Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Giáo trình thực tập động cơ xăng II - Phần 4 pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (559.99 KB, 7 trang )

Hệ thống nạp không khí
50
HỆ THỐNG NẠP KHÔNG KHÍ


Trong quá trình động cơ hoạt động, lượng không khí nạp vào động cơ do sự chênh áp giữa áp suất
môi trường vá áp suất trong xy lanh của động cơ.
Không khí sau khi đi qua lọc gió, nó được kiểm tra bởi bộ đo gió và qua thân bướm ga để đi vào
buồng nạp. Tại buồng nạp không khí được phân phối đến các đường ống nạp, lượng không khí này
sẽ cuốn hơi nhiên liệu, hoà trộn để hình thành hỗn hợp trong suốt quá trình nạp và quá trình nén.































Truong DH SPKT TP. HCM
Thu vien DH SPKT TP. HCM -
Ban quyen © Truong DH Su pham Ky thuat TP. HCM
Hệ thống nạp không khí
51















I. Thân bướm ga.

Thân bướm ga chứa bướm ga, nó dùng để điều khiển lưu lượng không khí nạp trong suốt quá trình
động cơ hoạt động. Lượng không khí đi tắt qua thân bướm ga được điều chỉnh bởi vít điều chỉnh
tốc độ cầm chừng. Ở một số động cơ bên dưới thân bướm ga còn bố trí van không khí kiểu Wax
để điều khiển cầm chừng nhanh. Một cảm biến vò trí bướm ga được bố trí trên thân bướm ga và
được điều khiển bởi trục bướm ga.
Ngoài ra trên thân bướm ga còn bố trí bộ chống trả cánh bướm ga đột ngột để giúp cánh bướm ga
trả về từ từ khi giảm tốc đột ngột. Nước làm mát cũng được dẩn qua thân bướm ga để xông nóng
không khí nạp.














II. Vít điều chỉnh tốc độ cầm chừng.
Trong hệ thống phun xăng kiểu cũ, người ta sử dụng vít điều chỉnh tốc độ cầm chừng bố trí trên
thân bướm ga để điều chỉnh tốc độ cầm chừng của động cơ.
Ở tốc độ cầm chừng cánh bướm ga hầu như đóng kín, lượng không khí nạp đi qua mạch tắt và
được điều chỉnh bởi một con vít gọi là vít điều chỉnh tốc độ cầm chừng.
Tốc độ cầm chừng được điều chỉnh khi động cơ đã đạt được nhiệt độ bình thường. Khi chúng ta
vặn vít đi vào thì lượng không khí đi tắt giảm, nên lượng không khí đi qua bộ đo gió cũng giảm
Truong DH SPKT TP. HCM

Thu vien DH SPKT TP. HCM -
Ban quyen © Truong DH Su pham Ky thuat TP. HCM
Hệ thống nạp không khí
52
theo, tín hiệu này được gởi về ECU và ECU sẽ điều khiển giảm lượng nhiên liệu phun theo lượng
không khí nạp làm cho tốc độ động cơ giảm. Ngược lại, khi vặn vít đi ra thì lượng không khí đi qua
mạch tắt sẽ gia tăng làm tăng tốc độ cầm chừng của động cơ.
















Ở những động cơ ngày nay, người ta sử dụng van điều khiển tốc độ cầm chừng (Van ISC). Chức
năng của van này là dùng để điều khiển tự động tốc độ cầm chừng của động cơ khi tải thay đổi.
Do vậy, vít điều chỉnh tốc độ cầm chừng đã được chỉnh sẵn và được đậy kín hoặc không sử dụng.

















III. Van không khí.
Van không khí được sử dụng ở một số động cơ kiểu cũ. Chức năng của van không khí là dùng để
điều khiển cầm chừng nhanh. Van không khí có hai kiểu: Đó là kiểu lưỡng kim nhiệt và kiểu wax.
Khi nhiệt độ nước làm mát chưa đạt nhiệt độ bình thường thì lúc này công cản của động cơ lớn.
Do vậy để đảm bảo động cơ hoạt động cầm chừng ổn đònh thì phải cung cấp thêm một lượng hỗn
hợp cho động cơ. Đây chính là chế độ cầm chừng nhanh.
Truong DH SPKT TP. HCM
Thu vien DH SPKT TP. HCM -
Ban quyen © Truong DH Su pham Ky thuat TP. HCM
Hệ thống nạp không khí
53
Ở tất cả các loại động cơ phun xăng, để tăng tốc độ cầm chừng của động cơ bằng cách điều
khiển lượng không khí đi tắt qua cánh bướm ga.
1. Van không khí kiểu wax.

















Van không khí kiểu wax được bố trí bên dưới thân bướm ga. Nó được điều khiển bởi nhiệt
độ nước làm mát. Kết cấu của van gọn và dễ bố trí.
Van không khí kiểu wax là
kiểu van nhiệt. Nó bao
gồm một van nhiệt, lò xo
ngoài, lò xo trong. Van
nhiệt được bố trí ở bên
trong van không khí và nó
sẽ dãn nở theo nhiệt độ của
nước làm mát.
Khi nhiệt độ động cơ thấp
thì van nhiệt thu lại làm
cho lực đàn hồi của lò xo
trong yếu, lò xo ngoài đẩy
van mở để cho một lượng
không khí đi tắt qua cánh
bướm ga làm cho tốc độ
cầm chừng của động cơ

được gia tăng.
Khi nhiệt độ nước làm mát gia tăng, van nhiệt dãn nở làm tăng lực đàn hồi của lò xo trong
nên van khép lại và lượng không khí đi tắt qua cánh bướm ga giảm, tốc độ cầm chừng của
động cơ giảm theo.
Khi nhiệt độ nước làm mát đạt 80
°C, van đóng hẳn và động cơ hoạt động ổn đònh ở số vòng
quay thấp nhất, gọi là tốc độ cầm chừng. Khi nhiệt độ nước làm mát gia tăng thì van càng
đóng chặt lại.
Truong DH SPKT TP. HCM
Thu vien DH SPKT TP. HCM -
Ban quyen © Truong DH Su pham Ky thuat TP. HCM
Hệ thống nạp không khí
54
2. Kiểu lưỡng kim nhiệt.
Van không khí kiểu lưỡng kim nhiệt được bố trí trên thân máy hoặc nắp máy. Phần chính
gồm một thanh lưỡng kim nhiệt và một cuộn dây nhiệt.
Khi động cơ khởi động lạnh, lỗ van mở cho một lượng không khí nạp từ ống nối đi tắt qua
cánh bướm ga và đi trực tiếp qua van không khí để vào buồng nạp. Như vậy, ngay cả cánh
bướm ga đóng lượng không khí nạp được gia tăng và tốc độ cầm chừng được tăng nhẹ cao
hơn bình thường.




















Sau khi khởi động, dòng điện bắt đầu được cung cấp đến cuộn dây nhiệt. Khi lưỡng kim
nhiệt bò nung nóng thì nó sẽ điều khiển van đóng dần và tốc độ động cơ sẽ giảm dần.
Khi khởi động nóng, lượng nhiệt từ động cơ truyền cho lưỡng kim nhiệt làm cho van đóng.
Do vậy, không khí không thể đi qua van không khí và chức năng cầm chừng nhanh không
còn tác dụng.
Ngoài ra, van không khí còn có loại không tận dụng nhiệt độ của động cơ mà dùng sự tuần
hoàn của nước làm mát để điều khiển.












Truong DH SPKT TP. HCM
Thu vien DH SPKT TP. HCM -

Ban quyen © Truong DH Su pham Ky thuat TP. HCM
Hệ thống nạp không khí
55




Trên van không khí có vít để hiệu chỉnh độ mở của van, nhà chế tạo đã hiệu chỉnh và nêm
phong bằng sơn màu vàng.
3. Van ISC.
Van ISC (Idle Speed Control) dùng để điều khiển lượng không khí đi tắt qua bướm ga, van
được bố trí ở thân bướm ga hoặc bố trí ở buồng nạp. Van ISC dùng để điều khiển cầm chừng
nhanh và một số điều khiển khác, van này được trình bày kỹ ở phần hệ thống điều khiển tốc
độ cầm chừng.






















IV. Buồng nạp và đường ống nạp.
Không khí sau khi đi qua thân bướm ga, nó sẽ đi vào buồng nạp. Từ buồng nạp không khí sẽ được
phân phối đến các đường ống nạp để đi vào các xy lanh của động cơ. Ở hệ thống phun đơn điểm
động cơ không có buồng nạp.










Truong DH SPKT TP. HCM
Thu vien DH SPKT TP. HCM -
Ban quyen © Truong DH Su pham Ky thuat TP. HCM
Hệ thống nạp không khí
56




V. Kiểm tra hệ thống nạp không khí.
1. Kiểm tra thân bướm ga.

 Kiểm tra cơ cấu dẫn động bùm ga chuyển động có êm dòu, nhẹ nhàng không.
 Khởi động động cơ và dùng ngón tay để kiểm tra các đường ống chân không bố trí
trên thân bướm ga. Cần thiết dùng không khí nén để thông sạch chúng.
 Khi cánh bướm ga ở trạng thái đóng, kiểm tra không có khe hở giữa cần điều khiển
bướm ga và vít hạn chế bướm ga. Cần thiết làm sạch thân bướm ga hoặc điều chỉnh lại
dây cáp điều khiển bướm ga.
2. Kiểm tra van không khí kiểu lưỡng kim.
Như chúng ta đã biết, van không khí dùng để điều khiển cầm chừng nhanh. Do vậy, sau khi
khởi động lạnh thì tốc độ của động cơ tăng cao khoảng 1.100 v/p khi bướm ga đóng. Nếu tốc
độ không đúng theo yêu cầu thì do các nguyên nhân sau.
- Vò trí vít điều chỉnh tốc độ cầm chừng bố trí trên thân bướm ga không đúng.
- Độ mở ban đầu của van không khí điều chỉnh không đúng.
-
Van không khí bò kẹt đóng.
 Cho động cơ họat động ở tốc độ cầm chừng khi động cơ còn lạnh. Dùng kềm bóp
đường ống dẫn không khí đi qua van không khí thì tốc độ động cơ phải giảm xuống.
 Sau khi động cơ ấm dần lên thì tốc độ cầm chừng cũng giảm dần theo. Dùng kềm
bóp đường ống thì tốc độ động cơ giảm xuống không quá 50 vòng phút.
 Kiểm tra độ mở ban đầu của van ở nhiệt độ 20°C. Nó nằm trong khoảng 2-3 mm.
 Kiểm tra điện trở cuộn dây nhiệt của van không khí, nó vào khoảng 40 -
60
.
Truong DH SPKT TP. HCM
Thu vien DH SPKT TP. HCM -
Ban quyen © Truong DH Su pham Ky thuat TP. HCM

×