Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Những thói quen cần tránh để có trái tim khỏe mạnh ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (220.9 KB, 7 trang )

Những thói quen cần
tránh để có trái tim
khỏe mạnh
Mọi người đều muốn có một trái tim khỏe mạnh. Tuy nhiên,
những thói quen đơn giản hàng ngày đã vô tình ảnh hưởng xấu
đến tim.
Sau đây là 13 thói quen xấu ảnh hưởng đến tim và cách phòng
tránh.

1. Xem tivi nhiều

Ngay cả khi bạn tập thể dục thường xuyên thì việc ngồi hàng giờ
xem tivi sẽ làm tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ. Các hoạt động
thể dục không thể bù đắp lại khoảng thời gian mà bạn ngồi xem
tivi. Sự thiếu vận động làm ảnh hưởng đến hàm lượng chất béo và
chất đường trong máu. Do đó, hãy giảm bớt thời gian xem tivi và
nên tập thể dục thường xuyên, nếu bạn ở công sở, hãy vận động
càng nhiều càng tốt như đứng khi nghe điện thoại thay vì ngồi.


2. Bị stress và suy nhược
Việc không thể kiểm soát và xử lý stress có thể gây ảnh hưởng
không tốt đến tim. Trong trường hợp này, cười và các hoạt động xã
hội sẽ mang lại lợi ích đáng kể giúp bạn lấy lại sự cân bằng. Đôi
khi, đến gặp một ai đó và kể cho họ về vấn đề bạn đang gặp phải
cũng là một cách hữu ích.
3. Ngáy khi ngủ

Ngáy không chỉ gây khó chịu cho những người xung quanh và có
thể gây hại cho chính bản thân người đó bởi sự cản trở hô hấp
trong lúc ngủ. Sự đứt quãng nhịp thở trong lúc ngủ do ngáy có thể


làm huyết áp tăng nhanh. Những người béo phì thường có nguy cơ
cao hơn, nhưng những người gầy cũng có thể mắc phải. Nếu bạn
có thói quen ngáy và cảm thấy mệt mỏi sau khi ngủ thì cách tốt
nhất là hãy đến gặp bác sĩ nhờ tư vấn.

4. Sống xa lánh mọi người

Một nghiên cứu cho thấy những người thích giao tiếp và có nhiều
mối quan hệ với gia đình, bạn bè, xã hội thì thường sống lâu và
khỏe hơn. Mỗi người đều cần có không gian và thời gian cho riêng
mình, nhưng bạn cũng nên gặp gỡ những người khác và tạo các
mối quan hệ với họ.

5. Uống quá nhiều rượu

Các nghiên cứu chỉ ra rằng với một ít rượu sẽ tốt cho tim của bạn.
Nhưng nếu uống quá nhiều thì sẽ làm tăng huyết áp máu và nguy
cơ mỡ trong máu. Thêm vào đó, lượng calo vượt quá mức sẽ dẫn
đến tình trạng thừa cân, một mối nguy hiểm cho sức khỏe tim
mạch. Do đó, nếu bạn có uống bia rượu thì chỉ nên uống khoảng 2
ly mỗi ngày dành cho nam và 1 ly mỗi ngày đối với nữ.


6. Ăn thức ăn chứa nhiều chất béo
Chất béo có nhiều trong thức ăn nhanh. Cơ thể chỉ cần chứa một
lượng chất béo nhất định. Nếu lượng chất béo trong cơ thể trở nên
quá mức sẽ dẫn đến béo phì và các bệnh về tim. Vì vậy, hạn chế ăn
thức ăn giàu chất béo, tránh các khẩu phần ăn quá lớn, cân bằng
khẩu phần ăn với các chất đạm, rau củ quả và uống nước thay cho
các thức uống có đường.

7. Ăn các loại thịt màu đỏ nhiều
Các loại thịt màu đỏ như thịt heo chứa lượng chất béo bão hòa cao,
làm tăng nguy cơ các bệnh tim mạch, ung thư ruột kết và trực
tràng. Do đó, trong khẩu phần ăn hàng ngày chỉ nên dùng dưới
10% các sãn phẩm từ thịt. Ăn vài miếng thịt một vài lần trong
tháng thì không thành vấn đề, nhưng nếu bạn dùng nhiều trong
ngày thì đó là một điều không tốt. Hãy có một chế độ ăn cân bằng,
điều đó rất có lợi cho bạn.
8. Trì hoãn trong việc bảo vệ sức khỏe
Nếu kết quả kiểm tra cholesterol, huyết áp và lượng đường trong
máu cao thì bạn đang có nguy cơ về các bệnh tim mạch, đột quỵ và
bệnh tiểu đường. Nếu bạn nghĩ rằng những người bị huyết áp cao
thường ở tuổi 50 và bạn không ở độ tuổi đó nên không cần lo lắng
thì hãy nghĩ lại, vì bạn không bị huyết áp ở tuổi 24 không có nghĩa
là bạn sẽ không bị ở tuổi 54. Vì vậy, hãy có trách nhiệm với sức
khỏe của mình.



9. Hút thuốc hoặc sống chung với những người hút thuốc

Hút thuốc lá không những gây khó chịu cho những người xung
quanh mà nó còn rất có hại cho tim của bạn, vì nó làm các mạch
máu bị nghẽn lại, dẫn đến việc máu khó lưu thông lên tim. Sức
khỏe của những người không hút thuốc xung quanh bạn cũng sẽ bị
ảnh hưởng vì họ hít phải khói thuốc từ bạn. Vì vậy, hãy bỏ thuốc lá
vì sức khỏe của bạn và những người thân.

10. Dừng hoặc bỏ qua các dịch vụ sức khỏe


Huyết áp cao là một "sát thủ thầm lặng" vì bạn không hề cảm thấy
nó và nó cũng không báo trước. Do đó, bỏ qua các dấu hiệu về sức
khỏe và tư vấn của bác sĩ sẽ làm bạn không nhận ra kịp thời các
biểu hiện không tốt cho sức khỏe của bạn, đặc biệt là về tim.

11. Ăn ít trái cây và rau

Hãy bắt đầu một chế độ ăn uống tốt cho tim mạch bẳng những thực
phẩm có nguồn gốc từ thực vật. Nghĩa là cần ăn nhiều trái cây và
rau, các loại hạt, đậu, ngũ cốc, các sãn phẩm từ sữa ít chất béo.
Những loại thực phẩm này nên chiếm một nửa trong khẩu phần ăn
hàng ngày của bạn. Nó sẽ giúp ích cho bạn trong việc giảm nguy
cơ về các bệnh tim mạch và đột quỵ.

12. Ăn nhiều chất muối

Huyết áp tăng cao khi bạn dùng nhiều muối. Do đó, bạn nên hạn
chế sử dụng thức ăn đóng gói sẵn, đọc các nhãn mác để biết thông
tin hàm lượng natri. Hầu hết chúng ta nên giữ lượng natri dưới
2,300 miligram một ngày. Nếu bạn bị huyết áp và trên 50 tuổi thì
chỉ cần 1,500 milligram mỗi ngày.

13. Ăn thiếu chất dinh dưỡng

Các thức ăn chứa nhiều đường, chất béo và dầu thì giàu calo nhưng
lại chứa rất ít chất dinh dưỡng. Một chế độ ăn uống giàu calo
nhưng thiếu chất sẽ làm tăng nguy cơ béo phì và bệnh tiểu đường.
Do đó, hãy ăn các loại thức ăn giàu chất dinh dưỡng như rau, trái
cây, hải sãn, trứng, các loại đậu và hạt, sữa chứa ít chất béo. Chúng
sẽ tốt cho tim cũng như sức khỏe của bạn.


×