Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Mỏi gối, mỏi lưng sau khi sinh pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.21 KB, 5 trang )

Mỏi gối, mỏi lưng
sau khi sinh

Ở giai đoạn mang thai, cơ thể người mẹ có những thay
đổi để phù hợp cho sự mang thai và tăng trưởng của
thai nhi. Sau khi sinh, người mẹ có những vấn đề gây
khó chịu như giãn các khớp ở vùng thắt lưng gây ra
tình trạng mỏi lưng…
Vùng khớp gối chịu trong lực của cả cơ thể, nếu vận động
di chuyển nhiều cũng gây ra chứng mỏi gối. Chính những
vấn đề sau sinh có những triệu chứng làm cho người mẹ
càng vất vả hơn.
Những biện pháp giúp cho không mỏi lưng và không mỏi
gối bao gồm: chế độ dinh dưỡng và luyện tập.

Chế độ dinh dưỡng
Các loại thức ăn hàng ngày ngoài cung cấp chất dinh dưỡng
cần thiết còn có tác dụng trị chứng mỏi lưng và mỏi gối.
Thịt bò lá lốt: thịt bò 100g, lá lốt 70g. Thịt bò rửa sạch, thái
mỏng, ướp gia vị 5 - 10 phút, rồi xào sơ qua, sau đó cho lá
lốt vào, đảo sơ. Món này ăn với cơm gạo trắng, thơm, dẻo
và vừa chín tới (một tuần khoảng 3 lần), vừa có công dụng
bổ máu, vừa trị đau nhức cơ thể Thịt bò có vị ngọt, bổ
máu. Lá lốt có vị cay, thơm, tính ấm, có công dụng trừ
thấp, trị đau nhức khớp xương, cột sống.
Đuôi lợn nấu với đậu đen, đỗ trọng và tục đoạn: kinh
nghiệm dân gian, mỗi tuần dùng món này 3 lần (dùng cách
nhật) thay canh, có công dụng chữa trị chứng đau, mỏi lưng
rất hay. Đuôi lợn một cái rửa sạch, xắt thành từng khoanh
nấu với đậu đen (100g) và hai vị thuốc Bắc có bán ở các
nhà thuốc y học cổ truyền là tục đoạn (50g) và đỗ trọng


(50g). Nấu 2,5 tô nước, cô đặc còn lại hơn nửa tô, lấy nước
uống.
Cá trê nấu đậu đen: cá trê 2 con nhỏ khoảng 400g, đậu đen
xanh lòng 120g. Cá rửa sạch, bỏ ruột, chặt khúc. Thả vào
nồi 400ml nước đun nhỏ lửa. Khi sôi cho đậu đen vào, nấu
nhừ. Ăn mỗi ngày 3 lần, trong 10 ngày. Bên cạnh những
món ăn có tác dụng tốt, cần thiết bổ sung những thức ăn
giàu chất canxi như tôm, cua, trứng…
Chế độ luyện tập
Áp dụng một số động tác giúp trị được chứng mỏi lưng và
mỏi gối. Một là, động tác giãn lưng, động tác này có tác
dụng giúp cho vùng cốt sống lưng được thư giãn. Cách
làm: nằm sấp, hai chân duỗi thẳng, tay gần vai, lòng bàn
tay úp xuống sàn, khuỷu tay cong. Duỗi thẳng hai cánh tay
nâng thân trước lên trong khi hông vẫn ép sát sàn. Đưa cằm
hướng lên trần nhà. Giữ tư thế này trong 5 giây. Làm lại
động tác 30 lần.
Hai là, động tác điểm tựa, động tác tác giúp cho vùng đùi
và đầu gối được thư giãn. Cách làm: đứng tựa lưng vào
tường, chân dang rộng bằng hông, hai chân trước mặt. Ép
bụng, từ từ hạ người xuống sao cho đầu gối cong một góc
45 độ. Giữ 5 - 10 giây, sau đó từ từ nâng người lên vị trí
ban đầu. Thực hiện động tác 30 lần.
Ba là, động tác giãn lưng gối, động tác giúp cho vùng tay,
thân và chân được thư giãn toàn thân. Cách làm: đứng cách
tường vài bước chân , tay ngang vai, khoảng cách hai tay
rộng bằng vai, lòng bàn tay chống tường. Giữ lưng và chân
thẳng, từ từ cong khuỷu tay, hạ người vào phía tường. Sau
khi giữ ở vị trí thấp vài giây, đẩy người về trạng thái cũ.
Thực hiện động tác 30 lần.

Động tác cuối cùng là giãn vùng chậu, động tác này có tác
dụng thư giãn toàn thân và củng cố vùng lưng hết mỏi lưng.
Cách làm: nằm ngửa, cong gối, lòng bàn chân áp sàn. Ép
chặt cơ bụng, nâng cao vùng xương chậu, lưng giữ chạm
sàn. Giữ vài giây rồi thả lỏng. Cố gắng tập 30 lần, chia 3
đợt.
Ngoài ra một số phương pháp vật trị trị liệu vùng lưng và
vùng gối như chườm nóng, massage, ấn huyệt hay dùng
thuốc băng dán có thuốc giảm đau và thuốc dãn cơ cũng có
tác dụng tốt.
Một số lưu ý
Chế độ ăn uống không nên nêm muối mặn, ăn nhiều thức
ăn khô, thức ăn cay, nóng. Tránh ngồi lâu một chỗ vì làm
căng giãn quá mức vùng chậu gây đau và tích tụ mỡ nhiều
vùng bụng dưới. Không nên đi giày cao gót ở giai đoạn sau
sinh vì làm tăng thêm sự mỏi lưng và mỏi gối

×