bộ phận EQC có mối liên hệ mật thiết với hoạt động của các bộ
phận khác cụ thể như sau:
Sinh viên Nguyễn Thị Thanh Hương, Lớp A11, K45D Page 11
2.3. Nội dung quy trình khai thác vỏ container tại VOSCO
Sơ đồ của quy trình khai thác vỏ container tại VOSCO
Sinh viên Nguyễn Thị Thanh Hương, Lớp A11, K45D Page 12
Bộ phận
chứng từ
EQC
Cập nhật tin chiều nhập Cont
Terminal cho mỗi Cont nhập
Thông tin khác
Depo cho Cont trả vỏ
Thông tin Longstay
Thông tin khác
Bộ phận
Marketing
EQC
Cập nhật luợng vỏ sẵn sàng / ưu tiên cấp
Trợ giúp trong các vấn đề trucking, terminal…
Thông itn khác
Bộ phận
khai thác
EQC
Danh sách vỏ sẵn sàng tại các bãi
Thông tin khác
Cập nhật thông tin cấp vỏ
Thông tin xuất nhập bãi
Loading list
Thông tin khác
Dự báo/Yêu cầu vỏ
Thông tin khác
EQC
Bộ phận
kế toán
Hóa đơn đã được ktra, xác nhận
Các chứng từ hỗ trợ
Thông tin khác
Hóa đơn/thông tin không rõ ràng
Thông tin khác
2.3.1. Container rỗng: có thể xảy ra hai trường hơp.
a. Container rỗng sẵn sàng đóng hàng (MA: Empty Container Available)
Cán bộ bộ phận EQC tại các đầu bến phối hợp với cán bộ khai thác tại các
văn phòng bãi (OPS CY), chịu trách nhiệm theo dõi, quản lý các container rỗng
bao gồm cả các container thuộc quyền sở hữu của công ty và các container
leasing, free use….tại các bãi thuộc khu vực mình và đảm bảo các container
này ở tình trạng tốt, sẵn sàng đóng hàng. Việc quản lý container MA trên bãi
theo nguyên tắc nhập bãi trước sẽ được ưu tiên cấp trước (FIFO), tránh tình
trạng container rỗng nằm lâu trên bãi (longstay), đảm bảo hiệu suất quay vòng
và sử dụng container cao. Với các container rỗng trả về bãi, khách hàng sẽ phải
xuất trình EIR (Equipment Interchange Report) của cảng và nhận giấy xác nhận
hạ rỗng. EQC và OPS CY sẽ kiểm tra tình trạng hiện thời của các container.
b. Container rỗng bị hư hỏng (MD: Empty Container Damaged)
Sinh viên Nguyễn Thị Thanh Hương, Lớp A11, K45D Page 13
Cho phép dùng lại để đóng hàng
tiếp theo mà không cần trả về bãi
Container rỗng
Container cấp cho khách hàng
Container có hàng chờ xuất
Container xếp lên tàu
Container đang được vận chuyển trên tàu
Container hàng chờ trả hàng cho khách
hàng
Container rút hàng
Container đóng hàng kết hợp
booking
Container dỡ xuống tại cảng đích
Container trả về bãi
Hàng ngày, bộ phận EQC sẽ căn cứ vào các phiếu giao nhận container để
kiểm tra tình trạng các container được trả về bãi. Các container hư hỏng (nếu
có) sẽ được xem xét mức độ và cập nhật vào chương trình quản lý container.
Bộ phận EQC sẽ căn cứ vào biên bản bàn giao container trước đó để đối chiếu
và xác định trách nhiệm của khách hàng trong việc sửa chữa container.
Hàng tuần, bộ phận EQC tại các đầu bến sẽ gửi báo cáo tình hình hư hỏng
container tại các đầu bến theo mẫu “Báo cáo container hư hỏng” về bộ phận
EQC Hải Phòng để theo dõi và yêu cầu các đơn vị sửa chữa tiến hành khảo sát
và lên báo giá. Bộ phận EQC tại Hải Phòng chịu trách nhiệm duyệt các báo giá
sữa chữa và chịu trách nhiệm làm các thủ tục thanh toán. Bộ phận Logistics tại
các đầu bến chịu trách nhiệm theo dõi, đôn đốc việc sửa chữa, ký nhiệm thu và
thu thập các hồ sơ cần thiết về bộ phận EQC Hải Phòng. Nếu có vấn đề thì cần
phải lưu ý người cung ứng dịch vụ sửa chữa container sau môi đợt sửa chữa.
Phụ trách EQC ghi lại các nhận xét của mình vào “Sổ theo dõi người cung ứng
dịch vụ sửa chữa container”. Mỗi năm một lần, phụ trách EQC đánh giá lại các
công ty sửa chữa EQC theo biểu mẫu “Đánh giá người cung ứng dịch vụ” theo
các tiêu chí: giá cả, chất lượng, thời gian hoàn thành, điều kiện thanh toán.
Các container rỗng bị hư hỏng sau khi được sửa chữa sẽ tiếp tục được khai
thác như các container rỗng sẵn sàng đóng hàng.
2.3.2. Container cấp cho khách hàng (MS: Empty Container Shipper)
Quy trình cấp vỏ container đã được minh hoạ theo sơ đồ như sau:
Sinh viên Nguyễn Thị Thanh Hương, Lớp A11, K45D Page 14
Các container có thể được cấp để đóng hàng tại kho riêng hoặc để đóng hàng
tại bãi.
a. Container cấp cho khách hàng để đóng hàng tại kho riêng.
Trước hết, bộ phận EQC phối hợp với OPS CY cấp container cho khách
hàng để đóng hàng khi khách hàng xuất trình giấy lưu khoang (Booking) đã
thoả thuận với bộ phận thị trường hoặc xuất trình lệnh cấp container rỗng. Thoả
thuận lưu khoang và lệnh cấp container rỗng được thực hiện như sau:
Về thoả thuận lưu khoang:
• Sau khi nhận được yêu cầu booking từ khách hàng (thông qua đàm phán, hoặc
dựa trên các hợp đồng đã ký…), bộ phận Sales/Marketing thu thập đầy đủ
thông tin cần thiết trên Booking.
• Soạn thảo Thỏa thuận lưu khoang (Booking Note), sau đó gửi cho khách hàng
(Shipper) qua đường bưu điện hoặc fax.
Sinh viên Nguyễn Thị Thanh Hương, Lớp A11, K45D Page 15
Khách hàng hỏi contaner rỗng
Kiểm tra khả năng cung cấp vỏ Container theo bản lưu kho
Container hiện thời
Đảm bảo khả năng cung cấp vỏ Container rỗng đáp ứng yêu cầu
khách hàng
Kiểm tra lại khả năng cung cấp Container rỗng tại các cảng
Lựa chọn vị trí cảng cung cấp vỏ Container rỗng thuận tiện nhất cho
khách hàng
Phát hành lệnh cấp Container rỗng và đóng dấu biên nhận nếu đạt
được thoả thuận giữa hai bên
Cập nhật vào hệ thống
Hoàn tất quy trình
• Yêu cầu Shipper kiểm tra, chỉnh sửa, và gửi lại (thường bằng fax) để xác nhận
tính chính xác của thông tin.
• Nhân viên Sales sẽ ký xác nhận và gửi Booking cho Shipper.
Hàng ngày bộ phận Marketing in danh sách lưu khoang (Daily Booking List)
để theo dõi và gửi bộ phận OPS để tham khảo. Một ngày trước khi tàu chạy,
Marketing lập “Temporary Booking List” gửi OPS.
Về lệnh cấp Container rỗng:
Theo quy định của VOSCO, lệnh cấp Container rỗng trong trường hợp đóng
hàng tại kho riêng có thể là lệnh gốc hoặc dưới dạng fax để đảm bảo thuận tiện
cho khách hàng. Nếu là lệnh gốc thì chỉ cần phát hành một bản và phải tới
phòng container của VOSCO để nhận lệnh. Còn nếu là lệnh dưới dạng fax thì
gồm hai bản, một bản được cấp cho khách hàng và một bản cấp cho cảng
Container rỗng (Dpot).
Khi khách hàng nhận container tại bãi thì sẽ được cấp biên bản giao nhận
container (EIR- Equipment interchage report) xác nhận tình trạng container.
Các container được cấp đi phải đảm bảo căn cứ trên tình hình thực tế số lượng
container rỗng sẵn sàng đóng hàng hiện có tại đầu bến và phù hợp với booking
đã ký. Các container được cấp phải đảm bảo những tiêu chuẩn kỹ thuật như:
container kín nước, cửa đóng mở bình thường, tôn hai vách, sàn tốt, không ảnh
hưởng đến việc đóng hàng…
Khách hàng được miễn phí lưu container tại kho riêng của khách hàng theo
thời gian quy định của công ty. Nếu quá hạn, khách hàng sẽ phải chịu tiền phạt
theo quy định (detention charge). Cụ thể như sau: container được kéo ra khỏi
bãi được miễn phí 3ngày, kể từ ngày thứ 4 khách hàng sẽ phải trả 100000
đồng/20’/ngày; 150000 đồng/40’/ngày. Phòng EQC sẽ phải đảm bảo cập nhật
đầy đủ số liệu vào hệ thống để bộ phận chứng từ của phòng thị trường có cơ sở
yêu cầu khách hàng thanh toán tiền.
b. Container cấp cho khách hàng để đóng hàng tại bãi
Sinh viên Nguyễn Thị Thanh Hương, Lớp A11, K45D Page 16
Bộ phận EQC phối hợp với bộ phận thị trường để dự báo số lượng container
dùng để phục vụ cho nhu cầu đóng hàng tại bãi của khách hàng. Để được cấp
container, khách hàng cũng phải xuất trình Booking hoặc lệnh cấp container.
Nhưng khác với trường hợp cấp container để đóng hàng tại kho riêng, theo quy
định của VOSCO, lệnh cấp container trong trường hợp đóng hàng tại bãi phải
là lệnh gốc. Các container đóng hàng tại bãi sẽ ở trong trạng thái sẵn sàng chờ
xuất và được theo dõi như các container có hàng chờ xuất khác.
2.3.3. Container có hàng chờ xuất
Các container có hàng chờ xuất bao gồm các container đã hoàn thành việc
đóng hàng và được đưa về bãi tập kết không phân biệt đóng hàng tại kho, bãi
hay re-use. Các container trên sẽ được cảng cấp lệnh hạ bãi. Phí nâng, hạ bãi do
chủ hàng thanh toán. Trong tải hàng tối đa cho phép đóng trong container là:
25T/20’ & 28T/40’. Chủ hàng hoặc lái xe phải kiểm tra kỹ và chịu trách nhiệm
về tình trạng container và làm biên bản giao nhận với bãi.
Bộ phận EQC chịu trách nhiệm theo dõi các container có hàng chờ xuất và
phối hợp với bộ phận khai thác (OPS), bộ phận thị trường hạn chế tối đa ngày
nằm trên bãi, tiết kiệm chi phí lưu bãi và tránh tình trạng khách hàng sử dụng
container làm kho riêng để chứa hàng.
2.3.4. Container xếp lên tàu (Loading Container)
Bộ phận EQC sẽ kết hợp với bộ phận khai thác tàu container, bộ phận thị
trường dựa trên danh sách container đã đóng hàng chờ xuất (FL List) để lên kế
hoạch xuất tàu và lập danh sách xếp hàng (Loading list). Sau khi container
dược xếp lên tàu, căn cứ vào loading list, bay plan, bộ phận OPS sẽ lập danh
sách container xếp lên tàu (Final loading list) và gửi cho bộ phận EQC, bộ phận
khai thác tàu container, bộ phận thị trường để theo dõi. Trong quá trình xếp
container lên tàu phải chú ý những điều sau:
Trước hết, công tác chằng buộc phải tiến hành hết sức cẩn thẩn trước khi ra
biển trong mọi hoàn cảnh và thời tiết. Đặc biệt lưu ý đặt đầy đủ các “càng cua”
Sinh viên Nguyễn Thị Thanh Hương, Lớp A11, K45D Page 17
(bridge fittings) cho lớp trên cùng, chúng có tác dụng liên kết tất cả các
container thành một khối chống lại sự xê dịch của từng container riêng lẻ.
Bên cạnh đó, phải chú ý tuyệt đối không dùng đồng thời các loại khóa
(twistlocks) có chiều khóa trái nhau. Nếu không, việc này dẫn đến một số
container sẽ không được khóa chân do nhầm lẫn và đôi lúc container được cẩu
lên khi chưa mở khóa chân dẫn đến hỏng hóc cho khóa thậm chí cả container.
Đặc biệt, các container lạnh (reefer-container) phải được xếp lên tầu với đầu
có máy lạnh và quạt gió quay về phía lái tàu; việc này tránh tác động của gió và
sóng biển làm hư hại tới hệ thống làm lạnh của container. Ngoài ra nếu điều
kiện cho phép cũng tránh xếp các container này ở tier thứ 2 trở lên: điều này sẽ
gây khó khăn cho việc kiểm tra ghi chép các thông số về tình trạng của
container và cả lúc cần sửa chữa nó trong thời gian tàu hành trình.
2.3.5. Container đang được vận chuyển trên tàu
Các container đã được xếp lên tàu và đang vận chuyển từ cảng xếp đến cảng
đích. Thủy thủ và sĩ quan đi ca phải theo dõi cẩn thận để phát hiện kịp thời
những hỏng hóc do công nhân cẩu hàng gây ra cho tàu và các container đã
được xếp lên tàu – điều này rất thường quyên xảy ra nhất là khi làm hàng bằng
cần cẩu tàu. Việc làm biên bản kịp thời sẽ tránh cho chủ tàu những khiếu nại
không đáng có đồng thời làm cơ sở cho việc đòi đền bù sửa chữa những hỏng
hóc cho tàu như đã nói ở trên.
Hàng ngày phải cắt cử thủy thủ kiểm tra và tăng lại các tăng đơ (turnbucken)
vì khi tàu hành trình do các container bị rung dẫn đến các chằng buộc có thể bị
lỏng dần. Trong khi hành trình, nhất là khi gặp thời tiết xấu, cần lưu ý sĩ quan
và thủy thủ đi ca tránh đi ngang sóng, cua gấp, đề phòng lật tàu hoặc đổ cả
mảng container xuống biển.
2.3.6.Container dỡ xuống tại cảng đích (Discharging Container)
Khi tàu tới cảng, căn cứ vào Loading list, Bay plan bộ phận OPS lập kế
hoạch dỡ hàng và chú ý theo dõi những container đặc biệt. Khi tàu dỡ hàng, cần
nhắc nhở công nhân không ném các thiết bị chằng buộc xuống boong tàu đề
Sinh viên Nguyễn Thị Thanh Hương, Lớp A11, K45D Page 18
phòng rơi xuống biển; khi tàu đậu bến nhắc thủy thủ đi ca cảnh giác đề phòng
kẻ gian lấy cắp thiết bị chằng buộc, thậm chí thả xuống nước và mò lại sau khi
tàu chạy.
2.3.7. Container hàng chờ trả hàng cho khách hàng (FV Container)
Các container hàng nhập được dỡ xuống sẽ nằm ở trạng thái FV. Bộ phận
EQC phối hợp với bộ phận khai thác container theo dõi thời gian các container
FV nằm trên bãi chờ giao cho khách hàng. Trong vòng 05 ngày kể từ ngày dỡ
hàng lên bờ, khách hàng phải đến công ty nhận hàng. Phí nhận “Lệnh giao
hàng” là: 50.000 đồng/lệnh. Nếu quá thời hạn 05 ngày, khách hàng phải trả phí
lưu giữ container cũng như phải chịu mọi rủi ro phát sinh.
Bộ phận Logistics đảm bảo cập nhật hằng ngày container hạ bãi vào hệ thống
để cán bộ chứng từ có cơ sở tiến hành thu tiền phạt những container để bãi quá
hạn (Demurrage charge). Khách hàng được miễn phí lưu container trên bãi theo
thời gian quy định của công ty kể từ ngày tàu tới cảng. Nếu quá hạn, khách
hàng sẽ phải chịu mức phạt theo quy định. Cụ thể như sau: trong vòng 05 ngày
đầu (kể cả ngày dỡ hàng lên bờ, chủ nhật và ngày lễ) thì được miễn phí. Từ sau
ngày thứ 06 trở đi (kể cả chủ nhật và ngày lễ) sẽ phải chịu mức phạt lưu giữ
container như sau: 120.000 đồng/20’, 160.000 đồng/40’. Đối với container
lạnh, phí cắm điện được tính từ khi dỡ hàng xuống tàu.
Đối với container lưu lâu ngày tại bãi (trên 20 ngày), bộ phận EQC phải
thông báo cho bộ phận chứng từ hàng nhập và bộ phận thị trường để thông báo
cho khách hàng tình trạng số ngày container tồn tại bãi. Nếu các container trên
lưu bãi trên 30 ngày, bộ phận EQC phải thông báo cho bộ phận chứng từ, bộ
phận thị trường bằng văn bản nội bộ (Email). Sau khi nhận được thông tin trên,
bộ phận thị trường phải làm công văn gửi cho khách hàng thông báo tình trạng
hàng lưu tại bãi. Nếu sau ba tháng phải làm công văn lần hai và sau sáu tháng
phải có công văn lần ba. Nếu container hàng tiếp tục tồn bãi, bộ thị phận thị
trường phải tập hợp toàn bộ hồ sơ hàng gửi cho phòng an toàn hàng hải của
công ty xin hướng dẫn giải quyết (thông thường phòng hằng hải phải lùi hồ sơ
Sinh viên Nguyễn Thị Thanh Hương, Lớp A11, K45D Page 19
các container nêu trên (DO, M/f, Công văn thông báo, Công văn từ chối
hàng…) cho Ban thanh lý tồn đọng cảng biển xin thanh lý hàng nhằm tránh cho
hãng tàu phải trả phí lưu bãi cho cảng).
2.3.8. Container rút hàng
Có hai trường hợp xảy ra là: rút hàng tại kho riêng vả rút hàng tại bãi, cụ thể
như sau:
a. Container rút hàng tại kho riêng (FU Container)
Khách hàng lấy container hàng nhập phải có lệnh giao hàng (DO- Delivery
Oder) và giấy mượn container về kho riêng để đổi lấy biên bản giao hàng
container (EIR). Bộ phận EQC phối hợp với bộ phận thị trường để theo dõi các
container đã giao cho khách hàng và yêu cầu khách hàng trả vỏ sớm để tăng
cường hiệu suất quay vòng và sử dụng container. Khách hàng được miễn phí
lưu container tại kho riêng theo thời gian quy định của công ty. Nếu quá hạn,
cán bộ chứng từ sẽ căn cứ số liêu của bô phận EQC cập nhật trên hệ thống để
tiến hành thu tiền khách hàng với tiền phạt phí lưu container tại kho riêng quá
hạn (detention charge) theo quy định. Cụ thể như sau: container được kéo ra
khỏi bãi được miễn phí 3ngày, kể từ ngày thứ 4 khách hàng sẽ phải trả 100000
đồng/20’/ngày; 150000 đồng/40’/ngày.
Tiền đặt cọc để mượn container về kho riêng là: 500.000 đồng/20’; 1.000.000
đồng/40’. Những khách hàng đặc biệt hay những bạn hàng quen thuộc có thể
đặt cọc theo tháng ( tuỳ theo thoả thuận giữa Công ty và khách hàng mà từng
tháng, khách hàng sẽ đặt cọc một số tiền nhất định và được mượn một số lượng
container nhất định).
b. Container rút hàng tại bãi
Đối với những container khách hàng rút hàng tại bãi, bộ phận EQC sẽ phối
hợp với bộ phận OPS theo dõi việc rút hàng và cập nhật vào hệ thống. Các
container sau khi rút ruột tại bãi sẽ trở về trạng thái container rỗng (MT
container).
2.3.9. Container đóng hàng kết hợp
Sinh viên Nguyễn Thị Thanh Hương, Lớp A11, K45D Page 20
Đây là những container hàng nhập sau khi giao cho khách hàng để lấy hàng
tại kho riêng có cho phép khách hàng được sử dụng lại container đó để đóng
hàng tiếp theo mà không cần phải trả về bãi. Việc đóng hàng kết hợp chỉ được
áp dụng cho khách hàng có hàng hai chiều với người nhận hàng đồng thời là
người gửi hàng. Khách hàng phải hoàn thành các thủ tục xin đóng kết hợp
trước khi lấy hàng. Bộ phận thị trường, bộ phận phục vụ khách hàng, các khu
vực có trách nhiệm xác nhận “Giấy xin sử dụng lại container” cho khách hàng
do mình quản lý. Bộ phận EQC sẽ căn cứ tình trạng container và Kế hoạch sử
dụng cân đối container để quyết định việc cho phép này.
2.4. Nhận xét về tình hình khai thác vỏ container tại VOSCO và một số
kiến nghị nhằm tăng cường hiệu quả của quy trình khai thác vỏ container
tại VOSCO
2.4.1. Nhận xét về tình hình khai thác vỏ container tại VOSCO
Hiện tại, Công ty cổ phần Vận tải biển Việt Nam mới chỉ cung cấp dịch vụ
vận tải container trên tuyến nội địa Hải Phòng - Hồ Chí Minh và ngược lại. Để
phục vụ nhu cầu của dịch vụ vận tải trên tuyến này, VOSCO đã đưa hai tàu
FORTUNE FREIGHTER và FORTUNE NAVIGATOR có sức chở
560TEU/Tàu vào khai thác tuyến Hải Phòng - Hồ Chí Minh vào cuối tháng
11/2008.
Tính tới thời điểm này, Công ty đang khai thác 1200 TEUs vỏ container.
Trong đó, 99% số container đang ở trong tình trạng tốt, sẵn sàng phục vụ đóng
hàng. Trong thời gian tới, Công ty dự kiến sẽ đầu tư mua thêm 1.200 TEUs vỏ
container mới. Với đội ngũ cán bộ nhân viên trẻ năng động, có trình độ và kinh
nghiệm, phòng Vận tải container tại VOSCO luôn nỗ lực hết mình để mang lại
sự hài lòng cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ vận tải container của VOSCO.
Tuy nhiên hiện nay, tình hình khai thác container nói riêng cũng như tình
hình khai thác các dịch vụ vận tải biển nói chung của Công ty đang ở trong tình
trạng hết sức khó khăn. Giá cước vận tải biển “xuống dốc không phanh” khi
giảm từ 30%- 90% trong vòng 3 tháng qua. Các tàu chở container cũng giảm
Sinh viên Nguyễn Thị Thanh Hương, Lớp A11, K45D Page 21
cước mạnh. Bức tranh ngành vận tải biển đang trở nên u ám nhất những năm
trở lại đây. Ông Vũ Hữu Chinh, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Vận tải biển
Việt Nam (VOSCO) cho biết, hiện nhiều nước các chủ tàu đã chọn phương án
tránh thiệt hại nhất là cho tàu neo nghỉ không khai thác vì giá cước quá thấp,
càng chạy sẽ càng lỗ. Và trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt của ngành dịch vụ
vận tải container trên tuyến nội địa như hiện nay, VOSCO đang phải chấp nhận
duy trì mức cước ở dưới mức chi phí trung bình. Công ty hy vọng rằng có
những dấu hiệu khả quan hơn trong thời gian tới.
2.4.2. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của quy trình khai thác vỏ
container tại VOSCO
a. Phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu cơ sở thông tin về thị trường và
về nhu cầu vận chuyển hàng hoá bằng dịch vủ vận tải container đường biển
Trước hết, bộ phận EQC cần phối hợp chặt chẽ với bộ phận Marketing và
bộ phận OPS để bám sát thông tin thị trường để kịp thời có những điều chỉnh
hợp. Công ty cần phải xây dựng cho mình một cơ sở thông tin đa dạng và sâu
rộng về thị trường và về khách hàng. Hai nguồn thông tin chủ yếu hiện nay là
thông tin sơ cấp và thông tin thứ cấp. Đối với nguồn thông tin sơ cấp, Công ty
có thể tham khảo trong những báo cáo của các cơ quan ngôn luận truyền thông
và của tổng cục hàng hải Việt Nam cũng như các ngành khác có liên quan. Tuy
nhiên, đối với thông tin thứ cấp, để thu thập được những thông tin thực chân
thực và cụ thể, đáp ứng được nhu cầu của mình, Công ty cần phối hợp với các
cơ quan chức năng khác để hành những cuộc điều tra thăm dò ý kiến của các
chủ tàu, chủ hàng trong thành phố và trên cả nước. Công ty nên tiến hành điều
tra trên quy mô rộng mỗi năm một lần. Từ đó, Công ty có thể thu thập được
những ý kiến đánh giá của các bạn hàng đối với dịch vụ vận tải container của
Công ty, những điểm mạnh cần phát huy cũng như những điểm yếu cần kịp thời
sửa đổi. Từ đó, Công ty cũng có thể nhận thấy được xu hướng biến động của
nhu cầu vận chuyển hàng hoá bằng dịch vụ vận tải container đường biển.
Sinh viên Nguyễn Thị Thanh Hương, Lớp A11, K45D Page 22
b. Xây dựng kế hoạch cụ thể về quy trình quản lý cung ứng vỏ container tại
VOSCO
Tiếp đó, bộ phận EQC cần phải kết hợp với các bộ phận có liên quan khác
để đưa ra những dự báo chính xác cũng như xây dựng kế hoạch cụ thể về quy
trình cung ứng vỏ container, đáp ứng nhu cầu đóng hàng tại kho riêng và tại
bãi. Có như thế Công ty mới hạn chế được tới mức tối đa lượng vỏ container
tồn tại bãi và tăng số vòng quay của container.
c. Thường xuyên tiến hành kiểm tra giám định chất lượng vỏ container và có
kế hoạch bảo trì container định kỳ.
Container là một loại dụng cụ vận tải có giá trị tương đối. Tuy container có
cấu tạo tương đối bền chắc nhưng qua quá trình chuyển tải xếp dỡ và qua
những hành trình dài trên biển các container không thể tránh khỏi tình trạng bị
hỏng hóc. Hiện tại, Công ty mới chỉ có chế độ sửa chữa các container hỏng chứ
chưa tiến hành bảo dưỡng container định kỳ. Em cho rằng trong thời gian tới,
khi số lượng container của Công ty tăng lên gấp đôi (từ 1200 TEUs lên 2400
TEUs) thì việc làm này là hết sức cần thiết. Có như thế, Công ty mới đảm bảo
được khả năng cung ứng container có chất lượng tốt đáp ứng nhu cầu của khách
hàng.
d. Chuyển từ hình thức chỉ định số lượng container cho thuê sang hình thức
chỉ định cụ thể từng đơn vị container cho thuê
Hiện nay, do lượng vỏ container của Công ty còn khá hạn chế nên Công ty
đang áp dụng hình cho cho thuê container bằng cách: khách hàng chỉ cần đăng
ký lượng vỏ container cần thuê chứ không cần ghi rõ tên, chủng loại, sức
chứa….của container. Sau đó, bộ phận EQC phối hợp cùng bộ phận marketing
và bộ phận OPS sẽ căn cứ vào tình hình cụ thể mà sắp xếp đủ số container đáp
ứng nhu cầu của khách hàng. Tuy nhiên, em cho rằng khi lượng vỏ container ở
Công ty tăng lên, đặc biệt là khi Công ty mở rộng hoạt động sang lĩnh vực cung
cấp dịch vụ vận tải container ngoại địa thì cách làm trên sẽ trở nên không phù
hợp. Bới vì lúc đó, khách hàng cần phải làm thủ tục xuất nhập khẩu cho hàng
Sinh viên Nguyễn Thị Thanh Hương, Lớp A11, K45D Page 23
hoá; do đó, họ cần phải được cung cấp những thông tin cụ thể và chính xác về
số container, số chì, sức chứa của container… Như vậy, nếu hình thức cấp
container không được điều chỉnh lại cho hợp lý thì chính nó sẽ trở thành một
lực cản cho sự phát triển của Công ty.
e. Đẩy mạnh việc ứng dụng thành cựu của khoa học kỹ thuật vào trong quy
trình quản lý khai thác vỏ container tại VOSCO
Hiện nay, bộ phận EQC cũng như các bộ phận khác tại phòng Vận tải của
Công ty đang dần chuyển từ hình thức quản lý trên giấy từ sổ sách sang hình
thức quản lý trên phần mềm. Tuy nhiên, nhiều thao tác vẫn phải thực hiện một
cách thủ công, tốn rất nhiều thời gian. Trong thời gian tới, để tăng cường hiệu
quả làm việc cũng như để nâng cao chất lượng dịch vụ, Công ty cần đẩy mạnh
hơn nữa việc ứng dụng các thành tựu của KHKT, nhất là các phần mềm tin học
vào trong quy trình quản lý khai thác container.
f. Phát triển số lượng container đồng bộ với phát triển nhân lực quản lý khai
thác container, cơ sở hạ tầng kho bãi cũng như cơ sở hạ tầng cảng biển
Hiện tại, phòng Vận tải container tại Công ty mới có hai người phụ trách
quy trình khai thác vỏ container. Em thiết nghĩ trong thời gian tới đây, cùng với
việc mua thêm 1200 TEUs, Công ty cần phát triển thêm lực lượng nhân sự phụ
trách quy trình khai thác vỏ container. Ngoài ra, Công ty cũng cần phải chú
trọng việc nâng cấp cơ sở hạ tầng kho bãi cũng như cơ sơ hạ tầng cảng biển. Có
như thế, Công ty mới có thế duy trì và ngày càng nâng cao chất lượng cung ứng
dịch vụ vận tải container cũng như hiệu quả của quá trình quản lý khai thác vỏ
container.
Sinh viên Nguyễn Thị Thanh Hương, Lớp A11, K45D Page 24
KẾT LUẬN
Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh để tồn tại và phát triển giữa các
doanh nghiệp là một tất yếu khách quan. Bởi vậy, doanh nghiệp hoặc là phải
thường xuyên hoàn thiện mình để tiến lên phía trước, chiến thắng trong cạnh
tranh hoặc là sẽ tụt hậu, trượt khỏi quỹ đạo chung cùa nền kinh tế, làm ăn thua
lỗ dẫn đến phá sản nếu không biết phát huy những tiềm năng và nắm bắt kịp
thời sự thay đỏi trên thương trường.
Sau quá trình kiến tập tại phòng Vận tải container thuộc Công ty cổ phần
Vận tải biển Việt Nam, được tiếp xúc làm quen với thực tế công tác tại Công
ty, cùng với những cơ sở lý luận đã học tập, nắm bắt được tại trường lớp, em
càng khẳng định thêm việc tổ chức, quản lý các nguồn lực của công ty nói
chung cũng như việc quản lý khai thác container nói riêng có ý nghĩa to lớn và
đặc biệt quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của công ty trong nền kinh tế
thị trường.
Trong báo cáo này, em đã mạnh dạn trình bày một số kiến nghị của mình
với hy vọng góp phần giúp cho Công ty hoàn thiện hơn nữa quy trình quản lý
khai thác vỏ container, khắc phục được những hạn chế để trong một thời gian
không xa nữa, Công ty sẽ đạt được những thành tích lớn hơn, tự khẳng định
mình trên thị trường.
Do trình độ hiểu biết của em còn hạn chế và thời gian kiến tập không dài
nên trong báo cáo này không tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được
sự quan tâm góp ý của cô giáo, các cô chú và anh chị để báo cáo của em được
hoàn thiện hơn.
Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của cô giáo
Phạm Thị Huyền Trang cùng các cô chú, các anh chị trong phòng Vận tải
container thuộc Công ty cô phần Vận tải biển Việt Nam đã giúp đỡ em hoàn
thành báo cáo kiến tập giữa khoá này.
Sinh viên Nguyễn Thị Thanh Hương, Lớp A11, K45D Page 25